Monday 13 October 2014

Từ mê đến ngộ.

image
Con số 0 tượng trưng cho trạng thái hợp nhất nơi mà người biết, cái được biết và sự nhận biết là một – một trạng thái không phân biệt được của sự tồn tại. Số '1’ đại diện cho sự mong muốn nguyên sơ và duy nhất, tự biết và tự cảm nghiệm. Để cảm nghiệm, cần phải có cái kia, nghĩa là, vũ trụ vạn vật phải tồn tại.
Song, nếu không có tự  ngã và không có cái kia hay vũ trụ vạn vật, thì sẽ không có sự trải nghiệm. Sự hợp nhất sau đó cần được phân hóa. Khi tự ngã hiện ra bằng sự phân hóa , thì cái kia hoặc vạn vật vũ trụ lập tức hiện hữu. Để cho nhị nguyên tính rõ nét lên cần phải có sự đối nghịch giữa tinh thần (hay ý thức) và vật chất đã hoàn toàn hợp nhất. Chữ số '2 ', do đó,  tượng trưng cho nhị nguyên tính và sự đối nghịch giữa tinh thần và vật chất, sự bất đồng giữa chủ thể và khách thể mà không trải qua một thời từng trong điều kiện hợp nhất là không thể có được.
Mong muốn ban sơ sau đó biểu hiện thành năng lực nhận biết trong lĩnh vực liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của không gian – thời gian. Theo Sankhya, đầu tiên phát khởi là Mahat, buddhi, người vĩ đại (vĩ nhân) thường bị hiểu lầm là người tài trí, và khi được giải thích một cách chính xác có nghĩa là năng lực hiểu và biết.  Xuất hiện không sớm hơn sự biết trong lĩnh vực quan hệ nhân quả, cũng hiện ra là mặt trái của sự biết – sự thiếu hiểu biết (hay vô minh), đối lập vô minh là giác ngộ.
Nhờ năng lực nhận biết, ý thức tự ngã phát khởi đầu tiên cùng vũ trụ vạn vật, cái 'kia' bắt đầu hiện hữu. Vì sự thiếu hiểu biết (vô minh), nên cái biết được định hình tới mức thành ahamkara, cái tôi – bản ngã , cái tôi giả dối sai trái . Cái tôi hữu hạn này, "Tôi là thế này hoặc thế kia”, là những gì mà chúng ta nhận biết đầu tiên về bản thân mình. Như vậy xuất hiện đầu tiên không phải sự giác ngộ, mà là sự thiếu hiểu biết, một loại nhận biết không thật có.
Cái tôi, cái bản ngã giả tạo hiện lên trong ảo tưởng của người tạo tác hoặc người có trải nghiệm là chủ thể còn cái kia, vũ trụ vạn vật tồn tại bên ngoài cái đó là khách thể. Cái tôi – bản ngã là sự nhận biết đầu tiên của ý thức thuần túy, tinh thần, là ảo tưởng không thật. Sự nhận biết này sau đó hành xử bừa bãi, làm cho bản thân sự nhận thức thuần túy bị hiểu lầm là một sự nhận thức hữu hạn và là một cái tôi túng quẫn thiếu thốn đang kiếm tìm ý nghĩa của sự nguyên vẹn. Mỗi lần cảm nhận là mỗi lần sự nhận biết lại được phát sinh thêm mạnh mẽ và sâu sắc nhằm chỉ để tăng cường cảm giác sai lầm về cái tôi, cái bản ngã. Đây là nguyên nhân của sự thiếu hiểu biết .
Sự nhận biết bừa bãi dẫn đến sự chấp thủ và làm khô cứng niềm tin, quan điểm, giáo điều, hình ảnh và giá trị bản thân chỉ vì cái tôi cứ bám víu lấy chúng, không muốn thả ra. Ý thức thuần túy bị đánh lừa còn cái tôi thì không ngừng nghỉ trải qua chu kỳ vui buồn phát sinh từ sự chấp trước này. Để tăng cường, củng cố và bảo tồn hơn nữa ýthức bản thân, cái tôi đắm mình trong tích tụ tuyệt vọng, tự mãn, tự khẳng định, đòi hỏi được ân cần đồng thuận và triển khai mọi chiến lược có thể để duy trì chính mình.
Một khi sự nhận biết đã bén rễ trong hình thái của sự thiếu hiểu biết, chúng ta không thể nào tháo gỡ hoặc xóa bỏ nó được; nó ở đó trong ký ức của chúng ta. Cách duy nhất để vượt qua nó và ngăn chận sự nhận định bằng cảm nhận không phân biệt. Ở đây cần có vai trò của một người Thầy – bậc đạo sư có trí tuệ thật sự, người có sự hiểu biết đúng đắn, một sự am hiểu chân thật.
Bậc Đạo Sư đóng vai trò như một chiếc đèn mà khi dùng nó người ta có thể thắp sáng lên ngọn đèn của chính mình và làm tan đi bóng tối của vô minh. Một khi chân lý (hay lẽ phải) bắt đầu lóe lên trong tâm trí, thì ảo tưởng hay sự giả dối không thật sẽ yếu dần rồi mất hẳn, hoàn toàn hài lòng và ngay lập tức chứng ngộ. Mọi sự nhận biết cùng với sự thôi thúc ham muốn nhận biết, cội rễ của sự trói buộc, cũng đều biến mất. Bạn trở thành người làm chứng.
Khi bạn nhận biết được sự thật về chính mình, bạn cảm thấy không cần phải biết thêm bất cứ điều gì nữa. Bạn nhận thức rõ ảo tưởng một khi là cái có thực đối với bạn và cũng thực đúng như nó là, thì vẫn như thế mơ hồ không rõ nghĩa. Tuy vậy chúng ta vẫn dành nhiều năm đáng kể vào việc góp nhặt và nhận biết bằng những cảm nhận đã tạo ra sự trói buộc trước khi chúng ta nhận ra rằng giác ngộ là sự giải thoát siêu việt, tức thời và luôn hiện hữu.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.13/10/2014.

Việc ác vừa nghĩ, quỷ thần đều biết.

image
Một Phật tử Trung Hoa, ông Trần Hải Lượng, có người bạn tên Hoàng Ðồng Sanh. Ðôi mắt cư sĩ họ Hoàng rất lạ, có thể thấy được ma quỉ và điện quang của mỗi người. 
Theo lời ông, những vị tu hành chân chánh, tâm trong sạch, thì xung quanh mình có vòng ánh sáng sắc trắng mát mẻ dịu dàng. Người giàu, có ánh sáng sắc đỏ. Bậc sang quý, có ánh sáng màu tím. Kẻ buồn rầu thất chí, hoặc đau yếu, có ánh sáng màu xám như khói. Hạng người tầm thường, phần nhiều có ánh sáng màu lục. 
Ai có điện quang màu đen thì một là người sắp chết, hai đó là kẻ rất độc ác. Và tùy theo tâm niệm tốt xấu, điện quang của mỗi người thay đổi khôn lường. Ðại khái, người tâm lành ít thì vòng ánh sáng lành nhỏ hẹp; bậc tâm lành hay thanh tịnh nhiều, thì vòng ánh sáng lành rộng lớn. Quang lượng rộng hẹp của kẻ ác cũng như thế. 
Cho nên khi ta khởi một niệm ác, tuy người ngoài không biết, song mình biết, quỉ thần biết; còn những bậc thánh đắc đạo thì thấy rõ ràng như nhìn các làn chỉ trong bàn tay, hay nhìn bóng hiện trong gương sáng. Mình biết, thì lương tri tự khiển trách làm cho hổ thẹn hối hận không yên. Quỉ thần biết, thì phẫn nộ quở phạt. Chư Phật, Bồ Tát khi biết dù xót thương không làm tổn hại, song kẻ gây nhân tất phải chịu quả, chẳng thế nào tránh khỏi. Từ hành vi đến tâm niệm của ta, sự phản ứng của luật nhân quả mỗi mỗi đều rất công minh. 
Cho nên tiên hiền đã bảo: “Quả báo của việc lành dữ như bóng theo hình. Khi khởi một niệm lành, tuy phước chưa đến mà thiện thần đã đến. Lúc sanh một niệm dữ, tuy họa chưa tới mà ác quỷ đã theo”. Mấy lời này rất phù hợp với lý nhân quả của đạo Phật.
Nếu trong ba nghiệp, khẩu nghiệp đã dễ tạo, thì ý nghiệp lại có năng dụng mạnh hơn cả. Phàm phu chỉ có thể kiểm soát tâm niệm thô của mình, song không thể kiểm soát tâm niệm tế. 
Ngài Di Lặc Bồ Tát khi nhập định, dùng trí huệ cực thanh tịnh sáng suốt, thấy mỗi chúng sanh trong một sát na [khoảng 0,018 giây] có đến ba mươi sáu muôn ức [36 tỷ] niệm vi tế, mỗi niệm biến mỗi hình, niệm lành biến tướng lành, niệm dữ biến tướng dữ. Ðiều này nhắc cho ta nhớ, người tu không những giữ gìn nhân quả nơi thân, khẩu, mà còn phải dè dặt nhân quả trong mỗi tâm niệm. Nếu thờ ơ để cho tâm xấu thường nổi lên, khi dồn chứa lâu ngày, nó có đủ năng lực sai sử ta làm việc quấy, và chịu thân ác thú trong tương lai.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.13/10/2014.

Làm gì cũng đừng quên nhân quả báo ứng.

image
Tục ngữ có câu: "Giặc trộm kế của trạng nguyên". Người thông minh lại mắc phải sai lầm thông minh làm hại, việc này đâu đâu cũng có. Những kẻ lưu manh, trộm cắp cho rằng không cần lao động cực nhọc mà vẫn được hưởng. Kẻ lừa dối, gạt người cho mình động ba tấc lưỡi thì được tiền của. Nhưng theo luật nhân quả "thiện có quả báo thiện, ác có quả báo ác". Báo ứng liền theo sau.
Muôn sự ở thế gian, chúng ta làm việc một phần thì hưởng một phần; tuyệt đối không có chuyện kẻ lười lao động mà hưởng thành quả. Cho nên đạo Phật nói: "Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu". Không có đạo lý trồng cỏ um tùm mà được gặt lúa.
Trong giới sĩ, nông, công, thương nỗ lực làm việc đều có phương pháp của họ. Nếu người chỉ chuyên vắt óc suy nghĩ tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc dùng thủ đoạn đầu cơ trục lợi để mình có lợi thì sẽ chịu quả báo hại mình. Như người làm việc văn phòng tham ô trái pháp luật. Người nông dân dùng phân bón hóa học quá liều lượng để thu hoạch cao có hại sức khỏe người tiêu dùng. Công nhân tham lam lấy trộm vật liệu, làm việc qua loa. Doanh nhân dùng hàng giả bán lừa gạt mọi người để được lời nhiều. Kết quả, họ đều chịu báo ứng thích đáng tội mình làm. Mỗi người ở thế gian đều có một nghề, ai cũng có thể làm lợi ích cho xã hội. Chúng tôi nói cách khác, mọi người đều có thể bóc lột xã hội, vấn đề là chúng ta có lương tâm hay không mà thôi.
Tiền đồ của mỗi người sáng sủa hay mờ mịt, nhân cách thanh cao hay thấp hèn, tương lai tiến thân hay sa đọa đều bắt đầu từ một ý niệm của chúng ta. Nếu người giữ tâm lương thiện, mặc dù hiện tại chịu thiệt thòi một chút nhưng tương lai nhất định được quả báo tốt đẹp. Kẻ gian ác tuy trước mắt chiếm được lợi phẩm một chút, nhưng dần dần nhân cách bị sa đọa. Mọi người chán ghét, tương lai nhất định sẽ tăm tối, chính là do có tâm xấu. Dùng người, làm việc không đúng phương pháp, cũng tạo thành kết quả không tốt. Vì thế, chúng ta phải học theo Đức Phật, Thánh hiền dạy, lý do là ở đây.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY=13/10/2014.

Tại sao đức Thế Tôn không thu thúc Lục căn?

image
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Sự thu thúc tốt lắm. Thu thúc thân, thu thúc khẩu, thu thúc ý và thu thúc tất cả thì tốt đẹp biết bao nhiêu!" Đức Thế Tôn đã không hết lời khen ngợi về sự thu thúc như thế, nhưng một lần nọ, giữa đầy đủ tứ chúng và cận sự nam nữ hai hàng, ngài đã không giữ được sự thu thúc tốt đẹp ấy.
- Đại vương cứ nói tiếp tục.
- Vâng, lần ấy quả là Đức Thế Tôn đã không biết mắc cỡ, đã lò nam căn ra để khắp chư thiên và nhân loại cùng xem! Lại nữa, ngài lại còn chơi cái trò kỳ dị là le luỡi đụng tới lỗ mũi và hai lỗ tai, rồi lại đưa cái lưỡi lên che kín cả vừng trán! Thưa đại đức, ngài nghĩ thế nào, một Đức Chánh Đẳng Giác, một bậc thầy mô phạm cao quý của trời và người mà lại làm cái việc không thích đáng, một việc làm mà ai cũng cười chê như thế hay sao?
- Đại vương! Đức Thế Tôn sở dĩ phải hiện tướng nam căn và tướng lưỡi rộng dài là để tạo duyên lành cho ông bà-la-môn Sela, cốt ý chỉ để cho ông bà-la-môn Sela thấy, chứ tứ chúng, cận sự nam nữ hai hàng và chư thiên không thể thấy được, tâu đại vương!
- Trẫm không tin điều đó, đại đức!
- Rất có lý khi đại vương không tin, vì thứ nhất là đại vương không thể biết được tâm, tuệ cùng các khả năng thần thông bất khả tư nghị của Phật. Thứ hai là đại vương không biết được tâm của bà-la-môn Sela!
- Chuyện ấy thì có liên hệ gì hở đại đức?
- Sao lại không liên hệ! Ví như có một người bị đau khổ, đại vương có thể nào biết được sự thọ khổ trong tâm của người ấy ra sao không?
- Thưa, không thể biết.
- Cũng như vậy là việc làm của Đức Tôn Sư! Chỉ có Đức Tôn Sư là biết rõ việc làm của Ngài, là để tạo duyên lành cho bà-la-môn Sela. Và chính bà-la-môn Sela mới biết rằng ông ta đã nhận được duyên lành ấy. Còn đại vương, vì không thấy, không biết nên đại vương nghi ngờ, có đúng thế chăng?
- Có thể như vậy.
- Ví như ma qủy nhập vào một bệnh nhân, chỉ có bệnh nhân ấy mới biết rõ ma quỷ đã làm gì ở trong thân tâm mình, còn người khác thì không thể biết được. Cũng thế là trường hợp Đức Thế Tôn. Bà-la-môn Sela sau khi quan sát Đức Thế Tôn bằng đôi mắt của một bậc thầy tướng pháp, ông ta thấy Đức Thế Tôn hầu như có đủ ba mươi hai quý tướng cùng tám mươi vẻ đẹp của bậc đại nhân - chỉ thiếu có hai tướng là tướng nam căn mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài. Đức Thế Tôn biết rằng, nếu bà-la-môn Sela thấy thêm được hai tướng ấy, ông ta sẽ phát khởi lòng tin, và đấy là duyên lành để cho ông ta chứng ngộ đạo quả sau này! Vì lý do đó, Đức Thế Tôn đã dùng thần thông hiện tướng cái bóng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài. Việc làm ấy chỉ có Đức Thế Tôn biết và ông bà-la-môn Sela thấy, và lợi ích của nó ra sao chỉ có bà-la-môn Sela cảm nhận được mà thôi!
- Nếu Đức Thế Tôn dùng thần thông thì trẫm có thể tin được. Và ý của đại đức nói là Đức Thế Tôn đã dùng trí tuệ thiện xảo, tạo duyên lành cho ông bà-la-môn kia sau này thấy được giáo pháp cao siêu hay sao?
- Thưa vâng, trí tuệ thiện xảo - là cụm từ mà đại vương đã dùng rất hay - để chỉ cho phương tiện giáo hóa tùy căn cơ, tùy duyên, tùy căn, tùy cảnh mà Đức Thế Tôn thường dùng để hóa độ chúng sanh! Vậy là đại vương đã bắt đầu hiểu rõ vấn đề.
- Chưa đâu, xin đại đức cho nghe về cái gọi là trí tuệ thiện xảo ấy!
- Đức Thế Tôn là bậc có cơ trí thiện xảo vô song. Như một vị lương y đại tài, Người biết bệnh này phải cho uống thuốc xổ, bệnh kia phải cho thêm thuốc bổ, bệnh này nên mổ xẻ, bệnh nọ nên dùng tí độc mới trị được độc v.v... Lại còn phải biết gia giảm liều lượng tùy thời tiết gió mưa, nóng lạnh; tùy thân thể người nam hay nữ, trẻ hay già, người khỏe mạnh hay người huyết hư, suy kiệt v.v... Căn cơ trình độ chúng sanh giữa thế gian này vốn sai khác dị đồng; tâm bệnh, phiền não đều phức tạp, đa diện và rất khó phân, nếu Đức Thế Tôn không dùng nhiều phương cách trị liệu khác nhau thì sao có thể đạt hiệu quả cao, và được gọi là bậc Toàn Tri, Diệu Giác hở đại vương?
- Vâng, đúng thế!
- Vì tâm bi mẫn đối với chúng sanh, vì muốn giáo hóa chúng sanh nên Đức Thế Tôn đâu có nề hà gì trong việc hiện tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài cho người bà-la-môn thấy? Như người đàn bà sinh con, vì mong mỏi có đứa con thì người đàn bà đâu có mắc cỡ với bà mụ vào đỡ đẻ, phải thế không hở đại vương?
- Thưa vâng!
- Còn nói về trí tuệ thiện xảo giáo hóa của Đức Thế Tôn thì đại vương hãy thử nhớ lại trường hợp Ngài độ Đức Nandà, trường hợp Ngài độ vị tỷ kheo ba tháng không học thuộc được câu kệ ngôn, trường hợp Ngài độ kẻ cướp Anguli-màla...
- Trẫm không nhớ đâu, xin đại đức hãy cho nghe một vài câu chuyện để trẫm được mở rộng kiến văn.
- Vâng, đại vương có nhớ hoàng tử Nandà là em cùng cha khác mẹ với Đức Phật, trong ngày cưới của Nandà với vị công nương xinh đẹp, Đức Phật đã thản nhiên đến dự, rồi sau đó dẫn hoàng tử Nandà đi xuất gia luôn! Tuy kính nể ông anh mà xuất gia nhưng Nandà không ngớt tơ tưởng đến hình ảnh của người vợ diễm kiều nên sinh ra tương tư sầu khổ, tiều tụy, võ vàng! Dùng thần thông và trí tuệ thiện xảo, Đức Phật đã dẫn Nandà lên cõi trời, cho Nandà trông thấy những thiên nữ thiên kiều bá mị, để rồi khi ngoảnh nhìn lại sắc đẹp của vị công nương hôn thê của mình - Nandà chợt nảy sự so sánh và thấy vợ mình chẳng khác gì con khỉ cái già bị lửa rừng thiêu trụi lông và đuôi!
Đức Phật nói: "Này Nandà! Nếu ông cố gắng tu tập thì Như lai hứa là ông sẽ có được năm trăm vị thiên nữ như thế".
Khi Đức Nandà dụng công tấn tu thì thường bị bạn bè, đồng đạo chê cười vì mục đích hạ liệt; mắc cở quá, Ngài không hướng đến năm trăm thiên nữ nữa mà tâm lại có xu thế hướng về đạo quả cao siêu. Cuối cùng, Ngài đắc được Thánh quả!
Đại vương nghĩ thế nào về phương tiện giáo hóa ấy, Đức Thế Tôn có dùng trí tuệ thiện xảo không?
- Rất là thiện xảo!
- Vị tỷ kheo tên là Culapanthaka, ba tháng không thuộc được câu kệ ngôn, muốn hòan tục; Đức Phật quán căn duyên, trình độ của ông ta nên chỉ đưa cho một cái khăn tay! Cuối cùng, nhờ quán cái khăn thay đổi, biến dị từ sạch qua dơ... mà vị tỷ kheo chứng ngộ được sự vô thường, đắc Thánh quả, luôn cả lục thông!
Đại vương thấy thế nào, trường hợp ấy nếu không phải là trình độ của bậc Tòan Giác - thì ai có khả năng làm cho vị tỷ kheo dốt đặc thành một vị thánh phi phàm?
- Đúng thế!
- Lại có trường hợp một bà-la-môn tên là Moghàràja đến hỏi đạo Đức Thế Tôn. Cả ba lần hỏi, Đức Thế Tôn đều im lặng không trả lời. Thế mà nhờ vậy, bà-la-môn kia tiêu trừ được ngã chấp; bố thí xả ly tất cả tài sản, của cải, xuất gia tỳ kheo, tiến tu định tuệ, đắc quả thánh và thuần thục luôn cả lục thông! ...
- Trẫm đã hiểu rồi, thưa đại đức! Vì lòng bi mẫn đối với chúng sanh, vì để giáo hóa chúng sanh, vì muốn trao pháp mầu cho chúng sanh mà Đức Phật đã tùy nghi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau... Trẫm và mọi người vì quá nhiều bụi cát trong mắt mà nghi ngờ như thế này thế kia, quả là ngu si! Trẫm đã có được con mắt sáng rồi, thưa đại đức!HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.13/10/2014.