Monday, 13 April 2015

Đối phó với bệnh tật.


Bệnh tật là một thành phần của cuộc sống.
Theo quan điểm Phật giáo, cơ thể chúng ta là vô thường, – cơ thể ta đang thoái hóa từ từ, nhưng đôi khi bệnh tật làm cho tiến trình này trở nên nhanh hơn. Nếu không vậy, thì chúng ta đều bất tử và các ngành nghề trong lãnh vực y tế và mai táng bị phá sản.
Theo quan điểm nhân quả, bệnh hoạn là những nghiệp quả do cái nhân mà ta đã tạo ra cho người khác từ đời trước. Ví dụ, một người có thể đã giết chết người khác trong một đời trước, và kiếp này, nạn nhân trở lại trả thù dưới hình thái của một con quỷ bệnh, chẳng hạn như con quỷ bệnh ung thư, để đòi lại món nợ đối với người đã giết nó từ kiếp trước mà nay đã tái sinh.
Hơn nữa, bệnh tật còn là một hình thức giải quyết nợ nần. Khi nợ được hoàn trả đầy đủ, chúng ta lành bệnh. Ví dụ cảm lạnh là một biểu tượng cho các món nợ nhỏ mà người ta trả bằng cách phải chịu đựng tạm thời cơn đau của bệnh. Đây là hình thức chữa bệnh đầu tiên; chịu đựng cho đến khi hồi phục.
Chúng ta có hai cách khác để đối phó với bệnh tật.
Một cách mà ai cũng biết hết là tìm sự giúp đỡ. Chúng ta có thể được giúp đỡ từ các bác sĩ tây y, bác sĩ châm cứu, thầy lang, v.v…
Thành phần thứ ba (thầy thuốc) xen vào can thiệp chuyện nợ nần giữa đôi bên cũng có thể giải thích bằng luật nhân quả.  Thầy chữa bệnh can thiệp vào bệnh tật (nợ), và bằng cách giúp đỡ giải quyết món nợ (bệnh), phải gánh lấy một phần nợ mà tiêu biểu là bệnh tật. Ví dụ, một bệnh nhân ung thư được hóa trị, bệnh thuyên giảm, là do nhờ các chuyên gia y tế, vì vậy nhóm người này chính họ đã gánh lấy một phần khoản nợ ung thư đó. Những người chữa bệnh có xu hướng không phàn nàn khiếu nại bởi vì họ tin rằng họ đã được đền bù xứng đáng thay cho các rắc rối sau này của họ. Tuy nhiên, hầu hết đều không biết rằng sau này họ phải gánh lấy một phần nợ của bệnh nhân họ.
Điểm quan trọng nữa cần phải hiểu là người bệnh, người mang nợ chính, thật sự cũng chịu thiệt hại dưới hình thức như phải trả tiền cho các dịch vụ y tế, tiền bảo hiểm sức khỏe, thuốc men, chi phí di chuyển, cũng như những đau đớn thể xác, đau khổ tinh thần, hoặc thiệt hại mất mát một phần thân thể mà họ phải chịu đựng hết phần còn lại của cuộc đời họ.
Đôi khi, kỷ thuật chữa bệnh có giới hạn, do đó, khoản nợ chỉ có thể được giải quyết bằng sự chịu đựng đau khổ như là quả báo của nghiệp ác từ quá khứ. Ví dụ, bệnh nhân bị bệnh tâm thần rất hiếm khi được chữa lành. Một vài người trong số các đệ tử của tôi bị trầm cảm lâu ngày. Khi họ bắt đầu tu luyện với chúng tôi họ đã thành công trong việc xua đuổi được con ma trầm cảm đó.
Tìm sự giúp đỡ từ thầy thuốc để xóa nợ cũ hay cam chịu đau đớn trong nỗi thất vọng đều không phải là cách giải quyết ổn thỏa vẹn toàn.  Chúng ta, những người Phật tử được hướng dẫn phương pháp bình phục bằng cách tích lũy công đức.  Đây là một điều chứng minh cho sự vi diệu của Phật pháp. Có hai cách để đạt được điều này:
  1. Người ta có thể tự mình tạo công đức bằng cách tu luyện hay làm việc thiện. Điều này giúp họ thoát khỏi sự trả thù của các chủ nợ, do đó kết quả là bệnh tự nó sẽ lành.
  2. Nếu người ta không thể tu luyện hay làm việc thiện, thì họ có thể tích lũy công đức nhờ sự giúp đỡ của Tam Bảo (tăng đoàn địa phương có thể góp ý kiến cho quí vị về việc này).
Tại sao tạo lập công đức bằng cách làm công quả bên ngoài lại có kết quả trong việc chữa bệnh? Về cơ bản, Tam Bảo (Tam Bảo: Phật, Pháp, và Tăng) can thiệp thay cho quí vị. Họ dùng công đức mà quí vị tạo ra để thương lượng với các chủ nợ bằng cách trao đổi công đức với món nợ mà quí vị phải trả. Nó có hiệu quả vì hai bên cùng có lợi:
  1. Những con ma hoặc con quỷ bệnh khi chấp nhận công đức thông qua Tam Bảo, sẽ bớt gay gắt hơn trong việc đòi nợ. Chúng thực sự có thêm được phước lành hơn là gây thiệt hại mất mát cho con nợ.
  2. Con nợ được chữa lành và nợ được trả.
  3. Tam Bảo tạo ra mối quan hệ cho cả hai bên.
Tôi thích cách giải quyết thứ ba, chữa bệnh bằng cách tạo lập công đức thông qua Tam Bảo, vì nó:
  1. Công bằng – Chúng tôi đề nghị trả các khoản nợ trong quá khứ của mình. Chạy trốn chủ nợ chỉ là trì hoãn sự trả nợ mà thôi và lãi suất sẽ tiếp tục tích lũy cho đến khi cả vốn lẫn lời được hoàn trả đầy đủ. Chủ nợ của chúng ta có thể không hào phóng như Chính phủ Hoa Kỳ, sẵn sàng mở rộng tín dụng không lãi suất cho các ngân hàng như trong cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2009 gần đây.
  2. Trong sạch – Bằng cách không chạy trốn các khoản nợ trong quá khứ của mình, chúng ta có cơ hội giải quyết hận thù trong quá khứ. Chúng ta đều sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  3. Hiệu quả - Cách tốt nhất để giải quyết các khoản nợ trước đây là được các chủ nợ tha thứ. Chúng ta đã gánh chịu quá đủ rồi!HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.13/4/2015

No comments:

Post a Comment