Pháp môn Tịnh độ, một pháp môn hiện bày
bốn chữ " Tiện lợi- dễ dàng" một cách rõ rệt. Nếu quý vị không hiểu được những
lý luận trong kinh cũng không thành vấn đề, cũng vẫn có thể thành tựu. Nếu bảo
không cần hiểu nghĩa lý trong kinh chỉ một lòng thành tâm niệm Phật mà có thể
thành tựu, vậy thì tôi vẫn phải giảng kinh thuyết pháp nữa để làm gì? Sở dĩ tôi
vẫn phải mỗi ngày thuyết giảng không ngừng, đem những lời hay ý đẹp của đức Thế
Tôn ra nói là mong quý vị hiểu, mong quý vị giác ngộ.
Bởi quý vị đây không đủ phước báu
suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu?
Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật,
việc gì cũng không nghĩ tưởng. Do đó, công phu niệm Phật của quý vị khi đã đến
mức không còn mảy may vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Đà Phật, thì lúc đó Tam
tạng mười hai bộ Kinh điển, mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa.
Quý vị cũng không cần đến nghe tôi giảng giải nữa.
Cho nên Phật độ chúng sanh, có hai
hạng người dễ độ nhất. Một là những người thượng căn lợi trí, vừa nghe qua liền
thông đạt, liễu ngộ, dứt sạch vọng niệm. Hai là những người thật thà ngu dốt, họ
không cần tìm hiểu nhiều, bảo họ niệm Phật là họ cứ ngoan ngoãn, thật tình chấp
trì, không nghỉ tưởng điều gì ngoài niệm Phật. Thứ ba là những người lưng chừng
thích " khiên vác" ôm đồm, tìm hiểu suy nghĩ lung tung. Quý vị biết không, chúng
ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rối. Cho nên đức Thế Tôn
suốt 49 năm khó nhọc, mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì những người nhiều
rắc rối như chúng ta. Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ ra cho chúng
ta.
Mong rằng sau khi quý vị đã hiểu
rõ rồi thì phải biết buông xả, không có vọng niệm là người có đại phước báu,
tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, có địa vị cao, người có địa vị, tiền tài
tuy được hưởng thụ đời sống vật chất, hưởng độ vài ba năm, sau khi chết rồi sẽ
ra sao? Tam đồ, lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có phải là phước đâu? Nếu
tâm không chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ câu A Di Đà Phật, người này chỉ vài năm
sau là đã thành Phật được rồi. Hiểu được như thế, quý vị mới biết công đức niệm
Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh bằng. Đức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra
phương tiện nói ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ chúng sanh mà thôi. Mục đích duy
nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.
Có người hoài nghi rằng:" tôi rất
ngu si, chậm hiểu, nghiệp chướng lại sâu dày, có thể thành Phật được không?"
Trong Kinh điển Phật thường nói:" chỉ cần một câu danh hiệu Phật, có thể tiêu
trừ 80 ức kiếp sanh tử tội nặng" quý vị thử nghĩ xem, suốt ngày một đêm ở Niệm
Phật đường, quý vị đã niệm được rất nhiều tiếng. Vậy thì tính xem, tội chướng
của quý vị đã tiêu trừ bao nhiêu rồi. Điều này chắc thật không sai, vì lời Phật
nói không hề hư dối, chắn chắn có hiệu quả tốt, không thể nghĩ bàn.
Thế nhưng, vì sao nhiều người niệm
Phật suốt ngày đêm mà nghiệp chướng vẫn còn đầy? Bởi vì nghiệp chướng của người
này quá nhiều. Do đó công đức niệm Phật của một ngày đêm dù là giúp họ tiêu trừ
đi rất nhiều mà vẫn chưa dứt sạch. Cho nên cần phải mỗi ngày đến niệm Phật, mỗi
ngày giảm bớt thêm nghiệp chướng.
Phật dạy chúng ta rằng: năng lực
quan trọng nhất để giải trừ nghiệp chướng trong lúc niệm Phật là không hoài
nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Với ba yếu tố này năng lực của không xen
tạp mạnh nhất, nếu quý vị giữ được liên tục không gián đoạn trong ba năm, cho dù
nghiệp chướng sâu dày bao nhiêu của vô lượng kiếp đều có thể giải trừ hết. Làm
sao để biết được không còn nghiệp chướng? Hãy nhìn lúc quý vị vãng sanh, có thể
ra đi bằng cách ngồi hoặc đứng rất tự tại. Sau khi sanh về cõi Tây Phương Cực
Lạc, không phải trụ ở cảnh giới phàm thánh đồng cư, cũng không phải trụ ở Tứ độ
Vãng sanh mà dự vào hàng Thượng Phẩm vãng sanh.
Câu danh hiệu Phật giải trừ nghiệp
chướng thật là bất khả tư nghì. Cho nên Ngài Từ Vân Quán Đảnh Pháp Sư trong lời
chú giải của bộ Kinh Vô Lượng Thọ nói:" Chúng sanh nào từ vô lượng kiếp tạo tội,
tạo nghiệp cực ác, cực sâu dày. Bao nhiêu Kinh luận, tất cả các sám pháp đều
không thể sám trừ được". Cuối cùng vẫn còn một phương pháp có thể cứu vãn, đó là
phương pháp niệm Phật. Cho thấy công đức niệm Phật thật là to lớn, thù thắng vô
cùng.
Pháp Môn Tịnh Độ. Trong
Kinh điển chỉ dạy rất nhiều phương pháp để chúng ta đi vào, vào những phương
pháp như thế, không phải phương pháp nào cũng thích hợp với chúng ta cả. Muốn tu
học, phải biết tự nhận rõ căn tánh của mình, trình độ lý giải của mình. Nói theo
danh từ hiện nay là trình độ hiểu biết kèm theo khả năng trí nhớ. Vì hai yếu tố
này có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh sống và việc làm của chúng ta. Cho nên từ
trong rất nhiều những phương pháp khác nhau, chúng ta phải chọn lấy một phương
pháp phù hợp nhất với điều kiện của mình.
Có như vậy, việc tu học mới mong
đạt được kết quả dễ dàng. Tuy nhiên chúng ta tự mình rất khó biết phải hạ thủ
công phu từ đâu? Làm cách nào để có thể lựa chọn phương pháp. Phật nói đến tám
vạn bốn ngàn pháp môn, làm sao biết được pháp môn nào là thích hợp. Một khi lựa
chọn không đúng pháp môn, chẳng những dụng công nhiều, kết quả lại ít. Sự tu học
khó nhọc ở thế gian này cũng chẳng được một phần công đức nào. Điều này rất
thật, chính bởi tình trạng như vậy, cho nên đức Phật Thế Tôn mới vì chúng sanh
thời mạt pháp này chỉ bày ra một con đường. Đó là pháp môn Tịnh Độ, cũng là pháp
môn của chư Phật giúp chúng ta lựa chọn.
Thế nhưng pháp môn này cũng có rất
nhiều phương pháp tu học. Tuy nhiên tất cả chư Phật đều nhất khẩu đồng thanh chỉ
dạy và giúp chugn ta lựa chọn phương pháp trì danh niệm Phật.
Trong Kinh Di Đà dạy chúng ta trì
danh niệm Phật. Kinh Vô Lượng Thọ cũng dạy chúng ta trì danh niệm Phật. Trong
Quán Kinh Vô Lượng Thọ nói nhiều hơn, ngoài trì danh niệm Phật ra còn có quán
tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật. Như vậy chúng ta thấy rõ trong ba bộ Kinh
Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Kinh, Phật đều khuyên chúng ta giữ phương pháp chấp
trì danh hiệu Phật. Chính vì thế chúng tôi lựa chọn và đề xướng pháp
này.
Qua phương pháp trì danh niệm Phật,
những người được lợi ích rất nhiều, kết quả vãng sanh vô số kể. Nếu theo phương
pháp này, chân chính tu hành sẽ rất gần kề với Hoa Nghiêm tam muội lại hội đủ
nguyên tắc hiện thực bách thiên tam muội. Thật là một pháp môn không thể nghĩ
bàn, một pháp môn đơn giản, dễ dàng, chắc chắn, mau chóng. Chỉ cần buông xả vạn
duyên, giữ chặt câu danh hiệu Phật niệm tới. Một số người niệm Phật, cong phu
khong được đắc lực vì không buông xả được vạn duyên, tự tạo cho mình một chướng
ngại trầm trọng. Chướng ngại này người khác không thể nào giúp. Chư Phật Bồ tát
cũng không thể giúp. Nhất quyết phải do chính bản thân mình chịu buông xả, bất
luận điều gì cũng không nên chấp giữ trong lòng, chỉ giữ một câu A Di Đà Phật
trong tâm, nương theo Phật mà niệm Phật, hiện tiền, tương lai chắc chắn thấy
Phật.
Tự Hành Hóa Tha Chư cổ
đức thường nói:" Phát Bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm câu A Di Đà Phật là một
pháp môn vô cùng thù thắng, mau chóng và chắc chắn". Mau chóng ở chỗ nào? Trong
Quán kinh nói: Thị tâm thị Phật: có nghĩa tâm này tức là Phật.
Hai câu này vô cùng quan trọng và
gồm thâu hết vô lượng vô biên các pháp môn mà tất cả chư Phật đã nói: Thị tâm
thị Phật là nói về nặt lý. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có Tâm, Tâm của chúng
sanh vô tình thì gọi là Pháp tâm.
Phật tâm và Pháp tâm là một, chẳng
phải hai. Thế nhưng, môt tâm vì sao lại biến thành hai hình tướng khác nhau? Bởi
vì một bên có tự có tưởng nên trở thành hữu tình, ngược lại biến thành vô tình
chúng sanh. Trong Pháp Tướng Tông nói rất rõ: " Tất cả chúng sanh bản lai là
Phật" Vậy thì nguyên gốc đã là Phật, hiện giờ lại phát tâm niệm Phật, làm Phật.
Có lý nào không thành Phật. Do đó, vấn đề then chốt để làm Phật là phải niệm
Phật, vì niệm Phật là phương pháp chính yếu, phương pháp trực tiếp.
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao bảo chúng
ta phải niệm Phật A Di Đà mà không niệm danh hiệu các vị Phật khác? Quý vị đọc
Kinh Vô Lượng Thọ sẽ thấy rõ ràng.
A Di Đà Phật là quang trung chí
tôn, Phật trung chí vương. Một vị tôn Phật vĩ đại với quả đức vô cùng mỹ mãn,
cứu cánh và thiết thực mà tất cả mười phương chư Phật đều đồng thanh tán
thán.
Thưa quý vị, tất cả các pháp đều do
tâm nghĩ tưởng mà sanh. Hôm nay đây, Tâm của chúng ta nghĩ đến Phật A Di Đà,
niệm Phật A Di Đà, chúng ta sẽ làm Phật A Di Đà. Lý do khuyên bảo quý vị không
nghĩ tưởng điều gì ngoài sự nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật là như vậy. Hơn
nữa trong Kinh Đại Tạng đã nói rất rõ ràng đầy đủ là:" Nhất giải nhất thiết
giải" nghĩa là khi chúng ta niệm một danh hiệu A Di Đà Phật là niệm đủ mười
phương ba đời tất cả chư Phật. Do đó đừng nên lo ngại hay phân biệt, chấp trước
rằng niệm Phật này là bỏ Phật kia. Không phải thế. Sau khi chúng ta đã nhận định
rõ ràng sự thật được rồi, kế tiếp là phải vững tâm bền chí, dũng mảnh dựa vào
Phật thất trong niệm Phật đường.
Phương pháp rất thường nhắc đến
trong Niệm Phật Đường là:" Tự hành Hóa tha" nghĩa là tự mình tu hành và lợi lạc,
hóa độ người khác. Do đó cần phải vào Niệm Phật Đường, cần phải cùng nhau tu
tập.
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.24/7/2014.
|
No comments:
Post a Comment