Kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ nêu ra 2 điều kiện chủ yếu để được vãng sanh Cực Lạc; đó là “Phát vô thượng Bồ-đề tâm và Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Hai điều kiện này phải luôn đi đôi với nhau, nếu thiếu một thì không được vãng sanh.
Phát vô thượng Bồ-đề tâm:
Không những chỉ trong pháp môn niệm Phật, mà trong tất cả các Tông môn của Phật giáo Đại thừa, hành giả đều phải phát Bồ-đề tâm. Tiểu thừa không phát Bồ-đề tâm, nên không thể vượt ra khỏi lục đạo luân hồi.
Kinh Hoa Nghiêm nói :
“Vong thất Bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp!”
Kinh Duyên Giác nói :
“Bồ-tát không tu hạnh Phổ Hiền, không thể chứng được vô thượng Bồ-đề”
Bồ-đề có nghĩa là Chánh giác. Phát Bồ-đề tâm là phát tâm giác ngộ không mê lầm, nhìn thấu rõ thật tướng của vũ trụ nhân sanh (chư pháp thật tướng / pháp giới tính) : tất cả sự vật là do “trùng trùng duyên khởi”, sanh diệt biến hóa theo định luật Nhân Quả, không có tự tánh. Vì giác ngộ rằng chư Phật và hết thảy chúng sanh vốn có cùng chung một bản thể, không hai không một, nên có thể mở rộng tâm lượng bao trùm cả thái hư. Trong kinh Hoa Nghiêm nói “Tâm bao thái hư lượng chu sa giới” - tâm này là tâm hoàn toàn thanh tịnh và bình đẳng với tất cả chư Phật và chúng sanh, là tâm giác ngộ cứu cánh viên mãn. Giác ngộ cứu cánh viên mãn là không còn bị mê lầm trước xum la vạn tượng biến hóa không ngừng trong vũ trụ. Vì thấu rõ rằng tất cả các pháp trong pháp giới là như hóa, như bóng ảnh không thật có, nên Bồ-tát có thể xa lìa các pháp mà trụ tâm ở chổ vô trụ.
Vì giác ngộ được tự tánh của Phật và tất cả chúng sanh vốn là cùng chung một bản thể, như như không động, không sanh không diệt, sáng suốt lanh lẹ, rõ thông không ngằn mé ...; do đó, Bồ-tát có thể phát tâm “vô duyên đại từ đồng thể đại bi”, trên cầu Phật đạo dưới cứu độ chúng sanh.
Tại sao lại phải phát tâm vô thượng Bồ-đề để niệm Phật mới có thể vãng sanh?
Kinh Phật nói: “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”: Nếu dùng tâm luân hồi (tham sân si mạn nghi) để niệm Phật, sẽ phải trở lại vào luân hồi lục đạo. Nếu dùng tâm giác ngộ, để niệm Phật, sẽ thoát ra khỏi lục đạo luân hồi sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Miệng niệm Phật, tai nghe tiếng Phật là hình thức để an trụ tâm nơi sự giác ngộ, muốn giác ngộ thì phải Văn-Tư-Tu và Tín-Giải-Hành-Chứng. Tóm lại, danh hiệu Phật A Di Đà là phương tiện để đánh thức Phật tánh, mà Phật tánh thì luôn sẵn có đầy đủ phước đức, trí huệ và tài nghệ của Như Lai. Do đó, nếu niệm Phật mà không niệm với tâm giác ngộ, thì vẫn còn là cái niệm luân hồi!
người niệm Phật mà khởi tâm luân hồi (tham sân si) thì sẽ bị đọa địa ngục. Tại sao? Vì người niệm Phật này phạm oai nghi của Phật môn, phá hoại hình tướng của Phật giáo, làm chúng sanh xa lìa Phật pháp ...
Kinh Đại tập nói: “Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương vào pháp môn niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
Thời nay người niệm Phật thì nhiều, người chứng đạo thì ít. Vì sao? Vì miệng niệm Phật, tâm chẳng có Phật, tâm chẳng làm Phật. Thời mạt pháp, ma cường pháp nhược - tâm ý chúng sanh luôn bị chi phối với ngoại cảnh, vọng tưởng mê hoặc điên đảo, khó thể phát được tâm Bồ-đề chân thật; cho nên, nếu chỉ đơn thuần niệm Phật khó bảo đảm được việc vãng sanh. Vì lẽ đó, Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư, tức ứng thân của Phật A Di Đà, đã đề xướng 5 khoa mục cho người tu pháp môn niệm Phật, cốt hầu giúp phát triển Bồ-đề tâm chân chánh. 5 khoa mục này đích thực là bản tóm lược cách thức tu hành của pháp môn niệm Phật, mà Phật đã khai mở chỉ bày trong kinh Vô Lượng Thọ.
Năm khoa mục đó là: (1) Tịnh nghiệp tam phước, (2) Lục Hòa Kính, (3) Tam Vô Lậu Học, (4) Lục Độ Ba La Mật, (5) Phổ Hiền Bồ-tát thập đại nguyện vương.
Ngày nay, HT Thượng Tịnh Không đã dùng 5 khoa mục này làm Tông chỉ của Tịnh Tông Học Hội để hướng dẫn Phật tử tu pháp môn niệm Phật. Ngài nói : “Ai tu đúng theo 5 đề mục này, tức là tu đúng theo phương pháp của Phật A Di Đà, chắc chắn sẽ được vãng sanh Cực Lạc”.
Trong bài viết này tôi chỉ xin trình bày Tông chỉ thứ nhất - Tịnh nghiệp tam phước, vì Tông chỉ này được xem là căn bản, là nền móng của pháp môn Tịnh Độ:
Tịnh Nghiệp Tam Phước:
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, phu nhân Vi Đề Hy hỏi Phật, thế giới nào thiện lành và tốt đẹp nhất, mà bà có thể sanh về để thoát ra khỏi mọi sự ác và khổ đau trong thế gian này ... Phật liền gia trì oai thần cho bà thấy vô lượng cõi nước Phật vi diệu.... Sau khi xem xong, bà liền khen cõi Tây Phương Cực Lạc là cõi nước trang nghiêm thù thắng nhất, và nguyện thích sanh về cõi ấy. Bà hỏi Phật, là phải tu như thế nào để có thể sanh về cõi nước đó. Đức Phật dạy bà tu pháp môn niệm Phật và “Tịnh nghiệp tam phước”, hay còn gọi là “Tịnh Nghiệp Chánh Nhân” để cầu sanh Cực Lạc.
Tịnh nghiệp tam phước là pháp tu Giới đức, là nền móng căn bản trong Phật môn. Ví như, nếu muốn xây một căn nhà, thì trước tiên phải xây nền móng cho vững chắc trước; sau đó, tùy ý xây nhà nhỏ, nhà lớn hay cung điện lầu các .... Nếu nền móng không được vững chắc, dù xây căn nhà lá nho nhỏ, cũng có ngày bị sụp đổ.
HT Tịnh Không nói, nếu không tu Tịnh nghiệp tam phước, thì dù niệm Phật có giỏi đến đâu cũng không thể vãng sanh. Vì sao? Vì kinh Di Đà nói, cõi Tây Phương Cực Lạc là nơi tập hội của chư đại thiện nhân .... nếu không tu Tịnh nghiệp tam phước thì không phải là thiện nhân; do đó chẳng thể vãng sanh.
Nền tảng của Phật môn là đức hạnh trong tự tánh, thể hiện qua Tứ Đại Phật Tâm : (1) Địa Tạng (Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng), (2) Quán Thế Âm (lòng từ không sát, tu thập thiện nghiệp), (3) Văn Thù Sư Lợi (Căn bản trí huệ : tin sâu nhân quả, thông hiểu kinh Đại Thừa), (4) Phổ Hiền (Phát Bồ-đề tâm khuyến tấn hành giả, giữ đủ giới cấm, không phạm oai nghi).
Tịnh nghiệp tam phước được chia ra làm 3 đề mục như sau:
(a) Phước báo nhân thiên : Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp
Trong Phật môn, Phật tử phải xem cha mẹ đồng như Phật. Nuôi dưỡng cha mẹ vẫn chưa đủ, mà phải quan tâm đến tâm tư tình cảm và huệ mạng của cha mẹ nữa. Tây Phương Cực Lạc là nơi tập hội của chư đại thiện nhân, những hạng phàm phu tầm thường, thất lễ, bất hiếu, thiếu lòng từ bi không thể sanh đến cõi nước này.
Phải bắt đầu tu từ đâu? Phật dạy, phải bắt đầu tu từ nơi tâm địa (Địa Tạng) của mình. Mọi người đều có sẵn đầy đủ trí tuệ, đức năng và tài nghệ của Như Lai; nhưng tạm thời, những trí huệ, đức năng và tài nghệ này đều bị chôn vùi dưới lớp vô minh dầy đặc nên chẳng thể khởi tác dụng. Tuy có, mà chẳng thể khởi tác dụng, thì cũng xem như là không có. Vì vậy hành giả phải ứng dụng pháp tu này để quật khởi kho tàng Tự tánh / Phật tánh (đồng nghĩa , bắt đầu từ sự giáo dục hiếu thân tôn sư. Hiếu kính của Phật môn là Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh. Địa Tạng Bồ-tát đề xướng hiếu thuận cha mẹ, tôn kính sư trưởng, hay nói chung là tôn sư trọng đạo.
(b)Phước báo Tiểu Thừa : Thọ trì tam quy, giữ đủ các giới, không phạm oai nghi
Tam quy y : quy y Phật : giác mà không mê; quy y Pháp : Chánh mà không tà; quy y Tăng : Tịnh mà không nhiểm.
Xét trên mặt tướng, quy y Phật có nghĩa là qui y với Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật, mà Phật Thích Ca Mâu Ni là đại biểu cho tất cả chư Phật trong cõi Ta Bà này. Cho nên, quy y với Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là quy y với tất cả chư Phật. Vì vậy, khi chúng ta đã quy rồi, thì không nên quy y trở lại.
Xét trên mặt tánh, quy y Phật là trở về với tự tánh viên minh giác ngộ của chính mình, mà từ đó phát lòng vô thượng Bồ-đề - Tự tánh quy y Phật, đương nguyện chúng sanh thể theo đạo cả phát lòng vô thượng.
Phật tử đã quy y Tam Bảo, thì phải giữ đủ ngũ Giới - không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không uống rượu / xì ke ma túy. Nếu phạm một trong những điều này thì sẽ làm mất oai nghi của người Phật tử, và ảnh hưởng đến Phật giáo. Vì khi người ngoại đạo nhìn vào hành vi phạm Giới của Phật tử thọ Tam Quy, họ sẽ phỉ báng và xa rời Phật pháp ....
Hỏi: Tôi tu pháp môn Tịnh Độ và đã quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Trong kinh Vô Lượng Thọ lại nói:
Phẩm 38: A Nan bạch rằng: “Cõi Phật tịnh đó, chưa từng có được, con cũng nguyện thích sanh về cõi đó”. Thế Tôn bảo rằng: “Người sanh nước đó, đã từng gần gũi, vô lượng chư Phật, trồng các cội đức. Muốn sanh về đó, cần phải nhất tâm, quy y chiêm ngưỡng”.
Phẩm 43: Nếu có thiện nam, và thiện nữ nào, được nghe danh hiệu Phật A Di Ðà, hay sanh một niệm, với tâm vui thích, quy y chiêm lễ, y giáo tu hành, phải biết người nầy, được lợi ích lớn, sẽ đặng công đức, như trên đã nói, tâm không hạ liệt, cũng không cống cao, thành tựu căn lành, thảy đều tăng thượng, phải biết người nầy, không phải tiểu thừa, trong giáo pháp ta, được xưng gọi là đệ tử bậc nhất. Cho nên bảo ông, thế gian Trời Người, A Tu La ... nên: vui thích tu tập, sanh tâm hy hữu, ở trong kinh nầy, sinh tưởng đạo sư.
Vậy, tôi có cần phải quy y trở lại với Phật A Di Đà không? Nếu tôi quy y với Phật A Di Đà tôi có bị tội là “phản bội” đức Phật Thích Ca Mâu Ni không?
Trả lời:
Quy Phật là quy y với hết thảy Tam thế Nhất thiết chư Phật, mà đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là đại biểu. Tam thế nghĩa là quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhất thiết nghĩa là mười phương chư Phật cũng chỉ là một trong Nhất Chân pháp giới. Vậy, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư ... và hết thảy chúng sanh đều là Tam Thế Nhất thiết chư Phật. Đây là nói thể tánh hoàn toàn Thanh Tịnh và Bình Đẳng của Nhất Chân Pháp Giới của chư Phật. Lại nữa, quy Phật cũng có nghĩa là trở về với bản tánh giác ngộ viên minh của chính mình.
Nếu chúng ta đã quy y Tam bảo rồi, thì không nên quy trở lại nữa. Bỡi lẽ khi nếu chúng ta quy y trở lại, có nghĩa là chúng ta còn mê hoặc điên đảo, còn phân biệt Phật Phật khác nhau chẳng đồng.
Phật có buồn không, nếu chúng ta quy Phật này, bỏ Phật kia? Phật là bậc toàn giác thấu rõ mọi tánh dục của chúng sanh, vì thương xót chúng sanh mê hoặc điên đảo nên thị hiện ở thế gian này để phá mê khai ngộ. Chúng ta càng mê, thì Phật càng thương xót, đó là tâm “vô duyên đại từ đồng thể đại bi” của Phật. Chúng ta chẳng nên đem tâm phàm phu, vọng tưởng phân biệt chấp trước của mình mà gáng lên Phật, điều này xin quí vị tự mình nên tư duy.
HT Tịnh Không dạy, buông bỏ ý nghĩ riêng của mình là giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiểm.Vì sao? Vì nếu còn có ý nghĩ riêng là còn kiến tư phiền não, còn bị mắc vào các tướng người, tướng ta, tướng chúng sanh và thọ giả ... Còn có ý nghĩ riêng, tức là còn có Nhị tâm: phân biệt chấp trước, không thanh tịnh bình đẳng. Nhất tâm nghĩa là nhìn thấy mọi sự, mọi vật đều là A Di Đà Phật, tất cả Phật, Bồ-tát, trời, người, quỹ thần, súc sanh, yêu ma quỹ quái .... đều là A Di Đà Phật. Như thế mới gọi là Nhất tâm, mới gọi là Vô Thượng Bồ-đề tâm. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng của Như Lai, nếu ta chưa thấy tất cả chúng sanh đều là Phật, thì nơi mình chẳng thể nào giác ngộ Phật tánh.
(c)Phước báo Đại Thừa : Phát Bồ-đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn hành giả
Bồ-đề tâm là tâm cứu độ mọi chúng sanh không phân biệt tốt xấu, có duyên hay vô duyên ... Nếu ma vương hiện ra phá phách, chúng ta cũng phải có tâm độ họ, không rời bỏ họ .... Muốn phát Bồ-đề tâm cứu độ vô lượng chúng sanh, thì tự mình phải phá trừ phiền não. Nếu còn kiến tư phiền não, tức là còn vọng tưởng phân biệt chấp trước, còn có ý nghĩ riêng, cách làm riêng v.v... thì không thể phát được Bồ-đề tâm ... Giới, Định, Huệ là pháp tu để đoạn phiền não; mà tụng kinh và niệm Phật là tu Giới, Định, Huệ. Tóm, lại nếu chúng ta thường hằng thọ trì đọc tụng kinh điển và niệm Phật, chúng ta sẽ phá được kiến tư phiền não và có thể phát được Bồ-đề tâm. Khi phát được Bồ-đề tâm, thì việc niệm Phật sẽ có năng lực sâu hơn đưa đến sự Nhất tâm bất loạn. Phát Bồ-đề tâm và nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật luôn phải đi đôi với nhau và và bổ xung cho nhau, không thể tách rời.
Tin sâu nhân quả thì phải đoạn ác tu thiện, luôn giữ tâm thanh tịnh không khởi nhân ác, mà phải chịu lãnh quả báo ác, như lời Phật dạy:
Đọc tụng hay nghe kinh đại thừa là thời khóa công phu thường ngày, là hằng ngày nhắc nhở mình những lời Phật dạy, hằng ngày năng cao cảnh giới trí tuệ của mình, hằng ngày đoạn trừ phiền não, đoạn nghi sanh tín v.v... Tu hành thì phải hiểu lý, hiểu sự, nếu không thọ trì đọc tụng kinh điển thì lý sự gì cũng không rõ thông, chẳng thể tu hành đúng như lý như pháp. Khi nào hiểu lý hiểu sự rõ ràng minh bạch rồi, tức là nhìn thấu rồi, thì tự nhiên có thể buông bỏ được. Nếu không buông bỏ được, thì chưa thể đoạn được phiền não, tức là chưa thể phát được vô thượng Bồ-đề tâm và chưa thể niệm Phật được Nhất tâm.
Đọc tụng kinh đại thừa là giúp cho chúng ta sửa đổi lỗi lầm. Trở ngại lớn nhất của phàm phu chúng ta là không thể nhận ra lỗi lầm của mình, lại thường hay thấy lỗi lầm của người và thường tưởng mình là thiện. Do đó, mỗi ngày phải đọc kinh điển để phản tỉnh lỗi lầm của mình; như thế mới gọi thật sự tu hành. Tu hành có nghĩa là tu chính lại hành vi tạo tác của mình nơi 3 nghiệp thân khẩu và ý.
Pháp môn niệm Phật là “Dị hành đạo”, là “Pháp môn Kỳ đặc”, là “Pháp môn khó tin” ... Do đó, phải thông rõ giáo lý, tức là phải học kinh mới có thể tu được. HT Tịnh Không nói trong bài giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ 10 rằng : “Tại sao có người không đọc kinh, mà được vãng sanh? Vì họ đã học kinh ở trong đời trước rồi, đời này tâm họ đã hiểu rõ rồi, đã thanh tịnh rồi, đã có thể buông bỏ rồi, cho nên họ chỉ cần niệm Phật là đủ. Chúng ta không phải là những người này!”
Đại Sư Thiện đạo nói : “Đọc kinh và niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn là duyên giúp một phàm phu như chúng ta có thể vãng sanh thượng phẩm”
Đọc tụng kinh đại thừa rất là quan trọng. Nếu không đọc kinh Phật thì không biết rõ pháp giới tánh và không thể giác ngộ. Khi nào giác ngộ được pháp giới tánh rồi, thì mới có thể phát Bồ-đề tâm. Nếu chưa giác ngộ, thì tâm mình phát ra là lục đạo luân hồi, không phải Bồ-đề tâm chân chánh. HT Tịnh Không nói : “Lấy tâm lục đạo luân hồi ra để niệm Phật thì bị đọa địa ngục ...vì người niệm Phật như thế sẽ phá hình tướng của Phật môn ....”.
Đại Sư Thiện Đạo lại nói : “Vãng sanh ở phẩm vị cao hay thấp là do duyên không đồng”
Hai câu nói trên của Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư, tức cũng là của A Di Đà Phật, đã giải thích rõ ràng lắm rồi? Ngày nay chúng ta tu hành thành tựu hay không đều là do chữ “duyên”, mà duyên này chỉ có qua việc “tụng kinh & niệm Phật”.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Thế Tôn đã nhắc nhở chúng ta rất là nhiều lần, và lập đi lập lại là phải “Thọ trì, đọc tụng, biên chép cúng dường, vì người diễn nói” kinh Vô Lượng Thọ này. Tại sao lại có người vẫn còn lầm lẫn mà bảo không nên thường đọc tụng kinh Phật, thậm chí còn nói không cần đọc kinh Phật? Tôi thật chẳng hiểu, câu “Y pháp bất y nhân” phải giải thích thế nào đây? Tôi chỉ nhớ lời Phật dạy trong kinh Kim Cang rằng : “Ai nói khác lời Phật nói là ma nói”, nên chẳng dám nghe theo cách tu này.
“Thọ” nghĩa là tiếp nhận, “Trì” nghĩa là vĩnh viển duy trì không để mất đi.
Mỗi ngày “đọc tụng” kinh Phật là mỗi ngày được thân cận Phật, được nghe Phật nói pháp, được sống trong giác ngộ tĩnh thức, không hư vọng phân biệt và thoái chuyển. HT Thích Trí Tịnh dạy rằng : “Tụng kinh nghĩa là học thuộc lòng kinh”. Thuộc lòng kinh sẽ giúp cho chúng ta thường luôn nhớ, thường tư duy và quán chiếu lời Phật dạy, trí tuệ mau phát triển và mau chứng đạo vô thượng.
Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm thứ 46, nói : “Thường nhớ không dứt, mau chứng đạo quả, pháp ta như thế, nên nói như thế, chổ Như Lai làm, cũng nên làm theo, tu trồng gốc thiện, cầu sanh Tịnh Độ”.
Khi tâm đã thông hiểu kinh, thì phải vì người diễn nói. Đây là cách thức để tạo “duyên” cho mình và người cùng được vãng sanh. Người thực hiện được điều này là tự tạo cho mình cái “duyên” vô cùng thù thắng, duyên đó là “duyên vãng sanh thượng phẩm”, như lời Thiện Đạo Đại Sư / Phật A Di Đà Phật và đức Bổn Sư đã nói từ trong kinh Vô Lượng Thọ. Khuyến tấn hành giả tu pháp môn niệm Phật, khuyên lơn giúp đở người khác giác ngộ là phát lòng đại từ đại bi, là phát tâm Bồ-đề cứu độ chúng sanh. Đây là công đức lớn nhất, ví như công đức của Phật Thích Ca luôn vì chúng sanh mà luôn thuyết kinh nói pháp giúp họ giác ngộ.
Một kinh điển này, một pháp môn này mà trường kỳ huân tu, không xen tạp là tu Giới & Định, vì người diễn nói kinh pháp là tu Huệ ... Muốn có thể khuyến tấn người khác thì phải có đủ 3 điều kiện : (1) Chân thành, (2) Thanh tịnh, (3) phải làm cho được những gì mình nói ....
Hỏi: Nếu tôi thọ trì đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ, tôi có cần đọc tụng kinh Đại thừa khác không?
Trả lời: Điều tối kỵ của việc tu đạo là xen tạp! Không phải kinh Phật có hay có dở, có cao có thấp, mà là do trí tuệ của phàm phu có hạn lượng, lại thêm vọng tưởng phân biệt và chấp trước, cho nên học Phật xen tạp sẽ làm cho tâm càng sanh thêm nhiều rối ren và phiền não. Chư Tổ Đại Đức dạy chúng ta chẳng nên tạp tu các pháp môn và kinh điển. Một kinh, một pháp môn thâm nhập trường kỳ huân tu, thì tâm sẽ thông, khi tâm đã thông thì vạn pháp đều thông.
Nếu hành giả đã thông rõ một kinh rồi, lại muốn tham khảo kinh khác; đó là điều rất tốt. Nhưng ngược lại, nếu chưa thông một kinh mà lại ưa thích nghiên cứu nhiều pháp môn và kinh điển, hành giả sẽ bị rơi vào chổ kẹt cứng, chẳng những tâm không thông, mà còn bị rơi vào những sự nghi ngờ, rối rắm và phiền não .... Ví như người bị bệnh, gặp thuốc gì cũng uống làm cho căn bệnh càng thêm trầm trọng, khó chửa ....
Sở dĩ HT Tịnh Không khuyến khích chỉ nên chuyên tâm thọ trì đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ, và sở dĩ Phật Thích Ca Mâu Ni đặc biệt chỉ gia trì kinh Vô Lượng Thọ này trụ thế 100 năm nữa sau khi tất cả kinh điển của Phật bị tận diệt, là vì kinh này khế lý khế cơ, là liều thuốc thích hợp với căn bệnh của chúng sanh trong thời mạt pháp.
HT Tịnh Không nói, không nên tu xen tạp, thọ trì đọc tụng nhiều kinh điển, một kinh tâm nhập trường kỳ huân tu cho đến khi tâm được thông thì vạn pháp đều thông. Khi tâm đã thông một kinh rồi, thì có thể đọc tụng bao nhiêu kinh điển cũng không sao, càng đọc nhiều kinh điển thì trí huệ càng tăng trưởng.
Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật
Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật là một lòng chỉ niệm Phật A Di Đà mà thôi. Bởi lẽ, tất cả chư Phật đã chứng pháp giới tính hay Phật tính. Do đó, Tự Tánh của các Ngài thể nhập thành một - một Phật là tất cả Phật, tất cả Phật là một Phật. Thế nhưng, do vì tâm của chúng có nhiều loạn tưởng, nên Phật bày phương tiện thiện xảo dùng danh hiệu “A Di Đà Phật” để giúp chúng sanh có thể an trụ tâm đến chổ thanh tịnh không loạn động, gọi là Nhất tâm bất Loạn.
Niệm Phật thì phải luôn nhớ chỉ có danh hiệu “A Di Đà Phật”, để giữ tâm đạt đến trạng thái Nhất tâm bất loạn. Nếu trong tâm khởi sanh một danh hiệu khác, ngay cả danh hiệu của một vị Phật khác, thì sự niệm Phật sẽ không được Nhất tâm, ta gọi là nhị tâm, nhị tâm là loạn tâm. Nếu tâm nghĩ nhớ đến người thế gian này, thì đồng với nghĩ nhớ lục đạo luân hồi, sẽ luân chuyển sanh vào trong lục đạo.
Danh hiệu là tên của Phật, gồm có 4 chữ “A Di Đà Phật”. Chữ “Nam Mô” nghĩa là quy y, không phải danh hiệu. Do đó, niệm danh hiệu Phật là niệm 4 chữ “A Di Đà Phật”. Niệm 6 chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” cũng cùng một ý nghĩa là nghĩ nhớ Phật, xưng niệm danh hiệu Phật, không có gì sai biệt cả. Người niệm Phật nên hoan hỹ tự tại, chớ nên chấp vào ngôn ngữ.
Pháp tu niệm Phật có nhiều! Nhưng đặc biệt, trì niệm danh hiệu Phật là một trong phương pháp dễ tu, dễ thực hành nhất và dễ thành tựu. Chỗ trọng yếu của pháp môn này là : (1) lòng tin chân thật, (2) chí nguyện vãng sanh chân thật và (3) tinh tấn thực hành [ niệm Phật ] đúng như lý như pháp.
“Chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà” không phải là chuyện tầm thường. “Chấp” nghĩa là nắm, “trì” nghĩa là giữ, người niệm Phật thì trong tâm phải luôn nắm giữ câu Phật hiệu, tức là phải thường luôn niệm Phật không gián đoạn. Mỗi thời, mỗi khắc, đi đứng nằm ngồi gì, tâm cũng không xa rời Phật, Phật không rời tâm thì mới gọi là thường luôn niệm Phật, mới gọi là chấp trì danh hiệu Phật. “Chấp trì danh hiệu Phật” cũng có nghĩa là dù cho mình không nghĩ niệm, mà trong tâm vẫn luôn tự niệm Phật (bất niệm tự niệm), hoặc niệm Phật có sức mạnh thường luôn niệm, không lúc nào dừng dứt, không gián đoạn (Niệm lực tương tục).
Niệm Phật như thế nào cho đúng như pháp, và cách Niệm Phật như thế nào cho có hiệu quả, thì xưa nay từ chư cổ đức như Đại sư Ấn Quang cho đến các vị Cao tăng hiện tại như Hòa Thượng Thích Trí Tịnh đã có những lời di, giáo huấn rất nổi tiếng. Ở đây tôi chỉ xin phép được trình bày kinh nghiệm của bản thân tôi. Lúc niệm Phật thì tâm phải nhận rõ được từng tiếng niệm rõ ràng minh bạch, khi miệng niệm thì tâm phải nhớ Phật, không được suy nghĩ đến những việc khác. Khi niệm Phật, tâm và tiếng phải hiệp khắng với nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó. Niệm thầm hay ra tiếng đều cũng phải như vậy. Nếu cảm thấy khó nhiếp tâm niệm Phật được như vậy, thì nên dùng xâu chuỗi để lần, nhờ lần chuỗi để trói buộc cái tâm loạn tưởng lại, nên lần chuỗi chậm rãi và cẫn thận theo đúng từng tiếng niệm Phật, không nên lần chuỗi quá lẹ, hột này qua hột khác, lần và niệm một cách qua loa cho có lệ.
Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có nói, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe được danh hiệu của đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu này, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn thì người đó đến lúc lâm chung được Đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Lúc ấy, do nhờ vào sức tự lực niệm Phật vững vàng, cùng với tha lực tiếp dẫn của Phật và Thánh chúng, tâm không sợ hãi và điên đảo, được sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật lại nói, khi vãng sanh về cõi Cực lạc, thì được ở trong hoa sen làm bào thai mà hóa sanh ra, với thân kim cang bất hoại, 32 tướng tốt của bậc đại trượng phu, đoan chánh, trang nghiêm, tinh khiết, thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt, thần thông tự tại. Trong kinh cũng nói, hoàn cảnh ở cõi nước đó, có đầy đủ vô lượng các thứ công đức trang nghiêm thù thắng : đất đai bằng vàng ròng, rộng rãi bằng phẳng, nhà cửa ao suối rừng cây và núi non đều do bảy thứ ngọc báu tự nhiên làm thành. Trong cõi nước ấy, không có từ ngữ nói đến sự ác, sự khổ, không có gò nồng, hầm hố, chông gai, cát sạn, các thứ ma não, các nạn ác thú v.v.... Chỉ có những điều vui vẻ, thanh tịnh và an lạc tối cực. Do đó, cõi ấy gọi là Cực Lạc. Lại nữa, vì cõi này chứa đầy điều thiện lành, chẳng có mảy may điều ác nào, tất cả những sự sinh hoạt đều rất trang nghiêm thanh tịnh. Cho nên, bảo đảm chắc chắn sẽ không có chướng ngại trong việc tu hành, mau chóng thành tựu quả vị Phật. Bởi lẽ, vãng sanh Tịnh độ không phải chuyện tầm thường, cho nên, mỗi vị khi đến giờ phút lâm chung vãng sanh đều được đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng đến tận nơi tiếp đón.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.15/2/2015.
Không những chỉ trong pháp môn niệm Phật, mà trong tất cả các Tông môn của Phật giáo Đại thừa, hành giả đều phải phát Bồ-đề tâm. Tiểu thừa không phát Bồ-đề tâm, nên không thể vượt ra khỏi lục đạo luân hồi.
Kinh Hoa Nghiêm nói :
“Vong thất Bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp!”
Kinh Duyên Giác nói :
“Bồ-tát không tu hạnh Phổ Hiền, không thể chứng được vô thượng Bồ-đề”
Bồ-đề có nghĩa là Chánh giác. Phát Bồ-đề tâm là phát tâm giác ngộ không mê lầm, nhìn thấu rõ thật tướng của vũ trụ nhân sanh (chư pháp thật tướng / pháp giới tính) : tất cả sự vật là do “trùng trùng duyên khởi”, sanh diệt biến hóa theo định luật Nhân Quả, không có tự tánh. Vì giác ngộ rằng chư Phật và hết thảy chúng sanh vốn có cùng chung một bản thể, không hai không một, nên có thể mở rộng tâm lượng bao trùm cả thái hư. Trong kinh Hoa Nghiêm nói “Tâm bao thái hư lượng chu sa giới” - tâm này là tâm hoàn toàn thanh tịnh và bình đẳng với tất cả chư Phật và chúng sanh, là tâm giác ngộ cứu cánh viên mãn. Giác ngộ cứu cánh viên mãn là không còn bị mê lầm trước xum la vạn tượng biến hóa không ngừng trong vũ trụ. Vì thấu rõ rằng tất cả các pháp trong pháp giới là như hóa, như bóng ảnh không thật có, nên Bồ-tát có thể xa lìa các pháp mà trụ tâm ở chổ vô trụ.
Vì giác ngộ được tự tánh của Phật và tất cả chúng sanh vốn là cùng chung một bản thể, như như không động, không sanh không diệt, sáng suốt lanh lẹ, rõ thông không ngằn mé ...; do đó, Bồ-tát có thể phát tâm “vô duyên đại từ đồng thể đại bi”, trên cầu Phật đạo dưới cứu độ chúng sanh.
Tại sao lại phải phát tâm vô thượng Bồ-đề để niệm Phật mới có thể vãng sanh?
Kinh Phật nói: “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”: Nếu dùng tâm luân hồi (tham sân si mạn nghi) để niệm Phật, sẽ phải trở lại vào luân hồi lục đạo. Nếu dùng tâm giác ngộ, để niệm Phật, sẽ thoát ra khỏi lục đạo luân hồi sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Miệng niệm Phật, tai nghe tiếng Phật là hình thức để an trụ tâm nơi sự giác ngộ, muốn giác ngộ thì phải Văn-Tư-Tu và Tín-Giải-Hành-Chứng. Tóm lại, danh hiệu Phật A Di Đà là phương tiện để đánh thức Phật tánh, mà Phật tánh thì luôn sẵn có đầy đủ phước đức, trí huệ và tài nghệ của Như Lai. Do đó, nếu niệm Phật mà không niệm với tâm giác ngộ, thì vẫn còn là cái niệm luân hồi!
người niệm Phật mà khởi tâm luân hồi (tham sân si) thì sẽ bị đọa địa ngục. Tại sao? Vì người niệm Phật này phạm oai nghi của Phật môn, phá hoại hình tướng của Phật giáo, làm chúng sanh xa lìa Phật pháp ...
Kinh Đại tập nói: “Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương vào pháp môn niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
Thời nay người niệm Phật thì nhiều, người chứng đạo thì ít. Vì sao? Vì miệng niệm Phật, tâm chẳng có Phật, tâm chẳng làm Phật. Thời mạt pháp, ma cường pháp nhược - tâm ý chúng sanh luôn bị chi phối với ngoại cảnh, vọng tưởng mê hoặc điên đảo, khó thể phát được tâm Bồ-đề chân thật; cho nên, nếu chỉ đơn thuần niệm Phật khó bảo đảm được việc vãng sanh. Vì lẽ đó, Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư, tức ứng thân của Phật A Di Đà, đã đề xướng 5 khoa mục cho người tu pháp môn niệm Phật, cốt hầu giúp phát triển Bồ-đề tâm chân chánh. 5 khoa mục này đích thực là bản tóm lược cách thức tu hành của pháp môn niệm Phật, mà Phật đã khai mở chỉ bày trong kinh Vô Lượng Thọ.
Năm khoa mục đó là: (1) Tịnh nghiệp tam phước, (2) Lục Hòa Kính, (3) Tam Vô Lậu Học, (4) Lục Độ Ba La Mật, (5) Phổ Hiền Bồ-tát thập đại nguyện vương.
Ngày nay, HT Thượng Tịnh Không đã dùng 5 khoa mục này làm Tông chỉ của Tịnh Tông Học Hội để hướng dẫn Phật tử tu pháp môn niệm Phật. Ngài nói : “Ai tu đúng theo 5 đề mục này, tức là tu đúng theo phương pháp của Phật A Di Đà, chắc chắn sẽ được vãng sanh Cực Lạc”.
Trong bài viết này tôi chỉ xin trình bày Tông chỉ thứ nhất - Tịnh nghiệp tam phước, vì Tông chỉ này được xem là căn bản, là nền móng của pháp môn Tịnh Độ:
Tịnh Nghiệp Tam Phước:
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, phu nhân Vi Đề Hy hỏi Phật, thế giới nào thiện lành và tốt đẹp nhất, mà bà có thể sanh về để thoát ra khỏi mọi sự ác và khổ đau trong thế gian này ... Phật liền gia trì oai thần cho bà thấy vô lượng cõi nước Phật vi diệu.... Sau khi xem xong, bà liền khen cõi Tây Phương Cực Lạc là cõi nước trang nghiêm thù thắng nhất, và nguyện thích sanh về cõi ấy. Bà hỏi Phật, là phải tu như thế nào để có thể sanh về cõi nước đó. Đức Phật dạy bà tu pháp môn niệm Phật và “Tịnh nghiệp tam phước”, hay còn gọi là “Tịnh Nghiệp Chánh Nhân” để cầu sanh Cực Lạc.
Tịnh nghiệp tam phước là pháp tu Giới đức, là nền móng căn bản trong Phật môn. Ví như, nếu muốn xây một căn nhà, thì trước tiên phải xây nền móng cho vững chắc trước; sau đó, tùy ý xây nhà nhỏ, nhà lớn hay cung điện lầu các .... Nếu nền móng không được vững chắc, dù xây căn nhà lá nho nhỏ, cũng có ngày bị sụp đổ.
HT Tịnh Không nói, nếu không tu Tịnh nghiệp tam phước, thì dù niệm Phật có giỏi đến đâu cũng không thể vãng sanh. Vì sao? Vì kinh Di Đà nói, cõi Tây Phương Cực Lạc là nơi tập hội của chư đại thiện nhân .... nếu không tu Tịnh nghiệp tam phước thì không phải là thiện nhân; do đó chẳng thể vãng sanh.
Nền tảng của Phật môn là đức hạnh trong tự tánh, thể hiện qua Tứ Đại Phật Tâm : (1) Địa Tạng (Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng), (2) Quán Thế Âm (lòng từ không sát, tu thập thiện nghiệp), (3) Văn Thù Sư Lợi (Căn bản trí huệ : tin sâu nhân quả, thông hiểu kinh Đại Thừa), (4) Phổ Hiền (Phát Bồ-đề tâm khuyến tấn hành giả, giữ đủ giới cấm, không phạm oai nghi).
Tịnh nghiệp tam phước được chia ra làm 3 đề mục như sau:
(a) Phước báo nhân thiên : Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp
Trong Phật môn, Phật tử phải xem cha mẹ đồng như Phật. Nuôi dưỡng cha mẹ vẫn chưa đủ, mà phải quan tâm đến tâm tư tình cảm và huệ mạng của cha mẹ nữa. Tây Phương Cực Lạc là nơi tập hội của chư đại thiện nhân, những hạng phàm phu tầm thường, thất lễ, bất hiếu, thiếu lòng từ bi không thể sanh đến cõi nước này.
Phải bắt đầu tu từ đâu? Phật dạy, phải bắt đầu tu từ nơi tâm địa (Địa Tạng) của mình. Mọi người đều có sẵn đầy đủ trí tuệ, đức năng và tài nghệ của Như Lai; nhưng tạm thời, những trí huệ, đức năng và tài nghệ này đều bị chôn vùi dưới lớp vô minh dầy đặc nên chẳng thể khởi tác dụng. Tuy có, mà chẳng thể khởi tác dụng, thì cũng xem như là không có. Vì vậy hành giả phải ứng dụng pháp tu này để quật khởi kho tàng Tự tánh / Phật tánh (đồng nghĩa , bắt đầu từ sự giáo dục hiếu thân tôn sư. Hiếu kính của Phật môn là Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh. Địa Tạng Bồ-tát đề xướng hiếu thuận cha mẹ, tôn kính sư trưởng, hay nói chung là tôn sư trọng đạo.
(b)Phước báo Tiểu Thừa : Thọ trì tam quy, giữ đủ các giới, không phạm oai nghi
Tam quy y : quy y Phật : giác mà không mê; quy y Pháp : Chánh mà không tà; quy y Tăng : Tịnh mà không nhiểm.
Xét trên mặt tướng, quy y Phật có nghĩa là qui y với Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật, mà Phật Thích Ca Mâu Ni là đại biểu cho tất cả chư Phật trong cõi Ta Bà này. Cho nên, quy y với Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là quy y với tất cả chư Phật. Vì vậy, khi chúng ta đã quy rồi, thì không nên quy y trở lại.
Xét trên mặt tánh, quy y Phật là trở về với tự tánh viên minh giác ngộ của chính mình, mà từ đó phát lòng vô thượng Bồ-đề - Tự tánh quy y Phật, đương nguyện chúng sanh thể theo đạo cả phát lòng vô thượng.
Phật tử đã quy y Tam Bảo, thì phải giữ đủ ngũ Giới - không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không uống rượu / xì ke ma túy. Nếu phạm một trong những điều này thì sẽ làm mất oai nghi của người Phật tử, và ảnh hưởng đến Phật giáo. Vì khi người ngoại đạo nhìn vào hành vi phạm Giới của Phật tử thọ Tam Quy, họ sẽ phỉ báng và xa rời Phật pháp ....
Hỏi: Tôi tu pháp môn Tịnh Độ và đã quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Trong kinh Vô Lượng Thọ lại nói:
Phẩm 38: A Nan bạch rằng: “Cõi Phật tịnh đó, chưa từng có được, con cũng nguyện thích sanh về cõi đó”. Thế Tôn bảo rằng: “Người sanh nước đó, đã từng gần gũi, vô lượng chư Phật, trồng các cội đức. Muốn sanh về đó, cần phải nhất tâm, quy y chiêm ngưỡng”.
Phẩm 43: Nếu có thiện nam, và thiện nữ nào, được nghe danh hiệu Phật A Di Ðà, hay sanh một niệm, với tâm vui thích, quy y chiêm lễ, y giáo tu hành, phải biết người nầy, được lợi ích lớn, sẽ đặng công đức, như trên đã nói, tâm không hạ liệt, cũng không cống cao, thành tựu căn lành, thảy đều tăng thượng, phải biết người nầy, không phải tiểu thừa, trong giáo pháp ta, được xưng gọi là đệ tử bậc nhất. Cho nên bảo ông, thế gian Trời Người, A Tu La ... nên: vui thích tu tập, sanh tâm hy hữu, ở trong kinh nầy, sinh tưởng đạo sư.
Vậy, tôi có cần phải quy y trở lại với Phật A Di Đà không? Nếu tôi quy y với Phật A Di Đà tôi có bị tội là “phản bội” đức Phật Thích Ca Mâu Ni không?
Trả lời:
Quy Phật là quy y với hết thảy Tam thế Nhất thiết chư Phật, mà đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là đại biểu. Tam thế nghĩa là quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhất thiết nghĩa là mười phương chư Phật cũng chỉ là một trong Nhất Chân pháp giới. Vậy, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư ... và hết thảy chúng sanh đều là Tam Thế Nhất thiết chư Phật. Đây là nói thể tánh hoàn toàn Thanh Tịnh và Bình Đẳng của Nhất Chân Pháp Giới của chư Phật. Lại nữa, quy Phật cũng có nghĩa là trở về với bản tánh giác ngộ viên minh của chính mình.
Nếu chúng ta đã quy y Tam bảo rồi, thì không nên quy trở lại nữa. Bỡi lẽ khi nếu chúng ta quy y trở lại, có nghĩa là chúng ta còn mê hoặc điên đảo, còn phân biệt Phật Phật khác nhau chẳng đồng.
Phật có buồn không, nếu chúng ta quy Phật này, bỏ Phật kia? Phật là bậc toàn giác thấu rõ mọi tánh dục của chúng sanh, vì thương xót chúng sanh mê hoặc điên đảo nên thị hiện ở thế gian này để phá mê khai ngộ. Chúng ta càng mê, thì Phật càng thương xót, đó là tâm “vô duyên đại từ đồng thể đại bi” của Phật. Chúng ta chẳng nên đem tâm phàm phu, vọng tưởng phân biệt chấp trước của mình mà gáng lên Phật, điều này xin quí vị tự mình nên tư duy.
HT Tịnh Không dạy, buông bỏ ý nghĩ riêng của mình là giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiểm.Vì sao? Vì nếu còn có ý nghĩ riêng là còn kiến tư phiền não, còn bị mắc vào các tướng người, tướng ta, tướng chúng sanh và thọ giả ... Còn có ý nghĩ riêng, tức là còn có Nhị tâm: phân biệt chấp trước, không thanh tịnh bình đẳng. Nhất tâm nghĩa là nhìn thấy mọi sự, mọi vật đều là A Di Đà Phật, tất cả Phật, Bồ-tát, trời, người, quỹ thần, súc sanh, yêu ma quỹ quái .... đều là A Di Đà Phật. Như thế mới gọi là Nhất tâm, mới gọi là Vô Thượng Bồ-đề tâm. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng của Như Lai, nếu ta chưa thấy tất cả chúng sanh đều là Phật, thì nơi mình chẳng thể nào giác ngộ Phật tánh.
(c)Phước báo Đại Thừa : Phát Bồ-đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn hành giả
Tin sâu nhân quả thì phải đoạn ác tu thiện, luôn giữ tâm thanh tịnh không khởi nhân ác, mà phải chịu lãnh quả báo ác, như lời Phật dạy:
“Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, Thị chư Phật giáo”
(Ðiều ác phải tránh, Việc thiện gắng làm, Giữ tâm thanh tịnh, Ấy là lời Phật dạy)
(Ðiều ác phải tránh, Việc thiện gắng làm, Giữ tâm thanh tịnh, Ấy là lời Phật dạy)
Đọc tụng hay nghe kinh đại thừa là thời khóa công phu thường ngày, là hằng ngày nhắc nhở mình những lời Phật dạy, hằng ngày năng cao cảnh giới trí tuệ của mình, hằng ngày đoạn trừ phiền não, đoạn nghi sanh tín v.v... Tu hành thì phải hiểu lý, hiểu sự, nếu không thọ trì đọc tụng kinh điển thì lý sự gì cũng không rõ thông, chẳng thể tu hành đúng như lý như pháp. Khi nào hiểu lý hiểu sự rõ ràng minh bạch rồi, tức là nhìn thấu rồi, thì tự nhiên có thể buông bỏ được. Nếu không buông bỏ được, thì chưa thể đoạn được phiền não, tức là chưa thể phát được vô thượng Bồ-đề tâm và chưa thể niệm Phật được Nhất tâm.
Đọc tụng kinh đại thừa là giúp cho chúng ta sửa đổi lỗi lầm. Trở ngại lớn nhất của phàm phu chúng ta là không thể nhận ra lỗi lầm của mình, lại thường hay thấy lỗi lầm của người và thường tưởng mình là thiện. Do đó, mỗi ngày phải đọc kinh điển để phản tỉnh lỗi lầm của mình; như thế mới gọi thật sự tu hành. Tu hành có nghĩa là tu chính lại hành vi tạo tác của mình nơi 3 nghiệp thân khẩu và ý.
Pháp môn niệm Phật là “Dị hành đạo”, là “Pháp môn Kỳ đặc”, là “Pháp môn khó tin” ... Do đó, phải thông rõ giáo lý, tức là phải học kinh mới có thể tu được. HT Tịnh Không nói trong bài giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ 10 rằng : “Tại sao có người không đọc kinh, mà được vãng sanh? Vì họ đã học kinh ở trong đời trước rồi, đời này tâm họ đã hiểu rõ rồi, đã thanh tịnh rồi, đã có thể buông bỏ rồi, cho nên họ chỉ cần niệm Phật là đủ. Chúng ta không phải là những người này!”
Đại Sư Thiện đạo nói : “Đọc kinh và niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn là duyên giúp một phàm phu như chúng ta có thể vãng sanh thượng phẩm”
Đọc tụng kinh đại thừa rất là quan trọng. Nếu không đọc kinh Phật thì không biết rõ pháp giới tánh và không thể giác ngộ. Khi nào giác ngộ được pháp giới tánh rồi, thì mới có thể phát Bồ-đề tâm. Nếu chưa giác ngộ, thì tâm mình phát ra là lục đạo luân hồi, không phải Bồ-đề tâm chân chánh. HT Tịnh Không nói : “Lấy tâm lục đạo luân hồi ra để niệm Phật thì bị đọa địa ngục ...vì người niệm Phật như thế sẽ phá hình tướng của Phật môn ....”.
Đại Sư Thiện Đạo lại nói : “Vãng sanh ở phẩm vị cao hay thấp là do duyên không đồng”
Hai câu nói trên của Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư, tức cũng là của A Di Đà Phật, đã giải thích rõ ràng lắm rồi? Ngày nay chúng ta tu hành thành tựu hay không đều là do chữ “duyên”, mà duyên này chỉ có qua việc “tụng kinh & niệm Phật”.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Thế Tôn đã nhắc nhở chúng ta rất là nhiều lần, và lập đi lập lại là phải “Thọ trì, đọc tụng, biên chép cúng dường, vì người diễn nói” kinh Vô Lượng Thọ này. Tại sao lại có người vẫn còn lầm lẫn mà bảo không nên thường đọc tụng kinh Phật, thậm chí còn nói không cần đọc kinh Phật? Tôi thật chẳng hiểu, câu “Y pháp bất y nhân” phải giải thích thế nào đây? Tôi chỉ nhớ lời Phật dạy trong kinh Kim Cang rằng : “Ai nói khác lời Phật nói là ma nói”, nên chẳng dám nghe theo cách tu này.
“Thọ” nghĩa là tiếp nhận, “Trì” nghĩa là vĩnh viển duy trì không để mất đi.
Mỗi ngày “đọc tụng” kinh Phật là mỗi ngày được thân cận Phật, được nghe Phật nói pháp, được sống trong giác ngộ tĩnh thức, không hư vọng phân biệt và thoái chuyển. HT Thích Trí Tịnh dạy rằng : “Tụng kinh nghĩa là học thuộc lòng kinh”. Thuộc lòng kinh sẽ giúp cho chúng ta thường luôn nhớ, thường tư duy và quán chiếu lời Phật dạy, trí tuệ mau phát triển và mau chứng đạo vô thượng.
Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm thứ 46, nói : “Thường nhớ không dứt, mau chứng đạo quả, pháp ta như thế, nên nói như thế, chổ Như Lai làm, cũng nên làm theo, tu trồng gốc thiện, cầu sanh Tịnh Độ”.
Khi tâm đã thông hiểu kinh, thì phải vì người diễn nói. Đây là cách thức để tạo “duyên” cho mình và người cùng được vãng sanh. Người thực hiện được điều này là tự tạo cho mình cái “duyên” vô cùng thù thắng, duyên đó là “duyên vãng sanh thượng phẩm”, như lời Thiện Đạo Đại Sư / Phật A Di Đà Phật và đức Bổn Sư đã nói từ trong kinh Vô Lượng Thọ. Khuyến tấn hành giả tu pháp môn niệm Phật, khuyên lơn giúp đở người khác giác ngộ là phát lòng đại từ đại bi, là phát tâm Bồ-đề cứu độ chúng sanh. Đây là công đức lớn nhất, ví như công đức của Phật Thích Ca luôn vì chúng sanh mà luôn thuyết kinh nói pháp giúp họ giác ngộ.
Một kinh điển này, một pháp môn này mà trường kỳ huân tu, không xen tạp là tu Giới & Định, vì người diễn nói kinh pháp là tu Huệ ... Muốn có thể khuyến tấn người khác thì phải có đủ 3 điều kiện : (1) Chân thành, (2) Thanh tịnh, (3) phải làm cho được những gì mình nói ....
Hỏi: Nếu tôi thọ trì đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ, tôi có cần đọc tụng kinh Đại thừa khác không?
Trả lời: Điều tối kỵ của việc tu đạo là xen tạp! Không phải kinh Phật có hay có dở, có cao có thấp, mà là do trí tuệ của phàm phu có hạn lượng, lại thêm vọng tưởng phân biệt và chấp trước, cho nên học Phật xen tạp sẽ làm cho tâm càng sanh thêm nhiều rối ren và phiền não. Chư Tổ Đại Đức dạy chúng ta chẳng nên tạp tu các pháp môn và kinh điển. Một kinh, một pháp môn thâm nhập trường kỳ huân tu, thì tâm sẽ thông, khi tâm đã thông thì vạn pháp đều thông.
Nếu hành giả đã thông rõ một kinh rồi, lại muốn tham khảo kinh khác; đó là điều rất tốt. Nhưng ngược lại, nếu chưa thông một kinh mà lại ưa thích nghiên cứu nhiều pháp môn và kinh điển, hành giả sẽ bị rơi vào chổ kẹt cứng, chẳng những tâm không thông, mà còn bị rơi vào những sự nghi ngờ, rối rắm và phiền não .... Ví như người bị bệnh, gặp thuốc gì cũng uống làm cho căn bệnh càng thêm trầm trọng, khó chửa ....
Sở dĩ HT Tịnh Không khuyến khích chỉ nên chuyên tâm thọ trì đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ, và sở dĩ Phật Thích Ca Mâu Ni đặc biệt chỉ gia trì kinh Vô Lượng Thọ này trụ thế 100 năm nữa sau khi tất cả kinh điển của Phật bị tận diệt, là vì kinh này khế lý khế cơ, là liều thuốc thích hợp với căn bệnh của chúng sanh trong thời mạt pháp.
HT Tịnh Không nói, không nên tu xen tạp, thọ trì đọc tụng nhiều kinh điển, một kinh tâm nhập trường kỳ huân tu cho đến khi tâm được thông thì vạn pháp đều thông. Khi tâm đã thông một kinh rồi, thì có thể đọc tụng bao nhiêu kinh điển cũng không sao, càng đọc nhiều kinh điển thì trí huệ càng tăng trưởng.
Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật
Niệm Phật thì phải luôn nhớ chỉ có danh hiệu “A Di Đà Phật”, để giữ tâm đạt đến trạng thái Nhất tâm bất loạn. Nếu trong tâm khởi sanh một danh hiệu khác, ngay cả danh hiệu của một vị Phật khác, thì sự niệm Phật sẽ không được Nhất tâm, ta gọi là nhị tâm, nhị tâm là loạn tâm. Nếu tâm nghĩ nhớ đến người thế gian này, thì đồng với nghĩ nhớ lục đạo luân hồi, sẽ luân chuyển sanh vào trong lục đạo.
Danh hiệu là tên của Phật, gồm có 4 chữ “A Di Đà Phật”. Chữ “Nam Mô” nghĩa là quy y, không phải danh hiệu. Do đó, niệm danh hiệu Phật là niệm 4 chữ “A Di Đà Phật”. Niệm 6 chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” cũng cùng một ý nghĩa là nghĩ nhớ Phật, xưng niệm danh hiệu Phật, không có gì sai biệt cả. Người niệm Phật nên hoan hỹ tự tại, chớ nên chấp vào ngôn ngữ.
Pháp tu niệm Phật có nhiều! Nhưng đặc biệt, trì niệm danh hiệu Phật là một trong phương pháp dễ tu, dễ thực hành nhất và dễ thành tựu. Chỗ trọng yếu của pháp môn này là : (1) lòng tin chân thật, (2) chí nguyện vãng sanh chân thật và (3) tinh tấn thực hành [ niệm Phật ] đúng như lý như pháp.
“Chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà” không phải là chuyện tầm thường. “Chấp” nghĩa là nắm, “trì” nghĩa là giữ, người niệm Phật thì trong tâm phải luôn nắm giữ câu Phật hiệu, tức là phải thường luôn niệm Phật không gián đoạn. Mỗi thời, mỗi khắc, đi đứng nằm ngồi gì, tâm cũng không xa rời Phật, Phật không rời tâm thì mới gọi là thường luôn niệm Phật, mới gọi là chấp trì danh hiệu Phật. “Chấp trì danh hiệu Phật” cũng có nghĩa là dù cho mình không nghĩ niệm, mà trong tâm vẫn luôn tự niệm Phật (bất niệm tự niệm), hoặc niệm Phật có sức mạnh thường luôn niệm, không lúc nào dừng dứt, không gián đoạn (Niệm lực tương tục).
Niệm Phật như thế nào cho đúng như pháp, và cách Niệm Phật như thế nào cho có hiệu quả, thì xưa nay từ chư cổ đức như Đại sư Ấn Quang cho đến các vị Cao tăng hiện tại như Hòa Thượng Thích Trí Tịnh đã có những lời di, giáo huấn rất nổi tiếng. Ở đây tôi chỉ xin phép được trình bày kinh nghiệm của bản thân tôi. Lúc niệm Phật thì tâm phải nhận rõ được từng tiếng niệm rõ ràng minh bạch, khi miệng niệm thì tâm phải nhớ Phật, không được suy nghĩ đến những việc khác. Khi niệm Phật, tâm và tiếng phải hiệp khắng với nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó. Niệm thầm hay ra tiếng đều cũng phải như vậy. Nếu cảm thấy khó nhiếp tâm niệm Phật được như vậy, thì nên dùng xâu chuỗi để lần, nhờ lần chuỗi để trói buộc cái tâm loạn tưởng lại, nên lần chuỗi chậm rãi và cẫn thận theo đúng từng tiếng niệm Phật, không nên lần chuỗi quá lẹ, hột này qua hột khác, lần và niệm một cách qua loa cho có lệ.
Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có nói, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe được danh hiệu của đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu này, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn thì người đó đến lúc lâm chung được Đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Lúc ấy, do nhờ vào sức tự lực niệm Phật vững vàng, cùng với tha lực tiếp dẫn của Phật và Thánh chúng, tâm không sợ hãi và điên đảo, được sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật lại nói, khi vãng sanh về cõi Cực lạc, thì được ở trong hoa sen làm bào thai mà hóa sanh ra, với thân kim cang bất hoại, 32 tướng tốt của bậc đại trượng phu, đoan chánh, trang nghiêm, tinh khiết, thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt, thần thông tự tại. Trong kinh cũng nói, hoàn cảnh ở cõi nước đó, có đầy đủ vô lượng các thứ công đức trang nghiêm thù thắng : đất đai bằng vàng ròng, rộng rãi bằng phẳng, nhà cửa ao suối rừng cây và núi non đều do bảy thứ ngọc báu tự nhiên làm thành. Trong cõi nước ấy, không có từ ngữ nói đến sự ác, sự khổ, không có gò nồng, hầm hố, chông gai, cát sạn, các thứ ma não, các nạn ác thú v.v.... Chỉ có những điều vui vẻ, thanh tịnh và an lạc tối cực. Do đó, cõi ấy gọi là Cực Lạc. Lại nữa, vì cõi này chứa đầy điều thiện lành, chẳng có mảy may điều ác nào, tất cả những sự sinh hoạt đều rất trang nghiêm thanh tịnh. Cho nên, bảo đảm chắc chắn sẽ không có chướng ngại trong việc tu hành, mau chóng thành tựu quả vị Phật. Bởi lẽ, vãng sanh Tịnh độ không phải chuyện tầm thường, cho nên, mỗi vị khi đến giờ phút lâm chung vãng sanh đều được đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng đến tận nơi tiếp đón.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.15/2/2015.
No comments:
Post a Comment