Tuesday 17 February 2015

[DOC]Du Gia Su Dia Luan Thich - Bo Tat Toi Thang Tu - HT Tam ...
phapamgiaithoat.com/.../Du-Gia-Su-Dia-Luan-Thich-...
Phật lịch 2543 ; DL 1999. DU GIÀ. SƯ ÐỊA LUẬN THÍCH. Trước tác: Bồ-Tát Tối-Thắng-Tử. Hán Dịch: Tam-Tạng Pháp-Sư Huyền-Trang. Việt Dịch:HT.Tâm-Châu.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.18/2/2015.
Thành Tâm Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương Có Thế Siêu Độ Nghiệp Chướng
Có một phần công sức thì sẽ được một phần kết quả tương ứng. Khi Địa Tạng Vương Bồ Tát biết quý vị thành tâm niệm danh hiệu Ngài, Ngài sẽ giúp siêu độ nghiệp chướng của quý vị.   
"Trực tâm là Đạo Tràng". Bất luận quý vị là người xuất gia hay là tại gia, trong bất cứ hoàn cảnh nào đều phải thành thật và ngay thẳng. Không được nói dối, không làm những việc mạo hiểm , cũng không đầu cơ hoặc đánh cá ngựa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào phải dùng tâm chân thật không dùng tâm cầu cạnh dua nịnh. Chúng ta phải có tâm chân thật trong mọi hòan cảnh, cái tâm phải biết dung hòa để hòa hợp với người khác. Để có tâm chân thật có nghĩa là để tu Đạo Bồ Đề, và đừng bao giờ làm trở ngại hay chướng ngại người khác, chúng ta tạo nhân cho quả báo xấu. Khi quả báo của chúng ta đến, nếu chúng ta không sám hối mà lại cứ tiếp tục lừa dối người càng nhiều thêm, thì chúng ta lại sẽ tạo ra thêm nhiều nghiệp xấu nữa, khó mà tiêu trừ được. 
Lần này (năm 1982) khi tôi đến Châu Á, tôi có gặp một người phụ nữ là cô họ Vương ở Penang. Trong tiền kiếp cô thích ăn móng gấu và óc khỉ. Cô đập đầu khỉ nứt ra để uống óc khỉ. Cô cũng chặt móng gấu, chiên lên để ăn. Vì những nghiệp chướng trong quá khứ này, kiếp này cô sanh ra làm người phụ nữ. Tuy nhiên, thay vì sửa chữa lỗi lầm và bắt đầu đời mới, cô vẫn tiếp tục tạo nghiệp xấu. Cô đã giết hai nhân mạng bằng cách phá thai hai lần. Hai vong linh thai nhi bị phá thai này cùng kêu gọi những con ma là các chúng sinh mà cô đã làm hại trong tiền kiếp. Vì thế, cô bị ung thư. 
Trong thời gian thăm tôi viếng Penang, người phụ nữ trẻ này đã phát đại tâm sám hối và bệnh ung thư của cô đã thuyên giảm. Tiếc thay, hai tuần sau cô lại quay trở lại tập quán cũ, tái lập liên hệ với người bạn trai và lại còn làm những hành vi không phù hợp Phật Pháp. 
Sau đó một thời gian ngắn, bệnh ung thư của cô trở lại. Cô bị bệnh là do nghiệp chướng của cô gây ra. Nếu cô thật tâm sám hối về những lỗi lầm trong quá khứ và sửa đổi lại thì cô đã có một phần vạn cơ hội để khỏi bệnh. Nếu không, không có thuốc nào có thể chữa và ngay cả Phật và Bồ tát cũng chẳng cứu được cô. Có câu nói rằng, "Tội từ tâm khởi, đem tâm sám.". Nếu chúng ta không sám hối và sửa đối với tâm chân thành, thì nghiệp chướng của chúng ta sẽ quay trở lại. Trong trường hợp của cô họ Vương, vì cô không thành tâm sám hối và sửa đổi, nên bệnh ung thư của cô đã trở lại. 
Đáng lẽ cô phải viết thư cho tôi khi bệnh cô trở lại. Nếu cô ấy nói thật với tôi, có lẽ lúc đó còn có thể làm đuợc cái gì đó. Thay vì làm như vậy, cô đã nói dối với tôi và nói với tôi là cô sắp sang Mỹ. Trước khi tôi rời Mã Lai, tôi có bảo cô rằng sau khi khỏe mạnh hơn và nếu có khả năng mua vé máy bay sang Mỹ, thì cô có thể đến Hoa Kỳ và xuất gia đề tu hành. Nói cách khác, đáng lẽ cô phải sang Mỹ sau khi cô được chữa khỏi bệnh. 
Nhưng, người phụ nữ trẻ này chỉ sang Mỹ sau khi bệnh ung thư tái phát; cô đến để chết ở Vạn Phật Thánh Thành. Chỉ đến lúc khi bệnh của cô đã quá tầm tay của Y khoa thì cô mới lên máy bay một cách rất khó khăn và đến Mỹ vào ngày 24 tháng trước. Với loại xảo quyệt nầy, bệnh của cô càng khó chữa lành. Vì hành vi của cô là hoàn toàn giả dối, không thành thật và thủ đoạn, ngay cả Phật và Bồ Tát cũng không thể giúp được cô. 
Bây giờ cô đang ở trong bệnh viện, cơ hội sống chỉ còn 0.5 phần vạn. Tối nay chúng ta hãy thành tâm hồi hướng công đức cho cô, mong rằng cô sẽ bình phục. Mặc dù cô lừa dối tôi, lừa dối nơi tỉnh giác này tức cũng có nghĩa là lừa dối mọi người ở đây, nhưng tất cả chúng ta đều có lòng từ bi. Cô ta từ nơi rất xa đến đây, hy vọng cô có thể đuợc cứu sống khỏi tay tử thần. Nếu còn có thể cứu cô ta được, chúng ta nên cố gắng hết sức. Nếu không thể cứu cô ta, chúng ta cũng cố gắng hết sức. Nỗ lực của tập thể rất mạnh, chúng ta thành tâm giúp cô tiêu trừ những nghiệp chướng của cô. Hãy theo tiếng mõ, và vì cô ta mà niệm hồng danh Bồ Tát Địa Tạng Vương .
Trong lúc chúng ta niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương , những nghiệp chướng của cô đáng lẽ phải được tiêu trừ. Tuy nhiên, khi nghiệp quá khứ của cô được tiêu trừ thì nghiệp mới tích tụ lại cũng nhanh như vậy. Thật ra, chúng ta đang giúp cô ta tiêu trừ những nghiệp chướng vô tận mà lúc sanh ra cô đã có. Tôi nghĩ nếu chúng ta muốn cứu người này, chúng ta cần bắt đầu Thất Địa Tạng vào ngày mai. Hãy thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát và hồi hướng công đức cho cô, hy vọng cô sẽ bình phục. Khi chúng ta giúp người khác với lòng thành khẩn thì chư Phật và Bồ Tát nhất định cùng sẽ giúp chúng ta ... 
Hôm nay chúng ta cùng phát tâm để hồi hướng công đức cho người phụ nữ trẻ này. Có phải thân nhân của cô ta yêu cầu chúng ta làm công việc này không? Không, họ không có yêu cầu. Tuy nhiên, dù là họ không biết, chúng ta vẫn hồi hướng công đức cho cô. Là Phật tử, chúng ta không cần được thỉnh cầu mới giúp đỡ người khác. Chúng ta cảm thấy thương xót người phụ nữ trẻ này và cố hết sức mình để giúp cô ta. Chúng ta nương tựa vào uy lực của Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng Vương. 
Nếu cô ta tỉnh lại thì thật là tuyệt hảo; nếu không, đó chỉ vì nghiệp chướng của cô quá nặng. Dẫu sao đi nữa, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình, tất cả chúng ta nên nỗ lực làm việc! 
Hiện nay, càng lúc các nhiều tai họa trên thế giới, trong khi đó càng lúc càng ít người tu Đạo Bồ Đề. Thêm nữa, càng lúc càng có nhiều người phá giới. Tại sao thế giới ngày càng trở nên tệ hại? Chúng ta hãy nghiên cứu câu hỏi căn bản này. Nguyên nhân của vấn đề này là con người không giữ năm giới, đặc biệt là giới không tà dâm. Đàn ông và đàn bà đều sai lầm nghĩ rằng thỏa mãn ham muốn tình dục là một loại khoái lạc. Như có câu nói là ��quay lưng với giác ngộ, phối hợp với bụi trần (bội giác hợp trần)�� và "nhận kẻ giặc làm con��. Họ cho đau khổ là khoái lạc, đen là trắng, và cho sự thật là hão huyền. Họ quá mê lầm đến nỗi họ hành động cẩu thả và không chánh đáng, dường như họ đi ngược đầu thay vì đứng thẳng. Thêm vào đó, thay vì biết giữ gìn tinh lực quý giá, những người nam nữ mỗi ngày làm những việc mà cuối cùng chỉ là thương tổn chính họ. Đàn ông không biết cư xử như người đàn ông chính trực, phụ nữ không biết cư xử như người phụ nữ chính trực; những điều họ biết chỉ là làm cách nào để thỏa mãn ham muốn nhục dục của họ.  
Ngày nay, nam nữ sinh viên, nhất là những người trong những đại học nổi tiếng, sống chung chạ và quan hệ bừa bãi, những hành động này đưa đến những sự mang thai ngoài ý muốn. Đề tránh những sự mang thai ngoài ý muốn này, các phương tiện ngừa thai được phát minh. Nhiều người nghĩ rằng dùng phương tiện ngừa thai tốt hơn là đối phó với những khó khăn do những sự có thai ngoài ý muốn. Thật ra, dùng biện pháp ngừa thai là không đúng vì nó ngược lại những chức năng sinh học trong việc giao hợp, và đó cũng là một loại nghiệp chướng. Thêm vào đó, những người phát minh ra những phương pháp ngừa thai cuối cùng đã gây hại cho nhiều thanh niên nam nữ , vì những người trẻ sẽ dễ dàng tham gia hành vi tà dâm hơn khi nghĩ rằng họ không phải lo lắng về chuyện có thể mang thai. 
Ngoài phương pháp ngừa thai, nam nữ còn dùng sự phá thai để đương đầu với những bào thai ngoài ý muốn do những hành vi đồi trụy của họ. Bằng cách phá thai, họ tạo ra một tội nặng nề hơn - tội sát sanh. Nói cho rõ, trong khi dùng biện pháp ngừa thai là một hành động sát sanh gián tiếp; thì phá thai là hành vi sát sanh trực tiếp. Tất cả những việc sát sanh này làm gia tăng lòng oán hận trên thế gian. Những năng lực xấu này cũ chồng chất, kết quả là có những bệnh lạ. Khi quý vị nghiên cứu sâu xa hơn, quý vị sẽ thấy rằng nếu đàn ông, đàn bà không luôn phá luật về hành vi luân lý thì đã chẳng xảy ra quá nhiều những bệnh tật lạ với những triệu chứng khác thường không giải thích được và không chữa được.  
Bây giờ, ngoài ung thư còn có những bệnh khác cũng khó chữa hoặc không thể chữa được. Những vấn đề này đều đầu tiên bắt nguồn từ phạm giới về tà dâm, rồi thì giới sát sinh. Những hành động không chính đáng này sẽ có tiếp theo sau là sự phạm giới ăn cắp, nói dối và dùng chất say. Năm giới luật này là những luật lệ quan trọng nhất trong đời sống chúng ta. Vì thế, mọi người phải giữ năm giới. Thuở xưa, khi vị Chuyển Luân Thánh Vương còn ở trên thế gian để giáo hóa chúng sanh, mọi người đều giữ năm giới, tuân theo và thực hành mười điều thiện (Thập Thiện) và ăn chay. Vào thời đó, không có thiên tai và mọi người được hưởng rất nhiều phước báo, nhiều người có thần thông và mở ngũ nhãn. Trái lại ngày nay, tiêu chuẩn đạo đức ngày càng suy đồi. Sự suy đổi trong phẩm cách con người cũng làm cho cả thế giới suy đồi. 
Quý vị có muốn biết tại sao có quá nhiều người bị ung thư? Tình trạng này là do nghiệp sát sanh tạo ra. Quý vị hãy suy nghĩ về việc này, qua sự phá thai, quý vị đã tận diệt những mạng sống ngay trước khi chúng có cơ hội chào đời. Trong hoàn cảnh này, sự oán giận của những bào thai không được sinh ra không thật là kinh khủng hay sao ? Nói tóm lại, thế giới và con người càng ngày càng tệ hại hơn. Tất cả chỉ vì nghiệp sát sinh. 
Người tại Vạn Phật Thánh Thành, vì biết nhân quả báo ứng tuần hoàn, chúng ta hãy làm giảm nghiệp xấu trên thế giới, như vây thế giới sẽ không có nhiều thiên tai, giúp nhân loại bớt đi một chút đau khổ, và bệnh tật của nhân loại cũng bớt đi một chút. Chúng ta hãy cùng nhau giúp cô họ Vương xem như đây là một cơ hội để nỗ lực và thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương . Niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương có thể giúp giảm nghiệp xấu của chúng sinh; và để cho những kẻ thù, thân nhân và những chủ nợ của họ từ vô lượng kiếp về trước được sinh về Tây Phương Cực Lạc. Lần tụng niệm này cũng sẽ giúp tất cả kẻ thù, thân nhân và chủ nợ của chúng ta được được sinh về Tây Phương Cực Lạc. 
Hãy nhân cơ hội này để niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát với sự nỗ lực và thành tâm. Khi chúng ta giúp những người đang bệnh hay đang đau khổ, chúng ta cũng đang độ cha mẹ, tổ tiên, kẻ thù, thân nhân, và chủ nợ của chúng ta trong những đời quá khứ, và giúp họ lìa khổ được vui, và liễu sanh thoát tử. 
Có một phần công sức thì sẽ được một phần kết quả tương ứng. Khi quý vị niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát với sự nỗ lực và thành tâm, Ngài sẽ cảm động. Biết rằng quý vị đang niệm danh hiệu Ngài với lòng thành khẩn như vậy, Bồ Tát Địa Tạng Vương sẽ siêu độ tất cả nghiệp chướng của quý vị, Ngài cũng giúp quý vị tu Đạo Bồ Đề, tiến bộ trên đường Đạo này mà không bị ma chướng, sớm tiêu trừ các nghiệp chướng, mau xa lìa đau khổ và vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc. Đó là lý do chính để chúng ta tham dự Thất Địa Tạng. Vì thế, mọi người hãy chân thật và thành tâm để siêu độ cha mẹ, tổ tiên, kẻ thù, thân quyến và chủ nợ của chúng ta trong những kiếp trước. Hãy để cho họ dùng cơ hội này để lìa khổ được vui. Đừng để thời gian trôi qua vô ích!   
�@
Lời Soạn Giả: 
Dù cô họ Vương đã tạo nhiều nghiệp xấu trong quá khứ, cô đã phát đại tâm sám hối tại Penang. Trước đại chúng hơn hai ngàn người, cô thành thật nói về những hành vi không tốt đẹp của cô, và cầu xin sự gia hộ từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát và của Hòa Thượng khi cô quyết tâm sám hối và thay đổi. Khi ấy bệnh ung thư của cô được thuyên giảm. Tuy nhiên, cô trở lại thói quen cũ sau khi phát tâm sám hối, và dùng phương tiện gian dối để đến Vạn Phật Thánh Thành. Vì cô làm thêm nhiều nghiệp chướng, nên khó mà tránh được nghiệp quả không lành. Vì thế, mặc dù bốn chúng đệ tử tại Vạn Phật Thánh Thành đã vì cô mà tổ chức hai Thất Địa Tạng và nhiều bác sĩ đã cố gắng để cứu cô, nhưng cô đã mất vài tuần sau đó. Chúng ta có thể nói rằng cô họ Vương đã hiện thân thuyết Pháp và hãy xem đây là sự cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.18/2/2015.
Đặc biệt, để quan tâm đến người khác, những người đang sợ hãi, tức giận, ghen tuông, bị áp đảo bởi sự nghiện ngập của tất cả các loại, kiêu ngạo, tự hào, keo kiệt, ích kỷ, trung bình-bạn tên nó, có lòng từ bi và chăm sóc cho những người này, có nghĩa là không chạy từ nỗi đau của việc tìm kiếm những điều này trong chính chúng ta. Trong thực tế, toàn bộ thái độ của một người đối với cơn đau có thể thay đổi. Thay vì chống đỡ nó đi và trốn tránh nó, người ta có thể mở cửa trái tim của một người và cho phép mình cảm thấy đau, cảm thấy nó như là cái gì đó sẽ làm mềm và làm sạch chúng ta và làm cho chúng ta xa yêu thương nhiều hơn và tốt bụng.
Việc thực hành Tonglen là một phương pháp để kết nối với sự đau khổ của chúng ta-và đó là tất cả xung quanh chúng ta ở khắp mọi nơi chúng tôi đi. Nó là một phương pháp để khắc phục nỗi sợ hãi của khổ đau và làm tan biến độ kín của tâm hồn chúng ta. Chủ yếu nó là một phương pháp để đánh thức lòng từ bi mà là cố hữu trong tất cả chúng ta, không có vấn đề như thế nào tàn nhẫn hoặc lạnh, chúng tôi có thể có vẻ được.
Chúng ta bắt đầu thực hành bằng cách tham gia vào sự đau khổ của một người mà chúng ta biết được tổn thương và người mà chúng ta muốn để giúp đỡ. Ví dụ, nếu bạn biết về một con người đang bị tổn thương, bạn hít vào mong muốn lấy đi tất cả những đau đớn và sợ hãi của trẻ em đó. Sau đó, khi bạn thở ra, bạn gửi các con hạnh phúc, niềm vui, hoặc bất cứ điều gì sẽ làm giảm bớt nỗi đau của họ. Đây là cốt lõi của việc thực hành: thở trong đau khác để họ có thể được khỏe mạnh và có nhiều không gian hơn để thư giãn và cởi mở, và thở ra, gửi cho họ thư giãn hoặc bất cứ điều gì bạn cảm thấy sẽ mang lại cho họ nhẹ nhõm và hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta thường không thể thực hành này bởi vì chúng tôi đến mặt đối mặt với nỗi sợ hãi của chính chúng ta, sức đề kháng của chúng ta, giận dữ, hoặc bất cứ điều gì đau cá nhân của chúng tôi hoặc stuckness cá nhân của chúng tôi xảy ra là tại thời điểm đó.
Vào thời điểm đó, bạn có thể thay đổi sự tập trung và bắt đầu làm Tonglen cho những gì bạn đang cảm thấy và cho hàng triệu người khác giống như bạn, người lúc đó đang cảm thấy stuckness cùng và đau khổ. Có lẽ bạn có thể đặt tên cho nỗi đau của bạn. Bạn nhận ra nó rõ ràng là khủng bố hay nỗi khiếp sợ hoặc tức giận hoặc muốn trả thù. Vì vậy, bạn hít vào cho tất cả những người đang bị bắt với cùng một cảm xúc và bạn gửi cứu trợ hoặc bất cứ mở ra không gian cho bản thân và tất cả những người không biết bao nhiêu người khác. Có lẽ bạn không thể đặt tên gì bạn đang cảm thấy. Nhưng bạn có thể cảm thấy nó, một đau thắt dạ dày, một bóng tối nặng, hoặc bất cứ điều gì. Chỉ cần liên hệ với những gì bạn đang cảm nhận và hít vào, hãy mang nó trong tất cả chúng ta và gửi cứu trợ cho tất cả chúng ta.
Người ta thường nói rằng thực tế này đi ngược với cách chúng ta thường giữ mình lại với nhau. Trung thực, thực hành điều này đi ngược với mong muốn của những điều kiện riêng của chúng tôi, vì muốn nó để làm việc ra cho chính mình không có vấn đề gì xảy ra với những người khác. Việc thực hành tan áo giáp tự bảo vệ chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để tạo ra xung quanh mình. Trong ngôn ngữ Phật giáo người ta sẽ nói rằng nó hòa tan những định hình và bám víu của cái tôi.
Tonglen đảo ngược logic thông thường để tránh đau khổ và tìm kiếm niềm vui, và trong quá trình đó, chúng tôi trở thành giải thoát khỏi một nhà tù rất cổ xưa của sự ích kỷ. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy tình yêu cho chính chúng ta và những người khác và chúng tôi cũng bắt đầu để chăm sóc bản thân và những người khác. Nó đánh thức lòng từ bi của chúng ta và nó cũng giới thiệu chúng ta một cái nhìn xa hơn về thực tại. Nó đưa chúng ta vào rộng rãi không giới hạn mà Phật tử gọi Shunyata . Bằng cách làm thực tế, chúng ta bắt đầu kết nối với kích thước mở của con người chúng ta. Lúc đầu chúng tôi cảm nhận điều này như là những thứ không phải là một việc lớn như vậy hay như rắn khi họ dường như trước đây.
Tonglen có thể được thực hiện cho những người bị bệnh, những người đang hấp hối hoặc vừa chết, hoặc cho những người đang ở trong nỗi đau của bất cứ loại nào . Nó có thể được thực hiện hoặc như là một thực hành thiền định chính thức hoặc ngay tại chỗ bất cứ lúc nào. Ví dụ, nếu bạn ra ngoài đi bộ và bạn thấy một người nào đó trong đau đớn ngay tại chỗ bạn có thể bắt đầu hít vào nỗi đau của họ và gửi ra một số cứu trợ. Hay, nhiều khả năng, bạn có thể nhìn thấy một người nào đó trong đau đớn và nhìn đi chỗ khác vì nó mang lên sợ hãi hay tức giận của bạn; nó sẽ trả về sức đề kháng và sự nhầm lẫn của mình. Vì vậy, ngay tại chỗ bạn có thể làm Tonglen cho tất cả những người đang giống như bạn, cho tất cả những ai muốn trở nên từ bi mà thay vào đó là sợ, cho tất cả mọi người ai muốn là người dũng cảm, nhưng thay vào đó là một kẻ hèn nhát.
Thay vì đánh bại chính mình lên, sử dụng stuckness riêng của bạn như là một bước đệm để hiểu những gì mọi người đang lên chống lại tất cả các nơi trên thế giới. Hít vào cho tất cả chúng ta và thở ra cho tất cả chúng ta. Sử dụng những gì có vẻ như chất độc như thuốc. Sử dụng đau khổ cá nhân của bạn như là đường dẫn đến lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT=( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.18/2/2015.CHUYEN NGU TIENG ANH SANG TIENG VIET =THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

Sunday 15 February 2015

Bát Thánh Đạo – Con đường Trung đạo đưa đến Niết bàn.

1000138_171707293002575_1653424576_nSau khi Thành đạo dưới cội cây Bồ đề, Đức Thế Tôn đi đến khu vườn Lộc Uyển để nói bài pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như, những người bạn cùng tu khổ hạnh lúc trước, Đức Phật nói như thế này:
“Này các ông! Người muốn giải thoát khỏi những khổ đau thì phải tránh 2 cực đoan: một là sống hưởng thụ ngũ dục lạc thấp hèn không xứng đáng với bậc Thánh, hai là tự mình làm khổ mình một cách vô ích bằng cách tu khổ hạnh ép xác không liên quan gì đến bậc Thánh, thoát ly 2 cực đoan đó, Ta tìm ra được con đường Trung đạo. Vậy con đường Trung đạo gồm những gì? chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Con đường Trung đạo này đưa đến chấm dứt khổ đau chứng Niết bàn tịch tịnh an lạc”.
Như thế, Bát Thánh đạo là con đường Trung đạo đưa đến Niết bàn an lạc. Đây là pháp tu căn bản và tổng quát hết 37 Phẩm trợ đạo trong Đạo Thánh Đế. Ở đây chúng tôi giới thiệu với quý vị con đường này với đầy đủ giải thích.
I/ Trung Đạo là con đường chân chánh thoát ly 2 cực đoan: Nhiều người thường nghĩ rằng Trung đạo là con đường giữa nhưng sự thật không phải thế, vì ở giữa thì cũng bị khống chế bởi 2 đầu, nên Trung đạo của Phật giáo không phải là con đường ở giữa mà Trung đạo là Con đường chân chính thoát ly 2 Cực đoan. Thuật ngữ của Phật giáo gọi là Trung đạo ly nhị biên, nhị biên là 2 bên, là 2 trạng thái cực đoan. Như chính Đức Phật đã nói trong đoạn kinh trên, muốn giải thoát mọi khổ đau thì hành giả phải xa lánh thoát ly 2 cực đoan:
- Một là sống hưởng thụ ngũ dục lạc thấp hèn không xứng đáng với bậc Thánh.
- Hai là tự mình làm khổ mình một cách vô ích là tu khổ hạnh ép xác.
Chính Đức Phật đã thể nghiệm, đã trãi qua 2 cực đoan đó và thoát ly chúng. Khi còn là Thái Tử chưa xuất gia tìm đạo, Ngài hưởng thụ đủ thứ dục lạc trên đời không thiếu 1thứ gì: địa vị, giàu sang, châu báu, ngọc ngà, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, yến tiệc linh đình. Nhưng Đức Phật biết rằng những thứ ngũ dục lạc đó không đem lại hạnh phúc an lạc vĩnh cữu. Nên Ngài bỏ đi xuất gia. Đây là Ngài thoát ly cực đoan thứ nhất.
Nhưng qua 6 năm tu khổ hạnh ép xác nhịn ăn, nhịn mặc đến nỗi phải té xỉu bên dòng sông Ni Liên Thiền. Khi tỉnh dậy Ngài nhận thấy rằng đó là tự mình làm khổ mình chứ không đem lại ích lợi nào cả cho việc giải thoát, nên Ngài từ bỏ và nhận lấy bát sữa của nàng Tu Già Ta, một mục nữ chăn cừu bấy giờ và đến gốc cây Bồ đề để ngồi tư duy. Đây là Ngài thoát ly cực đoan thứ 2.
Thoát ly 2 cực đoan ấy, Ngài tự mình ngồi tư duy thiền định chứng thành đạo quả và dạy con đường Trung đạo – Bát thánh đạo.
Điều này chứng tỏ: Đức Phật thiết lập chánh pháp bằng chính chứng nghiệm bản thân, bằng trãi nghiệm thực tế chứ không phải bằng lý thuyết hý luận suông.
II/ Nội dung Bát Thánh Đạo: Bát Thánh Đạo con đường đưa đến quả vị Thánh có 8 ngành:
1/ Chánh kiến: Thấy biết chân chánh, đó là:
- Thấy khổ.
- Thấy nguyên nhân của khổ.
- Thấy Niết Bàn.
- Thấy con đường đưa đến Niết bàn.
Như thế, thấy Tứ Thánh Đế là Chánh kiến.
2/ Chánh tư duy: Tư tưởng chân chánh, đó là:
- Vô não tư duy: Tư tưởng không làm xúc não chúng sanh.
- Vô hại tư duy: Tư tưởng không bao giờ gây tổn hại chúng sanh.
- Xuất ly tư duy: Tư tưởng lúc nào cũng muôn thoát ly ra khỏi 3 cõi luân hồi.
3/ Chánh ngữ: Lời nói chân chánh, đó là:
- Không nói dối.
- Không nói lưỡi 2 chiều.
- Không nói thêu dệt.
- Không nói lời hung ác.
Chỉ nói lời chân thật và hòa nhã.
4/ Chánh nghiệp: Thân nghiệp chân chánh, đó là:
- Không sát sanh.
- Không trộm cướp.
- Không tà hạnh.
5/ Chánh mạng: Nuôi sống thân mạng bằng những nghề chân chánh, không hành nghề ác, bất chánh.
6/ Chánh tinh tấn: Siêng năng nỗ lực chân chánh, đó là:
- Nỗ lực bỏ những việc ác đã phát sanh.
- Nỗ lực ngăn ngừa những việc ác chưa phát sanh không cho chúng phát sanh.
- Nỗ lực làm phát sanh những việc thiện chưa phát sanh.
- Nỗ lực làm cho những việc thiện đã phát sanh được liên tục để đưa đến kết quả.
Như thế chánh tinh tấn là nỗ lực siêng năng bỏ ác hành thiện.
7 /Chánh niệm: Ý niệm chân chính, tỉnh thức, tỉnh giác, đó là:
- Tỉnh thức về thân, thấy thân là bất tịnh.
- Tỉnh thức về thọ, thấy thọ là khổ.
- Tỉnh thức về tâm, thấy tâm vô thường.
- Tỉnh thức về pháp, thấy pháp vô ngã.
8/ Chánh định: Thiền định chân chánh, đó là:
- Sơ thiền ly sanh hỹ lạc địa.
- Nhị thiền định sanh hỹ lạc địa.
- Tam thiền ly hỹ diệu lạc địa.
- Tứ thiền xã niệm thanh tịnh địa.
- Không vô biên xứ địa.
- Thức vô biên xứ địa.
- Vô sở hữu xứ địa.
- Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa.
9/ Bát Thánh Đạo là căn bản và tổng quát hết 37 Phẩm trợ đạo vì có đủ Tam vô lậu học. Đây là con đường đưa đến Thánh quả, chứng được Niết bàn vắng lặng an lạc thoát ly mọi đau khổ của sanh tử luân hồi, đầy đủ cả 3 môn học vô lậu.
- Tuệ học: chánh kiến, chánh tư duy.
- Giới học: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.
- Định học: chánh tinh tấn, chánh định.
Tới đây, tôi xin trích dẫn chính lời dạy của Đức Phật về Bát Thánh Đạo để kết luận:
“Giáo lý nào có Bát Thánh Đạo thì giáo lý ấy có đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn, đệ tứ sa môn. Giáo lý nào không có Bát Thánh Đạo thì giáo lý ấy không có đệ nhất sa, môn đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn, đệ tứ sa môn”.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.16/2/2015.
CON ÐƯỜNG ÐI ÐẾN NIẾT BÀN.



PHẦN MỘT



"Con đường đi đến Niết Bàn" hay có thể gọi là con đường đi đến hạnh phúc tuyệt đối. Cô đọng những lời dạy của Ðức Phật, chúng ta có bài kệ:

"Không làm các điều ác
Vâng làm mọi điều thiện
Thanh tịnh tâm giải thoát
Ðây lời chư Phật dạy" (Pháp Cú. 183)
Mặc dù, đây chỉ là bài kệ rất cô đọng, tuy nhiên nó chứa đựng mọi lời Ðức Phật dạy. Bài kệ thể hiện trọn vẹn ba giai đoạn tu tập trên đạo lộ dẫn đến hạnh phúc tối thượng hay Niết Bàn. Có ba giai đoạn phát triển tự thân để hướng đến hạnh phúc tối thượng này. Trình tự phát triển của nó phù hợp với Bát Chánh Ðạo (Attha Magganga Majjhima patipàda) được sắp thành ba nhóm, đó là: Giới (Sìla), Ðịnh (Samàdhi) và Tuệ (Pannà). Hai bước đầu tiên trên Thánh Ðạo Tám Ngành; Chánh Kiến nghĩa là sự hiểu biết chân chánh về bản chất của tự ngã, cũng như bản chất của thế gian và Chánh Tư Duy được xếp vào nhóm Tuệ. Ba bước kế: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng được xếp vào nhóm giới; Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh được xếp vào nhóm Ðịnh.
Chúng ta có thể hỏi và điều này đã từng được hỏi là:
Tại sao phải ba giai đoạn? Tại sao không chỉ một giai đoạn duy nhất làm cơ bản?Lý do phải có ba giai đoạn là vì chúng ta có ba cấp độ phiền não - Kilesas hay những bất tịnh như: Tham (Lobha), Sân (Dosa) và Si (Moha) v.v... và mỗi trong 10 phiền não (Kilesas) này có ba cấp độ. Chẳng hạn, Tham hay Sân có ba cấp độ, cấp độ thứ nhất, cấp độ gốc mà tiếng Pàli gọi là anusaya (Tuỳ Miên). Ở cấp độ này các phiền não như là Tham, Sân v.v... ngủ ngầm trong mỗi người chúng ta và chưa bộc phát lên mức độ ý tưởng, cảm thọ và xúc cảm, tuy nhiên, chúng vẫn ngấm ngầm trong mỗi người. Chúng ta có thể chứng minh được điều này. Sự kiện đôi lúc chúng ta có thể bị vấn đề gì đó làm cho kích động và giận hờn, chứng tỏ là trong bản thân chúng ta có những khuynh hướng như nóng nảy, sân hận - mặc dù bình thường chúng ta vẫn được mọi người gọi là người "Tốt". Chúng ta chỉ tốt khi người khác đối xử tốt với chúng ta. Ngược lại, chúng ta có thể bộc lộ sự nóng nảy và xúc cảm như thường. Chính điều này đã chứng minh rằng chúng ta có những khuynh hướng bất thiện ngủ ngầm trong tâm. Nếu những hành động của chúng ta hợp theo giới luật thì đó là Chánh Nghiệp, khi hành động của chúng ta không những không làm hại (vô hại) mà còn có tính giúp đỡ - nghĩa là hành động vì lợi ích bản thân cũng như tha nhân, lúc đó chúng ta có thể nói hành động của mình là chính đáng. Có nhiều điều chúng ta nghĩ đó là tốt nhưng chúng chỉ tốt đối với chúng ta hoặc chỉ tốt theo quan niệm riêng của chúng ta.
Ðể hành động của mình chân chánh, tâm chúng ta phải thoát khỏi những chi phối của tham, sân, ganh ty, bỏn xẻn v.v... khi tâm chúng ta trong sạch, chúng ta mới có thể thấy và biết mọi vật đúng như bản chất của nó. Lấy trường hợp một cái bình chứa đầy nước làm thí dụ, cái bình được đổ đầy ở ba chặng: đáy bình, giữa bình và phần trên cùng. Anusaya (Tuỳ Miên) là chặng đầu hay cấp độ gốc, ở đây các khuynh hướng bất thiện còn ngủ ngầm. Sự việc bạn có thể khiêu khích một người khiến họ sân hận, chứng tỏ rõ ràng người đó có sân hay gốc sân ngủ ngầm trong họ. Trong cấp độ đầu tiên này phiền não rất là âm thầm, kín đáo - kín đáo đến độ chúng ta dường như trở thành bất khả xâm phạm.
Ngay cả ở giai đoạn thứ hai - Pariyutthàna (phiền não tại triền) cũng vậy, các phiền não vẫn còn nằm trong phạm vi ý nghĩ hay cảm xúc thôi. Ngạn ngữ Anh nói "im lặng là vàng", điều này không phải lúc nào cũng đúng. Chúng ta có thể nói rằng im lặng đôi khi còn nguy hiểm hơn ồn ào nữa là khác.
Kế tiếp, ở giai đoạn cuối cùng chúng ta trở nên dữ tợn, bực bội, không kiềm chế được ở cả lời nói và hành động: (Vìtikkama). Ðây là cấp độ trên cùng của những phiền não. Như vậy, ba cấp độ phiền não là: Anusayà: tuỳ miên phiền não, Pariyutthàna: tại triền phiền não và Vìtikkama: quá độ phiền não.
Pháp hành của đạo Phật là làm thế nào để chế ngự, làm thế nào để vượt qua những khuynh hướng bất thiện ngủ ngầm trong tâm này. Thực tập việc chế ngự, chúng ta cần ba giai đoạn tu nhằm vào việc phát triển - Giới (Sìla) - Ðịnh (Samàdhi) - Tuệ (Pannà).
Trước tiên là tu tập giới. Việc giữ giới có thể giúp chúng ta vượt qua được cấp độ phiền não sau cùng - tức quá độ phiền não, cấp độ phiền não bộc lộ ra ngoài mặt có thể thấy được chứ chưa diệt được hai cấp độ kia. Ðiều này cũng giống như chúng ta chặt một cái cây ở phần cành và ngọn. Giới chỉ có thể chế ngự hay kiểm soát lời nói và hành động chứ không phải tâm. Nó có thể làm cho chúng ta trở thành quý bà hay quý ông theo cái nghĩa trí thức thế gian, chứ chưa tạo cho ta thành con người chân chánh được.
Phải chăng có đôi lúc khi chúng ta đang ngày Bát quan trai giới, chúng ta vẫn có ý nghĩ hay lời nói "chừng nào bà (ông) xả giới, mày sẽ biết tay bà?". Cho nên, việc phải có ba giai đoạn tu tập là điều rất cần thiết cho chúng ta và trước tiên là tu tập giới để loại trừ cấp độ phiền não thô tháo bên ngoài, hiện diện trong con người chúng ta. Tuy nhiên, vì giới chưa loại trừ được hai cấp độ phiền não còn lại, cho nên những phiền não mà chúng ta đã trừ khử đó vẫn khởi sanh trở lại và có thể rất sớm. Vì vậy, chúng ta cần tu tập giai đoạn thứ hai - tu tập Ðịnh (Samàdhi) làm cho chúng ta có thể loại trừ cấp độ phiền não thứ hai, mà việc giữ giới không trừ khử được. Ðịnh là chế ngự và tu tập tâm. Giống như chặt một cái cây ở phần thân. Tuy nhiên, vì vẫn còn cấp độ phiền não thứ ba hay phiền não gốc chưa được trừ khử, nên chi những phiền não cũng sẽ phát khởi trở lại. Dù sao chi định vẫn có thể dẹp sạch mọi phiền não trong một thời gian đáng kể, vì thế, nó sẽ không khởi sanh quá sớm như trừ khử bằng giới được.
Trừ khử phiền não bằng Giới - Sìla, tiếng Pàli gọi là Tadanga pàhàna (Bỉ phần xả đoạn hay trấn áp tạm thời). Cũng giống như tạm thời dọn dẹp cành nhánh của một cái cây vậy. Trừ diệt bằng phương tiện Thiền Ðịnh gọi là Vikkhambhana Pahàna (trấn phục đoạn trừ). Ðịnh tiêu biểu cho một giai đoạn tu tập tâm cao hơn và có nhiều năng lực hơn, vì vậy nó có hiệu quả hơn là giới. Ðến giai đoạn tu tập thứ ba, Tuệ (Pannnà): Qua việc phát triển tuệ giác hay trí tuệ mà người ta có thể diệt trừ cấp độ phiền não thứ nhất - cấp độ tuỳ miên hay ngủ ngầm của phiền não. Ðiều này cũng tựa như chặt một cái cây ở phần gốc để cho nó không còn mọc lại được. Nếu những phiền não được diệt bằng tuệ, những phiền não này chắc chắn sẽ không còn sanh khởi lại. Giai đoạn này gọi là Samuccheda Pahàna (chánh đoạn xả đoạn hay tuyệt diệt đoạn trừ).
Do vì ba giai đoạn này tương quan và tương duyên lẫn nhau nên Giới, Ðịnh, Tuệ cần phải được thực hành cùng lúc chứ không hành rời từng giai đoạn. Trong giáo pháp (Dhamma) chúng ta sắp nó thành ba giai đoạn riêng biệt, nhưng trong thực hành chúng ta phải hành đồng thời cả ba một lúc. Chẳng hạn khi chúng ta tu Ðịnh, việc đắc định sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta sống một cách chân chánh (Giới) và hiểu biết các pháp một cách chân chánh (Tuệ). Cũng vậy, thực hành Tuệ quán hay chánh kiến có thể giúp chúng ta sống chân chánh (Giới) và định tâm chân chánh (Ðịnh). Pháp hành này không chỉ áp dụng trong lúc hành thiền mà cũng cần áp dụng ngay cả trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nữa.
Là những chúng sanh có lý trí, việc hành xử của chúng ta đối với môi trường chung quanh, với những hoàn cảnh hay biến cố trong cuộc đời phải làm sao cho hợp lý, không võ đoán theo bản năng hoặc xúc cảm riêng tư.
Cái chúng ta cần trong thế gian này là được sống một cách có trí tuệ - có cơ hội để vận dụng sức mạnh trí tuệ của chúng ta - nhưng không may thay cho thế gian này là trong hầu hết mọi trường hợp mọi người đều phán đoán theo bản năng và xúc cảm tư riêng của mình.
Chuẩn mực phát triển tinh thần (tâm) ngày nay rất thấp, bởi vì phương pháp giáo dục phổ thông hoàn toàn sai lầm, cả phương pháp nuôi dạy trẻ em cũng sai lầm như vậy. Bần Tăng có thể chứng minh điều này cho quý vị thấy. Thậm chí những bài hát nhà trẻ dạy cho lứa tuổi thiếu nhi cũng vẽ ra những câu chuyện mang đầy tính bạo lực, giết chóc và không có một mảy may nhân ái nào trong đó. Lại nữa, một nhóm các nhà luân lý học phương Tây mới đây đã đi một vòng thăm các cơ sở giáo dục để thực hiện một cuộc trắc nghiệm tâm lý đối với các em đang học tại đó. Họ đã yêu cầu một đứa trẻ làm một câu với những từ "mẹ", "em bé" và "mèo". Ðứa bé trả lời: "Con mèo cào em bé khiến cho nó khóc, mẹ nổi giận và đánh con mèo". Cũng câu hỏi này được các nhà luân lý học đem hỏi tại các trường trong toàn tỉnh, chỉ có một em duy nhất đưa ra câu trả lời sau và được trao một phần thưởng vì câu trả lời của em chứa đựng một chút tình thương và trìu mến nào đó cần phải có giữa các chúng sanh khác nhau trên thế gian này "Chú mèo đùa với em bé, mẹ rất hài lòng với chú mèo đến độ cho chú một phần sữa để uống".
Chính Bần Tăng đã có dịp chứng kiến một phụ nữ, bà này mua một cây mía nơi người bán hàng và cho đứa bé trai của mình để cầm chơi. Ðứa bé thay vì cầm chơi, đã dùng cây mía đánh vào bà. Nhiều bậc cha mẹ không biết dạy dỗ con cái mình trở thành người tốt, thuần tính và ngoan ngoãn, ngược lại, còn khuyến khích chúng sống hung bạo, ưa cãi vã và thích sinh sự bằng cách cho chúng những món đồ chơi như súng ống, đao kiếm, nhất là các loại súng bắn bằng hơi. Vì vậy, mà việc dạy dỗ trẻ em trong thế giới khoa học ngày nay thật rất sai lầm. Các rạp xi nê phần lớn chiếu các phim ảnh đồi truỵ - những cuốn phim chỉ khuyến khích việc bắn giết và dối trá lẫn nhau.
Vậy thì pháp hành của Ðức Phật như thế nào?Trước hết là Giới. Những chuẩn mực đạo đức này đã được Ðức Phật giải thích trong ngũ giới (Panca sìla) của người tại gia cư sĩ. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và các chất say. Ở Miến phần lớn mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần giữ năm giới này một cách tiêu cực thôi là đã tốt rồi. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần tránh không sát sanh thì chưa đủ gọi là tốt; do vậy chúng ta phải chú trọng đến phương diện tích cực của nguyên tắc bất sát này - tức là phải có lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sanh, kể cả loài vật.
Trong bài giảng về Tâm Từ (Mettà) chúng ta đã nói đến Adosa (vô sân) là phương diện tiêu cực của lòng từ, nhưng "vô sân" không phải đã hoàn toàn. Trong việc thực hành Mettà (tâm từ) chúng ta phải có lòng bi mẫn và từ ái đối với tất cả chúng sanh trong thế gian. Trường hợp giữ ngũ giới cũng vậy, không sát sanh được nhiều người hiểu là không tước đoạt sinh mạng, tuy nhiên, từ ngữ "không sát sanh"đủ rộng để bao hàm tất cả những hành động nhân ái và dịu dàng.
Giới thứ hai - không lấy của không cho hay không trộm cắp. Chuẩn mực phát triển tinh thần trong thế gian ngày nay - thậm chí cả người lớn cũng thế - dường như thấp hơn rất nhiều so với một đứa trẻ lên mười có tri thức. Có vẻ như con người ngày nay về thể xác của họ, không thể xếp loại như một con thú, nhưng bằng vào những hành động thì nhiều người cư xử tồi tệ hơn cả loài vật. Phương diện tích cực của giới thứ hai này không phải chỉ tránh không trộm cắp thôi mà còn phải biết bố thí hay giúp đỡ mọi người. Ðược như vậy, có lẽ chúng ta không cần đến một lực lượng cảnh sát khổng lồ hay một hệ thống toà án để xử những trường hợp phạm pháp hoặc cả một Cục Ðiều Tra Ðặc Biệt (Bureau of Special Investigation) làm gì. Kế tiếp là giới "không tà dâm".
Giới thứ tư là "Musàvàda" - (không nói dối) không nói dối là điều rất khó giữ. Phương diện tích cực của giới này không những là phải nói sự thật, mà còn phải dùng những ngôn từ tế nhị, êm ái và phù hợp với người nghe. Ðối với giới không nói dối, nếu đa số chủng tộc chúng ta đều không nói dối có lẽ không cần thiết đến pháp luật nữa.
Còn về giới cuối cùng của ngũ giới - không uống rượu và các chất say - vấn đề uống rượu hầu như đã trở thành một thói quen thường ngày ở mỗi bữa ăn trong xã hội văn minh này. Thực sự mà nói, không uống tí rượu nào là điều rất cần thiết để giữ cho người ta khoẻ mạnh cả về thể xác, đạo đức lẫn tinh thần. Có một lần tại Anh quốc, một thính giả nghe Pháp đã lý luận rằng: "Vì trong đời sư không uống chút rượu nào, vì sư là người hoàn toàn kiêng rượu (teetotaller) nên sư không hiểu được những lợi ích phát sinh do việc uống rượu". Uống rượu làm cho chúng ta mất tự chủ - ít nhất cũng trong lúc đó, và những người uống rượu thái quá có thể bị xem như đã trở thành một gã điên. Uống rượu là đi ngược lại quy luật của tự nhiên cũng như những giới điều Ðức Phật đã ban hành. Uống rượu còn gây ra các chứng bệnh về tâm như đãng trí và đần độn, một khi quá độ chúng ta có thể trở thành một kẻ điên rồ hoàn toàn. Theo đạo Phật, uống rượu là nguyên nhân của mọi khổ đau và phiền muộn. Rượu còn khiến cho chúng ta bị khích dục và đối với người say thì rất dễ nói dối hay sát nhân...
Ðể kết luận, bần tăng mong rằng quý vị, các sư cũng như các cận sự nam (Upàsikas) và cận sự nữ (Upàsikàs) chú trọng đến mặt tích cực của năm giới này. Bần Tăng cũng muốn đề cập đến lối sống của Ðức Phật, có thể nói đây là một hệ thống trau dồi tu tập tự thân - nghĩa là nâng cao tâm thức của chúng ta lên. Ðó là một lối sống hiền thiện, chánh trực và hạnh phúc. Ðức Phật nói rằng: "Khi một hành động thiện được thực hiện vài lần, nó sẽ tạo cho ta có khuynh hướng rất rõ rệt là thích lặp lại hành động này". Như vậy, đúng thời nó sẽ trở thành một thói quen. Do thói quen họ trở thành nô lệ cho rượu, nô lệ cho cờ bạc và nô lệ cho hàng tá thứ dục vọng cũng như những thứ xấu xa khác. Bần tăng xin trích dẫn ra đây một câu ngạn ngữ của người Nhật để quý vị thấy thói quen tác động đến chúng ta thế nào: "Ðầu tiên thì người uống rượu, kế đó rượu uống rượu và cuối cùng rượu uống người".
Bất kỳ hành động bằng thân nào, nếu cứ lặp đi lặp lại một thời gian sẽ trở thành thói quen. Cũng như vậy, những ý nghĩ nếu cứ để cho nó phát sinh liên tục cũng tạo ra một khuynh hướng rõ rệt, phỏng theo loại tư duy đó và vì vậy mà trở thành thói quen. Ðức Phật đã dùng cái sức mạnh có khả năng tái tục của tâm, cũng như của thân này để phát triển tự thân. Nhờ trau dồi những thói quen tốt của tâm và thân chúng ta sẽ tự mình phát triển một cách hoàn thiện. Ðiều này được gọi là Pàramì (ba la mật) trong ngôn ngữ Pàli, nghĩa là sự chu toàn hay hoàn thiện. Nói một cách khác, tạo những thói quen ngược lại bất cứ khi nào chúng ta có chiều hướng muốn sân hận, làm như vậy chúng ta có thể phát triển các trạng thái tâm từ ái và bi mẫn sao cho những trạng thái tâm từ này được lặp đi, lặp lại mãi mãi trong chúng ta. Cuối cùng, chúng sẽ trở thành những thói quen rất ư là thường tình đến độ chúng ta chẳng bao giờ còn gặp lại những tư tưởng sân hận, oán thù, ganh tỵ, cũng như những tư duy đại loại như vậy. Những khuynh hướng bất thiện sẽ biến mất trước những khuynh hướng từ bi này, cũng như bóng đêm sẽ mờ nhạt dần trước ánh bình minh.
Ðây là pháp hành do Ðức Phật đưa ra cho hàng đệ tử của Ngài. Có thể nói đây là một hệ thống rất thực tiễn nhằm thay đổi và phát triển bản chất nội tại của chúng ta.



PHẦN HAI



Tiếp tục bàn về ba giai đoạn phát triển tâm, đó là: Giới - Ðịnh - Tuệ. Chúng ta đã đề cập đến giai đoạn tu tập đầu tiên là Giới ở phần trước. Lần này chúng ta sẽ bàn sơ lược về Ðịnh (Samàdhi), tức Thiền Ðịnh và cũng là giai đoạn để phát triển trí tuệ. Ðây là những giai đoạn tu tập khá nghiêm mật, vì khi đến giai đoạn hành thiền này chúng ta thường thấy rằng đó là một tiến trình tu tập rất tẻ nhạt. Thiền không phải là một đề tài để người ta nói về, mà là để thực sự hành theo, chúng ta không kham nổi những công việc khá đơn điệu bình thường. Nói về một điều gì đó thì rất dễ, tổ chức một điều gì đó cũng rất dễ. Một số người cho là cần phải có một năng khiếu tổ chức mới làm được các công việc đó; tuy nhiên, việc hành thiền còn khó khăn hơn rất nhiều.
Chính vì vấn đề khó khăn này mà Bần Tăng sẽ đọc cho quý vị nghe một phần trong cuốn sách do Bần Tăng viết về đề tài thiền và làm thế nào để tiến hành thiền định trong Phật giáo.
THIỀN ÐỊNH (SAMÀDHI)Người có trí, sau khi đã được trang bị với Giới (Sìla), và làm chủ các giác quan (Căn) của mình, có khuynh hướng nghiêng về việc phát triển loại hạnh phúc cao cả hơn và bền vững hơn (nghĩa là hơn cái loại hạnh phúc thế gian thông thường) bằng Thiền Ðịnh để chế ngự và tu tập tâm; giai đoạn thứ hai trên đạo lộ giải thoát.
Ðịnh là sự tu tập tâm, không có định chúng ta không thể có tuệ. Bằng thiền định chúng ta có thể gặt hái được hạnh phúc - một loại hạnh phúc cao cả hơn hạnh phúc thông tục của thế gian. Hạnh phúc thế gian là hạnh phúc lệ thuộc. Nó cần sự hỗ trợ và đồng hợp tác của một người cộng sự (vợ hay chồng). Riêng loại hạnh phúc tinh thần cao cả này không đòi hỏi bất kỳ sự trợ giúp bên ngoài nào hoặc người cộng sự nào. Hạnh phúc này có thể được đạt đến qua thiền (Jhànas). Jhànas (Skr: dhyàna: thiền na) là một từ phát xuất từ căn Jhe, tư duy một cách gắn bó hay kiên cố vào một đề mục, hoặc để thiêu đốt các pháp chướng ngại, Nivarana có nghĩa là năm triền cái ngăn trở tiến bộ tâm linh, Jhàna đã được dịch là nhập định, an chỉ định trạng thái xuất thần. Tuy nhiên, ở đây định là một kinh nghiệm đặc biệt thoát khỏi đời thường.
Ở Miến chúng ta không nói về thiền định (Jhàna) chúng ta thường nói nhiều đến Vipassanà (thiền minh sát hay thiền quán). Sở dĩ thiền định (Samàtha hay Jhàna) ít được nghĩ đến ở Miến là vì nguời Miến cho rằng thiền định không phải là giai đoạn cao tột, mà chỉ là giai đoạn thứ hai trên lộ trình đi đến Niết Bàn. Ðó là lý do thứ nhất. Còn có một lý do khác nữa là, với những người quan tâm đến thiền Minh sát (Vipassanà) nghĩ rằng đây là con đường ngắn nhất hay đường tắt đi đến Niết Bàn. Trong một vài trường hợp, người ta nghĩ rằng để đạt đến Niết Bàn vấn đề chỉ là thời gian thôi, nghĩa là chỉ cần thực hiện vài ngày hoặc vài tuần là đủ. Họ thích đi thẳng đến Niết Bàn chứ không muốn chờ đợi lâu. Chẳng thế mà họ tham dự những khoá thiền ba ngày hoặc 7 ngày để mong đạt đến mục đích đó.
Ðể đắc thiền (Jhana) bạn phải chứng minh điều đó bằng cách thực hiện những pháp thần thông - chẳng hạn như đi trên nước, ngồi trên mặt nước, làm người chết đứng dậy v.v... Nhưng để đạt đến Niết Bàn ở giai đoạn Nhập Lưu (tức Tu Ðà Hoàn quả) thì chẳng cần bằng chứng gì cả. Ðó là một lý do thêm nữa, giải thích tại sao người ta lại quan tâm đến thiền Minh sát đến như thế. Chính Ðức Phật đã đạt đến những trình độ rất cao trong thiền định (Jhànas), Bần Tăng nhân đây cũng muốn nói đôi điều về loại thiền này. Một số người đề nghị là nếu chúng ta muốn truyền bá đạo Phật một cách hiệu quả ở thế gian này, chúng ta phải làm điều đó khác với những điều chúng ta hiện nay đang làm. Nhờ thiền định chúng ta có thể bay lên trời, chúng ta có thể xuất hiện và biến mất trong không gian. Vì vậy, một số người nói rằng đạo Phật có thể được truyền bá nhanh hơn và rộng rãi hơn nếu chúng ta có thể chứng minh Ðạo Phật qua thiền định. Dù sao chăng nữa thì thiền định này cũng là một phần trong lời dạy của Ðức Phật.
Thiền (Jhànas) nghĩa là tư duy, tập trung vào một đề mục để vượt qua Năm triền cái. Jhànas cũng có nghĩa là thiêu đốt các pháp chướng ngại (Nivarana) những pháp che lấp tiến bộ tâm linh. Phát xuất nơi từ phát sinh [*] này chúng ta có "Jhar-pa-na" là hoả thiêu trong trường hợp người chết. Jhanas đã được dịch là nhập định, an chỉ định hay trạng thái xuất thần (ecstacy); tuy nhiên, trong đạo Phật Jhànas là một loại kinh nghiệm thuộc về tinh thần (tâm), hay có thể gọi là kinh nghiệm vượt ngoài đời thường. Người muốn tiến bộ trên lãnh vực tinh thần (tâm) này sẽ chọn một trong 40 đề mục đã liệt kê trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh Ðạo). Ðề mục mà hành giả chọn cần thích hợp với tính khí (bản tánh) của mình, chẳng hạn như tánh ưa xúc cảm, sân hận v.v... 40 đề mục đó được chia thành 6 nhóm theo loại bẩm tánh của con người. Do vậy, nếu bạn muốn hành thiền có kết quả, nghĩa là đắc thiền, bạn phải chọn một trong số 40 đề mục thích hợp với bẩm tánh của mình.

[*] Derivative: "Từ phát sinh" là từ được tạo ra từ một yếu tố gốc bằng cách thêm, bớt hay thay một vài thành tố nào đó (ND).
Về phương pháp đã được giải thích đầy đủ trong Thanh Tịnh Ðạo. Ðề mục hành giả chọn được gọi là Parikammanimitta (chuẩn bị tướng). Hành giả chú tâm trên đề mục này trong một thời gian, có thể là vài ngày, vài tuần, vài tháng hay vài năm, cho đến khi nào hành giả có thể mường tượng được đề mục không chút khó khăn. Khi hành giả có thể mường tượng được đề mục mà không nhìn vào nó, hành giả tiếp tục tập trung trên đề mục mường tượng này (Uggahanimitta: sơ tướng hay tợ tướng) cho đến khi hành giả phát triển nó thành một đề mục đã được khái niệm hoá (Patibhàganimitta:quang tướng). Ở vào giai đoạn này người có kinh nghiệm tâm linh được xem như đắc cận định (Upacàra - samàdhi) và tạm thời vượt qua năm triền cái (Nivarana) đó là: tham dục, sân hận, hôn trầm - thuỵ miên, trạo cử, phóng dật và hoài nghi.
Ðể minh hoạ lại những gì chúng ta đã nói. Nếu hành giả chọn cho mình đề mục thích hợp là một biến xứ đất (Pathavì - Kasina), hành giả giữ kỹ một vòng tròn làm bằng đất sét gọi là Kasina (Biến Xứ đất). Trong tiếng Anh thường được dịch là Hypnotic circle (vòng thôi miên), thực ra không chính xác lắm. Hành giả làm một vòng tròn bằng đát sét đường kính khoảng một gang và bốn ngón tay (ba tấc). Hành giả cố gắng làm sao cho nó thật phẳng và sơn bằng màu bình minh. Vòng này được đặt trước mặt cách khoảng 1 mét, hoặc xê xích một chút sao cho mắt nhìn thấy rõ. Ở phương Tây hiện nay cũng có một số người hành theo cách này. Tuy nhiên, ở Ấn Ðộ phương pháp này đã có từ lâu đời, vì vậy nó rất phổ thông; người Tây phương thực hành pháp môn thiền định đơn giản chỉ để xem tác dụng của nó và nhờ thực hành như vậy mà một số người đã thâu thập được một năng lực định rất sâu. Khi việc chuẩn bị vòng Kasina đất đã hoàn tất và hành giả đặt nó trước mặt ở khoảng cách thuận tiện, sao cho hành giả có thể nhìn vào nó một cách dễ dàng thoải mái. Trong lúc hành thiền hành giả phải giữ cho đầu, cổ và lưng thẳng đứng để duy trì tâm gắn bó với đề mục.
Thông thường không tập trung chúng ta không thể biết tâm mình ở nơi đâu. Dù thế nào chăng nữa hành giả cũng phải cố gắng tập trung tâm vào đề mục vật lý này, Parikammanimitta (chuẩn bị tướng). Như đã giải thích ở trên, có khi hành giả phải mất vài ngày, vài tháng hoặc vài năm mới có thể mường tượng được hay hình dung được đề mục mà không cần đến chuẩn bị tướng (tức đề mục vật lý). Ðức Phật khuyên chúng ta không nên quá căng thẳng khi làm bất kỳ điều gì. Hành giả không nên cưỡng ép tâm lực mình. Hành giả phải xem mình như thể đang trong cuộc chơi, thưởng thức nó với tâm hân hoan vui vẻ, cũng như những thanh thiếu niên đang thích thú xem một màn trình diễn trong xi nê vậy.
Nhưng đồng thời Ðức Phật cũng khuyên chúng ta không nên để tâm lơi lỏng. Chúng ta hành thiền để giúp đỡ tha nhân, để đóng góp hạnh phúc của mình vào hạnh phúc chung của mọi người. Hành thiền với tinh thần như vậy, ngay cả việc quét nhà cũng trở nên thú vị. Trong việc hành thiền, hành giả cũng phải có thái độ như trong lúc đang chơi, có vậy việc hành mới trở nên thú vị, bởi vì hành thiền là một việc làm rất tốt và là một điều cần thiết phải làm để trau dồi bản tâm. Trừ khi chúng ta giải toả được tâm mình như vậy, bằng không chúng ta chẳng thể nào thực hiện nổi những chặng đầu của pháp (Dhamma), nói chi đến việc chứng ngộ Niết Bàn, mục tiêu cao tột của đạo Phật.
Vì vậy, hành giả tập trung trên đề mục hay "chuẩn bị tướng" cho đến khi có thể mường tượng ra nó mà không cần đề mục. Hình ảnh mường tượng này trong Pàli gọi là "Uggahanimitta" (sơ tướng hay thô ảnh tướng tợ), có thể nói đó là bản sao chính xác của đề mục được thấy. Khi hành giả đến giai đoạn này thì không đòi hỏi phải có đề mục vật lý nữa. Kế đó, hành giả tiếp tục tập trung vào đề mục mường tượng. Sự khác biệt giữa đề mục thứ nhất và đề mục thứ hai là: đề mục đầu tiên là một đề mục vật lý, đề mục thứ hai thuộc tâm (do mường tượng mà ra). Tuy nhiên nó chính xác cùng một đề mục. Hành giả nỗ lực tập trung vào đề mục mường tượng này cho đến khi nó trở nên sáng chói giống như một ngôi sao. Sự khác biệt giữa giai đoạn hai và ba này là: trong giai đoạn hai hành giả thấy đề mục với những thô tướng, nhưng trong giai đoạn ba hoàn toàn không có các thô tướng này nữa, mà nó tựa như một ngôi sao đang chiếu sáng. Lúc này đề mục đã được khái niệm hoá và gọi là Patibhàganimitta (quang tướng hay quang ảnh trong sáng). Hành giả đắc cận định và tạm thời vượt qua năm triền cái (Nivarana); đó là: Tham Dục, Sân Hận, Hôn Trầm - Thuỵ Miên, Trạo Cử - Phóng Dật và Nghi Cái.
Sự tập trung hay định tâm của hành giả dần dần trở nên tăng tiến đến mức sắp đạt đến Jhàna (thiền). Vào giai đoạn này hành giả được bảo là đã có An Chỉ Ðịnh (Appanàsamàdhi). Cuối cùng, hành giả từng bước một đắc năm cấp độ thiền (từ sơ thiền đến ngũ thiền) và chính khi hành giả đạt đến ngũ thiền là lúc hành giả có thể dễ dàng phát triển năm năng lực siêu nhiên (các loại thần thông như: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, tha tâm thông, và biến hoá thông). Nhờ những thần thông này hành giả có thể thấy những điều mà bằng mắt thường không thể thấy được -- dù cho vật ấy ở xa bao nhiêu, không có chướng ngại nào có thể ngăn cản được cái thấy của hành giả. Hành giả có thể thấy xuyên qua núi non, đến những nơi xa xăm nhất mà không bị chướng ngại vật nào ngăn cách. Ngay cả đến ngày nay ở Ấn Ðộ cũng có những vị Yogis đắc các pháp thần thông này, vì việc hành thiền định không nhất thiết chỉ giới hạn trong đạo Phật mà Ấn giáo (Hindus) cũng hành như vậy.
Trong đạo Phật việc hành thiền (Jhàna) là một trợ lực rất lớn giúp chứng ngộ Niết Bàn. Những người đã đạt đến mức độ cao như ngũ thiền này, tâm họ được tinh lọc rất cao và điều này giúp họ dễ dàng đạt đến các cấp độ phát triển tâm siêu thế (Lokuttara). Tuy nhiên, ở giai đoạn ngũ thiền hành giả cũng không hoàn toàn thoát khỏi những khuynh hướng bất thiện - lý do là vì Ðịnh, như đã đề cập ở trên, chỉ có thể vượt qua cấp độ phiền não thứ hai một cách tạm thời. Vì vẫn còn cấp độ phiền não thứ nhất (tức tuỳ miên phiền não) chưa trừ khử nên những tham dục đã được ức chế bằng Ðịnh chắc chắn sẽ khởi dậy lại nếu gặp điều kiện. Trong Anh ngữ, năm năng lực siêu nhiên hay thần thông này đôi khi còn gọi là năng lực tàng ẩn hay bí mật. Tuy nhiên, trong đạo Phật năm năng lực này không thể gọi là những năng lực bí mật được, vì mọi người đều có thể đạt được nếu họ chịu khó hành thiền định.
Giới làm cho người ta cao quý trong lời nói và việc làm, Ðịnh kiểm soát tâm làm cho vị ấy an tịnh, bình tĩnh và kiên định. Tuệ hay tuệ giác, giai đoạn tu tập thứ ba và cũng là giai đoạn cuối cùng, giúp cho hành giả thắng phục hoàn toàn mọi phiền não. Như một cái cây đã bị triệt ở gốc chắc chắn sẽ không còn mọc lại, cũng vậy, các phiền não do Tuệ (Pannà) trừ diệt sẽ không bao giờ sanh khởi nữa.
Hành giả khi đã đạt đến giai đoạn thứ ba trên đạo lộ Giải thoát, cố gắng hiểu rõ thực chất của tự ngã, cũng như thực chất của các pháp thế gian nói chung. Giờ đây với cái tâm đã tịnh hoá cao độ, hành giả bắt đầu liễu tri rằng không có nguồn gốc của cái Ta hay tính đồng nhất khăng khăng của một "bản ngã" cả trong các hiện tượng nội giới và ngoại giới. Vị ấy nhận ra rằng cả thân và tâm, những thứ cấu tạo nên cá thể vị ấy, đều nằm trong trạng thái trôi chảy và biến dịch không ngừng, và rằng các pháp hữu vi đều vô thường (Anicca), phải chịu khổ đau (Dukkha), và không có tự ngã (Anatta). Ðối với vị ấy, lúc đó tri kiến hiểu biết phát sinh lên rằng mọi hình thức lạc thú của đời thường chỉ là đầu mối đưa đến khổ đau, và rằng mọi thứ nằm trong trạng thái biến dịch chắc chắn không thể là cội nguồn hạnh phúc thường hằng và thực sự được.
Sau đó, hành giả tập trung tâm vào ba đặc tánh thế gian, đó là: vô thường, khổ và vô ngã. Không luyến ái cũng không chán ghét đối với các pháp thế gian; hành giả tiếp tục một cách kiên trì, phát triển tuệ giác đối với cả hiện tượng nội và ngoại giới cho tới khi loại trừ được ba hạ phần kiết sử, đó là: Thân kiến = Ngũ uẩn tà kiến (Sakkàya ditthi), Hoài nghi (Vicikicchà) và Giới cấm thủ (Sìlabbata paràmàsa) chỉ khi nào hành giả thủ tiêu tận gốc ba kiết sử này thì hành giả mới chứng ngộ Niết Bàn, mục tiêu tối hậu của mình trong lần đầu tiên. Vào giai đoạn này hành giả được gọi là vị Tu Ðà Hoàn (Sotàpana), tức là người đã bước vào dòng (Nhập Lưu), dòng ở đây nghĩa là đạo lộ dẫn đến Niết Bàn. Ðức Phật đã mô tả giai đoạn này như sau:

Ðắc quả Tu Ðà Hoàn,
Hơn tái sanh thiên giới
Hơn quyền lực thế gian
Hơn chuyển luân thánh vương. (Pháp Cú, 178)
Hình ảnh biểu tượng một người đã đạt đến tầng thánh thứ nhất được ví như người bước vào dòng (Thánh) bởi vì, cũng như nước sống không bao giờ chảy ngược, mà đều đặn chảy một cách chắc chắn và hiển nhiên hướng ra đại dương. Cũng vậy, vị hành giả sẽ chắc chắn và nhanh chóng đạt đến sự giác ngộ cuối cùng của mình. Tuy nhiên, vì hành giả chưa diệt trừ bảy kiết sử còn lại nên có thể phải tái sanh tối đa là bảy lần nữa trong cõi dục.
Khi hành giả phát triển tuệ giác thâm sâu hơn và làm yếu đi hai kiết sử nữa, đó là: Dục Ái (Kàmaràga) và Sân (Patigha), hành giả trở thành một vị Tư Ðà Hàm (Sakadàgàni), còn gọi là bậc Nhất Lai. Sở dĩ được gọi như vậy là vì hành giả còn tái sanh trong cõi dục (Kàmaloka) chỉ một lần duy nhất nếu như hành giả vẫn chưa đắc giải thoát cuối cùng trong kiếp sống hiện tại này.
Tầng thánh thứ ba là A Na Hàm (Anàgàmi), Bất Lai Thánh Giả, người đã hoàn toàn cắt đứt hai kiết sử (Dục Ái và Sân) ở trên. Hành giả không còn tái sanh trong thế gian này hay bất kỳ cảnh giới nào trong dục giới. Tuy nhiên, nếu hành giả vẫn chưa đạt đến giác ngộ cuối cùng trong kiếp này thì vào lúc mệnh chung, chắc chắn sẽ tái sanh nơi một trong những cảnh giới thích hợp và cao hơn, từ đó hành giả sẽ nhập Niết Bàn luôn.
Giai đoạn thứ tư là tầng thánh A La Hán (Arahat),
bậc đã tiêu trừ năm thượng phần kiết sử là: Ái trong cõi sắc giới (Rùpà - ràga); Ái trong cõi vô sắc (Arùpa - ràga), Ngã Mạn (Màna), Phóng Dật (Uddhacca) và Vô Minh (Avijjà). Lúc đó hành giả biết rõ rằng sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, điều cần làm đã làm xong, đây là sự an lạc cao quý nhất, bậc A la Hán vượt lên trên các cõi giới, chứng ngộ hạnh phúc Niết Bàn - một loại hạnh phúc bất khả thuyết.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.16/2/2015.
Xưa nay có một số người hiểu lầm cho rằng Niết-bàn là hư vô, hủy diệt, hay là cái chết. Nếu hiểu như thế thì không đúng với tinh thần kinh điển Phật giáo.
(Trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 180, mục Chuyện Đông Chuyện Tây tr. 57, ông An Chi có trả lời một độc giả về xuất xứ của từ Niết-bàn, nhưng về ý nghĩa, ông muốn độc giả tự tìm hiểu lấy. Nhân đây, chúng tôi xin góp ý về cách lãnh hội khái niệm Niết-bàn theo kinh điển Phật giáo, để giúp độc giả nào muốn tìm hiểu thêm một từ ngữ khá hàm súc và thường bị ngộ nhận này).
1. ĐỊNH NGHĨA NIẾT-BÀN
Niết-bàn hay Nê-hoàn là phiên âm từ ngữ Nibbàna của Pali (P), hay Nirvàna của Sanskrit (S).
Nibbana là danh từ phát sinh từ động từ ni(r)-và: nibbati; Nirvàna là danh từ phát sinh từ động từ nir-va. Hai động từ trên cùng có nghĩa tương đối giống nhau: Thổi, dập tắt, tiêu diệt, chấm dứt, làm lắng dịu, làm cho nguội lạnh. Do đó, hai danh từ Nibbana và Nirvana cùng có nghĩa là sự thổi tắt, biến mất, chấm dứt, lắng dịu, an tịnh, giải thoát v.v…[1]
Theo từ điển Phật học, Niết-bàn là trạng thái đã được thổi tắt, đã diệt hết lửa phiền não, là thành tựu trí tuệ viên mãn. Trạng thái nầy là cảnh giới giác ngộ siêu việt sinh tử, là mục đích thực tiễn rốt ráo của Phật giáo. Cho nên nó được biểu trưng cho một trong ba pháp ấn của đạo Phật là “Niết-bàn tịch tịnh.”[2]
2. NHỮNG VÍ DỤ VỀ NIẾT-BÀN
Kinh Niết-bàn thuộc Đại thừa đã cho những ví dụ như sau: Ví như người đói được ăn no, người bệnh được chữa lành, người sợ hãi được che chở, người nghèo được châu báu, người quán tưởng xương trắng trừ hết lòng dục, nhờ thế mà được an vui.
Tất cả những niềm an vui trên cũng gọi là Niết- bàn, nhưng chưa phải là Niết-bàn đích thực. Vậy, thế nào là Niết-bàn đích thực? Có bậc Đại nhân ở trong ác đạo phiền não mà không khiếp sợ, phát nguyện độ khắp chúng sinh, đó là người đã đạt được Niết-bàn đích thực.[3]
Đó là những ví dụ về Niết-bàn theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa và sau đây là những ví dụ theo quan điểm Nguyên thủy theo kinh Trung Bộ: Người nào đã diệt hết mọi tham ái, sân hận và si mê, làm cho chúng không thể hiện hữu được nữa trong tương lai, như cây tala bị chặt đứt ngọn không thể nẩy mầm được nữa (đó là Niết - bàn)[4]. Sự kiện bị chặt đứt ngọn được ví dụ trạng thái diệt hết mầm móng của tham, sân, si; cây tala – một loại cây giống như cây cau ở xứ ta, nếu chặt đứt ngọn thì không sống được nữa – được ví dụ cho sự hiện hữu của tham, sân, si.
Ngoài ra, còn có thể nêu thêm một ví dụ khác: Một hôm, con rùa đi dạo chơi trên mặt đất rồi trở về hồ nước. Con cá hỏi con rùa từ đâu trở về. Rùa bảo là từ đất khô trở về. Cá thắc mắc không biết đất khô là gì, nên hỏi: “Thế, đất khô có mát mẻ và êm dịu không? Có trong suốt để ánh sáng xuyên qua được không? Có di chuyển và chảy thành dòng không? Có nổi sóng và tan thành bọt không? v.v…” Rùa trả lời rằng tất cả những thứ ấy đều không phải. Cá kết luận: “Tôi hỏi anh bao nhiêu câu hỏi mà anh đều bảo không giống một thứ nào cả, thế thì đất khô mà anh nói đó chỉ là hư vô chứ không gì khác. “Rùa nói: “Này chị cá, nếu chị quả quyết rằng đất khô là hư vô thì chị cứ tiếp tục nghĩ như thế. Nhưng thực ra, người nào đã biết nước và đất khô sẽ bảo chị là một con cá dại dột vì dám cả quyết rằng cái gì chị không biết đều là hư vô, không có gì hết.[5]
3. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ NIẾT-BÀN
Vào thời đức Phật còn tại thế, có một số Sa-môn, Bà-la-môn cho rằng có năm loại Niết-bàn, mà họ gọi là Niết-bàn tối thượng, đó là:
1. Có người cho rằng bản ngã tận hưởng đầy đủ năm thứ dục lạc đó là Niết-bàn.
2. Có người cho rằng xa lìa các dục vọng, các pháp bất thiện, đạt đến Thiền thứ nhất, có tầm, có tứ, có hỷ và lạc, đó là Niết-bàn.
3. Có người cho rằng đạt đến Thiền thứ hai, nội tâm yên tĩnh, trí tuệ tập trung vào một đối tượng, không tầm, không tứ, có hỷ và lạc, đó là Niết-bàn.
4. Có người cho rằng đạt đến Thiền thứ ba, không có hỷ nhưng còn lạc, an trú chánh niệm, đó là Niết-bàn.
5. Có người cho rằng đạt đến Thiền thứ tư, không lạc cũng không khổ, hỷ và ưu cũng xả bỏ, được xả niệm thanh tịnh, đó là Niết-bàn.
Đó là những chủ trương Niết-bàn hiện tại tối thượng của các Sa-môn, Bà-la-môn lúc bấy giờ. Đức Như Lai biết rõ những quan điểm của họ, nhưng Ngài không chấp trước vào các tri kiến ấy. Vì không chấp trước nên nội tâm tịch tịnh. Do đó, biết chính xác sự huân tập, sự diệt trừ của cảm thọ, những vị ngọt, những nguy hiểm và sự xa lìa khỏi chúng. Nhờ thấu triệt như vậy, nên đức Như Lai được hoàn toàn giải thoát, không còn tập khí sinh tử nữa.[6]
4. TÍNH CHẤT CỦA NIẾT-BÀN
Kinh Phương Đẳng Bát-nhã Nê-hoàn quyển hai, phân tích Niết-bàn thành tám pháp vị (tính chất) sau đây:
1. Thường trụ: Thông suốt ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai) mà thường hằng, biến khắp mười phương mà tồn tại.
2. Tịch diệt: Vắng lặng hoàn toàn, vĩnh viễn chấm dứt lưu chuyển.
3. Không già: Không đổi, không thay, không thêm chẳng bớt.
4. Không chết: Vốn đã không sinh, nên cũng không chết.
5. Thanh tịnh: An nhiên trong sạch, hết mọi ô nhiễm.
6. Hư không: Thông suốt rỗng rang, vượt mọi chướng ngại.
7. Bất động: Im lìm tuyệt đối, hoàn toàn không dao động.
8. Khoái lạc: Không bị sinh tử khổ đau bức bách, đầy đủ niệm an vui thường tịch diệt.
Về tính chất của Niết-bàn đã được đức Phật trình bày trong rất nhiều kinh, ở đây chúng ta có thể nêu vài đoạn kinh trong Udàna như sau: “Này các Tỳ-kheo, trạng thái nầy (tức Niết-bàn) không có đất, nước, lửa, gió, không có Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ; không có đời nầy, không có đời sau. Do vậy, ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có sinh, không có diệt, không chuyển vận và không sở duyên. Đó là sự đoạn tận khổ đau”.
Này các Tỳ-kheo, cái gì có nương tựa thì có dao động, cái gì không nương tựa thì không dao động, không dao động thì được khinh an, được khinh an thì không chuyển dịch, không chuyển dịch thì không có đến và đi, không có đến và đi thì không sinh diệt; vì không sinh diệt nên không có đời nầy và đời sau. Đó là sự đoạn tận khổ đau.[7]
5. PHÂN LOẠI NIẾT-BÀN
Tông Pháp tướng chia Niết-bàn thành bốn loại (bốn trạng thái):
1. Bản lai tự tính thanh tịnh Niết-bàn: Tự tính của tất cả chúng sinh xưa nay vốn thanh tịnh, có vô lượng công đức, không sinh không diệt, vắng lặng như hư không, nhưng vì bụi bặm phiền não che khuất nên không hiển lộ được.
2. Hữu dư y Niết-bàn: Phiền não chướng đã diệt hết, lý chân như đã hiển hiện, nhưng sinh mệnh vẫn còn hiện hữu. (Như trường hợp đức Phật khi mới thành Đạo).
3. Vô dư y Niết-bàn: Mọi phiền não dứt hết, thân ngũ uẩn cũng diệt tận, các pháp hữu vi hết chỗ nương tựa, mọi nỗi khổ cũng diệt tận (Như trường hợp đức Phật nhập Niết-bàn.)
4. Vô trụ xứ Niết-bàn: Mọi chướng ngại của tri thức đều được đoạn tận, đạt được trí tuệ siêu việt, không còn phân biệt giữa sinh tử và Niết-bàn, không còn ưa thích hay chán ghét, phát đại trí, đại bi làm lợi ích cho chúng sinh đến cùng tận đời vị lai mà vẫn sống theo tự tính vắng lặng.[8]
Khi luận về phàm Thánh đối với bốn loại Niết-bàn, chúng ta thấy: tất cả các loài hữu tình đều đầy đủ Bản lai tự tính thanh tịnh Niết-bàn. Các bậc Thanh văn và Duyên giác vì đã đoạn tận phiền não nên được thêm hai loại Niết-bàn nữa là Hữu dư y và Vô dư y. Chư Phật đã dứt sạch cả phiền não chướng và sở tri chướng, nên đầy đủ cả bốn loại Niết-bàn.[9]
Tóm lại, xưa nay có một số người hiểu lầm cho rằng Niết-bàn là hư vô, hủy diệt, hay là cái chết. Nếu hiểu như thế thì không đúng với tinh thần kinh điển Phật giáo. Thực ra sự chết chỉ là một khía cạnh của Vô dư y Niết-bàn, chứ không phải toàn bộ Niết-bàn. Ý nghĩa đích thực của Niết-bàn theo đạo Phật phải được hiểu là trạng thái dứt sạch mọi phiền não nhiễm ô, đoạn trừ hết những nhận thức sai lầm, và hoàn toàn tự tại trước mọi khổ vui, phải trái, tốt xấu của cuộc đời. Tuy vậy, Niết-bàn thực khó thể nhận đối với những tâm hồn còn tràn đầy ái dục, như đức Phật đã tuyên bố khi mới thành đạo: “Pháp nầy (tức Niết-bàn) do Ta chứng được thực sự là sâu xa, vi diệu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao siêu, vượt khỏi mọi lý luận, chỉ có những người trí mới hiểu thấu. Còn những người bình thường thì ham mê ái dục, ưa thích ái dục; do đó, họ khó mà thấy được nguyên lý y tánh duyên khởi, khó mà thấy được tất cả các hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được trừ bỏ, ái được đoạn tận, dục được diệt sạch, chứng đắc Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà những người khác không hiểu Ta, thì thực là vất vả cho Ta, thực là khổ não đối với Ta.[10HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.16/2/2015.
Niết Bàn (Nirvana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhận có Thượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
Mục đích cao cả của Phật giáo là Niết bàn. Ngoài Niết bàn và khao khát chứng đắc Niết Bàn, người Phật tử không tìm kiếm và mong muốn gì khác. Vậy Niết Bàn là gì ? Niết Bàn có tồn tại, hiện hữu không ? Nếu tồn tại, hiện hữu thì Niết Bàn ở đâu? Nếu tồn tại, hiện hữu thì với tư cách là cái phản ánh, Niết Bàn là khaí niệm được rút ra từ bản chất của một tồn tại thực là khái niệm thực, có ý nghĩa. Nếu không tồn tại, hiện hữu thì cái gọi là Niết bàn chỉ là ảo vọng do con người tạo ra để tự huyễn hoặc mình. Câu hỏi nữa là tồn tại hay không tồn tại thì niềm tin vào Niết Bàn có đem đến cho người một giá trị nào không ? Bài viết sẽ phân tích từng vấn đề.



Muốn giải đáp những câu hỏi trên đây, điều nhất thiết là phải nắm được tổng quát triết lý của Phật giáo. Có thể nói toàn bộ triết lý của Phật giáo dựa trên kinh nghiệm ngộ (The Englightened) mà Phật tổ Như Lai đã đạt được. Theo Ngài, triết gia dù có kiến thức như thế nào chăng nữa thì kiến thức phải phát sinh từ kinh nghiệm của chính triết gia, cái kinh nghiệm đó chính là kiến hay thấy. Phật tổ luôn luôn nhấn mạnh điều này. Tri phải luôn đi liền với kiến, vì không có caí thấy thì cái biết không có chiều sâu, không thể hiểu được bản chất của thực tại, của đời sống. Hiểu biết sâu sắc là hiểu biết tự mình tìm ra. Hệ thống tư tưởng của Ngài dựa trên cái kinh nghiệm ngộ mà Ngài đã chứng nghiệm sau sáu năm khổ tu và 49 ngày nhập định dưới cội cây Bồ đề. Tất cả những gì Ngài dạy, những tư tưởng về vũ trụ, về nhân sinh và thái độ của con người đối với cuộc đời ... là sự khai mở cái tri giác nội tại mà Ngài đạt được lúc bấy giờ. Có thể tóm tắt cốt tủy tư tưởng của Phật giáo như sau : Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết Bàn tịch tịnh. Vạn vật đều vô thường. Vạn vật đều được tập hợp lại mà thành, đều do nhân duyên chi phối tạo thành. Duyên hợp thì vạn vật tồn tại, hiện hữu, duyên tan thì vạn vật không tồn tại, không hiện hữu, vạn vật bị huỷ hoại. Vạn vật luôn luôn đang trở thành, đang vô thường. Vạn vật đều vô ngã. Vạn vật đều do duyên nên không có tự tính, không có bản tính của riêng mình, không tồn tại độc lập. Tất cả đều nương tựa vào nhau, cái này có thì cái kia có, cái này không có, thì cái kia không có. Không có cái nào tự mình có được. Không có vật nào là một thực thể riêng biệt, không biến chuyển. Vô ngã do đó cũng là vô thường. Vô thường là đứng về phương diện thời gian, vô ngã là đứng về phương diện không gian. Kinh Lăng già viết : "Tất cả các sự vật đều không có tự tính vì rằng chỉ có một sự tương tục ngay liền không gián đoạn và những biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác được quán thấy khắp hiện hữu. Nếu có tự tính không bị ảnh hưởng của sự thay đổi và biến hóa thì cái dòng sinh hóa này của vũ trụ không bao giờ xảy ra". Do nhân duyên tác động, sự biến hóa trở thành liên tục, tuyệt đối nên vạn vật chỉ là hư ảo, không có vật nào tồn tại vĩnh viễn. Không thực có sinh, có diệt, có sự vật này, có sự vật kia. Sinh là diệt, diệt là sinh. Do nhân duyên thế giới trở thành vô thủy vô chung, không đầu không cuối. Vạn vật vô thường, bất định và chỉ có sự biến đổi vô thường bất định này mới là chân thực, vĩnh viễn, thường hằng. Bản chất chân thực của thế giới là vô thường vô ngã nhưng con người lại vô minh, không nhận ra chân tướng của thực tại đó. Con người không thấy được thân xác ngũ uẩn của nó cũng là vô thường vô ngã, cũng bị định luật nhân duyên chi phối, nên con người tham, sân, si. Tham là muốn chiếm đọat làm của riêng, sở hữu riêng cho mình. Sân là giận dữ, thù hận, ganh ghét vì không đạt được ý muốn. Si là u mê, tăm tối chạy đuổi theo những giá trị hão huyền do vô minh tạo ra. Vô minh dẫn tới ái dục. Vô minh và ái dục dẫn dắt con người nên đời người là khổ, sống là khổ. Kinh Pháp cú viết : "Không có lửa nào như lửa tham, không có ngục tù nào như lòng sân, không có lưới nào như Vô minh, không có dòng sông nào như ái dục"(Kinh Pháp cú -  Do ái dục con người hành động và hành động tạo thành nghiệp và nghiệp đưa con ngời quanh quẩn trong luân hồi : sinh rồi chết, chết rồi tái sinh, tái sinh rồi chết. Sinh ra làm người làm súc sinh, làm ngạ quỷ hay A tu laẨ là tùy thuộc vào hành động của chúng ta. Tu đạo là để chấm dứt vòng luân hồi sinh tử, để thoát ra khỏi vòng sinh tử tử sinh triền miên vô hạn, để đạt tới Niết bàn.


Câu hỏi được đặt ra ở đây là : Niết bàn với tư cách là sự chấm dứt vòng luân hồi, thì nó là không gian thực hay là cái gì ? Nếu nó là không gian thực thì Niết bàn ở đâu ? Kinh Milida - Pananà viết : "Không có nơi nào nhìn về hướng Tây, hướng Nam, hướng Đông, hướng Bắc, phía trên, phía dưới hay phía ngoài mà có thể nói là Niết Bàn ... như lửa, không phải được tích trữ một nơi đặc biệt nào, nhưng khi hợp đủ điều kiện thì lửa phat (1) sinh. Cũng thế ấy ta không thể nói là Niết Bàn ở đâu nhưng khi đạo đủ duyên đầy thì quả Niết Bàn được thành tựu (Đức Phật và Phật pháp -  Kinh Đại Niết Bàn cũng viết : "Trong Niết Bàn không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú, lạnh, nóng, gió, mưa, sanh, già, bệnh, chết, 25 cõi Ẩ. Niết Bàn như vậy là chỗ Như Lai ở thường không biến đổi". (Kinh Đại Niết Bàn tập 1  Lời giải thích của Đức Nàgasenna và của chính Đức Phật cho ta thấy Niết Bàn không phải là không gian thực, tức là một nơi chốn nào đó, không phải là một cảnh trời nào đó, và Niết Bàn cũng không ở đâu cả. Nếu như vậy, thì phải chăng Niết Bàn là hư vô, là không thực có. Phật giáo đưa ra câu chuyện như sau : Lâu lắm cá mới gặp lại rùa. Cá hỏi :



- Chào chị rùa, chị đi đâu mà lâu rồi tôi không gặp ?
- A , chào chị cá. Tôi đi chơi ở trên đất khô - Rùa trả lời.
- Đất khô à ? Cá ngạc nhiên - chị nói đất khô, vậy đất khô là cái gì ? Đất làm sao mà khô được ? Tôi chưa khi nào thấy đất màkhô. Đất khô chắc là không có gì hết.
- Chị muốn nghĩ vậy cũng được - Rùa đáp - Tuy nhiên tôi đã đi chơi ở đất khô thật.
- Này, chị rùa, chị nói lại coi. Đất khô mà chị nói ra làm sao, giống như cái gì ? Nó có ẩm ướt không ?
- Không, đất khô không ẩm ướt.
- Đất khô có mát mẻ êm dịu dễ chịu không ?
- Không, đất khô không mát mẻ, êm dịu và dễ chịu.
- Đất khô có trong suốt và ánh sáng rọi xuyên qua được không ?
- Không, đất khô không trong suốt và ánh sáng cũng không rọi xuyên qua được.
- Đất khô có mềm mại và dịu dàng để mình bơi lội trong ấy được không ?
- Không, đất không mềm mại và không bơi lội trong lòng nó được.
- Đất có di chuyển và trôi thành dòng không ?
- Không ,đất không di chuyển và trôi thành dòng.
- Đất có nổi sóng và tạo thành bọt không ?
- Không, đất không nổi sóng và cũng chẳng tan thành bọt.
Cá cười vang và khẳng định với rùa :
- Tôi hỏi cái gì, chị cũng khẳng định là không : đất không ẩm ướt, không mát mẻ, dễ chịu, không trong suốt và ánh sáng không xuyên qua được, không di chuyển và trôi thành dòng, không nổi nóng và không tan ra thành bọt. Như vậy, cái mà chị gọi là đất khô, đó chỉ là hư vô, không có thật, không có cái gọi là đất khô.



Câu chuyện trên cho thấy Phật giáo khẳng định Niết Bàn là có thật. Niết Bàn không phải là hư vô. Nhưng Niết Bàn có thật mà không ở đâu cả, không là không gian thật, không là nơi chốn hay cảnh trời nào đó trong vũ trụ, thì Niết Bàn là cái gì ?



Nghiên cứu các kinh Udanna Itivuttaka và kinh Đại Niết Bàn cho thấy: Theo Phật Tổ Như Lai khi vô minh và ái dục dẫn dắt và làm chủ con người thì con người không thể làm chủ thực tại như nó là mà chỉ có tri thức về thực tại. Con người bị chấp chặt vào tri thức đó, bị dính mắc và bị chúng điều khiển. Con người tạo nên khổ đau cho chính mình và cho tha nhân. Kinh Đại Niết Bàn viết : " Kẻ nào bị ái dục thiêu đốt, bị ái dục áp đảo, bị mù lòa vì nó, kẻ ấy có những ý định tai hại cho chính mình, cho người khác, cho cả mình lẫn người và kinh nghiệm những khổ đau nội tâm, phiền não" (Kinh Đại Niết Bàn, tập 1,  Muốn xóa bỏ ái dục thì thực tại phải được nhận thức như nó là. Khi thực tại được nhận thức như nó là thì vô minh và ái dục bị tiêu diệt và giác ngộ phát khởi. Giác ngộ là giác ngộ thực tại của thế giới hiện thực. Kinh Đại Niết Bàn viết :

"Kẻ nào nhìn được chân tướng của sự vật với tuệ giác, kẻ ấy không còn ham muốn sự hữuẨ.bằng sự tận diệt mọi ham đắm mà có sự bất tham, sự đình chỉ ở mọi khía cạnh Niết Bàn"( Kinh Đại Niết Bàn, tập 1, 

Như vậy Niết Bàn là tận diệt vô minh hay tri kiến sai lầm về thực tại, tận diệt ái dục hay mọi tham đắm do vô minh đưa lại. Niết bàn là chấm dứt tham, sân, si, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi do vô minh và ái dục dẫn dắt. Niết Bàn là tuệ giác về thực tại, là sự giác ngộ viên mãn, là nhận chân đúng thế giới như nó là, là chấm dứt dòng lưu chuyển gây đau khổ và sự bám víu vào tri kiến sai lầm. Kinh Tạp A Hàm viết :"Niết Bàn là gì, hỡi đạo hữu ? Sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si. Đó, này đạo hữu, gọi là Niết Bàn" (Đức Phật và Phật pháp ,  Sir Edwin Arnorl cũng viết :"If any teach Nirvana is to cease, say unto such they lie, if any teach Nirvana is to leave, say unto such they err, not knowing this. From a metaphysical stanpoint Nirvana is deliverance from suffering. From a psychological standpoint Nirvana is the eradication of egoism. From an ethical standpoint Nirvana is destruction of lust, hatred, and ignoranca"(The Light of Asia or The Great Renunciation By Sir Edwin Arnorl London 1948, tr. 153) (Tạm dịch Nếu có ai dạy Niết bàn là chấm dứt, hãy nói rằng họ đã dối lừa. Nếu có ai dạy Niết Bàn đang sống đó, hãy nói rằng họ đã sai lầm. Không biết điều này. Về phương diện siêu hình Niết Bàn là sự giải thoát khỏi khổ đau. Về phương diện tâm lý, Niết Bàn là tiêu diệt lòng ích kỷ. Về phương diện đạo đức, Niết Bàn là diệt bỏ tham sân si). Niết Bàn như được miêu tả trên đây là một đạo quả, chứ không phải là không gian vật lý, hay dạng tồn tại bản thể nào. Nó là trạng thái tinh thần mà bằng trí tuệ rốt ráo con người đạt được, là sự thành tựu tối thượng của sự chuyển hóa của nhận thức. Vậy trong trạng thái Niết Bàn, trong trạng thái đã tận diệt tham sân si, đã chấm dứt luân hồi, đã diệt bỏ vô minh và ái dục, con người sống như thế nào ?Muốn đạt đến Niết Bàn trước hết và trên hết phải lắng đọng mọi hoạt động của thân, khẩu, ý. Phải dứt bọ mọi sự quyến luyến dínhmắc vào các dạng cảm thọ, các khoái cảm giác quan do vô minh đưa lại. Phải tiến hành thiền định (Dhyana) . Thiền định là con đường đưa con người vào Niết Bàn giải thoát. Trong trạng thái thiền định con người thấy rõ chân bản của thế giới. Thế giới muôn sai ngàn khác, với các sự vật hiện tượng khác nhau ở hình tướng, nhưng đồng nhất với nhau ở mặt bản thể. Tất cả đều vô thường, vô ngã. Nhận chân được bản thể của vũ trụ như vậy, con người phát khởi đại trí, đại bi. Con người phút chốc bừng nở tình thương vô hạn đối với muôn loài muôn vật. Tất cả đều là một, chỉ vì tri kiến sai lầm nên con người mới tham sân, si, mới hành động tạo nghiệp để thỏa mãn và nâng cao cái ngã vốn vô ngã. Với tuệ giác do thiền định đưa lại, ranh giới ta và người , ta và tha nhân, ta và chúng sinh, người và vật biến mất, tình thương vô hạn, tình yêu vô biên vối biên giới và nhân giới bừng nở, dâng tràn. Tuệ giác đưa con người vào mát lành, hạnh phúc, an lạc.

Kinh Đại Niết Bàn viết :"Đây là sự bình yên. Đây là sự bình yên tối thượng" (Kinh Đại Niết Bàn, tập 1, Thành hội Phật giaó Y ٠thức vị kỷ hay sự chấp ngã chấm dứt" (Kinh Đại Niết Bàn, tập 1,  "Nghĩ rằng mình không có linh hồn thường trú, kẻ ấy thoát được nhữngkiêu mạn, vị kỷ do ý niệm "Tôi là" thể hiện" (Kinh Đại Niết Bàn, tập 1, Thành hội Phật giaó . Như vậy đạt Niết Bàn con người an lạc, tự tại, hạnh phúc, thanh tịnh, bất nhiễm, giải thoát. Phật giáo đưa ra ví dụ để so sánh hạnh phúc Niết Bàn với hạnh phúc giác quan như sau : Như người bị ghẻ ngứa cảm thấy sung sướng lúc gãi nhưng sau đó là cảm giác đau đớn do sự gãi. Do bị ghẻ mà anh ta có sướng và có khổ. Nhưng khi không còn bị ghẻ, anh ta có sự sung sướng trong một dạng hoàn toàn mới lạ và cao đẳng hơn. Cách kinh nghiệm hạnh phúc thế tục được xem như kinh nghiệm ghẻ ngứa, còn hạnh phúc Niết Bàn giống với sự không bị ghẻ. Người Phật tử gọi hạnh phúc đạt được ngay trong kiếp sống hiện tiền, trong lúc mang thân ngũ uẩn là "Hữu dư Niết Bàn". Ngoài đạo quả này còn có đạo quả "Vô dư Niết Bàn" là đạo quả mà các vị A la Hán, các vị Bồ tát đạt được lúc trút bỏ xác thân ngũ uẩn. Nhưng đó là chỗ mà Phật Tổ nói trí tuệ hữu lậu của chúng sinh chưa thể hiểu được. Từ những phân tích trên cho phép rút ra những kết luận về Niết Bàn của Phật giáo như sau :Niết Bàn là đạo quả đạt được chứng ngộ như một đối tượng tinh thần. Nó là kết quả của sự nỗ lực, vươn tới hiểu biết thực tại, thế gian như nó là. Đạo quả đó xuất phát từ lập trường chấp nhận mọi khía cạnh của thực tại và giá trị của nó. Niết Bàn không phải là chạy trốn khỏi thế giới, không phải là sự phủ nhận hay chối bỏ thế gian mà là tìm cách để chuyển hóa cái tri kiến sai lầm về thực tại, tìm cách để thay đổi thái độ đối với thế giới làm cho nó trở thành một nơi chốn dễ chịu và hạnh phúc hơn. Niết Bàn là sự giác ngộ mang tính trí tuệ với thành quả là sự viên mãn nhân cách và hoàn hảo luân lý. Sự giác ngộ đó được đặt căn bản trên nhận thức về chân tướng của thực tại, trên một tuệ giác chân chính về thực tại. Niết Bàn không phải do Phật tạo ra mà càng không phải là sở hữu của riêng Phật. Phật không tạo ra Niết Bàn, không có uy quyền gì với Niết Bàn. Phật không đe dọa để hứa hẹn, càng không đặt điều kiện để tuyển chọn ai vào Niết Bàn và cho ai đứng ngoài Niết Bàn. Với Niết Bàn Phật chỉ là người chứng ngộ, đạt đến. Với Niết Bàn, Phật và chúng sinh bình đẳng vì Phật và chúng sinh đồng bản tính. Với Niết Bàn Phật là người đã thành, chúng sinh là người đang thành, sẽ thành, nếu khát khao chân lý và nỗ lực tinh tấn, bước lên con đường cao thượng. Với Niết Bàn Phật và chúng sinh là một. Với Niết Bàn cái tôi vị kỷ, cái tôi hẹp hòi bị sụp đổ. Ranh giới giữa ta và tha nhân tan biến vì thế gian đồng nhất ở bản thể. Với Niết Bàn con người phát triển nhân cách của mình trên bình diện tâm linh và xã hội. Niết Bàn vì vậy không phải là không gian vật lý, không phải là cảnh trời hay nơi chốn nào đó mà người ta phải đăng ký để được xét duyệt, tuyển chọn. Niết Bàn là thanh tịnh, bất nhiễm, giải thoát, là trí tuệ tuyệt đối và tình thương tuyệt đối.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.16/2/2015.