Sunday 30 March 2014

Truyện tiền kiếp tấm gương hiếu hạnh của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Như thể vang nhật nguyệt tỏa sáng vô ngan và muôn đời bất diệt, tấm gương Hiếu Hạnh của tien thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Buddha Sàkyamuni) phản chiếu sáng ngời cho nhân loại từ nghìn xưa cho đến vô lượng đời đời kiếp kiếp ve sau... Chính từ nguyên nhân cội nguon ấy, mà đã tác thành một tuyên ngôn tán thán, thánh hóa, tổng hòa và diệu nghĩa bất luận thời gian, không gian, hoàn cảnh, quốc gia, dân tộc: 
    “Tâm Hiếu là Tâm Phật; Hạnh Hiếu là Hạnh Phật”
Tâm Hiếu là đóa Huệ Tâm
Giữa vườn Thien đạo Pháp hằng hiện hữu.
Hạnh Hiếu là đóa Hạnh Tâm
Giữa vườn hoa cuộc đời tỏa ngát hương.
Thật vô cùng ý nghĩa ở đặc trưng của tuyên ngôn tán thán ấy là: Tâm Hiếu - Hạnh Hiếu cùng được nuôi dưỡng, phát huy và thăng hoa đong thời với hạnh nguyện tu hành,tự độ độ tha, tâm tịnh giải thoát và trí tuệ giác ngộ, đem lại phước lạc, hạnh phúc, thanh tịnh, tự tại cho mình và người - Tự giác, Giác tha,Giác hạnh viên mãn - Cụ thể là giải thoát ra khỏi sự ngự trị, thao túng và hoành hành của căn bản ba độc tố khổ đau: Tham lam, sân hận và si mê, từ ba nghiệp bất thiện: Thân hành, khẩu hành và ý hành, tạo ra.
Sự thật, trong thế giới nhân sinh quan và vũ trụ quan tương duyên, tương quan, vô thường và vô ngã này, trái tim của nhân loại vẫn thường hằng rung động với niem khát vọng tràn đay “tình hiếu”, “tình thương”, “tình người” tiem ẩn, hiện hữu muôn thuở, bản chất của Nước mắt khổ đau và Nụ cười hạnh phúc vẫn chẳng khác biệt với nghìn xưa.
Thuở tiền kiếp, Đức Phật Thích Ca rất nặng lòng hiếu đạo và xem như một công hạnh tiên quyết trong Đạo làm người và Đạo Thánh hien. Ngài không từ chối bất cứ một hy sinh nào, miễn cha mẹ được sống còn và mạnh giỏi, dù phải móc mắt làm thuốc, moi tim thế mạng hoặc từ bỏ ngai vàng đế nghiệp để được sớm hôm phụng dưỡng mẹ cha...
Sau đây là một tích truyện điển hình hy hữu:
Có một kiếp xa xưa, Đức Phật sanh ra làm hoàng tử tên A-Li-Na-Sách-Tu (Alinasattu) con vua Cha-Da-Di-Sa (Jayadisa) kinh đô Ca-Pi-La (Kaplla) xứ Banh-Cha-La (Pancala), Trung Ấn Độ thuở đó. Ngay từ ấu thời, hoàng tử nổi tiếng thông minh và rất mực hiếu hạnh.
Một hôm, vua cha vì ham thú săn bắn, một mình thúc ngựa phi nhanh rượt theo con moi khiến chúa tôi lạc nhau giữa rừng. Đến khi hạ được con thú thì hoàng hôn đã bao phủ núi rừng. Phan quá mệt mỏi, phan chưa tìm được lối ve, đức vua ngoi nghỉ dưới một gốc cây cổ thụ. Nhưng thật rủi cho nhà vua, vì tại đại thọ này, có một hung than chuyên bắt người ăn thịt đang nằm ngái ngủ. Vì nghe tiếng động, hung than giựt mình thức giấc và bắt ngay nhà vua định ăn thịt.
Mặc dau vô cùng khiếp đảm, nhà vua cố gượng bình tĩnh năn nỉ:
- Thưa Ngài, tôi là Quốc Vương xứ này, tên Cha-Da-Di-Sa, chắc Ngài cũng có nghe tên. Vì mãi mê săn đuổi thú rừng, nên lạc bước đến đây. Tôi xin Ngài hãy tha mạng sống cho tôi và bù lại xin Ngài tạm dùng thịt con mãng này.
Hung thần cảnh cáo:
- Ngài nói dễ nghe quá! Ngài đừng quên rằng hiện tại mạng sống Ngài và những gì liên hệ đến Ngài đều thuộc quyền sở hữu của tôi, mà tôi thì lại thích ăn thịt Ngài trước.
Không vội nản chí, nhà vua tiếp tục trình bày nhã nhặn nhưng quyết liệt:
- Thưa Ngài, giờ thì tôi không còn ân hận về cái chết của tôi, mà tôi ân hận là chưa thực hiện được một lời hứa. Vì, thú thật với Ngài, lời hứa đối với tôi quý trọng hơn mạng sống.
Hung thần ngạc nhiên và muốn biết lời hứa ấy như thế nào. Nhà vua nghiêm nghị trình bày rằng, trước khi lên đường săn bắn, nhà vua có gặp một chàng thanh niên tên Nan-Đà, có ý định nói cho Ngài nghe một câu kệ thật hay và Ngài đã hứa là sau khi săn bắn trở ve, sẽ nghe kể và sẽ ban thưởng thật xứng đáng. Nhà vua xác định, nếu được hung than chấp thuận, Ngài sẽ trở lại nạp mình đúng vào ngày hôm sau.
Nghe nhà vua trình bày, hung thần đâm ra nghĩ ngợi: “Người này quả thật can đảm và liêm sĩ. Sự sống chết ở trong phút giây, vậy mà không nghĩ đến thân mạng, vợ con, đế nghiệp mà chỉ nghĩ đến lời hứa, xem lời hứa trọng hơn mạng sống, người nay quả thật anh hùng”. Vì tâm phục, hung than đồng ý có cho nhà vua tạm hoi triều.
Về đến hoàng cung, nhà vua cho mời Nan-Đà đến giảng kệ cho Ngài nghe. Nghe xong, nhà vua ban thưởng thật trọng hậu, và cho xe đưa chàng ve nguyên quán.
Giải tỏa xong lời hứa danh dự nầy, nhà vua hỏa tốc triệu tập bá quan văn võ trieu than, tuyên bố thoái vị và truyen ngôi cho Thái Tử. Ngài nhắn nhủ Thái Tử phải lấy việc nước, việc dân làm trọng, phải thực hành đúng theo vương đạo, phải tuyệt đối tránh xa bá đạo.
Sau khi dặn dò Thái Tử và để lời từ biệt văn quan võ tướng, nhà vua mới cho biết lý do.
Nghe rõ hung tin, mọi người im lặng. Nhưng Thái Tử đã kịp thời thật bình thản và cảm kính quỳ gối thỉnh cau được thế mạng cho Cha. Nhà vua giải thích một cách thương tâm rằng, phụ tử tình thâm Ngài không thể chấp thuận được.
Thái Tử quyết liệt: “Tâu Phụ Vương! Đây là cơ hội ngàn năm một thuở, để con thể hiện lòng hiếu đạo. Ý con đã quyết, xin Phụ vương vui lòng cho con được làm trọn hạnh nguyện”. Nhà vua thấy rõ sự quyết tâm bất chuyển, cũng như sức mạnh phi thường tiem tàng trong người Thái Tử, Ngài cảm thấy an tâm, tin tưởng và linh cảm điều hy hữu kỳ diệu!
Sau khi từ biệt Phụ vương, Mẫu hậu và quần than, Thái tử đi gặp hung than, hiên ngang như chúa sơn lâm trước muôn thú.
Trước cảnh sanh ly, để rồi tử biệt ấy, nhà vua thì nghẹn ngào rơi lệ. Mẫu hậu thì ngất xỉu vì quá xúc động, vợ Thái tử thì chết điếng từng hoi và người chị gái thì kêu trời lạc giọng.
Về phan hung thần, vì sợ nhà vua có phục binh nên ẩn mình trên một ngọn cây. Đến khi thấy Thái Tử đi một mình, lien leo xuống, đứng đưa lưng về phía Thái tử.
Anh hùng khí bốc cao, Thái Tử đi vòng đến đối diện hung thần một cách hiên ngang, oai dũng.
Hung thần lên tiếng:
- Nầy người thanh niên, ngươi há không biết ta là một đại ma đau chuyên ăn thịt người hay sao mà dẫn xác tới đây? Thái Tử bình tĩnh trả lời:
- Thì hôm nay, ngài sẽ được ăn thịt tôi, vì tôi rất hãnh diện được thế mạng Phụ vương tôi. Hung thần nói:
- Thoáng nhìn qua ta cũng biết anh là con vua Cha-Da-Di-Da, vì anh có nhiều nét rất giống cha. Ta nghĩ rằng hành động của anh quả thật phi thường, nhưng thái độ dũng cảm, bình thản và tự tin của anh càng phi thường hơn. Anh đúng là con người phi thường. Thái Tử khiêm tốn:
- Thưa ngài, tôi nghĩ, tư cách một người con hy sinh thân mạng để cứu cha mẹ không phải là một việc bất khả hành. Hung thần trả lời:
- Đã gọi là người thì ai cũng sợ chết, nhưng tại sao anh không sợ?
Thái Tử nghiêm nghị:
- Vì tôi tự xét thấy mình không có bất cứ một hành vi bất thiện nào dù khuất lấp hoặc công khai. Tôi cũng chánh niệm được rằng: sinh diệt, sống chết là định luật. Do đó, tôi không hối tiếc và không hề sợ hãi. Vậy xin mời ngài, người có nhiều thần lực, hãy ăn thịt tôi đi.
Trước thái độ can cường, anh dũng và hiếu hạnh ấy, hung thần đâm ra hoang mang, khiếp sợ và tự thấy không đủ can đảm ăn thịt một người như vậy. Lập tâm phóng thích Thái Tử, hung thần giả cách bảo Thái Tử đi kiếm củi thật nhieu ve để tự tay nướng thịt Thái tử. Thái Tử thi hành một cách nghiêm chỉnh, bình thản.
Hung thần ngắm nhìn Thái Tử đốt lửa mà lòng tràn đay thương kính: “Đây mới đúng là một người anh hùng, hiên ngang như sư tử, sáng rực như mặt trời. Lan đau tiên trong đời, ta mới gặp một mẫu người như thế nay”. Hung than vừa suy nghĩ vừa tự động ngồi xuống, mở mắt thật to nhìn Thái Tử một cách xuất thần.
Thấy hung thần có cử chỉ lạ, Thái Tử ngạc nhiên:
- Thưa ngài, lúc nãy, ngài trông thật hung dữ, nhưng giờ thì trông ngài thật hiền lành. Qua cái nhìn cảm thông và hòa dịu của ngài, tôi cảm nhận có một biến chuyển lớn trong tâm hồn ngài?
Hung thần không đáp lời Thái Tử mà chỉ nói như để chính mình nghe: “Người nặng lòng hiếu đạo, trọng lời hứa, song đạo hạnh, dám hy sinh là người đại hien. Ai ăn thịt người như vậy, thì đau họ sẽ bị bể làm bảy mảnh”.
Thái Tử nghe lọt tai những lời ăn năn tự hối ấy, bèn hỏi hung thần:
- Thưa ngài, nếu ngài không có định ăn thịt tôi, thì tại sao còn sai tôi đi kiếm củi đốt lửa làm gì?
Hung thần trả lời:
- Quả thật tôi có ý định phóng thích anh bằng cách tạo cơ hội cho anh chạy trốn.
Thái Tử nghiêm nghị:
- Như vậy là ngài đã khinh thường tôi rồi. Thú thật với ngài, ngay trong tien kiếp tôi là thỏ rừng, Đức Đế-Thích muốn thử xem hạnh nguyện bố thí của tôi, tôi đã bảo ông ta đốt lửa và nhảy vào tự thiêu, để ông ta ăn cho đỡ đói. Nhưng ngay lúc ấy, ông ta hiện nguyên hình thiên vương, ôm tôi bay bổng lên hư không, lấy ngón tay vẽ hình con thỏ trong mặt trăng. Do đó, hình ngọc thố vẫn hiện rõ đến ngày nay.
Để tỏ lòng hoan hỉ, hung thần ca ngợi: “Mặt trăng thoát khỏi nhựt thực, chiếu ánh sáng ngà ngọc xuống tran gian thế nào, thì Bậc đại hien, đại hiếu như Ngài không thể bị bức tử bởi bàn tay hung dữ của tôi. Ngài hãy an nhiên trở ve với triều đình và than dân”.
Quả thực, Hạnh Hiếu của Thái Tử A-Li-Na-Sách-Tú, tiền thân Đức Bổn Sư, thật đúng là tấm gương rực sáng muôn đời để nhân loại lưu tâm tạc dạ. Cũng như Chư Phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đấng Như Lai; Đoạn lìa phien não; Tự mình chứng ngộ; Trí Tuệ – Đức Hạnh đầy đủ; Đạt đến Niết Bàn; Hiểu biết thế gian; Bậc Vô Thượng Sĩ; Đieu Ngự Trượng Phu; Bậc Thiên Nhơn Sư ; Phật, Thập Hiệu Thế Tôn.
Tâm Hạnh – Hiếu Hạnh cũng chính là Đức Hạnh, Đạo Hạnh … của Ngài, thật vô cùng cao thâm, hoàn mỹ và thánh thiện. Đối chiếu trở lại với Tâm Hạnh, Hiếu Hạnh, Đức Hạnh, Đạo Hạnh… của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai thì thực tiễn như thế nào đây?! “Tự cảm nghiệm”. Hiếu Hạnh hay bổn phận làm con đối với cha mẹ, làm dân đối với xã hội, đất nước, không phải là những gì ràng buộc của nen văn hóa cổ xưa, mà là lẽ sống muôn thuở, là linh hồn của một nền văn hóa đậm đà sắc thái nhân bản, đem lại Chân – Thiện – Mỹ cho nhân loại. Vì vậy, Hiếu Hạnh không phải là một ngôn từ hoa mỹ, một lý thuyết hão huyền, một giáo đieu thụ động… mà là một tâm niệm tự nhiên, là một hành động cụ thể … là một đóa hoa Vô Ưu mau nhiệm thắm đượm muôn vàn Sắc – Hương:
“Hương các loài hoa thơm
Không thể bay ngược gió
Hương người có Đức Hạnh
Ngược gió bay muôn phương”
(Kinh Pháp Cú: 54)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.31/3/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment