Sunday, 13 July 2014

Bài này là một phần trong loạt bài viết về "Bụt hay Phật". Bài đăng lần đầu tiên qua chủ đề "Biết-Bụt-Phật" trên tạp chí Y Học Thường Thức, số 38 - tháng 5/6 năm 2000 (California, Hoa Kỳ). Khuynh hướng dùng từ Bụt như từ 'mới' thấy rõ nét trong vòng hai mươi năm trở lại, nhất là qua các bài viết của Thiền Sư Nhất Hạnh. Phần này sẽ đưa ra các dữ kiện ngôn ngữ văn hoá minh chứng từ Bụt (Nôm lõi) là dạng cổ hơn của từ Phật Hán Việt, do đó khuynh hướng dùng từ Bụt không phải là ‘mới’ như nhiều người lầm tưởng mà thật ra là ‘cổ’, và cổ lắm ... Không phải tình cờ mà GS Joseph Edkins (trong "Chinese Buddhism" Chương XXV, 1893) đã từng đưa ra dạng âm cổ của fó (Phật đọc theo giọng Bắc Kinh hiện đại) chính là But : ông hoàn toàn không biết Bụt đã có mặt trong tiếng Việt từ lâu! Chuyến xe luân hồi (samsara  संसार ) không chỉ chuyên chở nhân sinh, lịch sử mà còn ngôn ngữ con người chăng?
 Ngôn Ngữ Học (Linguistics, đặc biệt là Ngôn Ngữ Học Lịch Sử/Historical Linguistics) bước vào một giai đoạn mới khi các nhà nghiên cứu bắt đầu thiết lập hệ thống so sánh các dữ kiện ngôn ngữ một cách khách quan1, không những thế - qua các khám phá (định luật, thống kê) tìm ra - nhiều khám phá mới cũng bắt đầu ra đời rất khắn khít với dữ kiện từ ngôn ngữ (càng ngày càng thâu nhận nhiều và chính xác hơn so với thời xưa). Ngôn Ngữ Học từ đó đã thoát khỏi quỹ đạo của truyền thống khoa học nhân văn để tiến dần đến một khoa học chính xác hơn. Điển hình là các quan hệ giữa phụ âm đầu trong tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, La Tinh, Đức ... mà ta khá quen thuộc. Thí dụ như định luật Grimm có liên hệ trực tiếp đến chủ đề bài viết này. Định luật âm thanh Grimm (Grimm's law hay còn gọi là Rask's-Grimm's law, First Germanic sound shift) ra đời vào khoảng 1822.     . Luật này ghi nhận sự tương đồng về phụ âm đầu trong ngữ hệ Ấn Âu (Indo-European languages) như các âm mạnh (strong sounds) trở thành âm yếu hơn (weak sounds) : ví dụ   b, d, g  trở thành p, t, k và sau đó thành  f, θ, x ...v.v... Thí dụ fish (cá, tiếng Anh), Fisch (Đức) là poisson (Pháp), pez (Tây Ban Nha), piscis (La Tinh) ... warp (cong vòng, tiếng Anh), värpa (Thuỵ Điển), werpen (Hà Lan), verber (La Tinh) ... Theo thiển ý và với khuynh hướng biến âm tự nhiên của tiếng nói (các phụ âm cùng vị trí phát âm ở môi và răng) nên luật Grimm không chỉ hiện diện trong ngữ hệ Ấn Âu, nhưng còn có thể áp dụng cho các ngữ  hệ khác nữa. Thí dụ như tiếng Kara (ở New Ireland, thuộc Papua New Guinea)2 có các tương quan (b-p-f/ph) như sau
 *bulan   >  fulan (mặt trăng)
*tapine  >  tefin (đàn bà)

 Nhìn lại các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á, nhất là tiếng Hán, Hán Việt : không phải ngẫu nhiên mà Phục Hy 伏羲 hay 宓羲còn có các tên gọi khác là Bào Hy (庖羲), Bao Hy (包羲), cũng như Phùng Khắc Khoan 馮克寬 còn có tên gọi là Trạng Bùng (ông gốc người làng Bùng, xã Phùng Xá) ... Phần này chỉ giới hạn vào biến âm b > p > f (ph-) trong tiếng Hán, Hán Việt (HV) và Việt. Các dữ kiện ngôn ngữ trong bài không có trích nguồn vì rất dễ kiểm tra lại, ngoại trừ một số tài liệu Ngôn Ngữ Học hay nguồn dữ liệu đặc biệt quan trọng cho bài này. Các chữ có dấu hoa thị (asterisk) đứng trước là dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed form). Người viết sẽ tránh dùng các thuật ngữ Phật Giáo, Ngôn Ngữ Học ... để bạn đọc cảm nhận các nhận xét và dữ kiện trong bài dễ dàng hơn. Không nên lẫn lộn số thứ tự cho phụ chú và thanh điệu trong bài. Phần sau chứng tỏ phần nào hiện tượng Bụt-Phật trong tiếng Việt thật ra chỉ là một trường hợp phản ánh khá rõ nét các âm cổ Việt còn tồn tại so với các âm Hán Việt nhập ngược vào có hệ thống hơn từ thời Đường Tống, cũng như trường hợp tên gọi 12 con giáp vậy. Nhìn rộng ra hơn, đạo Phật qua tiếng Phạn và kinh điển đã làm vốn từ tiếng Hán trở nên rất phong phú. Có học giả Trung Quốc, như GS Peter Hu (Đại Học Jiangsu) trong bài viết "Adapting English to Chinese",
1. Giới thiệu tổng quát
 Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hoá dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật
 “Gần chùa gọi Bụt bằng anh, của Bụt lại thiêu cho Bụt, của Bụt trả Bụt (của 'chùa' hay của không tự làm ra thì không bền, dễ đến dễ đi), bẻ tay Bụt ngày rằm, Bụt trên toà sao gà mổ mắt, Bụt (chùa) nhà không thiêng, Bụt chùa nhà không thiêng đi cầu Thích Ca ngoài đường, Bụt không thèm ăn mày ma, Bụt nhiều oản tí, ngồi như bụt ốc (ngồi như phỗng), ngồi như bụt mộc, chùa nát có Bụt vàng (chùa đất có Phật vàng), lành như Bụt, hiền như Bụt (hiền như đất, hiền như phỗng đất, hiền như cục bột), đất Bụt ném chim giời, Dù xây chín đợt phù-đồ - Không bằng làm phúc cứu cho một người, Đi với Bụt mặc áo cà-sa - Đi với ma mặc áo giấy  ...v.v…”
 Hay
 Miệng na mô (nam mô) bụng bồ dao găm      (thành ngữ)
 Đất vua chùa làng, phong cảnh Bụt              (thơ cổ)
 Sư rằng cửa Bụt thênh thênh                          (Nhị Độ Mai)
 Chỉ mong cầu khấn Bụt Trời                          (Nhị Độ Mai)
 Chỉn Bụt là lòng                                              (Cư Trần Lạc Đạo)
 Vẹn nhơ chẳng bén, Bụt là lòng                      (Nguyễn Trãi)
 Chưa dễ ai là Bụt Thích Ca/Mọi điều nhân nghĩa nhẫn thì qua (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
…v.v…
Khác với Bụt chỉ thấy trong tiếng Việt, Phật cũng có mặt trong ca dao tục ngữ trong văn hoá Trung Quốc và Việt Nam - nhưng chiều ảnh hưởng rõ ràng là từ Trung Quốc qua VN :
Phật tâm xà khẩu佛心蛇口 (thường nghe Phật khẩu tâm xà hay khẩu Phật tâm xà ... hơn)3
Phật khẩu thánh tâm 佛口聖心 , A Phật mạ tổ 啊佛罵祖 (dám nói dám làm …)
Giản Phật thiêu hương 揀佛燒香  (chọn Phật mà cúng, ra vẻ tốt lành bề ngoài để lợi dụng …)
Phóng hạ đồ đao , lập địa thành Phật 放下屠刀,立地成佛 (bỏ quá khứ xấu để trở thành người tốt/Phật ngay …)
(Lâm thời) bão Phật cước臨時抱佛腳 (có chuyện mới tới cầu Phật - tục ngữ nhập vào Trung Quốc thời Đông Hán. Văn hoá dân gian VN còn truyền tụng "Ngày thường không thắp hương, gặp nạn đến ôm chân Phật" - trích 'Dictionnaire vietnamien chinois francais' của Gustave Hue (1937)
Tá hoa hiến Phật 借花獻佛 (lấy đồ của người này đem tặng kẻ khác, mượn đầu heo nấu cháo ...)
Phật tính thiện tâm, Phật đầu khán phẩn, Phật đầu trứ phẩn, Phật đầu gia uế (佛性禪心 佛頭着糞 佛頭著糞 佛頭加穢), kiến tính thành Phật 見性成佛 …v.v…
Qua các cách ghi nhận văn hoá dân gian trên, ta rất khó phân biệt mức độ thâm nhập của hai từ Bụt và Phật - vấn đề sẽ rõ hơn khi đi sâu vào cách đọc và nguồn gốc chữ (Hán) của hai từ này.
2. Các cách đọc hiện tại của Bụt và Phật
Việt Nam        Bụt (dân gian) so với Phật (Hán Việt/HV) -
Mường (Bi)   put (Bụt), Phât (Phật) - như 'Liênh chùa mà ngỏ put' (lên chùa mà xem Bụt)
Gia Rai           mơnuih pơsêh (Phật)
Khme              pút - kêu trời như 'Phật ơi' là 'pút thô' (so với trời ơi, chúa ơi, mẹ ơi ... tiếng Việt)
Kờho              Phợk  - tượng Phật rùp Phợk
Thái                พุทธ    póot  - tượng Phật  พระพุทธรูป    prá-póot-tá-tá-rôop
Myanmar       (Miến Điện)  Buđa
Lào                 Phuth - phuthô/phuđô (Phù Đồ, Phật Đà)
Nùng               Pụt
Chăm/Chàm  Bhik, Phik (có tài liệu ghi là But4)
Bắc Kinh/BK fú, fó, bó (theo pinyin)  so với giọng Ngô (Thượng Hải) là vơi?,  giọng Đài Loan
là hut8,fut8 (để ý các phụ âm đầu f,b,v) - giọng Quảng Đông là fat6 fat1 bat6, Hẹ là fut8; giọng Triều Châu (Tiều) là hug8, hug4 (huk)
Nhật                butsu, futsu, hotsu ふつkanji 仏- Phật còn dùng để chỉ người quá cố (mỹ từ)
Tiếng Nhật có khuynh hướng hầu hoá (glottalisation) phụ âm môi đầu như bèi, bò BK bắc HV > hoku/hai - bó BK bạch HV > haku/byaku – bò/ba BK ba Việt ha/ba Nhật … Nên có ba dạng biến âm but- fut- và hot- như trên so với giọng Đài Loan
Hàn                 pwul (pul), phil 불
Mã Lai/Inđô  buda
…v.v…
Một nhận xét sơ khởi khi xem bảng so sánh trên là các giọng phía nam Trung Quốc (Quảng Đông, Hẹ, Hán Việt) đều có dạng f- (hay ph-). Chữ Nôm dùng bột 孛 (sao chổi) chỉ Bụt trong Cư Trần Lạc Đạo, và 佛 Phật HV cho thấy hai phụ âm b- và f- cùng hiện diện, điều này rất đáng chú ý vì hiện tượng này (hai chữ  Bụt và Phật) chỉ có trong tiếng Việt.
3. Các cách đọc cổ hơn
Đi ngược dòng thời gian và dựa vào các tài liệu Trung Quốc như Khang Hy/Tập Vận/Đường Vận, âm Hán trung cổ của Phật佛là
【唐韻】【集韻】【韻會】【正韻】符勿切,音咈 [Đường Vận][Tập Vận][Vận Hội][Chánh Vận] phù vật thiết, âm phất
【集韻】【正韻】蒲沒切,音浡 [Tập Vận][Chánh Vận] bồ một thiết, âm bột - dùng như bật 同弼 (cũng theo Khang Hy chép lại)
Rõ ràng là có hai cách đọc khác nhau bột và phất/phật thời Đường Tống. Cách đọc phổ thông bây giờ (giọng BK) là fó chứ ít khi là bó (ghi theo bính âm/pinyin).
Đi ngược dòng thời gian xa hơn nữa đến thời Hán, theo Thuyết Văn Giải Tự thì Phật 佛 được Hứa Thận ghi nhận là
4995  見不審也。从人弗聲 kiến bất thị dã - hàm ý không thấy rõ, như cách dùng phảng phất5 (仿 佛 hay bàng phất 彷 彿) mà tiếng Việt còn duy trì âm và nghĩa rất cổ như cách dùng 'hình bóng phảng phất đâu đây, tiếng phảng phất bên tai ...'
Nguồn gốc của chữ Phật cho thấy là loại chữ hình thanh, đúng như Hứa Thận đã nhận xét - tuy ông không ghi nhận nghĩa Phật là Phật Đà (Phật Tổ) trong thời Đông Hán.


Chữ Phật không có mặt trong kim văn và giáp cốt văn : điều này cho thấy phần nào thời gian đạo Phật nhập vào văn hoá Trung Quốc - không thể trước thời Tần; Tóm lại, các dạng viết chữ (Hán) Phật có khả năng là các chữ tạo ra hay lấy từ dạng có sẵn và dùng để ký âm một tiếng ‘nước ngoài’(ta sẽ thấy trong phần sau : tiếng ngoại quốc này là tiếng Phạn, tiếng Việt Cổ) nhập vào văn hoá cổ Á Đông.
4. Gốc Phạn ngữ của Bụt và Phật
4.1  Theo Nam Sơn Giới bản sơ thì 'Tiếng Phạn Phật Đà, Phù Đồ ... Có lẽ do lưu truyền sai. Ở đây không phải chỉ người, dịch nghĩa là giác ...'; Còn theo Tông Luân Luận Thuật Ký thì 'Phật Đà, tiếng Phạn, dịch là giác, tuỳ ý lược bớt chỉ gọi là Phật ...'6. Phật Đà là một dạng phiên âm từ tiếng Phạn budh- có nghĩa là biết, ý thức được ... Tiếp vị ngữ (hậu tố/suffix) -a thêm vào động từ budh- cho ra dạng buddha बुद्ध nghĩa là đã giác ngộ (past participle, động từ chỉ quá khứ), người đã giác ngộ (dịch là giác giả). Nếu thêm a- vào trước budh- hay là thêm tiền tố (prefix) thì ta có dạng a-budhá अबुध là ngu đần; Các dạng liên hệ khác là bodhi बोधि (phiên âm HV bồ đề 菩 提, tiếng Nhật bodai hay satori ) là biết lẽ chân chính (dịch nghĩa là chính giác 正覺), bauddha बौद्ध giữ trong trí óc (tinh thần) … Cấu trúc tiếng Phạn (đa tiết) đã ảnh hưởng phần nào đến quá trình thành lập chữ Hán như các cụm từ vô minh, vô ngã, vô lượng, vô thường, vô vi, vô đẳng, vô đạo, vô học, vô hình, vô ngôn, vô ái, vô sinh, vô si, vô tận ...v.v... Với vô dùng như tiếp tố a- nói trên.
4.2  Rõ ràng Phật, Phật Đà là các từ nhập từ tiếng Phạn, cho nên Bụt, bật, bột và Phất, Phật chỉ là các dạng biến âm mà âm cổ hơn (gần âm Phạn nhất) là Bụt hay bột, bật. Khuynh hướng biến âm từ b thành ph- đã có nhiều học giả bàn đến : từ thời Henri Maspéro (1912, ông nhận xét hiện tượng tách b-ph ở Hán Việt hoàn toàn ăn khớp với quá trình phân hoá phụ âm môi môi và môi răng của tiếng Hán Trung Cổ), tới thời Vương Lực, cũng như Nguyễn Tài Cẩn7 và Lê Văn Quán8. Ngoài liên hệ budh- Bụt Phật, ta còn có những liên hệ tương tự chứng tỏ chiều biến âm b > ph như Phạm (Phạn) 梵 là phiên âm của Brahmá (tiếng Phạn) ब्राह्म ; Phạm/Phạn còn có các dạng phiên âm khác như Phạm ma, Bột lạm ma, Bà la hạ ma, Một la hám ma, Phạm lãm ma ... Phạm/Phạn9 gắn liền với Phật và Ấn Độ như Phạm học là Phật học, Phạm vũ là chùa (thờ Phật, tu viện), Phạm ngôn (kinh Phật), Phạm thổ (nước Ấn Độ), Phạm Hoàng (vua Ấn Độ, Phật Tổ) ... Điều này dễ hiểu vì kinh Phật thường dùng tiếng Phạn. Trong phần này, tiếng Phạn (Sanskrit, so với tiếng Phạn Nam/Pali) dùng như là một thước đo và để so sánh (control sample) vì là một loại tử ngữ (dead language, rất ít người dùng trừ khi đọc kinh và cũng chỉ ở một vài nơi), quan trọng hơn là tiếng Phạn rất ít thay đổi (ngữ âm và ngữ pháp) và ta có khá nhiều dữ kiện để luôn kiểm chứng được cách đọc và viết. Tuy không ghi nhận phật 佛 là Phật Đà/Phật Tổ nhưng Hứa Thận có nhận ra Phạn là dạng phiên âm của đạo Phật (Thích giáo) trong Thuyết Văn Giải Tự
3837 林部: 梵:出自西域釋書,未詳意義
3837 Lâm bộ : Phạm/Phạn : xuất tự tây vực thích thư , vị tường ý nghĩa
Âm trung cổ cho thấy Phạn đọc như phàm (buồm) theo Đường Vận : phù phiếm thiết, âm phàm (thật ra kết quả này không làm ta ngạc nhiên vì cấu trúc của chữ Phạm : bộ lâm  林 hợp với chữ phàm凡hài thanh).
4.3  Phá/pha la đoạ 頗 羅 墮 hay Phả La Trá là phiên âm của Bharadvaja भारद्वाज : một trong 6 họ Bà La Môn (quí tộc)
4.4  Phum ở Nam bộ là làng thôn với luỹ tre bao quanh, liên hệ đến phum (tiếng Khme nghĩa là làng). Phumi (phuuM miH) ภูมิ  tiếng Thái có nghĩa là địa phương, đất, nền nhà; Tiếng Môn Cổ phùm là đất, lãnh thổ cũng như tiếng Môn hiện đại, tiếng Chao Bon (Nyah Kur) ... Theo thiển ý, các tiếng phum, phumi có gốc tiếng Phạn bhumi भूमि (đất, nền, địa phương, lãnh thổ, nước/quốc gia ...). Bhumi lại có gốc tiếng Phạn là bhu-  भु   (trở thành, trở nên : to become, to grow into); Tiếng Phạn Nam/Pali bhu là trái đất. Trong kinh Phật, bhumi dịch nghĩa thành địa như Thập địa hay Thập trụ (dasabhumi - 10 giai đoạn bồ tát trở thành Phật), bhudana (người chủ đất chia đất mình cho người nghèo) …
4.5 Cây gambu hay jambu (tiếng Phạn là जम्बु  rose apple)- phiên âm thành Diêm phù thụ 閻浮樹 . Loại cây này không mọc ở Trung Quốc nhưng rất thường gặp ở xứ nóng (Ấn Độ, Mã Lai ...), giống như cây ổi cho nhiều bóng mát. Tương truyền đức Phật từ bỏ ngai vàng và xuất gia dưới cây này. Phụ âm b- (jambu) tương ứng với phụ âm ph- (Diêm phù).
4.6  Liên hệ lịch đại (diachronic) giữa phụ âm môi tắc hữu thanh b- và xát vô thanh ph- rất rõ nét khi so sánh tiếng Việt và Hán Việt
Buông             phóng 放 (phủ vọng thiết, phân phòng thiết - Đường Vận/ĐV)10
Buồng             phòng 房 (phù phương thiết/ĐV)
Bùa                  phù
Bù                   phù
Búa                  phủ
Bụa (goá)        phụ
Bộ                   pho
Bể                    phá
Bể (biển)11       pha 陂
Bán, buôn        phán
Buồn               phiền
Buồm              phàm
Bún                 Phấn
Bỏ                   phế
Bá                    phách
Bố/ba               phụ
Bưng                           phụng
Bay                  phi
Buộc                phọc
Bùng             Phùng (Trạng Bùng là Phùng Khắc Khoan công thần nhà Lê, người làng Bùng)
Bè                    phái (phe)
Bèo                  phiêu
Bởi                  vị/vì
Bụt             Phật
…v.v…
Liên hệ đồng đại (synchronic) b-ph cũng hiện diện nhưng ít gặp hơn như
Bỏng               phỏng
Bứt                  phứt (phứt lông chim - Việt Nam/VN Tự Điển)
Bổ (cắt)           pha (VN Tự Điển)
Bình bịch         phình phịch (từ láy, tượng thanh)
...v.v...
4.7  Chữ Phật đã được dùng trong Hậu Hán Thư - Tây Vực Truyện 后汉书 - 西域传 :
… 宣称三世十方,到处有佛 / 西方有神,名曰佛 …
… Tuyên xưng tam thế thập phương , đáo xứ hữu phật / tây phương hữu thần , danh viết Phật …
4.7.1  Cũng như các tài liệu trung cổ bên Trung Quốc như Tây Du Ký ...v.v... Có nhiều tranh luận về nguồn gốc của chữ Phật : có học giả cho rằng chữ Phật đơn âm có thể là do cụm từ (đa âm) Phật Đà đơn âm hoá mà thành - xem thêm nguồn ghi ở điểm 4.1 bên trên; Điều này có cơ sở giải thích khi tiếng Phạn đa âm nhập vào tiếng Hán đơn âm thì hiện tượng rút gọn âm có thể xẩy ra như tăng già 僧伽 (samgha संघ) trở thành tăng để cho ra các từ kép (chữ Phạn hợp với chữ Hán) như bần tăng, tăng phòng, tăng đồ, tăng lữ, tăng vật, tăng chúng, tăng thống ... Cù Đàm 瞿昙 (Go-tama गोतम) còn gọi tắt là Cù như trong cách dùng Cù Lão; Thiền na 禪那 (dhyana ध्यान) gọi tắt là thiền như trong các cách dùng thiền định, thiền môn, thiền kinh, thiền trượng ... Bát là tên gọi tắt của bát đa la 鉢 多 羅 (pâtra पात्र) và dùng trong các từ ghép y bát, ngoã bát, phạn bát, chúc bát ... (bát đã mở rộng nghĩa chỉ cái tô, cái chén ...); Thích là tên gọi tắt của Thích Ca/Già 釋迦 (sâkya शाक्य) và các cách dùng như Thích giáo (đạo Phật), Thích môn, Thích điển, Thích tử (Phật tử, đệ tử của đức Phật); Sám 懺 là tên gọi tắt của sám ma (kshamá क्षम kiên nhẫn) dùng trong cụm từ sám hối 懺悔 (chữ Phạn sám hợp với chữ Hán hối), sám ma 懺摩, sám pháp 懺法, sám nghi ...v.v…
4.7.2  Ngược lại với giả thuyết Phật Đà có trước Phật như trên, một số học giả đề nghị Phật có trước hay cùng thời với Phật Đà vì qua các con đường (nhập vào Trung Quốc) khác nhau. Thí dụ như qua trung gian các ngôn ngữ vùng Trung Á; Đề nghị này khá hấp dẫn vì con đường tơ lụa (丝绸之路, Ti Trù Chi Lộ/Silk Road) đã tạo cơ hội cho nhiều hoạt động và giao lưu văn hoá, tôn giáo, thương mại thời cổ đại. Nhà Phật Học Quý Tiến Lâm (1996) đã chứng minh rằng trong văn tự Hồi Hột, tiếng Phạn đa âm Buddha đã biến thành trọc âm Bụt, điều này cũng được tác giả Huỳnh Ngọc Chiến12 ghi nhận rõ ràng trong bài viết "Từ Buddha đến Phật và Bụt". Ngoài ra kết quả nghiên cứu của 'GS Chen' cho thấy thời Hán từ song tiết Phật Đà không phổ thông so với từ đơn tiết Phật : điều này có thể là chữ Phật được dịch trực tiếp từ kinh Phạn địa phương và nhập trực tiếp vào Trung Quốc. Cũng như đề nghị của GS Sylvain Lévi (1913)13, kinh Phạn địa phương có thể là từ các nước Trung Á, và phù hợp với bài viết đăng trên mạng -  Từ đơn tiết Phật, tuy nhập vào tiếng Hán (Cổ) qua ngã khác nhưng giản tiện hơn so với cụm từ Phật Đà, do đó càng ngày càng trở nên phổ thông.
4.7.3  Có thể Phật giáo đã đến Việt Nam trước khi truyền đến Trung Quốc không? Đây là một giả thuyết rất khác biệt với ‘niềm tin’ của đa số người cho rằng Phật giáo truyền từ Trung Quốc đến Việt Nam. Hãy xem lại các dữ kiện :
- Bụt (không thấy dùng Bụt Đà) trong văn hoá dân gian luôn chỉ người hiền lành hay Phật (tích cực, phù hợp với nghĩa nguyên thuỷ của buddha, rất khác với Phật của tiếng Hán; Phật đọc như phất với nghĩa tiêu cực như không, trái ý ... 'phật lòng' hay Bật hay Bột (chợt) : điều này cho thấy người Hán không hiểu nghĩa của Bụt khi nhập vào tiếng Hán và chỉ ‘nhái’ lại theo âm mà thôi. Âm Bụt (chữ Nôm dùng bột孛) gần với âm Phạn Buddha nhất trong các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á, các nền văn hoá này đã từng vay mượn chữ và ý này từ đạo Phật như bảng so sánh bên trên. Các ngôn ngữ láng giềng như Thái, Lào, Khme, Chăm ... vẫn còn dạng đơn âm Bụt/Phut cũng như tiếng Mường (Bi) và Việt. Các cách dùng Bụt, Phật (với hai nghĩa khác nhau như phật lòng, phật ý so với đức Phật) và phù đồ trong văn hoá dân gian là bằng chứng cho thấy dạng cổ Bụt khó có thể đào thải tuy sức ép của tiếng Hán rất là nặng nề qua bao ngàn năm đô hộ và đồng hoá. Nếu Bột 勃 và Bột Đà 勃 陀 được dùng trong vốn từ tiếng Hán14 (thay vì Phật hay Phật Đà) cho đến ngày nay thì nguồn gốc Bụt hay Phật không khó giải quyết, nhưng chính vì các biến âm của dạng Phật (xem bảng liệt kê cuối bài) mà ta có thể đặt lại vấn đề. Cách dùng Bụt như Bồ Tát (hiền/lành như Bụt) trong tiếng Việt đã duy trì nghĩa nguyên thuỷ của bồ (bodh- âm Phạn, trí tuệ - một dạng của budh- biết/hiểu giác ngộ) trong các dạng phiên âm Bồ Tát 菩薩, bồ đề  菩提. Trong các tài liệu chữ Hán ta còn thấy Phật giáo xưa kia từng gọi là phù đồ đạo 浮 屠 道, chứ không thấy vết tích của cụm từ Phật Đà giáo hay Bột đà giáo và trở thành Phật giáo. Người Hán dùng bồ chỉ là phiên âm trực tiếp (transliteration) chứ không hiểu là các dạng bồ bột Bụt Phật đều cùng một gốc! Khuynh hướng biến âm rất tự nhiên theo dòng thời gian (lịch đại) làm cho ta rất khó nhận ra nguồn gốc các âm trên : đến ngay cao đệ của Pháp Sư Huyền Trang là Khuy Cơ còn nhận xét rằng 'Phạn văn Bột Ðà, ngọa lược vân Phật'.
- sự có mặt của chữ Bụt dùng bột khá rõ nét trong các tài liệu chữ Nôm xưa như Phú Dạy Con (Mạc Đỉnh Chi 1280-1350), Cư Trần Lạc Đạo (vua Trần Nhân Tông 1258 – 1308), Vịnh Vân Yên Tự (Hoà Thượng Huyền Quang, 1300) ... Cho tới thời tự điển Việt Bồ La (Alexandre de Rhodes, 1651) vẫn còn thông dụng như chữ Phật, nhưng càng ngày càng ít dùng đi và thay bằng chữ Phật. Điều này cho ta cơ sở đặt ra giả thuyết Bụt đã từng được dùng (phổ thông) ở Việt Nam thời đầu công nguyên. Ảnh hưởng sâu đậm về sau từ văn hoá ngôn ngữ Hán (nhất là từ thời Đường Tống phản ánh qua âm trung cổ Phật còn duy trì trong tiếng Việt) làm mờ nhạt tuy không thể nào xoá hẳn (dù vô tình hay cố ý) các vết tích và đóng góp của phương Nam vào văn hoá Cổ Á Đông mà ít người ý thức được.
- quan trọng hơn cả là biến âm b > ph như đã ghi nhận bên trên, và do đó có khả năng buddha nhập vào tiếng Việt (Cổ) thành *bud- trước, sau đó nhập vào tiếng Hán thành Bột, Bật và Phất, Phật (âm Hán Trung Cổ). Âm Phật lại nhập ngược vào tiếng Việt có hệ thống từ thời Đường Tống cũng như đa số các tiếng Hán Việt khác : quá trình nhập ngược (back-loan) này tương tự như tên gọi 12 con giáp tuy xẩy ra trễ hơn. Cư sĩ Tâm Hà Lê Công Đa cũng từng viết về khả năng Phật giáo đến Việt Nam trước (chứ không phải từ Trung Quốc qua) -
Các giả thuyết trên về Phật, Phật Đà và Bụt là những đề tài rất lý thú cần được nghiên cứu cẩn thận và nhiều dữ kiện (xuất thổ)15 để thêm sức thuyết phục; Chúng nằm ngoài  phạm vi của bài viết (phần 1) này. Điều cho ta thấy rõ ràng là từ các dữ kiện trên, Bụt là dạng cổ (có trước) hơn Phật (âm Hán trung cổ)  tuy cùng một gốc tiếng Phạn, rất phù hợp với quá trình biến âm tự nhiên của ngôn ngữ.
Các con đường truyền bá của Phật giáo .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.14/7/2014.

No comments:

Post a Comment