Tu tập để được giải thoát trong phút giây hiện tại đòi hỏi hành giả phải có sự kiên trì thực hành suốt ngày đêm, không để cho từng giây từng phút của mình bị mất chánh niệm. Cái gì khởi lên trong tâm dù là thiện lành hay không thiện lành, dễ chịu hay không dễ chịu, mình cũng đều phải nhận biết. Cách đây một năm khi chưa thực tập thiền thì bản thân tôi rất lăng xăng, tâm hay phóng dật và đặt biệt khi si mê, sân giận nổi lên, tôi không tài nào dập tắt nó được. Ai khen thì thích, còn ai chê thì cảm thấy khó chịu, nhiều lúc còn trả treo đôi co đủ điều.
Sau một năm thực tập thiền tôi thấy bản thân thay đổi hẳn. Tâm ít bị lăng xăng và phóng dật. Bây giờ ai khen chê thì tôi niệm “khen à, chê à” để không bị kẹt vào lời khen chê đó. Cũng vậy khi si mê, sân giận nổi lên, tôi niệm cái si mê, sân giận đó. Không phải niệm cho vui mà niệm để nhận biết tâm đó nó đang sai xử mình, đang bức bách, thúc giục thân phải làm như thế này hay như thế kia. Thậm chí có người không kiềm chế được cơn nóng giận của mình mà ra tay giết hại người khác chỉ vì cái nhìn không thiện cảm.
Mình có thể ham thích một môn bơi lội, môn tâm lý học, nghiên cứu về y học cổ truyền thì những ham thích đó là đáng khích lệ. Bơi lội giúp mình có một sức khỏe dẻo dai, giảm nguy cơ bệnh tật. Tâm lý học giúp bản thân biết lắng nghe và hiểu được tâm tư của người khác mà mình có thể giúp đỡ họ, nghiên cứu y học tìm ra phương thuốc chữa trị cho người bị bệnh. Nhưng nếu ham thích những trò chơi trên thế giới ảo, nghiên cứu những sản phẩm độc hại thì hết sức nguy hiểm.
Để tâm luôn được sáng suốt thì phải có chánh niệm, tức là biết niệm tâm hay nhận diện sở hữu tâm. Nếu mình đã từng yêu một ai đó thì nhận thấy rằng người mình yêu lúc nào cũng là hoàn hảo, là chỗ dựa vững chắc cho mình, mặc cho người thân khuyên bảo cách mấy mình cũng không nghe. Mình đã đặt hết niềm tin vào người yêu và bị những lời ngon ngọt có cánh quyến rũ. Đâu biết rằng thời buổi bây giờ Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều vô số kể thậm chí Lý Thông còn giả dạng Thạch Sanh để cứu công chúa nữa. Đến khi nhận ra sự thật mình bị lừa dối thì mình đã phai tàn nhan sắc, đã già nua mất rồi.
Một người tu tập đúng đắn, tâm phải càng sáng như chiếc gương được lau chùi từ ngày này qua ngày khác thì càng lúc nó sẽ càng bóng loáng. Tu nhưng không chấp, không mê lầm, phải sáng suốt nhận biết đâu là chánh đâu là tà. Nhiều người cứ nghĩ chùa đó to, nhiều Phật tử và nghe đồn là sư ông ở đó sống rất giản dị không nhận tiền cúng dường…Nhưng khi đến nơi tận mắt chứng kiến và quan sát xung quanh thì mới biết được chân tướng của sự thật. Bởi vậy mới có câu “trăm nghe không bằng một thấy”. Biết được sự thật rồi chỉ thêm buồn mà thôi. Và thật tội nghiệp cho những Phật tử đã tin lầm vào lời đồn thổi và sự giả tướng đó mà không biết mình đang đi sai con đường. Đến khi nhận ra chơn tướng của sự thật và nếu không hiểu thì lại đem lòng hoài nghi Tam Bảo thì thật tội nghiệp cho những người tu chân chính.
Mình thường chạy theo tâm lý đám đông, nơi nào mà ít Phật tử, chùa không to hoặc thậm chí chỉ có một thầy và một trò thì cho rằng thầy này chắc tu giả hay lợi dụng gì đây nên ít người theo. Nhưng mình đâu biết rằng đó là một bậc chân tu mà một bậc chân tu đâu cần Phật tử phải đông, cúng dường cho nhiều và cũng không cần phải giải thích thật giả để làm gì. Thời gian rồi sẽ nói lên tất cả, nhưng không biết mình có còn sống để mà kiểm chứng hay không thôi. Do sự tu tập của mình còn ít quá chưa đủ trí tuệ sáng suốt để phân biệt thật giả của thế gian và mình còn bị kẹt vào sự khen chê, vào tướng quá nhiều. Thầy rầy la mình có chút mà đã buồn giận hờn mác và muốn xa lánh thầy rồi. Vì thương trò muốn trò đi đúng chánh đạo nên mới la rầy, mình không hiểu mà lại hoài nghi thầy mình nữa.
Bây giờ vàng thau lẫn lộn, mắt thường không có thể nhìn nhận được, đâu biết tướng kia đã được mài giũa chỉnh sửa như thế nào. Cho nên tu tập thật không dễ chút nào. Mình đã phát tâm tu tập theo Phật, mong rằng sẽ được giải thoát ngay trong phút giây hiện tại. Nếu mình chọn được một vị thầy chân chính hướng dẫn đúng với chánh pháp thì đó là một cái phước rất lớn, không gì có thể sánh được. Còn ngược lại, mình chọn sai đường là một phần do sự mê lầm, một phần là do nghiệp của mình đã tạo nên bây giờ phải trả. Không ai có thể cứu mình được bằng chính bản thân của mình vì nhân nào thì quả nấy. Người thân hay bạn đồng tu đi sai đường thì mình khuyên họ nhưng chưa chắn họ sẽ nghe mình. Ai cũng cho rằng mình đang đi tcon đường Trung Đạo. Mình chỉ có thể im lặng và cầu xin chư Phật mười phương gia hộ tiếp dẫn cho người thân và bạn đồng tu quay về nương tựa Tam Bảo, tu tập theo chánh pháp và giải thoát trong giây phút hiện tại.
Mình có thể sám hối dùm cho người thân, bạn đồng tu và sau mỗi thời thiền mình hãy rải tâm từ cho người thân và bạn đồng tu thì đến một lúc nào đó nghiệp bất thiện không còn, nghiệp thiện lành tràn đầy thì tự khắc người thân và bạn đồng tu sẽ quay về nương tựa Tam bảo và tu tập cho đến ngày giải thoát.
Hoài nghi là một trong năm chướng ngại nội tâm. Nếu không biết cách đối trị thì sẽ nghi ngờ việc thực tập và sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Cách đây một tháng, có những hôm, tâm hoài nghi của tôi diễn ra liên tục không ngừng. Nào là nghi ngờ về con đường tu tập, không biết có đi đúng chánh pháp không và nghi ngờ về thầy của mình. Sự hoài nghi khởi lên nếu như không có niệm mà để nó cứ sai sử như vậy hoài thì có thể con đường tu tập sẽ bị ngừng lại ngay lập tức. Kể cả những bạn đồng tu vì sự hoài nghi khởi lên mà không có nhận biết, niệm cái hoài nghi đó và đã không theo học nữa. Lúc đó tâm trạng tôi rất hoang mang, không biết nên dừng lại hay đi tiếp.
Nếu đi tiếp thì phải có niềm tin mới được mà niềm tin ở đâu ra bây giờ? Lúc này tôi mới nhìn lại bản thân trong một năm qua được thầy chỉ dạy, mình đã được tiến bộ hơn rất nhiều và thân tâm cảm thấy được an lạc nhẹ nhàng. Những cái buồn vui của thế gian mình không còn bị dính mắc và tình thương trong mình cũng ngày một lớn hơn dù người đó là người thương mình hay không thương mình. Đâu có người thầy nào mà chỉ dạy mình tận tình như vậy, lúc nào cũng khuyên mình tu tập, giữ giới, làm điều lành, tránh xa điều ác. Đức Phật dạy: “Khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm; chỉ khi nào sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy lời dạy này thiện lành, tốt đẹp, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay trong hiện tại và về lâu, về dài thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo”.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoài nghi là do những nghiệp bất thiện trì kéo mình, làm thay đổi suy nghĩ để mình không có tu nữa. Cho nên hoài nghi khởi lên mình phải niệm hoài nghi à, hoài nghi à. Niệm để nhận biết tâm hoài nghi đang khởi lên cho đến khi sự hoài nghi không còn nữa.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.2/2/2015.
No comments:
Post a Comment