Saturday, 28 March 2015

TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG.

    

Ở giữa núi Tu Di có Tứ Đại Thiên Vương (Sadevaraja).
Tứ Đại Thiên Vương chính là:
1. Đông phương Trì Quốc Thiên Vương (Sadhratara Stra)
2. Nam phương Tăng Trưởng Thiên Vương (Savirupaksa)
3. Tây phương Quảng Mục Thiên Vương (Sarairavana)
4. Bắc phương  Đa Văn Thiên Vương

Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương (Dhritarastra): Trì Quốc ý chỉ lấy lòng từ bi mà bảo hộ chúng sinh, độ trì quốc thổ.
Vị Thiên Vương này ở Hoàng Kim Đỏa – núi Tu Di, thân hình màu trắng, mặc giáp trụ, tay gảy Tì Bà, là vị thần Âm nhạc, dùng Âm nhạc để khuyến độ chúng sinh rời Bến Mê mà đi theo Phật Giáo,
Ngài giữ Đông Thắng Thần Châu. Là Thiên Vương thứ tư trong hàng Nhị Thập Chư Thiên.

 

Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương cai quản

ĐÔNG THẮNG THẦN CHÂU


Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương (Virapaksa): Vị Thiên Vương này dùng đôi mắt to (广目, Quảng Mục) theo dõi Thế Giới, bảo hộ nhân dân,
Ngài ở tại Bạch Vân Đỏa, thân hình màu đỏ, mặc giáp trụ, vốn cai quản giống Rồng nên tay cầm một con Rồng Đỏ (Trong Hội Họa miêu tả là một sợi dây thừng đỏ), hễ thấy ai thành tâm tin Phật liền trói lại, bắt qui y,
Ngài giữ Tây Ngưu Hạ Châu, là vị Thiên Vương thứ sáu trong hàng Nhị Thập Chư Thiên.

 

Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương cai quản

TÂY NGƯU HOÁ CHÂU


Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương (Vidradhaka): Vốn lấy ý giúp chúng sinh tăng trưởng Thiện Căn, hộ trì Phật Pháp,
Ngài ở tại Lưu Ly Đỏa – Núi Tu Di, thân hình màu xanh, mặc giáp trụ, tay cầm Bảo Kiếm, bảo vệ Phật Pháp, coi giữ Nam Thiệm Bộ Châu,
là Thiên Vương thứ năm trong hàng Nhị Thập Chư Thiên.

 

Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương cai quản

NAM THIỆM BỘ CHÂU


Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương (Vaisramana): Vị Thiên Vương này còn được gọi là Tỉ Sa Môn, nổi tiếng (多闻, Đa Văn) Phúc Đức, ở tại Thuỷ Tinh Đỏa – Núi Tu Di,
Thân hình màu lục, mặc giáp trụ, tay phải cầm một chiếc lọng (Gọi là Bảo Phan), tay trái ôm con Chuột Thần (Ngân Thử, Chuột Bạc).
Ngài có trách nhiệm hàng ma phục quỷ, ban sự giàu có cho nhân dân, nên còn gọi là Thí Tài Thiên (施财天),
Ngài là Thiên Vương thứ ba trong Nhị Thập Chư Thiên.
Trong Tứ Đại Thiên Vương, Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương là nổi tiếng nhất. Đa Văn Thiên Vương còn có tên khác là Tỳ Sa Môn, trú tại đồi thuỷ tinh trên sườn núi Tu Di, suất lĩnh Dạ Xoa và La Sát, bảo vệ Bắc Câu Lô Châu.
Tỳ Sa Môn ban đầu là 1 thiên thần trong thần thoại Vệ Đà Ấn Độ cổ. Tỳ Sa Môn Thiên Vương là thuộc hạ của cõi Đế Thích, nhưng sau này dần tự lập môn hộ, trở thành 1 thiên vương độc lập. Sau khi tiến nhập vào Phật môn, lãnh địa của Tỳ Sa Môn Thiên Vương là trong 3 toà thành Khả uý, Thiên Kính, Chúng Quy ở phía Bắc núi Tu Di. Tỳ Sa Môn Thiên Vương có 5 người con trai và 28 sứ giả, 5 con trai lần lượt là Tối Thắng, Độc Kiện, Na Tra, Thường Kiến, Thiền Chỉ, trong đó con trai thứ 3 Na Tra chính là tiền thân của Na Tra  trong thần thoại Trung Quốc.
Bảo tháp của Thác Tháp Thiên Vương vốn là tháp xá lợi trong tay của Tỳ Sa Môn, bảo tháp này phát ra lửa, có thể thiêu kẻ địch thành tro. Thác Tháp Thiên Vương sau này làm đại tướng bảo vệ thiên cung dưới trướng của Ngọc Hoàng Đại Đế, thủ hạ có thần Cự Linh, tướng Ngư Đỗ, tam thái tử Na Tra và 10 vạn thiên binh. Khi trấn áp Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, chính Thác Tháp Thiên Vương đã dẫn đầu đội ngũ trấn áp này.
2 cha con Thác Tháp Thiên Vương và Na Tra vốn là hộ pháp cõi trời trong Phật giáo, sau này tiến nhập vào Trung Quốc, trở thành nhân vật điển hình trong Đạo giáo. Dù trong Phong Thần Diễn Nghĩa hay Tây Du Ký, Na Tra và cha là Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh đều là nhân vật Đạo giáo điển hình. Nhưng rất nhiều người không biết tịch quán (quê gốc) của họ lại là Ấn Độ và họ vốn là Hộ pháp trong Phật giáo.

 

Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương cai quản BẮC CÂU LÔ CHÂU


CÁC HÌNH ẢNH KHÁC CỦA CÁC VỊ BỒ TÁT và HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO


Ngài Tiêu Diện (Tiêu Diện Đại Sĩ) là một trong những Hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Đại sĩ là từ ngữ mà Phật giáo dùng để gọi bực Bồ Tát và bực Phật. Đại sĩ còn được gọi là Thượng sĩ.

Hộ Pháp Vi Đà: “Vi Đà 韋馱 (Skanda) là vị Hộ Pháp được làm tượng ở các chùa. Ngài là thần Chấp Kim Cang, cầm cái chày bằng kim cang.”

TAM THÁI TỬ NA TRA


Na Tra vốn là con thứ 3 của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, là Hộ pháp nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng Na Tra xuất hiện vào đời Đường, từ đời Đường trở về sau, địa vị của Na Tra trong thần thoại Trung Quốc ngày càng được nâng cao, trở thành 1 hình tượng nhân vật được người Trung Quốc đặc biệt tín phụng. Theo ghi chép trong Phong Thần Diễn Nghĩa và Tây Du Ký thì Na Tra là hoá thân của hoa sen, còn chân của ngài đã hoàn trả lại cho Lý Tịnh. Na Tra lúc nhỏ đi theo Thái Ất chân nhân, có các loại pháp khí như bánh xe lửa, vòng càn khôn, dải lụa hỗn thiên, bánh xe phong hoả, viên kim chuyên, kiếm âm dương, áo cửu long thần hoả có uy lực vô cùng mạnh mẽ. Na Tra từng đại náo Đông Hải lại theo Chu Vũ Vương diệt nhà Ân Trụ, lập được công lao to lớn, sau đó trở về thiên cung làm một thiên tướng. Tuyệt chiêu lớn nhất của Na Tra là 3 đầu 6 tay. Phật giáo cho rằng, vì Na Tra trong Phật giáo là 1 đại lực quỷ vương 3 đầu 6 tay, nên không có hình tượng đáng yêu như Na Tra trong Đạo giáo.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.29/3/2015.

No comments:

Post a Comment