Saturday, 28 March 2015

Hình Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát .
     
Bộ sưu tập hình Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát
Tứ Đại Thiên Vương
(Theo thuyết của Thích Minh Hoàng)
Theo hệ thống Phật Giáo Trung Quốc thì Tứ Thiên Vương được thờ trong Thiên Vương Điện cùng với Hộ Pháp Vi Đà Thiên và Di Lặc Bồ Tát để bảo hộ Phật Pháp và chúng sanh, là những vị thần canh giữ chùa. Vì vậy Thiên Vương Điện được đặt sau Sơn Môn.
Tứ Đại Thiên Vương cùng Phạm Thiên và Thiên chúng thuộc cõi trời dục giới, là những vị thần bảo hộ Phật Pháp, cũng như hộ trì chúng sanh tu tập thiện pháp, tồi phá trừng phạt những kẻ tà ác bất thiện xâm hại Phật Pháp.
1. Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Dhrta-rastra, dịch là Đề Đầu Lại Sa, Đề Đa La Sa, Đa La Sa, còn gọi là Trì Quốc Thiên, An Dân Thiên, Thuận Oán Thiên. Vì Ngài có thể hộ trì đất nước, bảo hộ chúng sanh nên gọi là Trì Quốc Thiên. Cư trụ phía đông núi Tu Di, mặc giáp trụ, nét mặt phẫn nộ, tay cầm đàn Tỳ bà. Trì Quốc Thiên Vương biểu thị lòng từ bi, dùng âm nhạc để cảm hóa chúng sanh quy y Phật Pháp. Chủ quản Đông phương Phất Đề Bà Châu.

2. Nam Phương Tăng Trưởng Thiên: tiếng Phạm gọi là Virudhaka, dịch là Tỳ Lưu Đa Thiên, Tỳ Lưu Ly Thiên, Tỵ Lưu Trà Già Thiên, Tỳ Lâu Lặc Thiên, Tỳ Lâu Lặc Xoa Thiên…Vì Ngài có năng lực hộ trì chúng sanh tăng trưởng thiện căn nên gọi là Tăng Trưởng Thiên. Cư trụ ở phía Nam núi Tu Di, nét mặt giận dữ, mặc giáp trụ, tay cầm bảo kiếm bảo hộ Phật Pháp không cho tà ác xâm phạm. Chủ quản Nam phương Diêm Phù Đề Châu.

3. Tây Phương Quảng Mục Thiên: tiếng Phạm gọi là Virupaska, dịch là Tỳ Lưu Bác Xoa, Tỳ Lưu La Xoa, Tỳ Lưu Bà Xoa, Tỵ Lâu Bác Xoa, Tỵ Lưu Ba A Xoa…Vì Ngài có thể dùng Thiên nhãn thanh tịnh quán sát thế giới hộ trì chúng sanh nên gọi là Quảng Mục Thiên. Cư trụ phía Tây núi Tu Di, hiện tướng giận dữ, mặc giáp trụ, tay quấn con rắn (hoặc rồng). Chủ quản Tây phương Anh Da Ni Châu.

4. Bắc Phương Đa Văn Thiên: tiếng Phạm gọi là Vaisravana, dịch là Tỳ Xá la Bà Nã, Tỳ Thất La Muộn Nẵng, Phệ Thất La Mạt Nã, Tỳ Xá La Môn, Tỳ Sa Môn…Vì Ngài từng bảo hộ đạo tràng của Như Lai, do đó được nghe Như Lai thuyết pháp nhiều, nên có tên là Đa Văn Thiên. Cư trụ ở phía Bắc núi Tu Di, hiện tướng phẫn nộ, tay cầm bảo tán (hoặc bảo tháp), biểu thị phước đức đa văn, chế phục chúng ma, bảo hộ tài bảo của chúng sanh. Chủ quản Bắc phương Úc Đơn Việt Châu.
Tứ Đại Thiên Vương
(Theo thuyết của Thích Tâm Mãn)
Tứ Đại Thiên vương là bốn vị Thiên thần thuộc bộ Nhị Thập Thiên ở tầng thứ nhất của dục giới Ta Bà, có nơi gọi là Tứ Đại Kim Cang, nhưng đó là sai lầm, phải gọi là Tứ Đại Thiên Vương, còn xưng là Hộ Thế Thiên Vương, trong thế giới quan của Phật Giáo, Tu Di sơn, giữa núi Tu di có bốn ngọn núi là nơi cư trú của Tứ Thiên Vương. Vị trí nằm ở lưng của núi Tu di. Trong hệ thống thờ tự Thiên Vương của Phật Giáo, thường thì kiến trúc thờ tượng Thiên Vương được gọi là Thiên Vương Điện và vị trí thường được đặt ở cổng chính khi vào chùa.
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La, núi này có bốn đỉnh, mỗi đỉnh có một vị Thiên Vương trấn giữ, hộ trì cho tứ thiên hạ, bốn cõi thiên hạ còn gọi là Tứ Đại Bộ Châu, gồm có Đông Thắng Thần Châu ở phương Đông, Nam Thiệm Bộ Châu (địa cầu) ở phương Nam, Tây Ngưu Hạ Châu ở phương Tây, Bắc Cu Lư (Lô) Châu ở phương Bắc. Tứ Đại Bộ Châu thuộc tầng thứ nhất của trời dục giới.
Quan niệm thế giới quan của Phật Giáo, chia thế giới ra thành ba; Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, Phật Giáo cho rằng hết thảy hữu tình chúng sanh đều luân hồi sanh tử trong Tam giới, chỉ cho đến khi nào tu hành đạt đến cảnh giới Niết Bàn thì mới có thể vượt ra ngoài Tam giới thành Phật, không còn thọ luân hồi khổ nữa. Dục giới lại có lục thiên, sáu tầng trời là nơi cư trú của Thiên thần, Tứ Đại Thiên Vương ở trong tầng thứ nhất trong sáu tầng trời.
Tứ Đại Thiên Vương hộ trì thế giới Ta Bà trên tâm niệm, hộ trì gìn giữ sự an ổn cho xã hội, luôn luôn nghe nhiều học hỏi, để tăng trưởng trí tuệ, tịnh tâm xem xét quán chiếu mọi vấn đề, học hỏi hết thảy những điều tốt đẹp, đây là những nguyên tố chính để tạo thành cảnh giới Cực Lạc trong hiện tiền, và là tâm nguyện của chư Phật, Thánh chúng thiện thần của Đạo Phật.
1. Đông phương Trì Quốc Thiên Vương: tên là Đa La Tra, ở vùng đất làm bằng vàng, phía Đông của núi Tu di. Đông Trì Quốc Thiên Vương , đại ý cho ý niệm trách nhiệm hộ trì quốc gia, là một người sống trong một cộng đồng một quốc gia, phải có tinh thần trách nhiệm gìn giữ sự ổn định an lạc cho đất nước và cộng đồng của mình, tận tâm tận lực bảo vệ đất nước, tận tâm tận ý gìn giữ hòa bình và ổn định của quốc gia, làm cho dân giàu nước mạnh, và đây cũng là đạo lý làm người lãnh đạo đất nước hộ trì nhân dân.
alt
 
Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương: tên là Tỳ Lưu Ly, ở vùng đất làm bằng lưu ly, phía Nam của núi Tu di. Nam Tăng Trưởng Thiên Vương là vị Thiên Vương hộ trì của thế giới Ta Bà, ứng với sự luân chuyển của thế giới Ta bà, là luôn luôn tiến đến không khi nào dừng lại nên gọi là Tăng trưởng, vì vậy Tăng Trưởng Thiên Vương luôn luôn có tâm niệm nhắc nhở người trong cảnh giới Ta bà, muốn được an lạc giải thoát điều quan trọng nhất là phải luôn tu hành để tăng trưởng đạo hạnh, tăng trưởng đức hạnh, cho đến tăng trưởng học vấn, trí tuệ, năng lực, hết thảy các pháp lành đều được tăng trưởng, vĩnh viễn không dừng, như vậy thế giới luôn luôn tăng trưởng theo hướng tốt đẹp, tạo thành một thế giới tốt đẹp an lạc trong tương lai.
alt
 
Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương: tên là Tỳ Lưu Bát Xoa, ở vùng đất làm bằng bạc trắng phía Tây núi Tu di. Tây Quảng Mục Thiên Vương; Quảng Mục có nghĩa là có thể dùng ánh mắt thanh tịnh để quán sát thế giới, hộ trì mọi người, nên gọi là Quảng Mục Thiên Vương, trên tay của Quảng Mục Thiên Vương cầm một con xích long, có tượng thì cầm sợi dây màu đỏ, đây là thiện ý thuần phục ngoại đạo, chúng ma, làm cho họ quy kính Tam bảo, trở thành người tốt trong ba cỏi.
alt
 
Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương: tên là Tỳ Sa Môn ở vùng đất làm bằng thủy tinh phía Bắc của núi Tu Di. Bắc Phương Đa văn Thiên Vương, có nghĩa là phải nghe nhiều, biết nhiều, làm cho đạo đức vang xa đến khắp bốn phương thiên hạ cho mọi người được nghe được thấy, học tập được điều hay tốt, làm cho thiên hạ ngày thêm an lạc thái bình, mọi người thương yêu hiểu biết nhau, tôn trọng nhau, trong tinh thần từ bi của Đạo Phật. Cổ đức có dạy: “đọc hàng vạn cuốn sách, đi hàng vạn dặm đường” đọc sách để hiểu để biết, đi khắp nơi để nghe để thấy, có như vậy thì tất cả vấn đề đều được sáng tỏ. Giác ngộ giải thoát sẽ không còn xa.
alt
 
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
 
Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát
Khi đến chùa, từ ngoài cổng đi vào chúng ta nhìn bên phải thấy tượng một vị rất hiền hòa, dân gian gọi đó là Ông thiện. Đó hình tượng của Ngài Vi Đà. Còn bên trái là tượng một vị rất dữ dằn, dân gian gọi đó là Ông ác. Đó hình tượng Tiêu Diện Đại Sĩ (hoá thân của Bồ Tát Quan Thế Âm).
1. Vi Đà nguyên là thiên thần Thất Kiện Đà của đạo Bà La Môn, là con trai của thần Hộ pháp Phật giáo Đại Tự Tại Thiên, sau đó trở thành thần Hộ pháp của Phật giáo. Trong hàng ngũ những vị thiên thần Hộ pháp thì Vi Đà nổi danh bởi tài năng chạy nhanh như bay. Tương truyền sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt, chư Thiên thần và chúng Vương bàn về việc hỏa thiêu di thể, nhặt Xá lợi thờ trong tháp. Lúc này Đế Thích Thiên cầm bình thất bảo đến chỗ thiêu để lấy Xá lợi vì trước kia Ngài đã được Đức Phật chấp thuận cho một chiếc răng đem về để dựng tháp thờ. Nhưng khi ấy có quỷ La Sát nấp bên người Đế Thích Thiên, thừa lúc Ngài không chú ý bèn trộm răng Phật. Vi Đà Tôn Thiên trông thấy bèn đuổi theo, nhanh như tia chớp, trong nháy mắt đã bắt được quỷ La Sát tống vào ngục, trả lại răng Phật cho Đế Thích Thiên, được chư Thiên khen ngợi. Từ đó về sau, Vi Đà được cho là có thể xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp (stupa) của Phật Tổ (chứa xá lợi Phật). Kể từ đó hình tượng Vi Đà được song hành cùng linh tháp chứa Xá lợi, mang ý nghĩa bảo vệ an toàn cho Đức Phật.
 
Photobucket
 
Tiêu diện đại sĩ là vị Bồ Tát chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sanh. Hóa thân của ngài Bồ Tát Quan Thế Âm mặt trước là hình tượng mang sắc tướng nữ, rất mực từ bi với dương chi ngọc liễu và bình cam lồ sẵn sàng độ sanh giải nạn. Mặt sau của hóa thân là hình tướng nam, là một vị thần dáng điệu oai nghiêm, trang phục võ tướng nhiều màu sắc sặc sỡ, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị hung dữ với 3 cái sừng nhọn trên đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, khạc ra lửa khói, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài xuống tới ngực. Chiếc lưỡi là biểu tượng uy quyền, đặc trưng nhất của ông Tiêu. Trong cái thế giới bóng tối dày đặc của ma quỷ, ông Tiêu xuất hiện với gương mặt hung dữ, dễ sợ để xua đuổi ma quỷ, ma quỷ tránh né ông bằng cách chạy về phía có ánh sáng, nơi đó ma quỷ sẽ được cứu vớt ra khỏi ác đạo.
Nhiều người thắc mắc chùa là nơi hướng dẫn Phật tử trở về con đường lành, thờ Ông thiện đủ rồi, tại sao lại thờ Ông ác?
Thật ra, bản ý của chư Tổ qua hai hình tượng Ông thiện Ông ác, mang một ý nghĩa thâm trầm, cao siêu hơn. Bởi vì lòng từ bi trong nhà Phật lúc nào cũng muốn đem lại sự an vui lợi lạc cho tất cả chúng sanh, nhưng do trình độ chúng sanh không giống nhau, nên các phương tiện hóa độ của chư Phật, Bồ-tát cũng khác nhau. Có người dùng lời hiền hòa, cử chỉ thương yêu chỉ dạy họ liền cảm mến nghe theo. Có người ngang bướng dùng lời hiền hòa nói họ không chịu nghe, buộc lòng phải có thái độ dường như ác dữ mới chuyển họ được. Như trên đã nói, Bồ Tát Quan Thế Âm vì phương tiện cứu độ loài quỷ đói, không để họ tiếp tục gây tạo ác nghiệp ăn thịt người nữa; nên vì lòng đại từ bi, Bồ Tát Quan Thế Âm đã phải hiện thân vào loài quỷ đói, đóng vai ông ác, để rồi cuối cùng cảm hóa được loài chúng sanh này.
Xem thêm các hình hộ pháp
Photobucket
Photobucket
Photobucket
 Photobucket
Photobucket
 Photobucket
 Photobucket
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.29/3/2015.

No comments:

Post a Comment