Sunday 26 April 2015

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa(Trọn bộ 24 tập)
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
             
--- o0o ---
Tập 3
 
Quyển Thứ 52
Hội Thứ Nhất
Phẩm Biện Đại Thừa
Thứ 15 – 2
 


Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là Kiện hành tam ma địa, Bảo ấn tam ma địa, Sư tử du hý tam ma địa, Diệu nguyệt tam ma địa, Nguyệt tràng tướng tam ma địa, Nhất thiết pháp dũng tam ma địa, Quán đỉnh tam ma địa, Pháp giới quyết định tam ma địa, Quyết định tràng tướng tam ma địa, Kim cương dụ tam ma địa, Nhập pháp ấn tam ma địa, Tam ma địa vương tam ma địa, Thiện an trụ tam ma địa, Thiện lập định vương tam ma địa, Phóng quang tam ma địa, Vô vong thất tam ma địa, Phóng quang vô vong thất tam ma địa, Tinh tiến lực tam ma địa, Trang nghiêm lực tam ma địa, Đẳng dũng tam ma địa, Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định tam ma địa, Nhập nhất thiết danh tự quyết định tam ma địa, Quán phương tam ma địa, Tổng trì ấn tam ma địa, Chư pháp đẳng thú hải ấn tam ma địa, Vương ấn tam ma địa, Biến phú hư không tam ma địa, Kim cương luân tam ma địa, Tam luân thanh tịnh tam ma địa, Vô lượng quan tam ma địa, Vô trước vô chướng tam ma địa, Đoạn chư pháp luân tam ma địa, Khứ xả trân bửu tam ma địa, Biến chiếu tam ma địa, Bất thuấn tam ma địa, Vô tướng trụ tam ma địa, Bất tư duy tam ma địa, Hàng phục tứ tam ma địa, Vô cấu đăng tam ma địa, Vô biên quang tam ma địa, Phát quang tam ma địa, Phổ chiếu tam ma địa, Tịnh kiên định tam ma địa, Sư tử phấn tấn tam ma địa, Sư tử tần thân tam ma địa, Sư tử khiếm khư tam ma địa, Vô cấu quang tam ma địa, Diệu lạc tam ma địa, Điển đăng tam ma địa, Vô tận tam ma địa, Tối thắng tràng tướng tam ma địa, Đế tướng tam ma địa, Thuận minh chánh lưu tam ma địa, Cụ oai tam ma địa, Ly tận tam ma địa, Bất khả động chuyển tam ma địa, Tịch tĩnh tam ma địa, Vô hà khích tam ma địa, Nhật đăng tam ma địa, Tịnh nguyệt tam ma địa, Tịnh nhãn tam ma địa, Tịnh quang tam ma địa, Nguyệt đăng tam ma địa, Phát minh tam ma địa, Ưng tác bất ưng tác tam ma địa, Trí tướng tam ma địa, Kim cương man tam ma địa, Trụ tâm tam ma địa, Phổ minh tam ma địa, Diệu an lập tam ma địa, Bửu tích tam ma địa, Diệu pháp ấn tam ma địa, Nhất thiết pháp bình đẳng tánh tam ma địa, Khí xả trần ái tam ma địa, Pháp dũng viên mãn tam ma địa, Nhập pháp đỉnh tam ma địa, Bửu tánh tam ma địa, Xả huyên tránh tam ma địa, Phiêu tán tam ma địa, Phân biệt pháp cú tam ma địa, Quyết định tam ma địa, Vô cấu hạnh tam ma địa, Tự bình đẳng tướng tam ma địa, Ly văn tự tướng tam ma địa, Đoạn sở duyên tam ma địa, Vô biến dị tam ma địa, Vô phẩm loại tam ma địa, Nhập danh tướng tam ma địa, Vô sở tác tam ma địa, Nhập quyết định danh tam ma địa, Vô tướng hạnh tam ma địa, Ly ế ám tam ma địa, Cụ hạnh tam ma địa, Bất biến động tam ma địa, Độ cảnh giới tam ma địa, Tập nhất thiết công đức tam ma địa, Vô tâm trụ tam ma địa, Quyết định trụ tam ma địa, Tịnh diệu hoa tam ma địa, Cụ giác chi tam ma địa, Vô biên biện tam ma địa, Vô biên đăng tam ma địa, Vô đẳng đẳng tam ma địa, Siêu nhất thiết pháp tam ma địa, Quyết phán chư pháp tam ma địa, Tán nghi tam ma địa, Vô sở trụ tam ma địa, Nhất tướng trang nghiêm tam ma địa, Dẫn pháp hành tướng tam ma địa, Nhất hành tướng tam ma địa, Ly chư hành tướng tam ma địa, Diệu hạnh tam ma địa, Đạt chư hữu để viễn ly tam ma địa, Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn tam ma địa, Kiên cố bửu tam ma địa, Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước tam ma địa, Điển diệm trang nghiêm tam ma địa, Trừ khiển tam ma địa, Vô thắng tam ma địa, Pháp cự tam ma địa, Huệ đăng tam ma địa, Thú hướng bất thối chuyển thần thông tam ma địa, Giải thoát âm thanh văn tự tam ma địa, Cự sí nhiên tam ma địa, Nghiêm tịnh tướng tam ma địa, Vô tướng tam ma địa, Vô trược nhẫn tướng tam ma địa, Cụ nhất thiết diệu tướng tam ma địa, Cụ tổng trì tam ma địa, Bất hỷ nhất thiết khổ lạc tam ma địa, Vô tận hành tướng tam ma địa, Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh tam ma địa, Đoạn tắng ái tam ma địa, Ly vi thuận tam ma địa, Vô cấu minh tam ma địa, Cực kiên cố tam ma địa, Mãn nguyệt tịnh quang tam ma địa, Đại trang nghiêm tam ma địa, Vô nhiệt điển quang tam ma địa, Năng chiếu nhất thiết thế gian tam ma địa, Năng cứu nhất thiết thế gian tam ma địa, Định bình đẳng tánh tam ma địa, Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú tam ma địa, Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú tam ma địa, Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc tam ma địa, Quyết định an trụ chơn như tam ma địa, Khí trung dũng xuất tam ma địa, Thiêu chư phiền não tam ma địa, Đại trí huệ cự tam ma địa, Xuất sanh thập lực tam ma địa, Khai xiển tam ma địa, Hoại thân ác hành tam ma địa, Hoại ngữ ác hành tam ma địa, Hoại ý ác hành tam ma địa, Thiện quán sát tam ma địa, Như hư không tam ma địa, Vô nhiễm trước như hư không tam ma địa. Như vậy thảy các tam ma địa, có vô lượng trăm ngàn là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Kiện hành tam ma địa? Phật bảo: Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng thọ cảnh giới tất cả tam ma địa, năng mạnh mẽ làm việc vô biên thù thắng, năng làm dẫn đầu tất cả đẳng trì. Vậy nên tên là Kiện hành tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Bửu ấn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng ấn cảnh giới tất cả tam ma địa, và quyết định hành tướng của sự nghiệp làm ra. Vậy nên tên là Bửu ấn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Sư tử du hý tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, ở các đẳng trì dễ dàng giao du tự tại. Vậy nên tên là Sư tử du hý tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Diệu nguyệt tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, như trăng trong đầy khắp soi các định. Vậy nên tên là Diệu nguyệt tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nguyệt tràng tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khắp năng chấp cầm tướng tất cả định, như trăng trong đầy phóng xuống tia sáng mầu. Vậy nên tên là Nguyệt tràng tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhất thiết pháp dũng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khắp năng vọt ra các tam ma địa khác, như ao đại tuyền tuôn ra nhiều nước. Vậy nên tên là Nhất thiết pháp dũng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Quán đỉnh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng quán tới đỉnh tất cả tam ma địa. Vậy nên tên là Quán đỉnh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Pháp giới quyết định tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, quyết định soi rõ tất cả pháp giới. Vậy nên tên là Pháp giới quyết định tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Quyết định tràng tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng quyết định nắm tướng cờ các định. Vậy nên tên là Quyết định tràng tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Kim cương dụ tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng bẻ gãy các định chẳng bị kia chống lại được. Vậy nên tên là Kim cương dụ tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhập pháp ấn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khắp chứng vào được tất cả pháp ấn. Vậy nên tên là Nhập pháp ấn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tam ma địa vương tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thống nhiếp các định như vua tự tại. Vậy nên tên là Tam ma địa vương tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Thiện an trụ tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, nắm các công đức chẳng cho lay động. Vậy nên tên là Thiện an trụ tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Thiện lập định vương tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các định chưa khéo hay kiến lập. Vậy nên tên là Thiện lập định vương tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Phóng quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, với sáng các định khắp khai phá được. Vậy nên tên là Phóng quang tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô vong thất tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối cảnh giới hành tướng các đẳng trì đều năng ghi nhớ, khiến không bị sót. Vậy nên tên là Vô vong thất tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Phóng quang vô vong thất tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, phóng hào quang thắng định soi loại hữu tình, khiến nó nhớ giữ các việc đã từng được trải qua. Vậy nên tên là Phóng quang vô vong thất tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tinh tiến lực tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng phát thế lực tinh tiến các định khác. Vậy nên tên là Tinh tiến lực tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Trang nghiêm lực tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng dẫn thế lực trang nghiêm các định khác. Vậy nên tên là Trang nghiêm lực tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Đẳng dũng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì bình đẳng vọt mạnh lên. Vậy nên tên là Đẳng dũng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khắp đối tất cả lời lẽ quyết định đều năng ngộ vào. Vậy nên tên là Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhập nhất thiết danh tự quyết định tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khắp đối tất cả tên chữ quyết định đều năng ngộ vào. Vậy nên tên là Nhập nhất thiết danh tự quyết định tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Quán phương tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối phương các định khắp năng quán soi. Vậy nên tên là Quán phương tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tổng trì ấn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng trọn giữ gìn ấn các diệu định. Vậy nên tên là Tổng trì ấn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Chư pháp đẳng thú hải ấn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các thắng định thảy đều quy vào, như đại hải nhiếp thọ các dòng. Vậy nên tên là Chư pháp đẳng thú hải ấn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vương ấn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các sự nghiệp đều được quyết định, như được ấn lệnh vua, muốn gì đều thành tựu. Vậy nên tên là Vương ấn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Biến phú hư không tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì năng khắp che hộ, không bị cách biệt, như thái hư không. Vậy nên tên là Biến phú hư không tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Kim cương luân tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng khắp giữ gìn tất cả thắng định, khiến chẳng hư tan, như kim cương luân. Vậy nên tên là Kim cương luân tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tam luân thanh tịnh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng chấp các định, kẻ tu định và cảnh định. Vậy nên tên là Tam luân thanh tịnh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô lượng quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, phóng các thứ quang nhiều hơn các số lượng. Vậy nên tên là Vô lượng quan tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô trước vô chướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối tất cả pháp không chấp không ngại. Vậy nên tên là Vô trước vô chướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Đoạn chư pháp luân tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng ngăn dứt tất cả pháp lưu chuyển. Vậy nên tên là Đoạn chư pháp luân tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Khí xả trân bửu tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các định tướng hãy còn vứt bỏ, huống là các tướng phiền não mà chẳng vứt bỏ sao? Vậy nên tên là Khí xả trân bửu tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Biến chiếu tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khắp soi các định khiến kia sáng rỡ. Vậy nên tên là Biến chiếu tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Bất thuấn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối đẳng trì đây tâm mình chuyên nhất, với các định các pháp khác không lấy không cầu. Vậy nên tên là Bất thuấn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô tướng trụ tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy pháp các định có chút tướng đáng trụ. Vậy nên tên là Vô tướng trụ tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Bất tư duy tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng khởi tất cả tâm và tâm sở. Vậy nên tên là Bất tư duy tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Hàng phục tứ ma tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối bốn thứ ma oán đều năng hàng phục được. Vậy nên tên là Hàng phục tứ ma tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô cấu đăng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, như cầm đèn sáng soi rõ các định. Vậy nên tên là Vô cấu đăng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô biên quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng phát đại quang soi suốt không ngằn mé. Vậy nên tên là Vô biên quang tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Phát quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, soi các đẳng trì khiến không xen hở, dẫn phát các thư quang minh thù thắng. Vậy nên tên là Phát quang tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Phổ chiếu tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các định nên đều năng soi khắp. Vậy nên tên là Phổ chiếu tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tịnh kiên định tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, được tánh các đẳng trì thanh tịnh bình đẳng. Vậy nên tên là Tịnh kiên định tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Sư tử phấn tấn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các cấu uế mặc ý vứt bỏ, như sư tử chúa tự tại phấn tấn. Vậy nên tên là Sư tử phấn tấn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Sư tử tần thân tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khởi thần thông tự tại vô úy hơn hết, hàng phục tất cả quân ma bạo ác. Vậy nên tên là Sư tử tần thân tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Sư tử khiếm khư tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, dẫn khởi tài diệu biện giữa chúng không e sợ, bẻ diệt tất cả ngoại đạo tà tông. Vậy nên tên là Sư tử khiếm khư tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô cấu quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng dứt trừ hết tất cả bẩn nơi định, cũng năng khắp soi các đẳng trì thù thắng. Vậy nên tên là Vô cấu quang tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Diệu lạc tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, lãnh thọ vui mầu nhiệm của tất cả đẳng trì. Vậy nên tên là Diệu lạc tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Điển đăng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, soi các đẳng trì như điện, đèn, lửa cháy. Vậy nên tên là Điển đăng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô tận tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, dẫn khởi công đức các đẳng trì vô cùng tận, mà chẳng thấy tướng kia tận hay chẳng tận. Vậy nên tên là Vô tận tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tối thắng tràng tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, như cờ tối thắng cao vọt hơn tướng các định. Vậy nên tên là Tối thắng tràng tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Đế tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì được tướng tự tại. Vậy nên tên là Đế tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Thuận minh chánh lưu tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, với dòng minh chánh thảy đều tùy thuận. Vậy nên tên là Thuận minh chánh lưu tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Cụ oai quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì oai quang đây độc thịnh. Vậy nên tên là Cụ oai quang tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Ly tận tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thấy các đẳng trì tất cả vô tận, mà chẳng thấy tướng chút pháp có tận hay chẳng tận. Vậy nên tên là Ly tận tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Bất khả động chuyển tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì không động, không chấp, không quay lại, không hý luận. Vậy nên tên là Bất khả động chuyển tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tịch tĩnh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì đều thấy vắng lặng. Vậy nên tên là Tịch tĩnh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô hà khích tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì soi không có tỳ vết. Vậy nên tên là Vô hà khích tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhật đăng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các định môn phát sáng soi khắp. Vậy nên tên là Nhật đăng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tịnh nguyệt tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì trừ tối như trăng. Vậy nên tên là Tịnh nguyệt tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tịnh nhãn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng khiến năm nhãn đều được thanh tịnh. Vậy nên tên là Tịnh nhãn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tịnh quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì được bốn vô ngại, cũng khiến định kia đều năng phát khởi được. Vậy nên tên là Tịnh quang tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nguyệt đăng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, trừ ngu tối cho các hữu tình như trăng. Vậy nên tên là Nguyệt đăng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Phát minh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các định môn phát sáng soi khắp. Vậy nên tên là Phát minh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Ứng tác bất ứng tác tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, biết tất cả đẳng trì nên làm hay chẳng nên làm, cũng khiến các định khác việc thành như đây. Vậy nên tên là Ứng tác bất ứng tác tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Trí tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thấy các đẳng trì có bao nhiêu trí tướng. Vậy nên tên là Trí tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Kim cương man tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thông đạt tất cả đẳng trì và pháp, đối với định và pháp đều không thấy gì hết. Vậy nên tên là Kim cương man tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Trụ tâm tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, tâm chẳng động lay, chẳng chuyển, chẳng soi, cũng chẳng kém tổn, chẳng nhớ có tâm. Vậy nên tên là Trụ tâm tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Phổ minh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các định sáng năng khắp soi rõ. Vậy nên tên là Phổ minh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Diệu an lập tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì diệu năng an lập. Vậy nên tên là Diệu an lập tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Bảo tích tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thấy các đẳng trì đều như đống vàng ngọc. Vậy nên tên là Bảo tích tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Diệu pháp ấn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng ấn các đẳng trì, vì vô ấn mà ấn vậy. Vậy nên tên là Diệu pháp ấn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhất thiết pháp bình đẳng tánh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy có pháp nào lìa tánh bình đẳng. Vậy nên tên là Nhất thiết pháp bình đẳng tánh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Khí xả trần ái tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, với pháp các định vứt bỏ trần ái. Vậy nên tên là Khí xả trần ái tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Pháp dũng viên mãn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các Phật pháp vọt hiện lên trọn đầy. Vậy nên tên là Pháp dũng viên mãn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhập pháp đỉnh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng diệt trừ hẳn tất cả pháp tối tăm và cũng năng vượt khỏi các định mà làm thượng thủ. Vậy nên tên là Nhập pháp đỉnh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Bửu tánh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng sanh ra vô biên của báu đại công đức. Vậy nên tên là Bửu tánh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Xả huyên tránh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, bỏ các thứ ồn ào cãi cọ của các thế gian. Vậy nên tên là Xả huyên tránh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Phiêu tán tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thổi tan pháp chấp tất cả đẳng trì. Vậy nên tên là Phiêu tán tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Phân biệt pháp cú tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng phân biệt được pháp cú của các định. Vậy nên tên là Phân biệt pháp cú tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Quyết định tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối pháp đẳng trì đều được quyết định. Vậy nên tên là Quyết định tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô cấu hạnh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng phát hạnh thù thắng vô biên thanh tịnh. Vậy nên tên là Vô cấu hạnh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tự bình đẳng tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, được tướng chữ bình đẳng của các đẳng trì. Vậy nên tên là Tự bình đẳng tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Ly văn tự tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì chẳng được một chữ. Vậy nên tên là Ly văn tự tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Đoạn sở duyên tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, dứt tướng cảnh bị duyên của các đẳng trì. Vậy nên tên là Đoạn sở duyên tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô biến dị tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng được tướng các pháp biến khác. Vậy nên tên là Vô biến dị tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô phẩm loại tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy tướng các phẩm loại của các pháp. Vậy nên tên là Vô phẩm loại tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhập danh tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, ngộ vào danh tướng thật tế các pháp. Vậy nên tên là Nhập danh tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô sở tác tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, tất cả sở vi không một việc nào chẳng đều nghỉ dứt. Vậy nên tên là Vô sở tác tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhập quyết định danh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, ngộ vào danh tự quyết định của các pháp đều vô sở hữu, chỉ giả thi thiết thôi. Vậy nên tên là Nhập quyết định danh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô tướng hành tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối tướng các định đều vô sở đắc. Vậy nên tên là Vô tướng hành tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Ly ế ám tam ma địa? Thiện Hiện! Là khi trụ tam ma địa này, mù tối các định không thứ nào chẳng bị trừ khiển. Vậy nên tên là Ly ế ám tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Cụ hạnh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối hạnh trong các định, tuy thấy mà chẳng thấy. Vậy nên tên là Cụ hạnh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Bất biến động tam ma địa? Thiện Hiện! Là khi trụ tam ma địa này, với các đẳng trì chẳng thấy biến động. Vậy nên tên là Bất biến động tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Độ cảnh giới tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, vượt khỏi cảnh giới bị duyên các đẳng trì. Vậy nên tên là Độ cảnh giới tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tập nhất thiết công đức tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng nhóm bấy nhiêu công đức các định. Vậy nên tên là Tập nhất thiết công đức tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô tâm trụ tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, tâm đối các định không chuyển không đọa. Vậy nên tên là Vô tâm trụ tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Quyết định trụ tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, tâm đối các định tuy quyết định trụ, mà biết tướng kia trọn bất khả đắc. Vậy nên tên là Quyết định trụ tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tịnh diệu hoa tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì đều được thanh tịnh, nghiêm sức rực rỡ in như diệu hoa. Vậy nên tên là Tịnh diệu hoa tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Cụ giác chi tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến tất cả định, với bảy giác chi chóng được tròn đầy. Vậy nên tên là Cụ giác chi tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô biên biện tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối trong các pháp được vô biên biện tài. Vậy nên tên là Vô biên biện tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô biên đăng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối tất cả pháp đều năng soi rõ in như đèn sáng. Vậy nên tên là Vô biên đăng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô đẳng đẳng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì được vô đẳng đẳng. Vậy nên tên là Vô đẳng đẳng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Siêu nhất thiết pháp tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, với pháp ba cõi đều được vượt khỏi. Vậy nên tên là Siêu nhất thiết pháp tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Quyết phán chư pháp tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thấy các thắng định và tất cả pháp, vì các hữu tình phân biệt không rối loạn. Vậy nên tên là Quyết phán chư pháp tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Tán nghi tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì và tất cả pháp, có bao nhiêu lưới nghi đều năng trừ tan hết. Vậy nên tên là Tán nghi tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô sở trụ tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy các pháp có chỗ trụ xứ. Vậy nên tên là Vô sở trụ tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhất tướng trang nghiêm tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy các pháp có được hai tướng. Vậy nên tên là Nhất tướng trang nghiêm tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Dẫn phát hành tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì và tất cả pháp, tuy năng dẫn phát các thứ hành tướng, mà đều chẳng thấy kẻ năng dẫn phát. Vậy nên tên là Dẫn phát hành tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhất hành tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thấy các đẳng trì không có hai hành tướng. Vậy nên tên là Nhất hành tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Ly chư hành tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thấy các đẳng trì đều không có hành tướng. Vậy nên tên là Ly chư hành tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Diệu hành tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì, tuy khởi các thứ thắng hạnh mầu nhiệm, mà không bị chấp trước. Vậy nên tên là Diệu hành tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Đạt chư hữu để viễn ly tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì và tất cả pháp được trí thông đạt. Được trí này rồi, đối các hữu pháp thông đạt xa lìa. Vậy nên tên là Đạt chư hữu để viễn ly tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, ngộ vào tất cả pháp tam ma địa, rồi thi thiết ra lời lẽ mà không chỗ ỷ cậy. Vậy nên tên là Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Kiên cố bửu tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng dẫn phát công đức báu quý vô biên vô thối vô hoại mầu nhiệm thù thắng hơn hết. Vậy nên tên là Kiên cố bửu tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối trong các pháp không bị lấy chấp, vì tất cả pháp lìa tánh tướng vậy. Vậy nên tên là Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Điển diệm trang nghiêm tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, phát ra các thứ sáng soi các chỗ tối tăm. Lại đem vô lượng công đức mà trang nghiêm. Vậy nên tên là Điển diệm trang nghiêm tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Trừ khiển tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, trừ khiển vô biên tập khí phiền não. Vậy nên tên là Trừ khiển tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Pháp cự tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, tự tướng cộng tướng. Vậy nên tên là Pháp cự tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Huệ đăng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, soi rõ lý không, vô ngã các pháp. Vậy nên tên là Huệ đăng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Thú hướng bất thối chuyển thần thông tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng dẫn phát thần thông tối thắng vô lượng bất thối khó uốn dẹp. Vậy nên tên là Thú hướng bất thối chuyển thần thông tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Giải thoát âm thanh văn tự tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, thấy các đẳng trì giải thoát tất cả âm thanh văn tự nhiều tướng vắng lặng. Vậy nên tên là Giải thoát âm thanh văn tự tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Cự sí nhiên tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì oai đức độc thịnh, soi rõ các định như đuốc cháy mạnh. Vậy nên tên là Cự sí nhiên tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nghiêm tịnh tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì nghiêm tịnh nơi tướng. Vậy nên tên là Nghiêm tịnh tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì chẳng thấy tướng kia. Vậy nên tên là Vô tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô trược nhẫn tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối tất cả pháp được vô trược nhẫn. Vậy nên tên là Vô trược nhẫn tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Cụ nhất thiết diệu tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, diệu tướng các định, không tướng nào chẳng đầy đủ. Vậy nên tên là Cụ nhất thiết diệu tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Cụ tổng trì tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng tổng gánh giữ thắng sự các định. Vậy nên tên là Cụ tổng trì tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Bất hỷ nhất thiết khổ lạc tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối tướng khổ vui các đẳng trì chẳng vui quan sát. Vậy nên tên là Bất hỷ nhất thiết khổ lạc tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô tận hành tướng tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy hành tướng các định có hết. Vậy nên tên là Vô tận hành tướng tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì chánh tánh tà tánh, nhiếp phục các kiến đều chẳng cho sanh khởi. Vậy nên tên là Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Đoạn tắng ái tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy pháp các định, tướng có tắng ái. Vậy nên tên là Đoạn tắng ái tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Ly vi thuận tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy pháp các định tướng có trái có thuận. Vậy nên tên là Ly vi thuận tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô cấu minh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì hoặc sạch hoặc bẩn, thảy đều chẳng thấy. Vậy nên tên là Vô cấu minh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Cực kiên cố tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì không pháp nào chẳng bền chắc. Vậy nên tên là Cực kiên cố tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Mãn nguyệt tịnh quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì công đức đầy đủ, như trăng trọn trong, thêm các biển nước. Vậy nên tên là Mãn nguyệt tịnh quang tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Đại trang nghiêm tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì các thứ sự việc mầu nhiệm ít có rất trang nghiêm. Vậy nên tên là Đại trang nghiêm tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô nhiệt điển quang tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, phóng ánh sáng trong mát soi các loại hữu tình, khiến dứt tất cả nóng độc tối đen. Vậy nên tên là Vô nhiệt điển quang tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Năng chiếu nhất thiết thế gian tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, soi các đẳng trì và tất cả pháp, khiến loại hữu tình đều được mở sáng. Vậy nên tên là Năng chiếu nhất thiết thế gian tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Năng cứu nhất thiết thế gian tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, cứu được các điều buồn khổ cho thế gian. Vậy nên tên là Năng cứu nhất thiết thế gian tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là định bình đẳng tánh tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy đẳng trì định hay tán sai khác. Vậy nên tên là định bình đẳng tánh tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, rõ thấu các định và tất cả pháp không trần có trần lý lẽ bình đẳng. Vậy nên tên là Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, chẳng thấy các pháp và tất cả các định tánh tướng có tranh không tranh sai khác. Vậy nên tên là Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, phá các ổ hang, bỏ các cờ nêu, dứt các yên vui mà không bị chấp. Vậy nên tên là Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Quyết định an trụ chơn như tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các đẳng trì và tất cả pháp thường chẳng nới bỏ thật tướng chơn như. Vậy nên tên là Quyết định an trụ chơn như tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Khí trung dũng xuất tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến các đẳng trì sanh ra công đức, như trời do phước lực, trong đồ đựng vọt ra thức ăn. Vậy nên tên là Khí trung dũng xuất tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Thiêu chư phiền não tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đốt cháy các phiền não khiến không thừa sót. Vậy nên tên là Thiêu chư phiền não tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Đại trí huệ cự tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, phát sáng trí huệ soi rõ tất cả. Vậy nên tên là Đại trí huệ cự tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Xuất sanh thập lực tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, khiến Phật mười lực chóng được viên mãn. Vậy nên tên là Xuất sanh thập lực tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Khai xiển tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, năng vì hữu tình mở rộng pháp yếu, khiến mau giải thoát khổ lớn sanh tử. Vậy nên tên là Khai xiển tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Hoại thân ác hành tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, tuy chẳng thấy có thân mà dứt thân ác hành. Vậy nên tên là Hoại thân ác hành tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Hoại ngữ ác hành tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, tuy chẳng thấy có tiếng mà dứt ngữ ác hành. Vậy nên tên là Hoại ngữ ác hành tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Hoại ý ác hành tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, tuy chẳng thấy có tâm mà dứt ý ác hành. Vậy nên tên là Hoại ý ác hành tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Thiện quan sát tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các hữu tình năng khéo xem xét thắng giải mà độ thoát nó. Vậy nên tên là Thiện quan sát tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Như hư không tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, đối các hữu tình khắp năng làm lợi ích, tâm kia bình đẳng như thái hư không. Vậy nên tên là Như hư không tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô nhiễm trước như hư không tam ma địa? Thiện Hiện! Là nếu khi trụ tam ma địa này, quán tất cả pháp đều vô sở hữu, in như hư không, không nhiễm không chấp trước. Vậy nên tên là Vô nhiễm trước như hư không tam ma địa.
Thiện Hiện! Như thế thảy có vô lượng trăm ngàn tam ma địa. Phải biết đấy là tướng đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là bốn niệm trụ. Những gì là bốn? Nghĩa là thân niệm trụ, thọ niệm trụ, tâm niệm trụ, pháp niệm trụ.
Thiện Hiện! Thân niệm trụ là các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tuy đối nội thân trụ, quán khắp thân mà trọn chẳng khởi thân cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối ngoại thân trụ, quán khắp thân mà trọn chẳng khởi thân cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội ngoại thân trụ, quán khắp thân mà trọn chẳng khởi thân cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát thân niệm trụ.
Thiện Hiện! Thọ niệm trụ là các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội thọ trụ, quán khắp thọ mà trọn chẳng khởi thọ cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối ngoại thọ trụ, quán khắp thọ mà trọn chẳng khởi thọ cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội ngoại thọ trụ, quán khắp thọ mà trọn chẳng khởi thọ cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát thọ niệm trụ.
Thiện Hiện! Tâm niệm trụ là các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội tâm trụ, quán khắp tâm mà trọn chẳng khởi tâm cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối ngoại tâm trụ, quán khắp tâm mà trọn chẳng khởi tâm cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội ngoại tâm trụ, quán khắp tâm mà trọn chẳng khởi tâm cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tâm niệm trụ. Thiện Hiện! Pháp niệm trụ là các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội pháp trụﬠquán khắp pháp mà trọn chẳng khởi pháp cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối ngoại pháp trụ, quán khắp pháp mà trọn chẳng khởi pháp cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội ngoại pháp trụ, quán khắp pháp mà trọn chẳng khởi pháp cùng tầm tứ. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát pháp niệm trụ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU  NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.27/4/2015.
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa(Trọn bộ 24 tập)
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
             
--- o0o ---
Tập 3
 
Quyển Thứ 51
Hội Thứ Nhất
Phẩm Áo Giáp Đại Thừa
Thứ 14 – 3


 
Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la Mật đa không buộc không mở. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la mật đa tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh xa lìa, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh không, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh không, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la đa tánh vô tướng, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô sanh, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô diệt, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô diệt, nên không buộc mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Năm nhãn không buộc không mở, sáu thần thông không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Năm nhãn tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh xa lìa, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh không, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh không, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô tướng, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô sanh, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô diệt, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Phật mười phương lực không buộc không mở; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Phật mười lực tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh xa lìa, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh không, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh không, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô tướng, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô sanh, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô diệt, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Chơn như không buộc không mở; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, pháp định, pháp trụ, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, thật tế, vô vi không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Chơn như tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, pháp định, pháp trụ, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, thật tế, vô vi tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Chơn như tánh xa lìa, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Chơn như tánh không, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh không, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô tướng, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô sanh, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô diệt, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Bồ đề không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ đề tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh không, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Tát đỏa không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Tát đỏa tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh không, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma ha tát không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma ha tát tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh không, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh không, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh không, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Lấy tóm mà nói: Tất cả pháp đều không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh không, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Khi ấy, Mãn Từ Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Tôn giả! Nói sắc không buộc không mở, nói thọ tưởng hành thức thảy không buộc không mở ư? Thiện Hiện đáp: Như vậy, như vậy. Mãn Từ Tử nói: Những gì là sắc không buộc không mở, những gì là thọ tưởng hành thức thảy không buộc không mở?
Thiện Hiện đáp: Như huyễn sắc không buộc không mở, như huyễn thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như mộng sắc không buộc không mở, như mộng thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như tượng sắc không buộc không mở, như tượng thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như vang sắc không buộc không mở, như vang thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như bóng sáng sắc không buộc không mở, như bóng sáng thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như không hoa sắc không buộc không mở, như không hoa thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như ánh nắng sắc không buộc không mở, như ánh nắng thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như thành tầm hương sắc không buộc không mở, như thành tằm hương thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như việc biến hóa sắc không buộc không mở, như việc biến hóa thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Sắc tánh như huyễn cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa không, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô diệt, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô nhiễm, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô nhiễm, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Sắc quá khứ không buộc không mở, thọ tưởng hành thức quá khứ không buộc không mở. Sắc vị lai không buộc không mở, thọ tưởng hành thức vị lai không buộc không mở. Sắc hiện tại không buộc không mở, thọ tưởng hành thức hiện tại không buộc không mở. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại không, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô diệt, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô nhiễm, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô nhiễm, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Sắc thiện không buộc không mở, thọ tưởng hành thức thiện không buộc không mở. Sắc bất thiện không buộc không mở, thọ tưởng hành thức bất thiện không buộc không mở. Sắc vô ký không buộc không mở, thọ tưởng hành thức vô ký không buộc không mở. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký không, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô diệt, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô nhiễm, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô nhiễm , nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Sắc có nhiễm không buộc không mở, thọ tưởng hành thức có nhiễm không buộc không mở. Sắc không nhiễm không buộc không mở; thọ tưởng hành thức không nhiễm không buộc không mở. Sắc có tội không buộc không mở, thọ tưởng hành thức có tội không buộc không mở. Sắc không tội không buộc không mở, thọ tưởng hành thức không tội không buộc không mở. Sắc hữu lậu không buộc không mở, thọ tưởng hành thức hữu lậu không buộc không mở. Sắc vô lậu không buộc không mở, thọ tưởng hành thức vô lậu không buộc không mở. Sắc tạp nhiễm không buộc không mở, thọ tưởng hành thức tạp nhiễm không buộc không mở. Sắc thanh tịnh không buộc không mở, thọ tưởng hành thức thanh tịnh không buộc không mở. Sắc thế gian không buộc không mở, thọ tưởng hành thức thế gian không buộc không mở. Sắc xuất thế gian không buộc không mở, thọ tưởng hành thức xuất thế gian không buộc không mở. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian không, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô diệt, nên không buộc không mở.
Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Sắc thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như vậy, phải biết cứ như vậy. Nhãn xứ cho đến ý xứ. Sắc xứ cho đến pháp xứ. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Địa giới cho đến thức giới. Khổ thánh đế cho đến đạo thánh đế. Vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Bốn tĩnh lự cho đến bốn vô sắc định. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Không giải thoát môn cho đến vô nguyện giải thoát môn. Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. Năm nhãn, sáu thần thông. Phật mười lực cho đến nhất thiết tướng trí. Chơn như cho đến vô vi. Bồ đề, Tát đỏa, Bồ tát Ma ha tát, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng. Tất cả pháp tùy chỗ sở ưng không buộc không mở, cũng lại như vậy.
Mãn Từ tử! Các Bồ tát Ma ha tát đối với pháp môn không buộc không mở như vậy, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đúng như thật mà biết. Đối với như vậy không buộc không mở: Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Năm nhãn, sáu thần thông. Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí và nhất thiết tướng trí. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên siêng tu học.
Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên trụ bốn tĩnh lự không buộc không mở. Cho đến nên trụ nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên thành thục hữu tình không buộc không mở, nên nghiêm tịnh cõi Phật không buộc không mở, nên gần gũi cúng dường chư Phật không buộc không mở, và nên nghe lãnh pháp môn không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Bồ tát Ma ha tát này thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn không buộc không mở. Thường chẳng xa lìa năm nhãn thanh tịnh không buộc không mở. Thường chẳng xa lìa sáu thần thông thù thắng không buộc không mở. Thường chẳng xa lìa đà la ni môn không buộc không mở và thường chẳng xa lìa tam ma địa môn không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Bồ tát Ma ha tát này sẽ sanh đạo tướng trí không buộc không mở, sẽ chứng nhất thiết trí và nhất thiết tướng trí không buộc không mở, sẽ quay xe pháp không buộc không mở và sẽ đem pháp Tam thừa không buộc không mở, để an lập các hữu tình nơi không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành sáu Ba la mật đa không buộc không mở là chứng được tất cả pháp vô sở hữu không buộc không mở, nên xa lìa, nên vắng lặng, nên không, nên vô tướng, nên vô nguyện, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh và nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này, mới được gọi tên là kẻ mặc áo giáp Đại thừa không buộc không mở.
 
 
 



Hội Thứ Nhất
Phẩm Biện Đại Thừa
Thứ 15 – 1
 




Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao biết là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát? Vì sao biết được Bồ tát Ma ha tát phát thú Đại thừa? Đại thừa như vậy, từ chỗ nào ra? Đến trụ chỗ nào? Vì sao mà trụ? Ai lại cưỡi Đại thừa này mà ra?
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi hỏi vì sao biết là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy, nghĩa là sáu Ba la mật đa là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát đấy. Những gì là sáu? Là bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tiến Ba la mật đa, tĩnh lự Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát bố thí Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình thí tất cả nội ngoại sở hữu, cũng khuyên kẻ khác thí nội ngoại sở hữu. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát bố thí Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát tịnh giới Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình trụ mười thiện nghiệp đạo, cũng khuyên kẻ khác trụ muời thiện nghiệp đạo. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tịnh giới Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát an nhẫn Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình đủ tăng thượng an nhẫn, cũng khuyên kẻ khác đủ tăng thượng an nhẫn. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an nhẫn Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát tinh tiến Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình nơi sáu Ba la mật đa siêng tu chẳng dứt, cũng khuyên kẻ khác nơi sáu Ba la mật đa siêng tu chẳng dứt. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tinh tiến Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát tĩnh lự Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình năng khéo léo vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, trọn chẳng theo thế lực kia mà thọ sanh; cũng năng khuyên kẻ khác vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc khéo léo như mình. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tĩnh lự Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát bát nhã Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình năng như thật quán tất cả pháp tánh, đối các pháp tánh không bị chấp đắm, cũng khuyên kẻ khác như thật quán tất cả pháp tánh, đối các pháp tánh không bị chấp đắm. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát bát nhã Ba la mật đa. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy nghĩa là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao nội không? Phật bảo: Thiện Hiện! Nội, nghĩa là nội pháp, tức là nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý. Trong đây, nhãn do nhãn không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý do nhĩ tỷ thiệt thân ý không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là nội không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao ngoại không? Phật bảo: Thiện Hiện! Ngoại, nghĩa là ngoại pháp, tức là sắc thanh hương vị xúc pháp. Trong đây, sắc do sắc không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thanh hương vị xúc pháp do thanh hương vị xúc pháp không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là ngoại không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao nội ngoại không? Phật bảo: Thiện Hiện! Nội ngoại, nghĩa là nội ngoại pháp, tức là sáu chỗ trong, sáu chỗ ngoài. Trong đây, sáu chỗ trong do sáu chỗ ngoài không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Sáu chỗ ngoài do sáu chỗ trong không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là nội ngoại không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao không không? Phật bảo: Thiện Hiện! Không, nghĩa là tất cả pháp không. Không đây do không mà không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là không không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại không? Phật bảo: Thiện Hiện! Đại nghĩa là mười phương, tức là đông nam tây bắc, tứ duy, thượng hạ. Trong đây, đông phương do đông phương không, Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Nam tây bắc phương tứ duy thượng hạ, do nam tây bắc phương tứ duy thượng hạ không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là đại không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao thắng nghĩa không? Phật bảo: Thiện Hiện! Thắng nghĩa, nghĩa là Niết bàn. Thắng nghĩa đây do thắng nghĩa không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là thắng nghĩa không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao hữu vi không? Phật bảo: Thiện Hiện! Hữu vi, nghĩa là cõi Dục, cõi sắc, cõi Vô sắc. Trong đây cõi Dục do cõi Dục không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Cõi sắc, Vô sắc do cõi Sắc, Vô sắc không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là hữu vi không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô vi không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô vi nghĩa là vô sanh, vô trụ, vô dị, vô diệt. Vô vi đây do vô vi không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô vi không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cảnh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cảnh, nghĩa là các pháp rốt ráo bất khả đắc. Tất cảnh đây do tất cảnh không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tất cảnh không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô tế không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô tế nghĩa là không có ngằn mé trước, giữa, sau khả được và không có ngằn mé lui đến khả được. Vô tế đây do vô tế không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tế không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tán không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tán nghĩa là có phóng, có vứt, có bỏ khả được. Tán đây do tán không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tán không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô biến dị không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô biến dị nghĩa là không phóng, không vứt, không bỏ khả được. Vô biến dị đây do vô biến dị không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô biến dị không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao bản tánh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Bản tánh nghĩa là bản tánh tất cả pháp. Hoặc tánh pháp hữu vi, hoặc tánh pháp vô vi đều chẳng phải Thanh văn làm ra, chẳng phải Độc giác làm ra, chẳng phải Bồ tát làm ra, chẳng phải Như Lai làm ra, cũng chẳng phải nào ai làm ra. Bản tánh đây do bản tánh không . Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là bản tánh không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tự tướng không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tự tướng nghĩa là tự tướng tất cả pháp. Như biến ngăn là tự tuớng sắc, lãnh nạp là tự tướng thọ, lấy tượng là tự tướng tưởng, tạo tác là tự tướng hành, rõ biết là tự tướng thức. Như vậy thảy, hoặc tự tướng pháp hữu vi, hoặc tự tướng pháp vô vi. Tự tướng đây do tự tướng không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tự tướng không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao cộng tướng không? Phật bảo: Thiện Hiện! Cộng tướng nghĩa là cộng tướng tất cả pháp. Như khổ là cộng tướng pháp hữu lậu, vô thường là cộng tướng pháp hữu vi; không, vô ngã là cộng tướng tất cả pháp. Như vậy thảy có vô lượng cộng tướng. Cộng tướng đây do cộng tướng không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là cộng tướng không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả pháp nghĩa là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới. Hoặc pháp hữu sắc vô sắc, hữu kiến vô kiến, hữu đối vô đối, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi. Tất cả pháp đây do tất cả pháp không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tất cả pháp không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao bất khả đắc không? Phật bảo: Thiện Hiện! Bất khả đắc, nghĩa là tất cả pháp trong đây bất khả đắc. Như quá khứ bất khả đắc, vị lai bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc. Như quá khứ không có vị lai hiện tại khả đắc. Như vị lai không có quá khứ hiện tại khả đắc. Như hiện tại không có quá khứ vị lai khả đắc. Bất khả đắc đây do bất khả đắc không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là bất khả đắc không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô tánh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô tánh, nghĩa là trong đây không có chút tánh khả được. Vô tánh đây do vô tánh không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tánh không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tự tánh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tự tánh nghĩa là các pháp năng hòa hợp tự tánh. Tự tánh đây do tự tánh không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tự tánh không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô tánh tự tánh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô tánh tự tánh nghĩa là các pháp không có năng hòa hợp tự tánh, không có sở hòa hợp tự tánh. Vô tánh tự tánh đây do tự tánh không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tánh tự tánh không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tánh do hữu tánh không. Vô tánh do vô tánh không. Tự tánh do tự tánh không. Tha tánh do tha tánh không. Vì sao hữu tánh do hữu tánh không? Hữu tánh nghĩa là năm uẩn. Hữu tánh đây do hữu tánh không là vì năm uẩn sanh tánh bất khả đắc vậy. Đấy là hữu tánh do hữu tánh không. Vì sao vô tánh do vô tánh không? Vô tánh nghĩa là vô vi. Vô tánh đây do vô tánh không. Đấy là vô tánh do vô tánh không. Vì sao tự tánh do tự tánh không? Nghĩa là tất cả pháp đều là tự tánh không. Không đây chẳng phải trí làm ra, chẳng phải kiến làm ra, cũng chẳng phải nào ai khác làm ra được. Đấy là tự tánh do tự tánh không. Vì sao tha tánh do tha tánh không? Nghĩa là hoặc Phật ra đời, hoặc chẳng ra đời, tất cả pháp pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, chơn như, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, thật tế đều do tha tánh, nên không. Đấy là tha tánh do tha tánh không. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU  NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.27/4/2015.

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa(Trọn bộ 24 tập)
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
             
--- o0o ---
Tập 2



QUYỂN THỨ 50

Hội Thứ Nhất
 
 

Phẩm

ÁO GIÁP ÐẠI THỪA
Thứ 14 - 2
 
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa Phật vừa nói, Bồ tát Ma ha tát chẳng mặc giáp công đức, phải biết đấy mới là mặc giáp Ðạo thừa. Vì sao thế? Vì tất cả pháp, tự tướng không vậy. Sở vì sao? Bạch Thế Tôn! Sắc, sắc tướng không; thọ tưởng hành thức, thọ tưởng hành thức tướng không. Nhãn xứ, nhãn xứ tướng không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tướng không. Sắc xứ, sắc xứ tướng không; thanh hương vị xúc pháp xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ tướng không. Nhãn giới, nhãn giới tướng không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng không. Nhĩ giới, nhĩ giới tướng không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng không. Tỷ giới, tỷ giới tướng không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng không. Thiệt giới, thiệt giới tướng không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng không. Thân giới, thân giới tướng không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng không. Ý giới, ý giới tướng không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng không.
Ðịa giới, địa giới không; thủy hỏa phong không thức giới, thủy hỏa phong không thức giới tướng không. Khổ thánh đế, khổ thánh đế tướng không; tập diệt đạo thánh đế, tập diệt đạo thánh đế tướng không. Vô minh, vô minh tướng không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não, hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tướng không. Nội không, nội không tướng không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh tướng không. Bốn tĩnh lự, bốn tĩnh lự tướng không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định, bốn vô lượng, bốn vô sắc định tướng không. Bốn niệm trụ, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tướng không. Không giải thoát môn, không giải thoát môn tướng không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tướng không. Bố thí Ba la mật đa, bố thí Ba la mật đa tướng không; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa, tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa tướng không. Năm nhãn, năm nhãn tướng không; sáu thần thông, sáu thần thông tướng không. Phật mười lực, Phật mười lực tướng không; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tướng không. Bồ tát, bồ tát tướng không. Mặc giáp công đức, mặc giáp công đức tướng không. Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này, Bồ tát Ma ha tát chẳng mặc giáp công đức, phải biết đấy mới là mặc giáp Ðại thừa.
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như lời Ngươi vừa nói. Thiện Hiện! Phải biết Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác. Bồ tát Ma ha tát vì việc này vậy, nên mặc giáp Ðại thừa. Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác, Bồ tát Ma ha tát vì việc này vậy, nên mặc giáp Ðại thừa?
Phật nói: Thiện Hiện! Do vì các tác giả bất khả đắc, nên Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác. Sở vì sao? Thiện Hiên! Ngã chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì sao thế? Vì ngã rốt ráo bất khả đắc vậy. Hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, khiến tác giả, khởi giả, khiến khởi giả, thọ giả, khiến thọ giả, tri giả, kiến giả chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì sao thế? Vì hữu tình cho đến kiến giả, rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Huyễn sự chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì huyễn sự rốt ráo bất khả đắc vậy. Cảnh mộng, tượng, vang bóng sáng, không hoa, ánh nắng, thành tầm hương, việc biến hóa chẳng tạo chẳng tác. Vì cớ sao? Vì cảnh mộng cho đến việc biến hóa rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Sắc chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì sắc rốt ráo bất khả đắc vậy. Thọ tưởng hành thức chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì thọ tưởng hành thức rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ rốt ráo bất khả đắc vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì sắc xứ rốt ráo bất khả đắc vậy. Thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì thanh hương vị xúc pháp xứ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì nhãn giới rốt ráo bất khả đắc vậy. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên ra các thọ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhĩ giới chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì nhĩn giới rốt ráo bất khả đắc vậy. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên ra các thọ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Tỷ giới chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì tỷ giới rốt ráo bất khả đắc vậy. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên ra các thọ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Thiệt giới chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì thiệt giới rốt ráo bất khả đắc vậy. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên ra các thọ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Thân giới chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì thân giới rốt ráo bất khả đắc vậy. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì xúc giới cho đến thân xúc làm duyên ra các thọ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Ý giới chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì ý giới rốt ráo bất khả đắc vậy. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì pháp giới cho đến ý xúc làm duyên ra các thọ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Ðịa giới chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì địa rốt ráo bất khả đắc vậy. Thủy hỏa phong không thức giới chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì thủy hỏa phong không thức giới rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Khổ thánh đế chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế rốt ráo bất khả đắc vậy. Tập diệt đạo thánh đế chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì tập diệt đạo thánh đế rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Vô minh chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì vô minh rốt ráo bất khả đắc vậy. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nội không chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì nội không rốt ráo bất khả đắc vậy. Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không, rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Bốn tĩnh lự chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự rốt ráo bất khả đắc vậy. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Bốn niệm trụ chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ rốt ráo bất khả đắc vậy. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Không giải thoát môn chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn rốt ráo bất khả đắc vậy. Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì vô tướng, vô nguyện giải thoát môn rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật đa chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa rốt ráo bất khả đắc vậy. Tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Năm nhãn chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì năm nhãn rốt ráo bất khả đắc vậy. Sáu thần thông chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì sáu thần thông rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Phật mười lực chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực rốt ráo bất khả đắc vậy. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Chơn như chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì chơn như rốt ráo bất khả đắc vậy. Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, pháp trụ, pháp định, ly sanh tánh, bình đẳng tánh, thật tế chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì pháp giới cho đến thật tế, rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Bồ tát chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì Bồ tát rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng tạo chẳng phải chẳng tạo, chẳng tác chẳng phải chẳng tác. Vì cớ sao? Vì Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Do nhân duyên này, Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác. Bồ tát Ma ha tát này vậy, nên mặc giáp Ðại thừa. Thiện Hiện! Do vì nghĩa này, nên Bồ tát Ma ha tát chẳng mặc giáp công đức, phải biết đấy mới là mặc giáp Ðại thừa.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa Phật vừa nói. Sắc không buộc không mở; thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Sắc tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh không, nên không buộc không mở. Sắc tánh vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Sắc tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Sắc tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh xa lìa, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh không, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh không, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh vô tướng, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh vô sanh, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh vô diệt, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Nhãn xứ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Sắc xứ không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Sắc xứ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh xa lìa, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh không, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh không, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh vô tướng, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh vô sanh, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh vô diệt, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Sắc xứ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; thanh hương vị xúc pháp xứ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Nhãn giới không buộc không mở; sắc giới, nhãn thức giới, và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Nhãn giới tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; sắc giới, nhãn thức giới, và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh xa lìa, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh không, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh vô tướng, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh vô sanh, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh vô diệt, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Nhãn giới tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới không buộc không mở; thanh giới, nhĩ thức giới, và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; thanh giới, nhĩ thức giới, và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh xa lìa, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh không, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh vô tướng, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh vô sanh, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh vô diệt, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Nhĩ giới tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Tỷ giới không buộc không mở; hương giới, tỷ thức giới, và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Tỷ giới tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; hương giới, tỷ thức giới, và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh xa lìa, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh không, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh vô tướng, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh vô sanh, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh vô diệt, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Tỷ giới tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Thiệt giới không buộc không mở; vị giới, thiệt thức giới, và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Thiệt giới tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; vị giới, thiệt thức giới, và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh xa lìa, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh không, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh vô tướng, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh vô sanh, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh vô diệt, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Thiệt giới tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Thân giới không buộc không mở; xúc giới, thân thức giới, và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Thân giới tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; xúc giới, thân thức giới, và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Thân giới tánh xa lìa, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Thân giới tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Thân giới tánh không, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không, nên không buộc không mở. Thân giới tánh vô tướng, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Thân giới tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Thân giới tánh vô sanh, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Thân giới tánh vô diệt, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Thân giới tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Thân giới tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Ý giới không buộc không mở; pháp giới, ý thức giới, và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Ý giới tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; pháp giới, ý thức giới, và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Ý giới tánh xa lìa, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Ý giới tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Ý giới tánh không, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không, nên không buộc không mở. Ý giới tánh vô tướng, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Ý giới tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Ý giới tánh vô sanh, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Ý giới tánh vô diệt, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Ý giới tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Ý giới tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Ðịa giới không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Ðịa giới tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh xa lìa, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh không, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh không, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh vô tướng, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh vô sanh, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh vô diệt, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Ðịa giới tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; thủy hỏa phong không thức giới tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Khổ thánh đế không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Khổ thánh đế tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh xa lìa, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh không, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh không, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh vô tướng, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh vô sanh, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh vô diệt, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Khổ thánh đế tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; tập diệt đạo thánh đế tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Vô minh không buộc không mở; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vô minh tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Vô minh tánh xa lìa, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Vô minh tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Vô minh tánh không, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh không, nên không buộc không mở. Vô minh tánh vô tướng, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Vô minh tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Vô minh tánh vô sanh, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Vô minh tánh vô diệt, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Vô minh tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Vô minh tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Nội không không buộc không mở; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Nội không tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Nội không tánh xa lìa, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Nội không tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Nội không tánh không, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh không, nên không buộc không mở. Nội không tánh vô tướng, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không  tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Nội không tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Nội không tánh vô sanh, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Nội không tánh vô diệt, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Nội không tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Nội không tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Bốn tĩnh lự không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bốn tĩnh lự tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh xa lìa, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh không, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh không, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh vô tướng, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh vô sanh, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh vô diệt, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Bốn tĩnh lự tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ không buộc không mở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh xa lìa, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh không, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tánh không, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh vô tướng, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh vô sanh, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh vô diệt, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Bốn niệm trụ tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Không giải thoát môn không buộc không mở; vô tướng vô nguyện giải thoát môn không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Không giải thoát môn tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh xa lìa, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh không, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh không, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh vô tướng, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh vô sanh, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh vô diệt, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Không giải thoát môn tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.27/4/2015.