Thursday, 31 July 2014

Báo hiếu theo lời Phật dạy.

hoa hong 1

Mùa Vu lan là mùa báo hiếu nhắc nhở người đệ tử Phật đền đáp bốn ơn, trong đó có công ơn của đấng sanh thành dưỡng dục.
Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
Khi cha mẹ còn tại thế, chúng ta săn sóc, cung phụng đầy đủ những nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh việc chăm sóc về tiện nghi vật chất, tình thương yêu, lo lắng phát xuất tự đáy lòng của người con hiếu thảo mới thực sự là ngọn lửa sưởi ấm lòng cha mẹ, làm cho cha mẹ an vui trong những tháng ngày còn lại. Vì thực tế, có những gia đình giàu có, cha mẹ nào có thiếu đồ ăn, thức uống; nhưng các cụ hòa cơm với nước mắt, nuốt buồn phiền, đắng cay hàng ngày.
Món ngon vật lạ kèm theo tình cảm lạnh nhạt, hắt hủi của đứa con bất hiếu, có lẽ nếu đánh đổi lấy cuộc sống đạm bạc, nhưng tràn đầy tình thương hiếu thảo, thì bất cứ ai cũng sẵn sàng. Chúng ta cũng từng thấy không ít gia đình khó khăn vật chất, mà cuộc sống đơn sơ của họ vẫn ấm áp tình người, rực sáng hạnh phúc, nhờ ở lòng hiếu thảo và việc làm hiếu đễ của con cái dành trọn vẹn cho cha mẹ, ông bà.
Chăm sóc, thương yêu cha mẹ là điều quý, cần thiết. Nhưng thực hiện tinh thần Phật dạy, làm cho cha mẹ kết duyên với Phật pháp, kính tin Tam bảo, mới thực sự quan trọng và là cách báo hiếu có lợi ích lớn lao, dài lâu cho cha mẹ ta. Thông thường, có người thương cha mẹ, sẵn sàng đáp ứng những gì các cụ muốn, kể cả không từ chối làm các việc ác. Tạo ác nghiệp để có tiền của lo cho cha mẹ, thì càng lo bao nhiêu, càng làm cho cha mẹ tăng trưởng lòng tham, nuôi lớn niệm ác bấy nhiêu. Và đến lúc không đáp ứng nổi đòi hỏi, vì phước báo của ta có giới hạn, mà nghiệp của cha mẹ quá lớn, nên làm họ bực hơn nữa, để rồi chất chứa buồn phiền, khổ đau.
Sống khổ, chết đọa là điều tất yếu, vì ác nghiệp sẽ dẫn thần thức tái sanh vô ba đường ác. Cách báo hiếu như vậy hoàn toàn sai lầm.
Báo hiếu theo Phật dạy, chúng ta tìm cách tác động cho cha mẹ kính tín Tam bảo và phát tâm sống theo Chánh pháp. Nhờ tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, buồn phiền của họ tạm lắng yên, tâm hồn nhẹ nhàng an vui, vì chúng ta biết rõ pháp Phật có công năng rửa sạch phiền não trần lao. Khi đã hướng tâm về Tam bảo, vui được với pháp, với bạn đạo, với cảnh chùa, giúp họ nhận ra những việc làm cần thiết cho quãng đời còn lại, trước khi từ bỏ huyễn thân. Từ đó, ý thức cái vô thường sắp đến, phải lo chuẩn bị hành trang đi về thế giới khác, nên không còn đòi hỏi, ham muốn nhiều, không còn bực bội, khó khăn với con cái.
Nói cách khác, khi cha mẹ phát tâm tu, khắc phục được nghiệp, không buồn phiền, than vãn, thì phước lạc tăng trưởng, tâm hồn vui tươi, chẳng mong cầu mà cuộc sống vẫn dư dả. Sống cuộc đời đạo đức, tâm hồn thanh thản, thì khi nhắm mắt lìa đời, họ có thể sanh về thế giới an lành.
Khi cha mẹ mãn phần, chúng ta báo hiếu bằng cách chuẩn bị vấn đề tái sanh. Thân tứ đại không còn, nên chúng ta chỉ quan tâm đến tinh thần, tức nhắm vô Thức uẩn của họ. Chúng ta dẫn dắt thần thức hay ý niệm của cha mẹ hướng về điều thánh thiện, đó là điều kiện để đưa họ tái sanh vào thế giới an lành. Theo Phật dạy, khi sanh tiền nếu tạo nhiều ác nghiệp, lúc chết, chưa sanh được về thế giới lành, còn hiện hữu ở dạng trung ấm thân.
Trong bốn mươi chín ngày, chúng ta phải dốc lòng chuyên tâm tụng kinh, lễ sám, bố thí, cúng dường, làm các việc phước thiện để cầu nguyện cho hương linh. Dùng tâm an tịnh trong pháp và tâm hoan hỷ với việc thiện để nghĩ tưởng đến hương linh, gợi nhắc họ nhớ đến việc thiện mà họ đã làm trong đời, nhớ lại pháp Phật quý báu, cùng cảnh giới an vui giải thoát. Thần thức nghĩ nhớ được như vậy, chắc chắn sẽ tái sanh về cõi thiện.
Đặc biệt là chúng ta cúng dường các bậc cao tăng, nhờ các ngài chú nguyện để trợ lực, hồi hướng công đức cho trung ấm thân của người quá cố. Nương nơi thần lực gia trì phát xuất từ tâm thanh tịnh và đức độ của các ngài, trung ấm thân dễ xả bỏ được nghiệp ác hơn và vãng sanh về thế giới tốt đẹp. Trái lại, không làm điều thiện hồi hướng cho cha mẹ, mà lại sát sanh hại vật để cúng tế, chẳng lợi ích gì vì tốn kém, nhưng cha mẹ không hưởng được, còn phải gánh thêm ác nghiệp.
Ngoài ra, Đức Phật còn dạy, ngay như đối với cha mẹ quá vãng bảy đời bị đọa vào ba đường ác hay đã sanh lại chốn nhân thiên, việc làm lành, làm phước của chúng ta hồi hướng cho họ vẫn tạo kết quả lợi lạc. Vì trong vô hình, sự liên hệ về tình cảm sâu đậm của ta dồn vào việc thiện để cầu nguyện cho người thân chẳng khác gì hệ nối mạng sẽ tác động đến tâm người thân đã tái sanh, khiến họ cũng hướng về thế giới thiện, thoát khỏi kiếp lầm than.
Tóm lại, mùa Vu lan báo hiếu đã đến, hình ảnh thân thương của cha mẹ, ông bà ngày nào như sống dậy mãnh liệt trong tâm trí những người con hiếu thảo. Người có phước duyên còn được cha mẹ bên cạnh, hãy giữ gìn, chăm sóc tâm hiếu, hạnh hiếu cho đúng pháp Phật dạy để tạo dựng một gia đình phước lạc, đầm ấm. Những người không còn được chở che trong tình thương vô giá của cha mẹ, hãy nỗ lực tu hành, tạo thật nhiều công đức, phước thiện để hồi hướng đến cha mẹ, mới mong cứu vớt họ khỏi chốn tam đồ, hoặc gieo trồng thêm căn lành, phước thiện cho họ ở chốn nhân thiên.
Đối với hàng đệ tử thâm tín Tam bảo, chỉ có con đường duy nhất là tu hành, đắc đạo, mới có khả năng mang lại cuộc sống an vui, giải thoát vĩnh hằng bất tử cho ta, cho người thân và cho tất cả chúng sanh.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.1/8/2014.
Kính dâng hai đấng sinh thành .
            

Mỗi năm tháng Bảy về lòng con nô nức, có dịp để cùng sư huynh đệ đến chùa dự lễ Vu Lan, nghe những bài pháp thoại trực tiếp từ quý thầy, cũng thời gian này, tâm hồn con lắng lại để suy ngẫm về cuộc đời về sự báo hiếu song thân

Con là đứa con gái sinh ra trong một gia đình có của ăn của để, giống cha như đúc nên mọi yêu thương của cha đều dành hết cho con từ ăn mặc đến đi dạo, còn mẹ thì ngược lại, chăm sóc lo lắng cho chị Hai. Lần lượt sau đó, năm đứa em trai gái chào đời con vẫn được cưng chiều hơn hết. Có lẽ, tình yêu thương của cha đã làm cho con thấu hiểu nên với những đứa em gặp chuyện, con đều xem như là của mình, đủ khả năng thì lo mọi thứ và khi vượt tầm thì chỉ có nước mắt ngắn dài, nhìn xem kết quả sự việc...
 
Khi có những phương tiện hiện đại, Trở lại mùa sen, để thấy tấm lòng của mẹ, Giọt sữa giữa đời thường, để cảm nhận tình thương của cha và rồi chiêm nghiệm thực tế, mình đã làm được những gì? Con thấy thương cho ba sớm ra đi, không kịp nhìn bầy con trưởng thành, cháu chắt dễ thương. Con tủi cho cuộc đời mẹ mãi vất vả lo toan, một người phụ nữ dang tay chăm sóc đàn con, trong sự thiếu vắng chia sẻ của chồng hằng mấy chục năm. Con cũng đã làm cho đáy mắt của mẹ hằn lên nỗi buồn, từ sự thất bại của sự nghiệp và hôn nhân bởi những con người vô cảm lạnh lùng. Nhưng con vẫn tự hào là đứa con luôn nghe lời mẹ, chấp nhận những gì mẹ muốn mà khả năng mình thực hiện được. Những tháng ngày im lặng, lấy căn phòng làm nơi trốn chạy tất cả lời phiền trách, để rồi rút ra một điều:
- Phải học tập tinh thần sắc sắc - không không của đạo Phật, phải trì chú những phẩm kinh để lòng thư thái nhẹ nhàng hơn.
Và con vượt qua những mặc cảm, để đến với các chương trình từ thiện. Sự thử thách ban đầu đã khiến con gần như ngã quỵ. Một cas bệnh tim bác sĩ mổ thành công, nhưng người nhà thiếu hiểu biết đã cho ăn ngay trong phòng hồi sức cấp cứu. Thế là,  Mọi người mến con, cố gắng hết sức và cuối cùng phải bàn là đưa bệnh nhân về khi nào đi thì đi, còn cho mượn cái bình oxy. Một tuần sau đó, bệnh nhân qua đời, con nhận được lá thư gởi trước khi đi làm phẫu thuật. Nội dung là sự cảm kích qua việc chăm lo ca bệnh của con, điều này khiến con giảm đi bức xúc khi bị tai tiếng. Mẹ nói:
- Thôi nghỉ đi, kiếm việc gì giúp mà không ảnh hưởng đến mạng sống của người ta.
 
Nghe lời mẹ, con lại đi về vùng nông thôn sâu trong những ngày nghỉ để khai thác địa chỉ nhân đạo, thế là nhiều bạn bè, các đoàn trong những tỉnh thành khác đã đến với những ngôi chùa và tịnh xá, con cung cấp danh sách đối tượng để chọn lựa phát quà. Lại là những tiếng đồn không hay, vì phiếu cho thì ít mà người người kéo đến nhà thì nhiều, khiến mẹ còn phải lên tiếng.
-Bỏ hết đi, lo nhà cửa và thờ Phật ở nhà được rồi
Mẹ đâu biết, khi con không tham gia thì mấy trăm người khuyết tật, người nghèo ở những nơi hoang vu hẻo lánh họ không được phần.
Rồi cuối cùng tôi cũng chọn phương án của mẹ. Chuyển sang đưa những người có bệnh mắt phẫu thuật miễn phí. Sau đó, kêu gọi các nhà hảo tâm trợ giúp một lần cho những đối tượng bức xúc, để họ có thể vươn lên và không trông chờ ỷ lại vào sự bố thí của mọi người.
Tuy mẹ không bày tỏ sự yêu thương với con như ba, nhưng lúc nào cũng sợ con thiếu trước hụt sau. Mỗi lần có chút tiền lại dúi vào túi con, mỗi khi có sự xung đột thì luôn bảo con nhịn đi cho êm nhà êm cửa.
Con ăn chay, mẹ lại lo xào nấu đổi món để con ăn ngon miệng hơn. Con tiêu tan sự nghiệp miệng rầy la, nhưng tay mẹ vẫn lo cho con vượt qua từng bước sóng gió nghiệt ngã của cuộc đời.
Với ba, con có thể nũng nịu, nhưng với mẹ thì con không như vậy. Từ khi ba đi về thế giới bên kia, thì mẹ lại là người tâm sự, là người luôn đồng hành vui buồn và ngay cả những ngày tìm đến Phật pháp. Bất chợt con muốn mình trẻ lại, để có thể sà vào lòng mẹ mà nghe tình thương đong đầy.
 
Hôm nay, ngày đầu tiên của tháng 7, mùa Vu Lan con bày tỏ những dòng nầy đến với mẹ ba, kèm theo một bông hồng cho ba và một bông hồng cho mẹ.
Kính dâng hai đấng sanh thành
Những lời chân thật ngọn ngành của con 
Vu Lan hiếu hạnh cho tròn 
Ơn trên Tam Bảo giúp con đắc thành.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY=1/8/2014.
Đạo Từ Vu Lan của Thượng Thủ GHPGVNTTG .
   

ĐẠO-TỪ VU-LAN
Phật-lịch 2558, tháng bảy năm Giáp-Ngọ (2014)
của
Trưởng-Lão Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu
Thượng-Thủ
Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới
 
NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT
 
Kính bạch Quý Ngài,
Kính thư Quý vị,
 
            Mùa Vu-Lan báo hiếu đã trở về với các gia-đình Phật-tử Việt-Nam chúng ta.
            Đã sinh làm người, không ai là không có cha mẹ. Công ơn cha mẹ, đức Phât thường ví những công ơn ấy như non cao, biển rộng và công đức của các vị được sánh bằng Phạm-Thiên.
            Biết bao nhiêu tiền thân của đức Phật, Ngài đã thị-hiện để báo đáp công ơn cha mẹ và lưu lại những tấm gương hiếu hạnh ấy cho đời sau. Tôn-giả Mục-kiền-liên là cao-đệ của Ngài, đã noi theo tấm gương hiếu-hạnh của Ngài, đích thân Tôn-giả ra lễ thỉnh đức Phật, xin Ngài chỉ giáo cho phương pháp cứu vớt sự sa-đọa bởi lỗi lâm của mẹ mình và cứu vớt sự sinh-tử luân-hồi của chúng sinh.
            Vì thuơng-tưởng đến người đệ-tử và thương xót tất cả chúng sinh, đức Phât khoan thai chỉ dạy tôn-giả Mục-kiền-liên : " Thầy là vị có tu chứng, có hiếu hạnh, nhưng tự sức mình không thể cứu được mẹ, phải có sức hòa-hợp, cầu nguyện của chúng-tăng mới có thể cứu được sự thoát khổ của mẹ mình. Nhân mùa giải hạ của chúng tăng, thành tâm cúng dường, bố thí, nhờ sức chú nguyện chung ấy mà được giải thoát. Không những hiện nay, mà mãi mãi sau này, hành-trì theo giáo-pháp này, đều được lợi lạc". Đây là lễ Vu-lan báo hiếu được thực-hiện và lưu-truyền !
            Như vậy, chúng ta muốn thực hiện lễ Vu-Lan báo hiếu, chúng ta cần phải, tự bản-thân chúng ta phải có tâm chân-thành sửa mình và biết nhớ ơn. Tức là chúng ta phải biết kiểm điểm những việc làm từ thân, miệng, ý nơi mình đối với cha mẹ, đối với gia-đình, gia-tộc và người ngoài. Đồng thời, chúng ta phải biết tùy thời, tùy cảnh, dâng cúng phẩm vật cho cha mẹ hiện tiền, lễ vật cầu siêu cho cha mẹ, gia-tiên đã qua đời và biết cúng đường cho những bậc đáng cúng dường, cũng như, phóng sinh, bố thí cho những người và vật cần sự bố thí. Do đó, nhờ vào năng-lực của tâm chân thành, của các phẩm-vật cúng dường, bố thí vô-phân-biệt ấy, huân-thành kết-quả giải-thoát.
            Nay mùa Vu-lan : "Là đệ-tử Phật, trong từng niệm niệm, cần tu hiếu-hạnh, nhớ đến cha mẹ hiện tại, cha mẹ trong bảy đời và nhiều đời về trước, làm cho các vị được hạnh-phúc, tự-tại hóa sinh vào các cảnh giới thiện-lạc" - Kinh Vu-Lan; "Siêng năng thực-hiện về sự hiếu dưỡng cha mẹ thì như người cúng Phật, phúc báo ấy và phúc báo này, giống nhau không khác" - Kinh Tâm-Địa-Quán.
            Nhất tâm cầu nguyện cửu huyền thất tổ, đa sinh phụ mẫu, lũy thế tông-thân, tướng sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, oan hồn uổng tử, động đất, sóng thần, thủy, hỏa, phong tai, máy bay tử nạn, hết thảy vong-linh, vãng sinh chân-cảnh.
            Nhất tâm cầu nguyện đất nước Việt-Nam thoát khỏi thiên-tai, nhân-họa, tai nạn xâm lăng, non sông toàn vẹn, hạnh-phúc, ấm no. Thế giới thanh bình, âm dương lợi lạc.
 
NAM MÔ SIÊU LẠC ĐỘ BỒ TÁT

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.1/8/2014.

Saturday, 26 July 2014

Các bài thơ chúc mừng sinh nhật hay và ý nghĩa28/7/2014.
HAPPY BIRTHDAY TO SU CO THICH NU CHAN TANH.CHUC SU CO CO NHIEU SUC KHOE,DE TIEP TUC QUAY BANH XE CHANH PHAP THEO Y NGUYEN CUA SU CO.HAPPY BIRTHDAY TO THICH NU CHAN TANH.AUSTRALIA,SYDNEY.
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).HAPPY BIRTHDAY TO SU PHU YEU DAU CUA HANG PHAT TU CHUNG CON.( N0 1 DO SU PHU OI.TINH QUAN.)KINH GOI DEN CHO SU PHU THICH NU CHAN TANH.HAPPY BIRTHDAY TO SIFU CHAN TANH YEU DAU CUA HANG PHAT TU CHUNG CON.A DI DA PHAT.

Friday, 25 July 2014

Phật Học Phổ Thông

Sa Môn Thích Thiện Hoa



Bài Thứ 2: Vu Lan Bồn 
A. Mở Ðề 
1. Công ơn sanh thành dưỡng dục rất lớn lao: 
Chúng ta thương nghe câu ca dao: 
"Công cha như núi Thái sơn; 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". 
(Công ơn cha mẹ thật qúa lớn lao như núi cao, bể cả). 
Mẹ thì chín thàng cưu mang, ba năm cho bú mớm, suốt đời chỉ biết hy sinh cho con. Khi đang ăn cũng như khi ngủ nghỉ, hễ con cần đến là có mẹ ở bên cạnh. Con lỡ đại, tiểu tiện ở trên mình, mẹ vẫn vui cười không chút hờn giận. Gặp cảnh nghèo hèn, mẹ nhịn bớt cơm cho con ăn, dành chỗ khô ráo cho con nằm (bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn). Rủi khi con đau ốm, mẹ ngồi bên cạnh, năm canh thao thức lo âu; chỉ khi con khỏe mạnh tươi cười, mẹ mới vui tươi hớn hở. Ca dao có câu: 
" Lên non mới biết non cao, 
Nuôi con mới biết công lao mẫu tử". 
Còn cha mẹ phải lo làm lụng vất vả để nuôi con. Nếu gặp cảnh nghèo khó, cha phải làm thuê, ở mướn, mua tảo bán tần, đổ mồ hôi lấy bát cơm, manh áo cho con. Ngoài cha còn dạy dỗ cho con học hành, ngày đêm lo lắng đào tạo cho con thành người hữu dụng, khôn ngoan, khỏi thua chúng kém bạn. 
Công ơn cha mẹ nói ra bao nhiêu cũng không cùng. 
2. Vậy làm con phải báo đền ơn cha mẹ: 
Bất luận luân lý đạo đức nào, Ðông hay Tây, xưa hay nay; đều lấy cữ:Hiếu" làm đầu. Một người con đã bất hiếu với cha mẹ, thì không còn việc xấu xa gì mà không làm được. Một kẻ vong ơn bội nghĩa như thế, thì không còn biết nhân nghĩa, bác ái, công bằng là gì nữa. Bởi vậy cho nên, người xưa có câu: 
"Thiên kinh vạn quyển, Hiếu nghĩa vi tiên", 
(Ngàn quyển kinh, vạn quyển sách, đều lấy Hiếu làm đầu). 
Kinh Thi có nói một câu rất cảm động: 
" Phụ hề sanh ngã, mầu hễ cúc ngã, 
Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, 
Dục báo thâm ân, hiệu thiên võng lạc". 
Nghãi là cha sanh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi, cha mẹ sanh ta cực nhọc. Muốn đền đáp ân đức của cha mẹ, như vói lên trời cao chẳng cùng. 
Phật cũng dạy: 
"Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế". 
Nghĩa là cha mẹ còn sinh tiền, cũng như Phật còn ở đời. Xem thế, Phật đã đề cao biết bao sự hiện diện quí trọng của cha mẹ. Vì cha mẹ quí trọng như thế, nên Ngài dạy thêm: 
" Hiếu vi vạn hạnh chi tiên". 
(Hiếu thảo đứng đầu trong mọi việc). 
Ðể Phật tử làm tròn nhiệm vụ hiếu đạo, nên đức Phật dạy pháp Vu Lan Bồn dưới đây. 
B. Chánh Ðề 
Vu Lan Bồn là một phương pháp báo hiếu có hiệu quả nhất. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy hiểu nghĩa Vu Lan Bồn thế nào đã. 
I. Ðịnh Nghĩa 
Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn. Người Trung Hoa dịch là: " giả đảo huyền", nghĩa đen là cổi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược. 
II. Nguyên Nhân Phật Dạy Pháp Vu Lan Bồn 
Ngài Ðại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng được 6 phép thần thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơn cha mẹ, Ngài tìm cách báo đáp. Dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ quỷ, than thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài liền đem bát cơm đang ăn dâng mẹ. Ngài vận thần thông, bưng bát cơm đi đến chỗ mẹ ở. Bà mẹ khát khao, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giáu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp trước nổi bừng lên, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được. 
Ngài Mục Kiền Liên thấy thế, hết sức đau buồn kêu khóc thảm thiết. Ngài liền trở về bạch Phật, thuật lại như trên và cầu Phật chỉ dạy cho phương pháp cứu độ thân mẫu. 
III. Phật Dạy Pháp Vu Lan Bồn Cho Ngài Mục Kiền Liên 
Sau khi nghe Ngài Mục Kiền Liên thỉnh cầu phương pháp báo hiếu, Phật dạy rằng: 
" Nầy Mục Kiền Liên! Mẹ của ông do lòng tham lam, độc ác đã tạo ra tội lỗi nặng nề trải qua nhiều kiếp, nay sanh trong ác đạo, làm loài ngạ quỷ nên không thẻ một mình ông cứu độ được. Mặc dù lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn lao, cũng không sao chuyển được hoàn cảnh, chẳng khác gì chiếc thuyền con, không thể chở được tảng đá lớn. Vậy ông phải nhờ oai thần của chúng Tăng trong mười phương, đức lớn như biển, mới cứu độ mẹ ông được giải thoát. Ta nay sẽ vì ông, chỉ dạy phương pháp cứu rồi, khiến cho cha mẹ ông xa lìa được các điều tội lỗi. 
Nầy Mục Kiền Liên ! Ngày rằm tháng 7 là ngày Tự Tứ của chư Tăng trong mười phương, sau ba tháng an cư kiết hạ, sách tân tu hành. Ngày ấy cũng là ngày hoan hỷ của các chư Phật , vì thấy chư Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ, đã tiến bộ rất nhiều trên đường tu học, các nghiệp được thanh tịnh, ba món vô lậu học được tăng trưởng, công đức thêm nhiều và đến ngày viên mãn. Vậy ông nên nhân ngày ấy làm lễ Vu Lan Bồn để báo hiếu cho mẹ ông. 
Ông hãy sắm đủ các món trai diên trăm mùi, năm thứ trái, cùng hương dầu đèn nến, giường chõng, chiếu chăn, mùng mền, quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay; tóm lại là đủ bốn món cúng dường quí báu trong đời. Rồi ông phải thân hành đi rước các vị Ðại Ðức Tăng trong mười phương, hoặc những vị thiền định trong núi rừng, chứng được bốn quả Thánh, hoặc có vị kinh hành dưới cội cây được sáu phép thầụn thông tự tại hàng Thanh Văn, Duyên Giác, các vị Thánh Tăng, hoặc các vị thập địa Bồ Tát thị hiện làm thầy Tỳ kheo v.v...Ông phải thành tâm kính lễ trai Tăng cúng dường và thỉnh cầu chư Tăng chú nguyện cho vong linh mẹ ông được thoát khổ. Nhờ công đức chí thành chú nguyện, vong linh mẹ ông đã được siêu thoát. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, song có nhiều người khiêng, thì dời đi đâu cũng được". 
Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng 7 làm lễ Vu lan, sắm đủ các vật liệu, rước chư Tăng trong mười phương thành tâm kính lễ trai Tăng cúng dường, nên vong mẫu của Ngài được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, sanh về cảnh giới lành. 
IV. Ngài Mục Kiền Liên Hỏi Phật Các Hàng Phật Tử Ðời Sau Có Thể Làm Lễ Vu Lan Bồn Ðược Không? :  
Sau khi thấy thân mẫu được thoát khổ, Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng, liền đến trước Phật chấp tay bạch rằng: 
Bạch Thế Tôn! Thân mẫu của con được nhờ công đức Tam Bảo và oai thần của chư Tăng, nên được thoát ly kiếp ngạ quỷ khổ não. Vậy về đời sau, trong hàng Phật tử , nếu có người muốn làm lễ Vu Lan Bồn nầy, để cứu độ cha mẹ hiện tại cũng như cha mẹ nhiều kiếp trước, chẳng biết có được không? 
Phật dạy rằng: 
"Quý lắm! Nầy Mục Kiền Liên! Ðời sau, nếu có được các thầy Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, vua, Thái Tử, các quan tể tướng, những hàng tam công cho đến tứ dân, vì lòng hiếu thảo muốn đền đáp công ơn cha mẹ hiện tại hay quá khứ, thì cứ ngày rằm tháng 7 là ngày "Phật hoan hỷ", làm lễ Vu Lan nầy, để cúng dường trai Tăng. nhờ công đức của chư Tăng chú nguyện, cha mẹ hiện tại được tăng long phước thọ, khỏi những điều tai hoạn, khổ não,, còn cha mẹ bảy đời trước thì khỏi bị khổ ngạ quỷ, được sanh trong cõi nhơn thiên, hưởng phước vui vẻ không cùng". 
Khi đó Ngài Mục Kiền Liên và bốn chúng Ðệ tử hoan hỷ vâng làm. Và từ đó về sau, mỗi năm cứ đến ngày Rằm tháng 7, các hàng Phật tử chí hiếu, đều có làm lễ Vu Lan để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. 
V. Ý Nghĩa Ðứng Ðắn Và Ðầy Ðủ Của Sự Báo Hiếu Theo Quan Niệm Ðạo Phật  
Tất nhiên sự báo hiếu không những chỉ nhắm vào một lễ Vu Lan. Không phải mỗi năm chỉ tổ chức một lễ Vu Lan, là đã tự cho mình là người con chí hiếu vì đã làm đầy đủ hiếu đạo. 
Như trên đã nói, công ơn cha mẹ rộng như trời bể, làm con suốt đời báo ơn cha mẹ vẫn chưa vừa. Nhưng trong lúc báo hiếu, phải có quan niệm sáng suốt, đúng đắn mới thật có lợi ích và hiệu quả. 
Báo hiếu có nhiều cách, nhưng không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần. 
1. Báo hiếu về vật chất: Người Phật tử phải hầu hạ vâng thờ, thay làm các việc nhọc săn sóc miếng ăn thức uống, áo quần, chiếu giường, chỗ nghỉ ngơi, không để cho cha mẹ thiếu thốn, lo nghĩ. Song người Phật tử phải sáng suốt trong khi báo hiếu, không nên quá chiều theo ý muốn của cha mẹ mà tạo những nghiệp dữ, như sát nhân, hại vật, gây tội lỗi để làm cho cha mẹ sung sướng trong vật chất. Làm như thế không phải là báo hiếu mà chính là bất hiếu, vì đã gây tạo tội lỗi thêm cho cha mẹ và cho mình. 
Vả lại, báo hiếu về vật chất, dù đầy đủ cho mấy đi nữa, cũng chẳng qua làm việc cho cha mẹ được vui vẻ thỏa mãn trong một kiếp hiện tại mà thôi. Cái vui vật chất là vui giả tạm, vui trong vòng sanh tử luân hồi. Vậy sự báo hiếu về vật chất chưa phải là đủ. 
2. Báo hiếu về tinh thần. Người Phật tử phải tiến lên một tầng nữa, là lo báo hiếu về tinh thần. Báo hiếu về tinh thần là làm sao cho tinh thần của cha mẹ được nhẹ nhàng, cao thượng và đi dần đến chỗ giải thoát. Phật tử phải khuyên cha mẹ tin nhơn quả tội phước và quy y Tam Bảo, bố thí phóng sinh, niệm Phật , làm các việc lành, giữ giới và tu nhơn giải thoát. Có như thế, thì không những trong hiện tại cha mẹ được yên vui, thanh tịnh và đời sau cungx được nhiều phước báo, và sinh trong cảnh giới sáng sủa nhẹ nhàng. 
VI. Quyết Nghi 
1. Có người nghi: Chư Tăng chỉ tụng kinh chú nguyện làm sao vong linh được siêu độ?  
Ðáp: Tinh thần của người ta rất mạnh, mỗi khi chúng ta tập trung tư tưởng, chăm chú vào một việc gì, thì sẽ thấy sức mạnh của nó phi thường. Kinh nói: "Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện"; nghĩa là: để tâm định lại một chỗ, thì không việc gì làm không thành tựu. Chúng ta thấy như các nhà thôi miên, dùng tinh thần sai sử người đi, đứng, nằm, ngồi, v.v...đều được cả. Người thế gian dụng tâm còn được như thế, huống chư Tăng trị trai giữ giới thanh tịnh tu hành, tất nhiên tinh thần phải sáng suốt, mạnh mẽ hơn. Như thế mà các vị lại tập trung tư tưởng, thành tâm chú nguyện thì vong linh quyết nhờ sức mạnh của chư Tăng mà được siêu sanh. Laiĩ nữa, Phật và Bồ Tát sẵn có làng từ bi tế độ, thương tất cả chúng sanh như mẹ thương con. Chúng ta cảm, thì lo gì các Ngài không ứng hiện? Cúng như mặt trăng luôn luôn sẵn có ánh sáng, nếu nước hồ không xao động và lóng trong , thì trăng kia sẽ chiếu xuống tận đáy hồ. 
2. Có người hỏi: "Y như lời Phật dạy trong kinh Vu Lan, thì phải sắm cho đủ các thứ thực phẩm và vật dụng quý báu để cúng dường chư Tăng. Như thế đối với những người nghèo hèn thì sao? 
Ðáp: Bổn ý của Phật dạy chúng ta là phải chí thành và tận lực trong việc lo sắm đủ những thứ ấy. Ðối với những kẻ nghèo khó, nếu họ đã tận lực mà chỉ mua được một nén hương hay đĩa quả, nhưng có lòng chí thành, thì cũng đủ lắm rồi. Trái lại, nếu có người sắm dư giả các vật mà chưa chí thành, thì cũng chưa có thể gọi là đầy đủ. 
3. Có người hỏi: Ngài Mục Kiền Liên thần thông đệ nhấùt, tự mình có thể cứu vớt cha mẹ được , cần gì phải nhờ đến chư Tăng. Cũng như các ông quan lớn trong xứ, đủ thế lực, có thể cứu bà con có tội được rồi, cần gì phải nhờ đến các quan khác? 
Ðáp: Bà Thanh Ðề bị tội khổ, do trước kia tâm bà gây nên. Hôm nay nhờ Ngài Mục Kiền Liên là con hiếu thảo, sắm các lễ vật cúng dường Phật , Tăng, lúc ấy bà sanh lòng hoan hỷ cũng muốn cúng dường Phật , Tăng. Do đổi niệm bỏn sẻn, trở lại tâm rộng rãi, mà bà được giải thoát. Nếu như chỉ nhờ đức chúng Tăng mà tâm bà không hoan hỷ mở rộng, thì cũng khó mà cứu vớt được. 
C. Kết Luận 
Chúng ta đã rõ biết hiệu quả tốt đẹp của lễ Vu Lan. Vậy chúng ta nên noi theo gương của Ngài Ðại hiếu Mục Kiền Liên mà báo hiếu, thì chắc chắn cha mẹ hiện tại và bảy đời trước đều được thoát khổ ngạ quỷ u đồ, và hưởng vui giải thoát. Chuyện "Mục Liên, Thanh Ðề" không có gì là hoang đường, huyền bí, mà là một hiện tượng có thể giải thích được. Ðó là do lòng hiếu thảo chí thành của người con và công đức trì trai, giữ giới thanh tịnh trong ba tháng ạh, thúc liễm tu hành của chư Tăng, thành tâm chú nguyện, nên có sức mạnh cảm thông và kích thích đên stâm hồn người đau khổ, làm cho họ thức tỉnh cơn mê, xoay chuyển tâm niệm ác, hướng về nẻo thiện. Nhờ sự chuyển hướng của cái tâm này, mà họ thoát khỏi sự hình phạt đau khổ mà trước kia chính cũng do cái tâm ấy tạo ra. Trong kinh có nói: "Tâm có thể tạo nghiệp, mà tâm cũng có thể chuyển nghiệp". Kìa, như nhà thôi miên học, chỉ tập trung tư tưởng mà còn có thể xoay chuyển sự vật được , huống chi sự chú nguyện của chư Tăng, là kết tinh của bao nhiêu phước đức trí huệ, thanh tịnh, lại không thông cảm đến người ở chốn tội khổ hay sao? Nghiệp lực sâu thẳm vô biên, thì tự lực và nguyện lực cũng dõng mãnh vô lượng, có thể chuyển được tâm người tạo nghiệp, đập vở được lao ngục xiềng xích khổ hình ở chốn u đồ. 
Pháp Vu Lan nầy chính là phương pháp thần diệu để cứu rỗi vong linh cha mẹ trong cảnh khổ tối tăm. 
Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng; báo hiếu không phải chỉ đời khi cha mẹ đã khuất bóng và mỗi năm chỉ một lần cử hành lễ Vu Lan là đủ. 
Người con chí hiếu, bao giờ cũng vui sướng khi thấy cha mẹ còn ở bên mình và tận lực phụng dưỡng cha mẹ, để cha mẹ được thảnh thơi về cả hai phương diện vật chất và tinh thần. 
Như thế mới khỏi hối hận và than thở như Thầy Tử Lộ: 
"Mộc dục tịnh nhi phong bất đình ! 
Tử dục dưỡng nhi thân bất tại". 
(Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng ! Con nuôi dưỡng báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống). HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/7/2014.

Nguồn Gốc Lịch Sử
của Lễ Hội Vu Lan.

 
Lễ hội Vu Lan hay Vu Lan Bồn là phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán Việt là Giải Ðảo Huyền, nghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược. Ðảo Huyền là hình phạt đau khổ nhất cho loài ngạ quỉ (quỉ đói). Người bị treo ngược không hề được ăn uống nên bị đói khát giày vò suốt ngày rất đau khổ. Vì thế, Ullambana hay Giải Ðảo Huyền có nghĩa cứu vớt những vong hồn đang phải chịu những hình phạt đau đớn vì nghiệp chướng do mình gây nên khi còn ở trần gian. Vì thế, lễ Vu Lan còn gọi là lễ Xá Tội Vong Nhân.
Tương truyền, lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Ðức Phật, khi Ngài chỉ cho đệ tử của Ngài là Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) cách cứu mẹ mình khỏi hình phạt của kiếp ngạ quỉ. Về sau, các Phật tử cũng áp dụng phương cách đó để cứu những vong hồn thân nhân của mình.
 
Kinh Vu Lan (Ullambanapatra-sutra) chép rằng:
Mục Kiền Liên, một trong những vị đại đệ tử của Phật, nổi tiếng nhất về lòng hiếu thảo và về thần thông, sau khi chứng quả La Hán, bèn nhớ đến công ơn cha mẹ và muốn báo đền. Nhờ có đạo nhãn, ông thấy mẹ mình đang bị đọa làm loài ngạ quỉ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, bụng lớn đầu to, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, ông bèn vận thần thông, bưng chén cơm đang ăn đến chỗ mẹ ở để dâng mẹ. Bà mẹ vì quá đói khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giật, lấy tay trái che giấu chén cơm, còn tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên vừa đưa cơm vào miệng, thì cơm hóa thành lửa, bà chẳng ăn được chút nào.
Mục Kiền Liên hết sức đau khổ, khóc lóc thảm thiết. Ông trở về bạch Phật, thuật lại câu chuyện và cầu Phật chỉ dạy phương pháp cứu độ thân mẫu. Phật dạy rằng:
"Này Mục Kiền Liên, mẹ của ông do lòng tham lam độc ác đã tạo ra tội lỗi nặng nề trong nhiều kiếp, nay sinh trong ác đạo làm loài ngạ quỉ, nên không thể một mình ông cứu độ được. Dẫu lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn lao cũng không sao chuyển được hoàn cảnh, chẳng khác gì chiếc thuyền con, không thể chở được tảng đá lớn. Vậy ông phải nhờ oai thần của chúng tăng trong mười phương, "thập phương chúng hội" đức lớn như biển, mới cứu độ mẹ ông được giải thoát. Ta sẽ chỉ cho ông phương pháp cứu độ mẹ ông.
"Này Mục Kiền Liên, ngày rằm tháng bảy là ngày tự tứ của chư tăng khắp nơi, sau ba tháng an cư kiết hạ, các chư tăng tiến bộ rất nhiều trên đường tu học. Nhân ngày ấy, ông hãy làm lễ Vu Lan Bồn để báo hiếu cho mẹ ông.
"Ông hãy sắm sửa đủ các món ăn chay, năm thứ trái cây, cùng hương dầu đèn nến, giường chõng chiếu chăn, mùng mền quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay... Tóm lại, là đủ bốn món cúng dường quí báu trên đời. Rồi ông phải thân hành đi rước các vị đại đức trong mười phương, hoặc những vị thiền định trong núi rừng chứng được bốn quả thánh, hoặc các vị bồ tát thị hiện làm thầy tỳ kheo... Ông phải thành tâm kính lễ trai tăng cúng dường và thỉnh cầu chư tăng chú nguyện cho vong linh mẹ ông được thoát khổ. Nhờ công đức chí thành chú nguyện, vong linh mẹ ông sẽ được siêu thoát. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, nhưng có nhiều người khiêng thì dời đi đâu cũng được".
Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy làm lễ Vu Lan, sắm đủ các vật liệu, rước chư tăng đến cúng dường, nên vong mẫu của ông thoát khỏi kiếp ngạ quỷ sinh về cảnh giới lành. Sau đó, Mục Kiền Liên hỏi Phật xem những Phật tử khác muốn cứu độ cha mẹ mình có thể dùng phương pháp đó không. Phật trả lời:
"Quí lắm! này Mục Kiền Liên, đời sau, nếu có ai vì lòng hiếu thảo muốn đền đáp công ơn cha mẹ hiện tại hay quá khứ, thì cứ ngày rằm tháng bảy làm lễ Vu Lan này để cúng dường trai tăng. Nhờ công đức của chư tăng chú nguyện, cha mẹ hiện tại được tăng phúc thọ, khỏi những điều tai họa khổ não, còn cha mẹ bảy đời trước thì khỏi bị khổ ngạ quỉ, được sinh trong cõi Nhân hay Thiên, hưởng phúc vui vẻ không cùng".
Từ đó về sau, cứ đến ngày rằm tháng bảy, các hàng Phật tử chí hiếu đều làm lễ Vu Lan để đền đáp công ơn cha mẹ dẫu còn sống hay đã mất. Ngoài ra, họ còn tưởng nhớ và chú nguyện cho cửu huyền thất tổ, các ân nhân, thân nhân, bạn bè, những người quen biết đã quá cố sớm được vãng sinh nơi Phật Quốc.
Phật giáo chân truyền dạy như thế. Nhưng tín ngưỡng nhân gian có pha trộn nhiều điều khác. Chẳng hạn, do ảnh hưởng của Ðạo giáo, quần chúng cho rằng ngày ấy, ở âm phủ, quỉ sứ mở cửa địa ngục cho các vong hồn bay về dương thế để tha hồ ăn hưởng, rồi sau đó lại phải bay về âm phủ. Vì thế, họ nảy sinh lòng thương xót đối với các vong hồn. Dần dà tục cúng cô hồn tháng bảy trở thành một tập tục dân gian.
 
Mô tả lễ hội Vu Lan
Ðầu tháng 7 âm lịch, Phật tử cũng như nhiều người ngoài Phật giáo, bắt đầu tưởng nhớ tới tổ tiên, cha mẹ, những người thân quen đã khuất bóng, một cách đặc biệt hơn bình thường. Nhiều người ăn chay, niệm Phật, làm phúc, đến chùa nghe thuyết pháp. Ðể chuẩn bị cụ thể hơn, người ta để dành tiền, quần áo, thực phẩm, thuốc men để cúng dường (= kính biếu) chư tăng ni vào ngày lễ, đồng thời để mua những đồ cúng tổ tiên trên bàn thờ suốt hai tuần cuối tháng 7.
Từ ngày áp lễ (ngày 14/07), bầu khí ở các chùa chiền đã bắt đầu nhộn nhịp tưng bừng hẳn lên. Nhiều Phật tử đã đến chùa để đảnh lễ Phật và cầu nguyện. Chung quanh chùa, người ta bày bán la liệt nhang hương, kinh Phật (nhất là kinh Vu Lan), các lồng chim (để phóng sinh), v.v... Bầu khí lễ lạc ở các chùa càng lúc càng làm cho tâm hồn người Phật tử lâng lâng, sốt sắng, như tiếp xúc được với thế giới vô hình.
Ngày rằm, chùa càng lúc càng đông người. Tới khoảng 11 giờ trưa, chùa đầy người: lễ Vu Lan bắt đầu cử hành. Ngoài sân cũng như trong chùa, các trường phương bảo cái (= cờ Phật giáo dạng phướn có lọng che) rải rác khắp nơi. Các cột trong chùa cũng treo cờ. Bàn thờ Phật, bàn thờ các Tổ đèn nến sáng chưng, hoa quả, nhang khói nghi ngút.
Một hồi trống bát nhã nổi lên báo hiệu lễ Vu Lan bắt đầu, mọi người im lặng. Trong chùa, ngoài các Phật tử đứng đối diện với tượng Phật ở chính điện, còn có nhiều tăng ni bận lễ phục trang trọng được mời ngồi trên ghế trước mặt các Phật tử. Vị sư trụ trì đứng ra nói vài lời khai lễ, rồi mời một vị thượng tọa trong số các tăng ni có mặt tại đó khai pháp. Vị này giảng ý nghĩa của lễ Vu Lan. Sau thời pháp là thời kinh: mọi người đều cùng nhau tụng kinh Vu Lan - nói về công ơn cha mẹ và bổn phận phải hiếu thảo đối với cha mẹ - một cách nhịp nhàng theo nhịp mõ.
Tụng kinh Vu Lan xong, các tăng ni được mời sang phòng Thọ Trai ăn một bữa cơm chay. Bất kỳ ai có mặt tại đó, dù không phải là Phật tử, nếu muốn, đều có thể cùng dùng bữa với các tăng ni. Sau lễ thọ trai, là nghi thức cúng dường còn gọi là lễ Tạ Pháp cũng tại phòng đó. Các tăng ni được các Phật tử cúng dường mỗi người một gói. Trong gói đó có thể là quần áo, mùng mền, thuốc men, thực phẩm, tiền bạc, hay những đồ vật thường dùng. Sau khi vị thượng tọa đại diện cho các tăng ni được cúng dường cám ơn các Phật tử, lễ Vu Lan chấm dứt. Tất cả mọi người ra về trong bầu khí tưng bừng vui vẻ. Buổi lễ kéo dài từ 11g00 đến 12g30 hay tới 1g00 trưa.
Những tăng ni được cúng dường thường là những vị có uy tín, được các Phật tử yêu mến, ở những vùng chung quanh, cũng có khi ở những tỉnh xa được mời tới. Những quà tặng đó là do các Phật tử tùy lòng hảo tâm đóng góp. Ý nghĩa của việc cúng dường là để tỏ lòng biết ơn đối với Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng) mà các vị là đại diện. Tại các chùa lớn, số các tăng ni được mời có thể lên tới hàng trăm. Tại các chùa nhỏ, có thể khoảng 20, 30 vị.
Sau lễ, các Phật tử đi vãng cảnh chùa, hết chùa này tới chùa khác. Họ có thể đi theo đoàn thể do chùa tổ chức để tham quan các cảnh chùa ở xa. Ðó vừa là một cuộc hành hương, cầu nguyện, vừa là một cuộc giải trí mang tính cách hội hè.
Kể từ ngày rằm tháng 7 cho đến cuối tháng, các Phật tử ngày nào cũng đọc kinh Vu Lan tại bàn thờ gia đình hay tại chùa, đồng thời ăn chay niệm Phật, làm phúc bố thí, để tưởng nhớ, chú nguyện, và hồi hướng công đức cho cha mẹ ông bà và tất cả những người quá cố khác, kể cả những vong linh mồ côi vất vưởng đó đây (gọi là cô hồn). Trong nửa tháng này, bàn thờ Phật trong nhà lúc nào cũng trưng bày nhang đèn, bông hoa và ngũ quả (5 loại trái cây). Theo phong tục, gia chủ tùy nghi chọn riêng một ngày nào đó trong nửa tháng này để làm lễ cúng cô hồn ở phía trước nhà. Cúng xong, họ thường tung gạo, muối, trái cây, bánh kẹo, tiền bạc... - vừa được dùng làm lễ vật để cúng - ra bốn phương với ý nghĩa để các cô hồn hưởng dụng. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/7/2014.
Công ơn cha mẹ qua lời dạy của đức Thế Tôn.
Trong Kinh Tăng Chi tập 1, Đức Phật có dạy: “Này chư Tỳ-kheo, Ta nói trên đời có hai hạng người mà chúng ta không thể nào trả ơn được. Thế nào là hai? đó là mẹ và cha. Một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha cứ như vậy suốt trăm năm đến trăm tuổi hay thoa xức, đấm bóp, thoa gội và dầu tại đấy. Dẫu cho cha mẹ có đại tiện, tiểu tiện thì Ta nói cũng chưa làm đủ và chưa đủ để trả ơn cho cha mẹ. Lại nữa, này các Tỳ-kheo nếu chúng ta có an trú cha mẹ nơi quốc độ có tối thượng uy lực, có đầy đủ bảy báo thì cũng chưa làm đủ và chưa đủ để trả ơn cho cha mẹ. Vì cớ sao? Vì rằng cha mẹ đã hy sinh và làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng trưởng thành và giới thiệu chúng vào trong cuộc đời này”[1].
Như lời dạy của Phật thì công ơn Cha và Mẹ là không thể báo đền trọn vẹn được. Nhưng để phần nào cụ thể hóa về công ơn cha mẹ đã làm cho ta và chỉ rõ cho chúng ta cách đáp đền một phần nào công to lớn ấy khi hai đấng sanh thành còn hiện diện trên cuộc đời này, Đức Phật tạm đưa năm việc mà con cái cần làm đối với cha mẹ và năm việc mà cha mẹ đã làm cho con cái. Những mối quan hệ này được trình bày rõ trong Kinh Trường Bộ tập 2, bài kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt.[2]
Năm việc con cái cần làm đối với cha mẹ
“Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ”: Khi còn sanh thời, cha mẹ vì chúng ta mà không ngại gian lao, chẳng từ khó nhọc để cho các con sống an lành hạnh phúc trên cõi đời này. Cũng có khi vì tương lai của con mà cha mẹ chẳng từ bất kì một việc khó khăn nào, đôi khi những việc ấy có thể gây ra tội lỗi, nghiệp chướng, oan trái với người, với vật… thậm chí cha mẹ vì cuộc sống của con cái có thể hy sinh cả tánh mạng của mình.
“Tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ”: Ngoài phụng dưỡng cha mẹ ra chúng ta còn có bổn phận gì với cha mẹ? Đó là trong gia đình, anh em phải sống hòa thuận, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau về vật chất lẫn tinh thần. Hành xử tốt với những người chung quanh, thể hiện tinh thần hòa đồng với mọi người. Chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ trên con đường đạo đức, thiện lành.
Giữ gìn gia đình và truyền thống”: Trong gia đình có nhiều thành viên mà mỗi thành viên thì có một ý khác nhau, muốn thực hiện điều này đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải đồng lòng với nhau, đặc biệt là việc giữ gìn truyền thống. Ở đây đề cập đến những truyền thống tốt đẹp và giá trị cao quý mà truyền thống đó mang lại. Đồng thời, chúng ta phải hiểu rằng chẳng những chỉ giữ gìn thôi mà chúng ta phải phát huy và làm sáng lên, sáng hơn truyền thống cao đẹp đó.
Bảo vệ tài sản thừa tự”: Nếu là người con có hiếu thì không những bảo vệ tài sản thừa tự mà còn làm cho tài sản của cha mẹ để lại phải ngày càng sinh sôi nảy nở ra thêm. Vì sao? Vì cha mẹ đã phải lao động vất vả mới có được tài sản đó, cho nên chúng ta phải biết trân quý gìn giữ và sử dụng đúng những nguồn tài sản mà cha mẹ để lại. Đồng thời, chúng ta phải chăm chỉ làm ăn để phát làm giàu thêm số tài sản mà cha mẹ để lại, nếu không là chúng ta đã phụ tấm lòng của cha mẹ vậy.
Làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”: Lễ này được mọi người làm rất trân trọng coi như là bổn phận cuối cùng của con cái đối với cha mẹ khi còn ở dương gian. Và từ đây, chúng ta là hiện thân của cha và mẹ, cuộc sống bắt đầu tiếp nối theo dòng thời gian vô tận, nhưng chúng ta đang mang một hình hài của cha và mẹ ban tặng, và chúng tiếp tục thực hiện những hoài bảo mà cha mẹ có thể chưa làm được. Phải sống và sống tốt đó là đáp đền công ơn cha mẹ vậy.
Sống đẹp!
Như mẹ, như cha,
Yêu thương đùm bọc chan hòa.
Gìn giữ!
Gia phong, truyền thống
Trên kính dưới nhường lề lối.
Năm việc mà cha mẹ đã làm đối với con cái
Ngăn chặn con làm điều ác”: Đối với cha mẹ ngoài công ơn sanh thành, công ơn dưỡng dục còn cao và nặng hơn nhiều. Đây là một trong những trách nhiệm ban đầu của cha mẹ đối với con cái. Và trách nhiệm này phải thực hiện từ lúc ban đầu, để chúng ta biết đâu là nên hư, phải quấy, thế nào là tốt đẹp, xấu ác, việc nào là thiện lành hay bất thiện…
Khuyến khích con làm những điều thiện”: Bên cạnh ngăn chặn con làm điều ác thì trách nhiệm của cha mẹ là khuyến khích con làm các điều thiện lành. Vì tâm con người thường không tự chủ được trước những cám dỗ của cuộc đời. Thiện và ác mong manh hơn sợi chỉ mành, nếu tâm thiện không thuần thục thì dễ bị những điều xấu ác xâm chiếm. Cái bất thiện thường dễ lôi cuốn và hấp dẫn con người hơn là cái thiện. Do đó, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi con làm điều thiện là một việc rất cần thiết của các bậc làm cha, làm mẹ.
Dạy nghề cho con”: Đây là một trong những mong muốn của cha mẹ, ai cũng muốn con cái tiếp nối truyền thống gia đình. Vì dù cha mẹ có để lại cho con cái tiền muôn bạc vạn nhưng những đứa con không biết một chút gì nghề nghiệp thì chắc chắc một ngày nào đó của cải của cha mẹ cũng sẽ tiêu tan. Chúng ta trao lại tiền bạc cho con, không bằng chúng ta tạo điều kiện cho chúng nó học một cái nghề vững chắc. Nếu có biến cố gì xảy ra trong cuộc đời, tài sản có thể mất, nhưng có nghề nghiệp trong tay thì vẫn có thể sống được, và cũng có thể tạo lập lại sự nghiệp của gia đình. Ngược lại, khi chúng ta chỉ biết cho con của cải, sự giàu có mà không tạo điều kiện cho con học một cái nghề tốt đẹp thì chỉ vài biến cố nhỏ trong cuộc đời, thì của cải bị mất mát và con cái không có chỗ dựa để đứng lên lập lại cơ nghiệp.
Cưới vợ xứng đáng cho con”: Dựng vợ gã chồng được coi như là những trách nhiệm quan trọng của cha mẹ. Cha mẹ sẽ chọn cho chúng ta người sống chung đến cuối cuộc đời. Nếu cưới một người con gái lười biếng, không đoan chánh, thiếu tư cách đạo đức, không biết nội trợ, hay gặp một người chồng say sưa chè rượu, bài bạc hút xách thì con gái của họ sẽ phải khổ cả đời. Vì vậy việc cân nhắc kỹ càng trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái là điều rất hiển nhiên.Điều này có hợp với xã hội hiện đại ngày nay không? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhìn nhận, Đức Phật dạy là chọn vợ xứng đáng cho con, chớ không có nói là ép con cưới vợ theo cách của cha mẹ. Nếu cha mẹ thấy hợp, đứa con thấy hợp thì là tốt rồi. Còn cha mẹ thấy hợp, muốn điều tốt cho con, nhưng vì lý do nào đó mà con không đồng ý cách chọn lựa của cha mẹ, sau này nếu con cái không có hạnh phúc trong cuộc sống gia đình thì đó không phải là lỗi của cha mẹ, vì cha mẹ đã làm tròn bổn phận rồi.
Đúng thời trao của thừa tự cho con”: Đây là của cải vật chất do cha mẹ hoặc ông bà để lại cho các con. Tại sao đúng thời mới giao lại cho các con? Đúng thời có hai ý nghĩa: Một là, lúc ấy tuổi của các người con đã trưởng thành, được tin tưởng và đủ kinh nghiệm để nhận trọng trách được giao; Hai là, lúc ấy cha mẹ cũng đã có tuổi, sức khoẻ không cho phép làm tiếp tục việc này nữa. Đã có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra cũng vì chuyện gia tài. Ví dụ như trường hợp cha mẹ qua đời đột ngột chưa kịp di chúc lại cho con cái. Do lòng tham, người nào cũng muốn phần nhiều nên xảy ra xung đột, anh em bất hòa, có lúc dẫn đến án mạng. Cũng có trường hợp cha mẹ chia gia tài không đồng đều mà những người con cũng không đồng ý với nhau về quyết định của cha mẹ, rồi có những hành động không kiềm chế được bản thân và những điều không nên xảy ra cũng đã xảy ra.
Qua đó cho chúng ta thấy rằng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là một sự quan tâm lẫn nhau giữa các cá thể cùng huyết thống trong gia đình. Điều cốt yếu mà Phật muốn cho mỗi cá nhân thấy đó là nghĩa vụ và bổn phận của các thành viên phải tương quan với nhau. Cha mẹ lo cho con cái, con cái phụng dưỡng cho cha mẹ đây là mối tương quan bình đẳng giữa người và người trong cuộc sống của chúng ta mà thôi.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/7/2014.
Tôn Giả Mục Kiền Liên - Thần Thông Đệ Nhất
Hòa Thượng Tuyên Hóa
 
Mục Kiền Liên là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “phục lai căn,” còn dịch là “thái thúc thị”. Tên của Tôn giả là “Câu Luật Đà”, vốn là tên của một loại cây. Sự chào đời của Tôn giả cũng có một nhân duyên như Tôn giả Đại Ca Diếp vậy--Tôn giả Đại Ca Diếp là do cha mẹ cầu khẩn dưới cây mà sinh ra; thì Tôn giả Mục Kiền Liên cũng vậy, cũng do cha mẹ cầu tự dưới cây Câu Luật Đà mà sinh ra, cho nên lấy tên của cây nầy đặt tên cho con.
Mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên tuy cầu Thần linh, nhưng không tin Phật, không tin Pháp, không tin Tăng. Bà chẳng những không tin Tam bảo, lại còn hủy báng, phá hoại Tam bảo, nói nào là Tam bảo không tốt, nào là không đáng để tin theo…, cho nên sau khi chết, bà liền bị đọa vào địa ngục. Đợi đến sau khi Tôn giả Mục Liên chứng quả vị La Hán, đắc được lục thông, Tôn giả liền quan sát khắp các cõi giới để tìm mẹ; vừa nhìn đã thấy bà đã bị đọa vào địa ngục. Vì Tôn giả đã khai mở được Phật nhãn, Pháp nhãn, huệ nhãn, đắc được ngũ nhãn lục thông, nên nhìn thấy được mẹ mình đang chịu khổ nơi địa ngục, cơm cũng không có mà ăn; thế là Tôn giả liền đi xin một bát cơm để mang đến cho mẹ.
Vào đến địa ngục, Tôn giả dâng bát cơm cho mẹ. Bà mẹ của Tôn giả lúc còn sanh tiền vì tâm tham quá nặng nề, cho nên dù bị đọa làm ngạ quỷ nhưng vẫn không dứt bỏ được tâm tham. Bà một tay đỡ lấy bát, dùng vạt áo của tay kia che lại, rồi vội vàng chạy đến chỗ không có các ngạ quỷ, đem bát cơm ra len lén ăn một mình. Vì sao bà phải che bát cơm lại? Vì bà sợ các ngạ quỷ khác đến giành giật, nào ngờ cơm vừa đưa đến miệng thì liền hóa thành lửa. Đây là lý do gì? Đây là vì nghiệp chướng của bà quá nặng nề, nghiệp tội quá sâu dày, cho nên dù là thức ăn có ngon đến mấy, bà cũng không thể ăn được!
Tôn giả Mục Liên tuy là thần thông đệ nhất, nhưng bây giờ thì hết cách, không còn chú để niệm, không thể thi triển thần thông, không còn cách nào khác— đành đi tìm sư phụ thôi: “Những khả năng đệ tử học được, đến nơi đó đều trở nên vô dụng!” Thế là Tôn giả trở về tinh xá Kỳ Hoàn, tìm đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thưa rằng: “ Mẹ của con bị đọa vào địa ngục, con mang cơm đến cho mẹ, nhưng mẹ vừa bốc ăn thì cơm liền hóa thành lửa. Xin Phật hãy nói cho con biết nên làm thế nào? Đức Thế Tôn từ bi, xin hãy cứu mẹ của con!”
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền đưa ra một phương cách giúp Tôn giả cứu mẹ, đó là cách gì? Phật bảo: “Vì mẹ của ông hủy báng Tam bảo, tội nghiệp quá nặng; bây giờ sức của một mình ông không thể nào giải cứu được đâu. Muốn cứu được mẹ ông thì vào ngày rằm tháng bảy, là ngày chư Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư Tăng tự tứ, ông hãy thiết lễ Vu lan bồn, đây là lễ cúng “giải đảo huyền” (giải cứu cái khổ bị treo ngược). Trước tiên, ông hãy cúng dường mười phương Tăng; khi mười phương Tăng chưa thọ dụng những thức ăn này thì ông cũng chưa được dùng. Ông trước hết là phải cúng Phật, Pháp và Tăng, sau đó mới có thể thọ dụng những phẩm vật dâng cúng. Vào ngày này, ông thiết trai cúng dường Tam bảo thì mẹ của ông sẽ lìa khổ được vui!”
Thế là Tôn giả Mục Kiền Liên y theo phương cách này, thiết bày pháp hội Vu lan, lễ cúng Vu lan bồn. Cho nên mỗi năm đến ngày này, các chùa đều tổ chức pháp hội Vu lan bồn, siêu độ cho cha mẹ trong bảy đời quá khứ và cha mẹ hiện đời. Có người hỏi rằng: “Cha mẹ của tôi hiện còn tại thế, vậy tôi nên làm gì?” Cha mẹ hiện đời vẫn còn sống thì hãy siêu độ cho cha mẹ trong bảy đời đã qua; siêu độ cho cha mẹ trong quá khứ thì cha mẹ hiện đời cũng sẽ được tăng thêm phước báu, kéo dài tuổi thọ.
Thần thông của Tôn giả Mục Kiền Liên là đệ nhất, vô cùng quảng đại. Có một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp,  trên đường đi, lúc băng qua núi Tu di, Đức Phật gặp một con rồng độc. Con rồng độc này ganh tỵ với Phật, nói rằng: “Sa môn như Ngài mà lại muốn lên trời thuyết pháp à, tôi không cho Ngài đi!”  Rồng bèn phun cát độc từ trong miệng ra, muốn dùng nọc độc giết chết Đức Phật, nhưng Tôn giả Mục Kiền Liên đã dùng thần thông biến cát độc thành những bông gòn mềm nhuyễn, không còn tác dụng độc hại nữa.
Rồng độc liếc nhìn: “Thì ra vị sa môn này có thần thông, đã hóa giải hết cát độc của ta!” Thế là rồng độc liền hiện thành một thân to lớn, quấn quanh núi Tu di ba vòng; quý vị thấy có lợi hại không! Rốt cuộc là núi Tu di lớn bao nhiêu? Núi Tu di lớn không thể diễn tả được--bốn bộ châu lớn của chúng ta đều nằm ở bốn bên của núi Tu di. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mục Liên cũng hiện ra thân hình to lớn, lớn hơn cả thân của rồng độc--thân của rồng độc quấn núi Tu di được ba vòng, thì Tôn giả Mục Liên lại hiện ra một thân hình to lớn, quấn quanh núi đến chín vòng. Rồng độc vừa nhìn thấy: “A! Tôn giả lợi hại hơn tôi như thế!” Nhưng rồng độc vẫn chưa chịu thua.
Bấy giờ, Tôn giả Mục Liên lại biến thành một con trùng nhỏ, chui vào trong bụng của rồng độc cắn xé ruột của nó khiến nó vô cùng đau đớn. Rồng độc biết mình không có được thần thông quảng đại như vậy, nên liền quy y theo Phật! Bởi vậy nên nói thần thông của Tôn giả Mục Liên vô cùng quảng đại.
Tôn giả Mục Liên là vị nào? Chính là “Bồ tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương” mà bây giờ chúng ta thường gọi. Bồ tát Địa Tạng Vương vì nhìn thấy mẹ mình phải chịu khổ, Ngài không chỉ không nỡ nhìn cảnh mẹ mình chịu khổ, mà cũng không nỡ nhìn thấy mẹ của tất cả chúng sanh chịu khổ, cho nên Ngài phát nguyện làm Địa Tạng Vương đi vào địa ngục, trông coi tình hình ở địa ngục. Đây là nhân duyên của Tôn giả Mục Kiền Liên.
HET=NAM MO BON DAI HIEU MUC KIEN LIEN BO TAT TAT DAI CHUNG MINH.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/7/2014.

Thursday, 24 July 2014

Ngắm tranh: Thế giới Cực Lạc .
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói về thế giới Cực Lạc,... nơi không có sự khổ, chỉ có niềm vui.
Kính mời quý bạn đọc vừa ngắm tranh vẽ về thế giới Cực Lạc vừa đọc Kinh A Di Đà cho thân tâm thường lạc:


1-Tôi nghe như vầy. Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, nơi vườn của ông Cấp Cô Độc và cây của ông Kỳ Đà, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ Kheo tụ hội, đều là bậc đại A La Hán mà mọi người biết đến

2- Ðó là Trưởng lão Xá-lợi-phất, Ma ha Mục-kiền-liên, Ma-ha-Ca-Diếp, Ma-ha-Ca-chiên-diên, Ma-ha-Câu-hy-la, Ly-bà-đa, Châu-lợi-bàn-đà-dà, Nan-đà, A Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-lô phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-ni, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-câu-la, A-nậu-lâu-đà và các vị đệ tử lớn như vậy nhiều nữa; cùng các vị Bồ-tát Ma-ha-tát như Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càn-đà-ha-đề Bồ-tát, Thường Tinh Tấn Bồ-tát và các vị Bồ-tát lớn nhiều như thế nữa; cùng với Thích Ðề Hoàn Nhơn v.v… vô lượng chư thiên đại chúng đồng câu hội.

3- Bấy giờ, Phật bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất: “Từ đây tới phương Tây, trải qua mười vạn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Trong cõi đó, có đức Phật hiệu A Di Đà, hiện đang nói pháp.” “Xá Lợi Phất, vì sao cõi đó tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh trong cõi nước đó không có những sự khổ, chỉ thọ hưởng các điều vui, nên cõi đó tên là Cực Lạc.

4- Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan thuẫn, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu vây quanh giáp vòng, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc.

5- Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Ðáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do các thứ vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức. Hoa sen trong ao lớn như bánh xe, màu xanh có ánh sáng xanh, màu vàng có ánh sáng vàng, màu đỏ có ánh sáng đỏ, màu trắng có ánh sáng trắng, thơm ngát vi diệu.

6- Nầy Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, thành tựu công đức, trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thường trỗi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn-đà-la cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãi y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.

7- Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này nữa Xá-lợi-phất, cõi nước kia thường có các loài chim màu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, tiếng ấy diễn xướng Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề Phần, Tám Thánh Ðạo Phần. Tiếng ấy diễn xướng, diễn là biểu diễn, xướng là ca hát bất cứ người nào nghe đến đều rất vui thích. Pháp âm mà bọn chim diễn xướng biểu hiện Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề Phần, Tám Thánh Ðạo Phần.

8- Các pháp như thế ấy, chúng sanh ở nước kia nghe âm thanh này rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, ông chớ cho chim này thiệt là do tội báo sanh ra. Tại sao thế? Vì cõi nước của Phật kia không có ba ác đạo. Này Xá-lợi-phất, cõi nước của Phật kia còn không có tên của ác đạo, huống chi là có thật. Các thứ chim ấy đều là do Phật A Di Ðà muốn cho tiếng Pháp âm truyền khắp mà biến hóa ra như thế.

9- Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, gió nhẹ lay động các hàng cây báu và các lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt. Ai nghe tiếng này rồi, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế.  Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao Ðức Phật kia có tên là A Di Ðà? Này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có ánh sáng vô lượng, chiếu suốt mười phương cõi nước không bị chướng ngại, cho nên có tên là A Di Ðà. Lại này Xá-lợi-phất, mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cho nên có tên là A Di Ðà.

10- Này Xá-lợi-phất, Phật A Di Ðà thành Phật đến nay đã mười kiếp. Lại này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh văn đều là bậc đại A-la-hán, không thể tính đếm mà biết được; các chúng Bồ-tát cũng nhiều như thế.

11- Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, chúng sanh sanh về đều là bậc A-bệ-bạt-trí. Trong đó có nhiều vị Nhất sanh bổ xứ. Số đó nhiều đến nỗi không thể tính đếm mà biết được, chỉ có dùng số vô lượng vô biên A-tăng-kỳ để nói.

12- Này Xá-lợi-phất, chúng sanh nghe được điều này, phải nên phát nguyện, nguyện sanh về nước kia. Tại sao thế? Vì được cùng ở một chỗ với các bậc thượng thiện nhơn. Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu.

13- Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Ðà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Ðà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà. Này Xá-lợi-phất, ta thấy những điều lợi ấy nên mới nói như vậy. Nếu có chúng sanh nào nghe ta nói đây, phải nên phát nguyện sanh về nước kia.

14- Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay ngợi khen lợi ích về công đức không thể nghĩ bàn của Phật A Di Ðà. Ở phương Ðông cũng có Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Ðại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và Kinh được tất cả chư Phật đều hộ niệm” này.
Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Nam có Phật Nhật Nguyệt Ðăng, Phật Danh Văn Quang, Phật Ðại Diệm Kiên, Phật Tu Di Ðăng, Phật Vô Lượng Tinh Tấn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm này”.
Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Tây có Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Tướng, Phật Ðại Quang, Phật Ðại Minh, Phật Bảo Tướng, Phật Tịnh Quang. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm này”.
Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Bắc có Phật Diệm Kiên, Phật Tối Thắng Âm, Phật Nan Trở, Phật Nhật Sanh, Phật Võng Minh. Giống như vậy hằng hà sao số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và Kinh được tất cả chư Phật đều hộ niệm này”.
Này Xá-lợi-phất, thế giới phương dưới có Phật Sư Tử, Phật Danh Văn, Phật Danh Quang, Phật Ðạt Ma, Phật Pháp Tràng, Phật Trì Pháp. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm này”.
Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương trên có Phật Phạm Âm, Phật Tú Vương, Phật Hương Thượng, Phật Hương Quang, Phật Ðại Diệm Kiên, Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân, Phật Ta La Thọ Vương, Phật Bảo Hoa Ðức, Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Phật Như Tu Di Sơn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm này”.


15 - Xá Lợi Phất, ý ông nghĩ sao? Vì sao gọi là “Kinh tất cả các đức Phật hộ niệm”? Xá Lợi Phất, nếu có người con trai lành, người con gái lành nào nghe được kinh nầy mà thọ trì, và nghe được danh hiệu của các đức Phật, thì những người con trai lành, những người con gái lành đó đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được chẳng thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cho nên, Xá Lợi Phất, các người đều phải tin nhận lời của ta và các đức Phật nói.

16- Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao gọi là “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm”? Này Xá-lợi-phất, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào nghe Kinh này mà thọ trì, và nghe được danh hiệu của chư Phật, thì những thiện nam thiện nữ ấy đều được tất cả chư Phật hộ niệm cho và đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên này Xá-lợi-phất, các ông hãy nên tin nhận lời ta và lời chư Phật nói.
Này Xá-lợi-phất, nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về nước của Phật A Di Ðà thì những người đó đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ở nước Phật kia, những người này hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh. Cho nên này Xá-lợi-phất, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn, nếu ai có lòng tin hãy nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

17- Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, các Ðức Phật kia cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta và nói như thế này: “Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm được những việc khó làm và ít có; ở trong cõi nước Ta-bà, trong đời ác năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ngài giảng cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này”.

18- Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó.
Phật nói Kinh này rồi, ngài Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả người, trời, A-tu-la… ở thế gian nghe Phật nói rồi đều hoan hỷ tin nhận, lễ Phật mà lui ra.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.24/7/2014.