Monday, 30 March 2015

Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.
Trong dịp đầu năm, nhiều chùa Việt Nam thường tổ chức lập đàn tụng kinh Dược Sư để cầu quốc thái dân an, chúng sanh an lạc. Trong những phước điền mà con người thụ hưởng thì thọ mạng là quan trọng nhất. Dù tài sản có nhiều đi chăng nữa nhưng nếu không có sức khỏe và thọ mạng thì không ai có cơ hội được hưởng phước báu. Cho nên chẳng những chỉ trong đạo Phật mà ngay ở tín ngưỡng dân gian, ngày Xuân mùa Tết chính là dịp nhà nhà đi cầu an, mong cho một năm ai ai cũng dồi dào sức khỏe. Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai là một vị Phật với tâm nguyện từ bi cứu chữa bệnh tật cho con người. Nếu ai tin tưởng và trì danh Ngài thì chẳng những bệnh được tiêu tan mà thân khỏe sẽ luôn khỏe mạnh. Chính vì lẽ ấy mà không chỉ rơi vào dịp lễ Vía Đức Phật Dược Sư mà bất kì thời điểm nào trong năm, nhiều chùa vẫn tổ chức đàn tràng trì tụng kinh Dược Sư. *************** Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Dược Sư Dược Thọ Vương chuyên trị về thân bệnh, còn như ý châu vương lại chuyên trị tâm bệnh, có thể làm cho người được như ý, tất cả những bệnh của Tâm đều được trị lành. Đức Phật Dược Sư luôn giúp người được khỏe mạnh, sống lâu, được an ủi, vậy nên vào ngày vía Ngài hàng năm, những người con Phật vẫn thường tổ chức Pháp Hội Dược Sư 3 ngày tụng kinh, giảng nói về hạnh nguyện của Ngài, để hàng hậu học biết thì kính tin, phụng hành theo ; nhằm phần nào đền đáp ơn Phật. Đức Phật Dược Sư là 1 trong 3 vị “Hoành Tam Thế Phật” gồm có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi chính giữa, bên phải là là đức Phật A Di Đà, bên trái là đức Phật Dược Sư. Hoành Tam Thế Phật là biểu thị niềm tin của Phật pháp vô biên, ý muốn nói phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật, lấy thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông làm biểu tượng cho sinh trưởng; còn phương Tây là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị cùng đứng một chỗ, tức bao dung tất cả sự an lành. Hình tượng thường thấy của Đức Phật Dược Sư, tay trái cầm bình bát, trong đó chứa đầy cam lộ, còn ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm thuốc; hoặc cầm bánh xe pháp luân, tượng trưng cho Phật pháp luôn xoay chuyển như bánh xe không dừng. Bên trái của đức Dược Sư có bồ tát Nhật Quang, còn gọi là bồ tát Trừ Cái Chướng, tay cầm mặt trời tượng trưng cho ánh sáng; bên phải Ngài là Bồ tát Nguyệt Quang, còn gọi là bồ tát Hư Không Tạng, tay cầm mặt trăng tượng trưng cho sự mát mẻ, trong sáng. Cả ba Ngài được tôn làm “Đông Phương Tam Thánh” và “Dược Sư Tam Tôn”. Dụ ý, mặt trời, mặt trăng đều mọc ở hướng Đông, dùng ánh sáng đó chiếu khắp chúng sinh, khiến chúng sinh được an vui, giải thoát. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”. Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? Vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sanh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh. Bản nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang. Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang đã nguyện những gì ? 1/. Nguyện chứng Pháp-thân thường trụ ở khắp mười phương. Nhưng không phải chỉ chứng lý suông mà kiêm sự việc thiết thực, ta và người đều đủ ba mươi hai đại nhân tướng. 2/. Nói về quang minh. Quang minh không phải chỉ giác ngộ mà có. Cần nhiều kiếp công hạnh mới thành tựu. Kinh Bảo Tích nói : “Đức Thích Ca có một quang minh tên là Vân Tịnh Chiếu. Đây do nhiều kiếp tích tập thiện căn, xót thương những người bệnh khổ, cấp thí thuốc men, mong cho lành mạnh”. 3/. Đầy đủ trí tuệ phương tiện, cung ứng tất cả chỗ cần dùng cho khắp hữu tình. 4/. Dẫn tà đạo về chánh pháp, đưa nhị thừa lên Vô Thượng Bồ Đề. 5/. Ai chưa có giới phẩm giúp vào giới phẩm. Ai lỡ phạm giới khiến trở về tịnh giới, chẳng đọa đường ác. 6/. Cứu giúp các tật nguyền. 7/. Chữa khỏi các bệnh hoạn. 8/. Chuyển những tinh thần nhi nữ mềm yếu trở thành dũng mãnh trượng phu, tiến tới quả vị đại hùng lực. 9/. Giúp các hữu tình thoát chài lưới ma, ngoại đạo ràng buộc, rừng rậm ác kiến. 10/. + 11/. + 12/. Cứu vớt tai nạn ngục tù đói rét. Nhất là những nỗi khổ bức bách khiến tạo nghiệp ác, chiêu vời quả báo triền miên nhiều kiếp. Ngoài ra còn nguyện chuyển những tâm tham sẻn thành quảng đại từ bi. Đầu mắt chân tay còn bố thí huống chi các tài vật khác. Con đường giải thoát đòi hỏi giới hạnh trang nghiêm, chánh kiến, đa văn. Một chút kiêu mạn liền thành bạn của ma, khen mình chê người, phỉ báng chánh pháp, làm cho vô lượng hữu tình cùng theo xuống hố hiểm sâu. Những bệnh ghen ghét ngang ngược, hiềm thù lấn hiếp, bao nhiêu thống khổ sanh già bệnh chết, đức Phật đều nguyện dùng thần lực khiến giải thoát nhân quả ác thú, dần dần dắt dẫn tới Vô-thượng Bồ-đề. Chúng ta tụng kinh, hàng ngày huân tập tư tưởng quảng đại từ bi, ước mong thể nhập vào biển đại nguyện của đức Dược Sư. Tập sống như ngài, mỗi niệm mỗi niệm mong đem hạnh phúc an vui cho quanh mình, chẳng còn có sợ những khổ ác thú. Nguyện từ nay gánh vác hết thảy hữu tình, làm việc nghĩa lợi nhiêu ích an vui. Thờ Phật Dược Sư phải 49 ngọn đèn. Hai vị bồ tát hầu cận tên là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu. Bởi vì điểm đầu của mười hai nhân duyên sanh tử là vô minh nên thuốc chữa không thể rời trí tuệ. Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh gồm có bảy bộ. Ngài Huyền Trang cầu pháp ở Ấn Độ đã thỉnh và dịch trọn vẹn tất cả sang tiếng Hán. Nguyên vì đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thương xót chúng sanh ác trược, chịu nhiều quả báo đau khổ nên nói cho biết về phương Đông có bảy vị Dược Sư Phật. Mỗi vị đều có nguyện riêng. Tổng ý là chữa phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng, khiến chúng sanh được an thân vui khỏe vĩnh viễn. Có thể nói, ngày nay lời nguyện này của Đức Phật Dược Sư được thể hiện qua hình ảnh từ bi của các nhà sư Thái Lan dấn thân vào hoạt động cứu giúp những người mắc bệnh Aids. Tại những trung tâm do các nhà sư xây dựng và điều hành, tình thương vô ngã vị tha của người đệ tử Phật đã ban phát cho những người mắc căn bệnh quái ác của thế kỷ, mà ít ai dám gần gũi. Các sư đã hướng dẫn bệnh nhân áp dụng pháp Phật, để cắt được cơn đau hành hạ thân xác, giải tỏa được tâm khổ đau vì bệnh nghiệp và chuẩn bị tinh thần cho họ xả thân được nhẹ nhàng khi rời bỏ kiếp người tạm bợ này đến một thế giới an lành. Chúng ta lễ bái, cúng dường Đức Phật Dược Sư đề cầu thoát khỏi bệnh tật nhưng cũng chớ quên tự chữa bệnh cho mình và chữa bệnh cho chúng sanh, trước hết phải phát tâm Bồ Đề cầu chứng ngộ, sau đó tìm nhân tu cho liễu nghĩa. Học hạnh Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, mỗi người đệ tử Phật cùng trải rộng từ tâm đối xử bình đẳng, yêu thương, quan tâm chăm sóc chúng sanh. Duyên Sen tổng hợp Theo Phật Pháp Ứng Dụng.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.31/3/2015.

No comments:

Post a Comment