Tất cả các pháp đều do tâm biến hiện ra.
Ta bà hay Phật cảnh đều do tâm mà thành, chúng sinh hay Phật đều từ tâm mà có, …
Tâm vốn không, chư Phật và chúng sinh cũng không. Tâm là huyễn, Phật và chúng
sinh cũng huyễn. Một là huyễn thì tất cả đều huyễn, một là không thì tất cả đều
không. Không mà huyễn, huyễn mà không, ấy là tướng thật của vạn
pháp.
Ta bà hay Tịnh độ đều chẳng ngoài tâm.
Cả hai đều là không, cả hai đều là huyễn, là huyễn mà không, là không mà huyễn.
Tất cả đều đồng nhất là giả tướng của huyễn. Tất cả đều vô biệt ở đường thể
không. Thế nên Ta bà không thì Tịnh độ cũng không, Ta bà huyễn thì Tịnh độ cũng
huyễn; nghĩa là xét thể tánh thì tất cả đều không, nhìn ở giả tướng thì tất cả
đều huyễn hữu, và khởi huyễn hữu tâm thì huyễn hữu sinh huyễn hữu Ta bà hay Tịnh
độ.
Từ vô thỉ đến nay, chúng sinh luôn luôn
khởi tâm và bởi tâm đó mà có ra các cảnh giới. Tâm địa ngục thành cõi địa ngục,
tâm con người xây dựng thế giới loài người, tâm Phật kiến tạo cõi Phật. Nếu thấy
được con người là không thì thấy chư Phật cũng không. Còn đã bảo loài người hiện
có thì phải nhận cõi Phật cũng có, tức là có thế giới con người thì có cảnh giới
Phật, có Phật A Di Đà, có Tịnh độ Tây phương.
Trong các đường lối pháp môn tu thành
Phật, pháp môn niệm Phật là con đường thẳng tắt nhất, và trong các phương pháp
niệm Phật giải thoát, phương pháp trì niệm hồng danh A Di Đà Phật cầu sinh Tây
phương Cực lạc là dễ dàng nhất. Với pháp môn này, hành giả chỉ cần có niềm tin
vững chắc, thành thật nguyện sinh Tây phương và thường xuyên trì niệm hồng danh
đức Phật A Di Đà, thực hành chuyên cần và thuần thục, hành giả sẽ vãng sinh về
thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà khi mãn báo thân người. An trú trong cảnh giới
thuần tịnh, giải thoát này, mỗi vị đã được sinh về sẽ khai phát sự giác ngộ,
chứng bất thối chuyển và cuối cùng thành Phật. Tùy trình độ tâm linh của mỗi vị,
sự khai phát ấy có nhanh chậm khác nhau.
Đó là đường lối của pháp môn thẳng tắt
dễ dàng niệm hồng danh A Di Đà Phật. Tuy nhiên, trên phương diện thực hành, hành
giả cần phải biết rõ cách thức ứng dụng tu tập, có vậy sự dụng công phu tu tập
mới thu được kết quả tốt đẹp, bằng chẳng thấu suốt cách dụng công thì sự thực
hành phải gặp nhiều chướng ngại, tốn nhiều công sức và kết quả không như ý
nguyện. Tây phương Cực lạc là cảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnh là vô
nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả
ly thế gian. Như vậy, muốn về Tây phương Cực lạc, hành giả cần phải có tâm thanh
tịnh giải thoát, thuần thiện ly thế gian.
Tâm thanh tịnh hay tâm thuần thiện trong
sạch là tâm dứt bặt mọi phiền não ác nghiệp nhiễm ô. Tâm giải thoát hay tâm ly
thế gian là tâm không còn vương mang ái dục phàm phu thế tục. Muốn chắc chắn vào
được cảnh giới Tây phương Tịnh độ, hành giả phải rèn luyện thành thục tâm mình
đến chỗ thánh thiện không còn ái dục nhiễm ô.
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.23/7/2014.
|
No comments:
Post a Comment