Saturday, 29 March 2014

Trí tuệ trong Phật giáo.

image
Muốn đi đúng hướng trong cuộc đời ta cần có nghiệp thiện kế tiếp là trí tuệ. Bổ sung cho trí tuệ là đức tin. Đức tin và trí tuệ là hai đức tính không thể tách rời. 
Đức Phật đã so sánh Đức tin như một người khổng lồ mù với một gã nhỏ bé, tàn tật với đôi mắt cực sáng là Trí tuệ. Đức tin đã nói với Trí tuệ rằng: ‘Tôi rất mạnh, nhưng tôi không thấy đường đi tới. Còn anh yếu đuối, nhưng mắt anh thì tinh. Hãy đến ngồi lên vai tôi. Hai chúng ta hợp lại thì nơi nào mà ta không đến được’. Lòng tin mù quáng có thể dời non, nhưng nó sẽ không biết dời ngọn núi nào. Trí tuệ không thể thiếu để chỉ đường cho lòng tin. Trí tuệ có đôi mắt nội tâm thật sáng suốt.
Trí tuệ là một đức tính khá đặc biệt, vì ta không thể đạt được trí tuệ nếu không có tâm thanh tịnh. 
Trí tuệ phát triển qua ba giai đoạn. Đầu tiên là sự học hỏi sẽ mang đến kiến thức. Ta có thể có được kiến thức qua nhà trường, sách vở, và qua lời nói của các bậc uyên thâm. Sau đó ta phải suy gẫm về những điều đã học hỏi được để chúng trở thành một phần của nội tâm ta. Như khi thực phẩm vào cơ thể ta, những gì cơ thể không sử dụng sẽ bị thải ra ngoài. Những thứ khác sẽ được đưa vào máu, tạo ra năng lực. Cũng thế với kiến thức. Ta có thể tiêu hóa kiến thức, thải bỏ những gì ta không cần đến và đưa những cái bổ ích vào máu. Chúng sẽ dần dần chuyển đổi để tạo nên trí tuệ, cũng như đồ ăn được tiêu hóa dần chuyển đổi thành nhiên liệu để giúp cơ thể sinh tồn. Đây là sự chuyển đổi nội tâm và không đòi hỏi ta phải nghiền ngẫm, tiêu hóa hàng tấn kiến thức. Nó không đòi hỏi số lượng, mà cần chất lượng, cũng như đồ ăn vào cơ thể của ta vậy.
Suy gẫm, hấp thụ những điều ta học hỏi được trước khi tiêu hóa chúng. Điều nầy đòi hỏi phải có tâm hành, đó là một phần quan trọng trong sự trưởng thành, cũng như đồ ăn vật chất đúng chất lượng là yếu tố quan trọng cho cơ thể tăng trưởng. Nếu không có sự hoạt động của nội tâm đối với những điều Phật dạy, thì những điều đó vẫn là lời của Phật, của Tăng. Chúng sẽ không bao giờ là của ta, dầu ta có lập đi, lập lại biết bao nhiêu lần. Trừ khi ta nghiền ngẫm, hấp thụ, tiêu hóa được những điều ta đã học hỏi, ta mới có thể chuyển đổi chúng thành trí tuệ nội tâm.
Càng có nhiều trí tuệ, ta càng dễ có một đời sống bình an không có nhiều biến động lên xuống. Thiếu trí tuệ, ta sẽ thấy lúng túng, khó xử trước nhiều hoàn cảnh. Đôi khi phải một thời gian sau ta mới thoát ra khỏi. Nếu có trí tuệ ta đã không phải lâm vào cảnh khó xử đó rồi. Hơn nữa, nếu bên cạnh trí tuệ còn có thêm lòng tin thì nó càng thêm sức mạnh. Lòng tin rộng lớn đầy sức mạnh, không có gì có thể lay chuyển được. Cộng thêm đôi mắt sáng của trí tuệ, chúng sẽ đưa ta đến đích cuối cùng.
Chỉ có trí tuệ, không có lòng tin, đôi khi đưa ta đến cái nhìn hai chiều. Đối với vấn đề gì, thắc mắc gì ta cũng nhìn theo hai chiều. Nó không có sự gắn bó bên trong như đối với lòng tin. Lòng tin không cần dựa vào một thứ gì ở bên ngoài. Lòng tin mà dựa vào yếu tố bên ngoài nào đó, thì lòng tin đó không bền vững, vì nó cần yếu tố đó để hiện hữu như một chứng minh, không thể nghi ngờ gì. Không ai có quyền được nghi ngờ về những gì họ tin vào. Lòng tin hữu hiệu nhất là lòng tin vào chính khả năng thành công của mình. Thêm nữa, lòng tin có thể phát sinh khi ta đã chọn được con đường đi đúng. Đó là niềm tin không thể lay chuyển vào Pháp, cộng với con mắt sáng của trí tuệ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/3/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment