Thập thiện nghiệp đao trong đời sống tại gia.
I. KHÁI NIỆM TỒNG QUÁT: Có một số người cho rằng đạo Phật qúa cao sâu mầu nhiệm, người thường trong thế gian khó có thể thực hành được. Chỉ có những người thoát khỏi sự trói buộc của cuộc đời như vào chùa hay tu viện mới mong thực hiện được những gì mà Phật dạy. Nói cách khác có người cho rằng giáo lý đạo Phật chỉ dành cho những tăng lữ. Đây là một quan niệm sai lầm của những người chưa hiểu được đạo Phật hoặc chỉ biết đạo Phật qua một vài quyển sách viết với tinh thần chủ quan lệch lạc.
Trái lại giáo lý đạo Phật không phải chỉ dành cho một số người mà của mọi người, giáo lý đó không có sự phân biệt miễn người đó biết áp dụng thực hiện những gì đức Phật dạy. Ngài Xá Lợi Phất (Sariputta) nói: "Một người có thể sống trong rừng miệt mài với sự tu tập khổ hạnh, nhưng cũng có thể đầy những tư tưởng xấu xa, bất tịnh, một người khác có thể sống trong làng mạc hay thị thành ,không thực hành kỷ luật ép xác nhưng tâm người đó có thể trong sạch không có cấu bẩn. Trong hai người ấy, Ngài Xá Lợi Phất bảo người sống trong sạch giửa làng mạc thị thành nhất định là cao cả hơn người sống trong rừng nhiều".
Qua đó chúng ta thấy người Phật tử tại gia trong giáo lý đạo Phật không phải là không có phần mà Đức Phật đã xác định " thừa tự pháp " không phải chỉ dành cho Tăng sĩ (các vị xuất gia) mà là của mọi người. Có người hỏi, nếu một người theo Phật giáo ứng dụng tinh thần Phật dạy trong đời sống tại gia, tại sao đức Phật còn lập đoàn thể Tăng già?. Chúng ta biết rằng đời sống của một Phật tử tại gia có nhiều rằng buộc, khó có thể hy sinh trọn vẹn cho nhiều người, trong khi mộøt vị Tăng vì không có nhiệm vụ gia đình, không bị ràng buộc trong đời sống thế tục, chính vì thế mà đức Phật mới hình thành giáo đoàn. Vì chính Tăng đoàn góp phần duy trì phát triển nền tảng giáo lý của Phật.
II. NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA GIÁC NGỘ PHÁP ĐỂ TU:
1/ Niềm tin của Phật Tử trước khi đi đến giác ngộ:
Giác ngộ là một đặc tính của đạo Phật và chính vì lẽ đó mà người Phật tử khi hiểu giáo lý đạo Phật một cách tường tận mới đem áp dụng thực hành ,nếu chưa tường tận mà tu tập là một việc làm nông nổi không đúng tinh thần Phật dạy.Trong lịch sử các tôn giáo trên thế giới không co một tôn giáo nào có tự do tư tưởng như Đức Phật, vì theo Ngài con người có giải thoát được hay không, không phải ai khác mà chính sự trực nhận chân lý,chứ không phải huyền năng bên ngoài ban thưởng cho sự vâng lời đó. Đức Phật xác định: " Các người nên làm công việc của mình, vì các đức Như Lai chỉ dạy con đường mà thôi "Đức Phật là bậc đã giác ngộ, nghĩa là đã bừng tỉnh, ra khỏi cơn mê của tâm ý thức trong đời sống hiện tượng, tương đối. Vì đã giác ngộ, nên Ngài đã dùng gần năm chục năm của cuộc đời Ngài, tận tụy dạy dỗ chúng sinh, giơ cao ngọn đuốc soi đường, mong cứu chúng sinh ra khỏi vô minh, do lầm nhận đời sống tạm bợ, được xây dựng nên bởi tham, sân, si, rồi tạo nghiệp, trả quả báo, như những sợi dây xích nối lại thành vòng tròn xoay vần không có ngày ra.
Trong một bài kinh Kamala đức Phật dạy: "Nầy những người Kamala,không nên chấp nhận điều gì
chỉ vì nghe nói lại. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì tập tục cổ truyền để lại như thế.Không nên chấp nhận điều gì bởi vì lời đồn đãi. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì được ghi chép trong kinh sách, do ức đoán như vậy, suy diễn như vậy, do nhận thấy bề ngoài. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình, hình như có thể chấp nhận được. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghĩ rằng vị tu sĩ thốt ra, điều ấy được kính trọng từ trước.
Chỉ tin sau khi các người hiểu rõ ràng, những điều nầy phù hợp với luân lý; những điều nầy không bị khiển trách, những điều nầy được các bậc thiện trí thức tán dương, nếu thực hiện điều nầy sẽ được an vui hạnh phúc, thì các người hãy hành động đúng như vậy ".
2/ Giác ngộ pháp gì để tu?.
a/ Ngũ thưà Phật giáo: Trong nền giáo lý đạo Phật các nhà phán giáo có chia ra nhiều thừa khác nhau nhưng phổ biến nhất là ngũ thừøa Phật giáo. Chử Thừa được hiểu là xe, giáo pháp của Đức Phật ví như cổ xe có thể chở người vượt qua phàm đến thánh, chính vì thế các nhà Phật học dùng từ nầy để chỉ cho đại thừa(xe lớn) hoặc tiểu thừa(xe nhỏ). Tuy nhiên viêc phân chia nầy chỉ có tính cách ví dụ chỉ cho tâm của người tu chấp chặc hay buông xả mà thôi chứ thực ra thời Phật không bao giờ phân biệt đại, tiểu. Ngày nay Phật giáo trên thế giới cũng rất ít dùng từ "đại thừa" hoặc "tiểu thừa" vì tránh đi sự phân hoá tinh thần "lục hoà cộng trụ" của Tăng già; thay vào đó dùng "Phật giáo phát triển" ( đại thừa) và "Phật giáo nguyên thủy" ( tiểu thừa). Vậy ngũ thừa là gì?. L à năm con đường hay năm phương pháp đi đến giác ngộ, tùy theo căn cơ và trình độ của từng cá nhân chọn phương pháp thích hợp để ứng dụng tu có kết qủa, Phật giáo gọi đây là " khế cơ " trong nền giáo lý đạo Phật . Con đường đến với đạo Phật trước tiên phải giác ngộ rồi sau mới ứng dụng tu,nếu không hiểu mà tu là một việc sai lầm dễ rơi vào tà kiến, cho nên người tu Phật và học Phật phải là người sáng suốt biết chọn lựa phương pháp ( trạch pháp), niềâm tin mà không hiểu là tin mù quáng.Đạo Phật đã từng dạy: "đến để mà thấy, chớ không phải đến để mà tin".Vì lẽ đó sự chọn lựa là một nhu cầu cần thiết của người Phật tử và ngũ thừa Phật giáo là bản đồ chỉ cho người giác ngộ đến với đạo Phật.
b/Ứng dụng ngũ thừa Phật giáo:
Nhân thừa: Nếu muốn ứng dụng nhân thừa việc trước tiên phải phát tâm quy y Tam bảo, đây chính gieo duyên với Phật, Pháp, Tăng trong nhiều đời. Bước kế tiếp là thọ trì năm giới, đây chính là nền tảng của Phật giáo nhằm xây dựng cho con người có một nhân cách hoàn thiện của một con người thực sự là người như: Không giết hại chúng sanh (sát sanh) không tham lam trộâm cắp (trộm cắp), không lang chạ ngoại tình (tà dâm), không nói lời dối tra (vọng ngữ)ù, không say sưa rượu chè (uống rượu). Đây chính là nền tảng đạo đức Phật giáo xuyên suốt từ xuất gia lẫn tại gia đều dựa vào năm giới nầy làm căn bản. Nếu ứng dụng vào đời sống hiện tại là một con người có nhân cách đạo dức, một gia đình có hạnh phúc,một làng xã hoà thuận và một xã hội thanh bình. Nếu một con người biết thực hành ngũ giới hiện tại có an lạc cho tự thân và gia đình sẽ hạnh phúc và tương lai sẽ sanh trở lại làm người có nhân cách một con người.
Thiên thừa: Con đường sanh lên cỏi trời nếu người đó thực hiện mười pháp thiện (thập thiện) gọi thông thường là Thập thiện nghiệp đạo được chia làm 2 phần:t iêu cực và tích cực.
Mười điều lành tiêu cực: Chúng ta chỉ dừng lại ở phần làm hay nói cách khác không tạo nghiệp ác, dựa trên tam nghiệp(ba nghiệp: Thân nghiệp có 3 ( sát, đạo, dâm), khẩu nghiệp có 4 ( không nói dối, không nói ly gián, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu) và ý nghiệp có 3 (Không tham lam, không nóng giận và không tà kiến hay còn gọi là không si mê) .
Mười diều lành tích cực: Chúng ta bước lên một bước tích cực hơn là đem thập thiệp đi vào đời sống, biến tinh thần thập thiện bằng hành động cụ thể:
Về thân: Không giết hại chúng sanh mà phải lòng từ ra cứu vớt chúng sanh, không gian tham trộm cắp còn biết đem tài sản vật chất ra bố thí giúp đở mọi người, không tà dâm mà còn trinh bạch thủy chung. Chuyển hoá những hành động xấu phát xuất từ thân trở thành những hành động đẹp, có ích cho người cho mình. Chính hành động chuyển hoá nầy tích cực góp phần làm cho Thân được thanh tịnh ngay trong đời sống hiện tại
Về miệng: Không nói dối mà phải biết nói lời chân thật, không nói ly gián(lưỡng thiệt) mà phải biết nói gây được hoà thuận với mọi người, không nói thêu dệt mà phải biết nói đúng lẽ thực và đúng lẽ phải, không nói ác mà phải biết nói nhã nhặn ôn hòa.
Về Ý : Không tham lam mà phải biết khởi lòng từ bi đối với mọi người; không sân hận mà còn phải biết nhẩn nhục, không tà kiến mà phải biết chánh kiến.
Kết qủa của pháp tu thập thiện là hành giả sau khi thân hoại mạng chung được sanh về cỏi trời.
Thinh văn thừa: Đây Pháp nền tảng giáo lý đạo Phật nó đưa hành giả từ phàm đến thánh, cho nên khi không hiểu được chân lý tức là không hiểu tứ đế: "không thấy được tứ đế là vô minh" .Tứ đế còn gọi là Tứ Thánh Đế hay Tứ Diệu Đế, thường được hiểu là 4 chân lý cao cả chắc thật :
- Khổ đế (Dukkha) : Về sự khổ, ngoài tinh thần là bao của khổ , nó còn chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc hơn đó là : bất toàn, vô thường, trống rổng, giả tạm. Khổ đế được thể hiện nơi con người như: sanh, già bệnh, chết, thương yêu phải xa lià ( ái biệt ly), mong cầu không được toại nguyệïn (cầu bất đắc), oan gia ghét bỏ mà luôn gặp nhau(oán tắng hội) và năm ấm không được đều hoà ( ngũ ấm xí thạnh khổ)...
- Tập đế (Samudaya) : Nguồn gốc của khổ: Tất cả những khổ đau không phải ngẫu nhiên mà có,mà nó bắt nguồn từ những nguyên nhân: tham lam, sân hận , si mê, mạn, nghi, ác kiến, kiết thủ, giới cấm thủ,tà kiến .Tập hợp những nguyên nhân tạo thành ngã chấp mà sanh ra khổ đau.
- Diệt đế (Nirodha): Sự chấm dứt khổ: Muốn trừ dệt mọi khổ đau con người phải đoạn trừ tham ái vì ái là gốc tạo ra khổ .Con đường chấm dứt và đoạn trừ ái đạt được Niết Bàn, đó chính là sự chấm dứt dục vọng mà kinh Pháp Hoa gọi :" Như củi hết lữa tắt " . Một khi hành giả đạt được con đường đi đến Niết Bàn sẽ thành tựu tứ thánh qủa ( Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm Và A La Hán) .
- Đạo đế ( Magga) : Con đường đưa đến sự chấm dứt khổ: Con đường nầy Phật gọi la con đường trung đạo vì nó tránh hai cực đoan đó là qúa chạy tìm h ạnh phúc thông qua con đường dục lạc. Con đừơng nầy gọi là 37 phẩm trợ đạo gồm có:
Bốn món niệm xứ ( Tứ Niệm xứ): Quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán Pháp vô ngã và quán thọ thị khổ.
Bốn món chánh cần ( Tứ Chánh cần): Tinh tấn ngăn ngưà những điều ác chưa phát sanh đừng cho nó sanh; Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh đừng cho nó tăng trưởng ; Tinh tấn làm cho điều lành chưa phát sanh làm cho nó phát sanh; Tinh tấn phát triển làm những điều lành đã phát sanh làm cho nó tăng trưởng.
Tứ như ý Túc ( Bốn phương pháp đi đến thiền định ): Dục như ý túc; Tinh tấn như ý túc;
Nhất tâm như ý túc; Quán như ý túc.
Ngũ căn, ngũ lực: - Ngũ căn: tín căn , tấn căn, Niệm căn, định căn, huệ căn.
- Ngũ lực: tín lực , tấn lực,Niệm lực, định lực và huệ lực.
Bảy phương pháp đi đến giác ngộ ( Thất Bồ Đề phần ): Trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, Niệm giác chi, định giác chi và xã giác chi. Bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy ,chánh ngữ, Chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, Chánh niệm,chánh định .
Người Phật tử chân chính là người thấy cuộc đời : "Như thật tri kiến ", cho nên không khổ đau, sầu muộn, sợ hải, lo âu...Người Phật tử khi tu pháp Tứ đế làngười có hạnh phúc giửa nhân gian, luôn luôn bình an giải thoát không bị cuộc đời làm điêu dứng đảo điên vì họ thấy được đúng như thật về cuộc đời.
Duyên giác thừa: Đây là con đường của hành giả tu theo 12 nhân duyên( thập nhị nhân duyên) bao gồm: Vô minh, hành , thức, danh sắc, lục nhập, xúc,thọ, ái, thủ, hữu , sinh, lão, tử. Do thấu rõ lý duyên sinh của mọi pháp nên hành giả đạt được qủa Duyên giác . Đây là con đường chấm dứt sự khổ đạt được qủa vị Niết Bàn.
q Bồ tát thừa: Đây là con đường thực hành Bồ tát hạnh cũng chính là con đường độ tha " vì lợi ích chúng sanh" trên bước đường đi đến Phật qủa, đó là pháp lục độ. Còn gọi là 6 phương pháp đưa người qua bên kia bờ giải thoát: Bố thí Ba la mật, Trì giới ban la mật, Nhẩn nhục ba la mật, tinh tấân ba la mật, Thiền định ba la mật và trí huệ ba la mật.
c/Giác ngộ lý nhân quả & luân hồi:
Giác ngộ lý nhân quả: Mọi sự vật hiện tượng trên thế gian nầy nếu chúng ta đem ra khảo sát thì không có sự vật hiện tượng nào không có nhân quả mà hình thành. Nó không phải do ai đặt ra mà là một quy luật chung của thiên nhiên, chi phối toàn bộ cuộc sống của con người cũng vạn vật. Đối với đạo Phật thì nhân quả là yếu tố quan trọng, trong việc xây dựng niềm tin cho người học Phật: " tin nhân quả là chánh tín, không tin nhân quả là mê tín".
- Định nghĩa: Nhân là nguyên nhân, qủa là kết qủa của nguyên nhân đó tạo nên .Nhân là năng lực tác động ,quả là sự thành tựu của năng lực tác động đó
- Những quan niệm sai lầm về nhân quả: cho rằng, bất cứ một sự vật nào có mặt do bàn tay của đấng sáng tạo hoặc hoàn cảnh giàu nghèo, hạnh phúc hay khổ đau của con thường đổ thưà cho số mạng hay do Ông Trời, Thượng Đế như Nguyễn Du đã nói: " Bắt phong trần phải phong trần, cho gian lao phải chịu phần gian lao". Đối với Phât giáo tất cả đều có nhân của nó không phải do "đấng sáng tạo" nào sắp đặt hoặc do " số mạng an bài " hay do " ngẫu nhiên" hên sui mai rũi mà có.
- Đặc tính của nhân quả: Chúng ta có thể tóm tắt nhân quả trong 4 câu.
Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri hậu thế qủa
Kim sanh tác giả thị
( Muốn biết nhân đời trước , hảy nhìn quả đời nay mình hưởng.
Nếu muốn biết quả đời sau hảy nhìn nhân đời nay mình tạo).
- Sự lợi ích khi hiểu nhân quả: Sau khi hiểu được lý nhân quả người Phật tử không còn bị quan niệm sai lầm làm mê mờ mất hết ý chí tự chủ chính mình. Chính sự hiểu biết nhân quả giúp chúng ta lạc quan tin tưởng hơn vào chính mình ở hiện tại cũng như tương lai.
Trong đời sống hằng ngày của người con Phật hiểu được nhân quả là một quy luật cho nên khi làm việc gì, nói lời nào đều phải nghĩ đến kết quả mà mình tạo ra trong đời sống.
Lý luâ n hồi (Samsera):
Trong mọi xã hội thiện ác là những quy ước theo từng phong tục tập của mỗi quốc gia khác nhau, ở đây cho là tốt nơi khác cho điều đó là xấu. Quốc gia nầy cho điều nầy là phải nơi khác lại cho là sai. Sự đúng sai phải trái ở từng lúc từng nơi khó có ranh giới nhất định ,ơÛ đây Phật tử chúng ta tu theo Phật và học Phật căn cứ vào lời Phật dạy để xác định quan niệm sống đúng với Chánh pháp.
1/ Thế nào là thiện ác?
a)Định nghĩa thiện ác: Những gì có lợi cho mình, cho người trong hiện tại đến tương lai gọi là thiện. Ngược lại những gì có hại cho mình và người hiện tại đến tương lai là ác.
Như được trình bày ở trên, khi đánh giá thiện ác phải nhìn toàn diện không nên chỉ căn cứ ở một khía cạnh đạo đức đơn thuần của một quốc gia một dân tộc thông qua 3 nghiệp: thân, khẩu, ý
b)Những quan niệm Thiện ác của thế gian: Có người cho tằng "ăn hiền ở lành" là thiện ? và chính từ câu nầy mà Nho giáo cố đưa quan niệm Thiện ác của mình vào đời sống băng những câu: " tâm hành từ thiện hà tu nổ lực khán kinh" (Lòng hằng từ thiện ,cần chi gắng sức xem kinh) hoặc " Vô cầu thắng bố thí, cẩn thủ thắng trì trai"( không tham cầu hơn là bố thí, khéo giử gìn nề nếp hơn là trì trai).
2/ Mười Nghiệp lành :
a) Định nghĩa : Tiếng Phạn là Karma có nghĩa là hành động tạo tác qua thân klhẩu ý và điều nầy trong Kinh Tăng Nhất A Hàm Đức Phật nói: " Nầy các Tỳ kheo Như Lai nói tác ý tức là nghiệp vì có ý muốn làm mới có hành động thân khẩu ý ". Như vậy mười nghiệp lành là 10 điều giúp cho con người thực hiện trong sạch hoá thân khẩu và ý .
b) Các loại nghiệp:
Về phương diện thời gian:
1/ Thân nghiệp chia làm 3 loại:
a) Không sát sanh: Các nhà nghiên cứu Phật phân tích cho rằng : " Sát sanh là cắt đứt sự sống,tâm vật lý của một chúng sanh, ngăn chặn sức tiến của năng lực một đời sống". Có 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát : - Có một chúng sanh, biết rằng đó là một chúng sanh, ý muốn giết, cố gắng để giết và giết chết chúng sanh đó.
b) Không trộm cướp: Không phải là tài sản vật sở hữu của mình mà mình chiếm đoạt bằng cách nầy hay cách khác đều là tội trộm cướp. Có 5 yếu tố cấu thành tội trộm cướp: Một vật sở hữu của người khác; Biết đó không phải là của mình mà mình tìm cách lấy; Cố ý muốn chiếm đoạt; Cố gắng thực hiện ý định chiếm đoạt đó và thành tựu ý trộm.
c) Không tà dâm: Không phải là vợ ø chồng ,không có hôn phối với nhau mà có mối quan hệ như vợ chồng đó là tà dâm. Tà dâm được chia làm 4 loại: Phi phận dâm ( k hông phải là hôn phối mà quan hệ với nhau); Phi thời dâm ( là vợ chồng nhưng quan hệ với nhau không phải lúc); Phi xứ dâm ( quan hệ không đúng nơi đúng chổ,trái với bình thường) và Phi nhân dâm (quan hệ với loài không phải người).
2/ Khẩu nghiệp chia làm 4:
a) Không Vọng ngữ: " Vọng ngữ được hiểu như lời nói không thật nhằm mục đích mưu cầu lơị ích riêng tư ". Có ý giả dối,Ý muốn người khác hiểu sai sự thật; thốt ra lời nói làm cho người khác hiểu lệch đi .Vọng ngững được chia làm 3 loại: Đại vọng ngư õ(Không chứng đạo mà cho mình chứng để người khác tôn trọng ); Tiểu vọng ngữ ; Phương tiện vọng ngữ .
b) Không nói thêu dệt ( ỷ ngữ): Không trao chuốc thêu hoa dệt gấm, không ngon ngọt chết người nhằm mục đích dụ dỗ đưa ngươi vào nơi nguy hiểm.
c) Không nói lưỡi hai chiều ( lưỡng thiệt):Không đến người nầy nói chuyện bên kia, đến bên kia không nói chuyện bên nầy.
d) Không nói lời hung ác ( ác khẩu):
3/ Ý nghiệp chia làm 3:
a) Không tham lam: Tham được hiểu như là lòng dục của chúng sanh bao gồm có ngũ dục: ( tài dục,sắc dục, danh dục , thực dục và thùy dục). Đây là năm loại dục làm cho con người tham đắm không thể thoát được sự trói buộc của nó.
b)Không sân hận: Lòng giận được các vị tổ sư xem như cửa ngỏ của các tội ác " Nhứt niệm tâm sân khởi,bá vạn chướng môn khai" ( một niệm sân nổi lên thì các cửa khác đều mở) hay " nhứt niệm tâm sân khởi năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn" ( Một niệm sân nổi lên sẽ thiêu tất cả muôn ngàn công đức ).
c) Không si mê: đối với Phật giáo nguyên thuỷ loại thứ ba nầy được gọi là tà kiến. Đây là sự vô minh không nhận ra lẽ thực chỉ chấp chặc những hư dối không thật có,đưa đến chấn ngã,chấp nhân...
V.ỨNG DỤNG THẬP THIỆN VÀO ĐỜI SỐNG TẠI GIA:
Chúng ta biết rằng con đường đi đến Tam thưà đều lấy thập thiện nghiệp đạo làm nền tảng.vì thập thiện có sức mạnh ngăn chặn những hành vi ác , nó cũng có công dụng đối trị với hành vi bất thiện. Đối với Phật tử tại gia thập thiện là con đường, phương pháp chuyển hoá hoàn cảnh bản thân và gia đình xã hội, khi chúng ta áp dụng thập thiện hằng ngày.
1/ Cải tạo bản thân: Do nghiệp lực thúc đẩy, chi phối đưa con người đến khổ đau, nếu bản thân chúng ta biết áp dụng điều lành xa rời điều ác, do đó đời nầy an vui đời sau sanh vào cỏi lành.Nếu một người biết ứng dụng tu thập thiệp nghiệp đạo vào đời sống tức là người đó tự mình làm cho nhân cách đạo đức của mình được chuyển hoá.
2/ Cải tạo hoàn cảnh: Tất cả mọi sự việc trong cuộc đời nầy đều do mình làm chủ chứ không phải ai khác. thế giới ngày nay thiên tai dịch bịnh làm điêu dứng con người ,sự thống khổ không biết đâu mà cùng Nếu chúng ta biết chuyển biến chính mình xây dựng gia đình thì hoàn cảnh cũng từ đó phát sanh hoàn cảnh tốt.Khôngthể ngồi đó trách đất than trời.
3/ Chánh nhân thiên giới: Tu tập thập thiện là nguyên nhân sanh về cỏi trời có phước báu hơn người, nó cũng là nhân lành thoát khỏi sanh tử khổ đau khi ba nghệp thanh tịnh.
KẾT LUẬN:
Đức Phật là đấng y vương biết bệnh mà cho thuốùc ,tuỳ theo tâm bệnh ấy Ngài dạy những phương pháp khế với hoàn cảnh và căn cơ của chúng sanh đễ giúp cho người đó đi đến con đường giải thoát.Nếu tu thập thiện thân tâm của chúng ta sẽ được cải thiện, hoàn cảnh sống cũng nhờ đó được thay đổi tránhxa những ác pháp do nhờ thực hành thiện pháp . Điều nầy Ngài Điều ngự Giác Hoàng thời Trần đã phát tâm thực hạnh đầu đà đi khắp hang cùng ngõ hẻm của những vùng nông thôn Việt Nam với mục đích duy nhất là truyền bá tinh thần thập thiệp nghiệp đạo, cũng vì lợi ích cho mọi người.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/1/2015.
Trái lại giáo lý đạo Phật không phải chỉ dành cho một số người mà của mọi người, giáo lý đó không có sự phân biệt miễn người đó biết áp dụng thực hiện những gì đức Phật dạy. Ngài Xá Lợi Phất (Sariputta) nói: "Một người có thể sống trong rừng miệt mài với sự tu tập khổ hạnh, nhưng cũng có thể đầy những tư tưởng xấu xa, bất tịnh, một người khác có thể sống trong làng mạc hay thị thành ,không thực hành kỷ luật ép xác nhưng tâm người đó có thể trong sạch không có cấu bẩn. Trong hai người ấy, Ngài Xá Lợi Phất bảo người sống trong sạch giửa làng mạc thị thành nhất định là cao cả hơn người sống trong rừng nhiều".
Qua đó chúng ta thấy người Phật tử tại gia trong giáo lý đạo Phật không phải là không có phần mà Đức Phật đã xác định " thừa tự pháp " không phải chỉ dành cho Tăng sĩ (các vị xuất gia) mà là của mọi người. Có người hỏi, nếu một người theo Phật giáo ứng dụng tinh thần Phật dạy trong đời sống tại gia, tại sao đức Phật còn lập đoàn thể Tăng già?. Chúng ta biết rằng đời sống của một Phật tử tại gia có nhiều rằng buộc, khó có thể hy sinh trọn vẹn cho nhiều người, trong khi mộøt vị Tăng vì không có nhiệm vụ gia đình, không bị ràng buộc trong đời sống thế tục, chính vì thế mà đức Phật mới hình thành giáo đoàn. Vì chính Tăng đoàn góp phần duy trì phát triển nền tảng giáo lý của Phật.
II. NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA GIÁC NGỘ PHÁP ĐỂ TU:
chỉ vì nghe nói lại. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì tập tục cổ truyền để lại như thế.Không nên chấp nhận điều gì bởi vì lời đồn đãi. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì được ghi chép trong kinh sách, do ức đoán như vậy, suy diễn như vậy, do nhận thấy bề ngoài. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình, hình như có thể chấp nhận được. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghĩ rằng vị tu sĩ thốt ra, điều ấy được kính trọng từ trước.
Chỉ tin sau khi các người hiểu rõ ràng, những điều nầy phù hợp với luân lý; những điều nầy không bị khiển trách, những điều nầy được các bậc thiện trí thức tán dương, nếu thực hiện điều nầy sẽ được an vui hạnh phúc, thì các người hãy hành động đúng như vậy ".
2/ Giác ngộ pháp gì để tu?.
a/ Ngũ thưà Phật giáo: Trong nền giáo lý đạo Phật các nhà phán giáo có chia ra nhiều thừa khác nhau nhưng phổ biến nhất là ngũ thừøa Phật giáo. Chử Thừa được hiểu là xe, giáo pháp của Đức Phật ví như cổ xe có thể chở người vượt qua phàm đến thánh, chính vì thế các nhà Phật học dùng từ nầy để chỉ cho đại thừa(xe lớn) hoặc tiểu thừa(xe nhỏ). Tuy nhiên viêc phân chia nầy chỉ có tính cách ví dụ chỉ cho tâm của người tu chấp chặc hay buông xả mà thôi chứ thực ra thời Phật không bao giờ phân biệt đại, tiểu. Ngày nay Phật giáo trên thế giới cũng rất ít dùng từ "đại thừa" hoặc "tiểu thừa" vì tránh đi sự phân hoá tinh thần "lục hoà cộng trụ" của Tăng già; thay vào đó dùng "Phật giáo phát triển" ( đại thừa) và "Phật giáo nguyên thủy" ( tiểu thừa). Vậy ngũ thừa là gì?. L à năm con đường hay năm phương pháp đi đến giác ngộ, tùy theo căn cơ và trình độ của từng cá nhân chọn phương pháp thích hợp để ứng dụng tu có kết qủa, Phật giáo gọi đây là " khế cơ " trong nền giáo lý đạo Phật . Con đường đến với đạo Phật trước tiên phải giác ngộ rồi sau mới ứng dụng tu,nếu không hiểu mà tu là một việc sai lầm dễ rơi vào tà kiến, cho nên người tu Phật và học Phật phải là người sáng suốt biết chọn lựa phương pháp ( trạch pháp), niềâm tin mà không hiểu là tin mù quáng.Đạo Phật đã từng dạy: "đến để mà thấy, chớ không phải đến để mà tin".Vì lẽ đó sự chọn lựa là một nhu cầu cần thiết của người Phật tử và ngũ thừa Phật giáo là bản đồ chỉ cho người giác ngộ đến với đạo Phật.
b/Ứng dụng ngũ thừa Phật giáo:
Nhân thừa: Nếu muốn ứng dụng nhân thừa việc trước tiên phải phát tâm quy y Tam bảo, đây chính gieo duyên với Phật, Pháp, Tăng trong nhiều đời. Bước kế tiếp là thọ trì năm giới, đây chính là nền tảng của Phật giáo nhằm xây dựng cho con người có một nhân cách hoàn thiện của một con người thực sự là người như: Không giết hại chúng sanh (sát sanh) không tham lam trộâm cắp (trộm cắp), không lang chạ ngoại tình (tà dâm), không nói lời dối tra (vọng ngữ)ù, không say sưa rượu chè (uống rượu). Đây chính là nền tảng đạo đức Phật giáo xuyên suốt từ xuất gia lẫn tại gia đều dựa vào năm giới nầy làm căn bản. Nếu ứng dụng vào đời sống hiện tại là một con người có nhân cách đạo dức, một gia đình có hạnh phúc,một làng xã hoà thuận và một xã hội thanh bình. Nếu một con người biết thực hành ngũ giới hiện tại có an lạc cho tự thân và gia đình sẽ hạnh phúc và tương lai sẽ sanh trở lại làm người có nhân cách một con người.
Thiên thừa: Con đường sanh lên cỏi trời nếu người đó thực hiện mười pháp thiện (thập thiện) gọi thông thường là Thập thiện nghiệp đạo được chia làm 2 phần:t iêu cực và tích cực.
Mười điều lành tiêu cực: Chúng ta chỉ dừng lại ở phần làm hay nói cách khác không tạo nghiệp ác, dựa trên tam nghiệp(ba nghiệp: Thân nghiệp có 3 ( sát, đạo, dâm), khẩu nghiệp có 4 ( không nói dối, không nói ly gián, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu) và ý nghiệp có 3 (Không tham lam, không nóng giận và không tà kiến hay còn gọi là không si mê) .
Mười diều lành tích cực: Chúng ta bước lên một bước tích cực hơn là đem thập thiệp đi vào đời sống, biến tinh thần thập thiện bằng hành động cụ thể:
Về thân: Không giết hại chúng sanh mà phải lòng từ ra cứu vớt chúng sanh, không gian tham trộm cắp còn biết đem tài sản vật chất ra bố thí giúp đở mọi người, không tà dâm mà còn trinh bạch thủy chung. Chuyển hoá những hành động xấu phát xuất từ thân trở thành những hành động đẹp, có ích cho người cho mình. Chính hành động chuyển hoá nầy tích cực góp phần làm cho Thân được thanh tịnh ngay trong đời sống hiện tại
Về miệng: Không nói dối mà phải biết nói lời chân thật, không nói ly gián(lưỡng thiệt) mà phải biết nói gây được hoà thuận với mọi người, không nói thêu dệt mà phải biết nói đúng lẽ thực và đúng lẽ phải, không nói ác mà phải biết nói nhã nhặn ôn hòa.
Về Ý : Không tham lam mà phải biết khởi lòng từ bi đối với mọi người; không sân hận mà còn phải biết nhẩn nhục, không tà kiến mà phải biết chánh kiến.
Kết qủa của pháp tu thập thiện là hành giả sau khi thân hoại mạng chung được sanh về cỏi trời.
Thinh văn thừa: Đây Pháp nền tảng giáo lý đạo Phật nó đưa hành giả từ phàm đến thánh, cho nên khi không hiểu được chân lý tức là không hiểu tứ đế: "không thấy được tứ đế là vô minh" .Tứ đế còn gọi là Tứ Thánh Đế hay Tứ Diệu Đế, thường được hiểu là 4 chân lý cao cả chắc thật :
- Khổ đế (Dukkha) : Về sự khổ, ngoài tinh thần là bao của khổ , nó còn chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc hơn đó là : bất toàn, vô thường, trống rổng, giả tạm. Khổ đế được thể hiện nơi con người như: sanh, già bệnh, chết, thương yêu phải xa lià ( ái biệt ly), mong cầu không được toại nguyệïn (cầu bất đắc), oan gia ghét bỏ mà luôn gặp nhau(oán tắng hội) và năm ấm không được đều hoà ( ngũ ấm xí thạnh khổ)...
- Tập đế (Samudaya) : Nguồn gốc của khổ: Tất cả những khổ đau không phải ngẫu nhiên mà có,mà nó bắt nguồn từ những nguyên nhân: tham lam, sân hận , si mê, mạn, nghi, ác kiến, kiết thủ, giới cấm thủ,tà kiến .Tập hợp những nguyên nhân tạo thành ngã chấp mà sanh ra khổ đau.
- Diệt đế (Nirodha): Sự chấm dứt khổ: Muốn trừ dệt mọi khổ đau con người phải đoạn trừ tham ái vì ái là gốc tạo ra khổ .Con đường chấm dứt và đoạn trừ ái đạt được Niết Bàn, đó chính là sự chấm dứt dục vọng mà kinh Pháp Hoa gọi :" Như củi hết lữa tắt " . Một khi hành giả đạt được con đường đi đến Niết Bàn sẽ thành tựu tứ thánh qủa ( Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm Và A La Hán) .
- Đạo đế ( Magga) : Con đường đưa đến sự chấm dứt khổ: Con đường nầy Phật gọi la con đường trung đạo vì nó tránh hai cực đoan đó là qúa chạy tìm h ạnh phúc thông qua con đường dục lạc. Con đừơng nầy gọi là 37 phẩm trợ đạo gồm có:
Bốn món niệm xứ ( Tứ Niệm xứ): Quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán Pháp vô ngã và quán thọ thị khổ.
Bốn món chánh cần ( Tứ Chánh cần): Tinh tấn ngăn ngưà những điều ác chưa phát sanh đừng cho nó sanh; Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh đừng cho nó tăng trưởng ; Tinh tấn làm cho điều lành chưa phát sanh làm cho nó phát sanh; Tinh tấn phát triển làm những điều lành đã phát sanh làm cho nó tăng trưởng.
Tứ như ý Túc ( Bốn phương pháp đi đến thiền định ): Dục như ý túc; Tinh tấn như ý túc;
Nhất tâm như ý túc; Quán như ý túc.
Ngũ căn, ngũ lực: - Ngũ căn: tín căn , tấn căn, Niệm căn, định căn, huệ căn.
- Ngũ lực: tín lực , tấn lực,Niệm lực, định lực và huệ lực.
Bảy phương pháp đi đến giác ngộ ( Thất Bồ Đề phần ): Trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, Niệm giác chi, định giác chi và xã giác chi. Bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy ,chánh ngữ, Chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, Chánh niệm,chánh định .
Người Phật tử chân chính là người thấy cuộc đời : "Như thật tri kiến ", cho nên không khổ đau, sầu muộn, sợ hải, lo âu...Người Phật tử khi tu pháp Tứ đế làngười có hạnh phúc giửa nhân gian, luôn luôn bình an giải thoát không bị cuộc đời làm điêu dứng đảo điên vì họ thấy được đúng như thật về cuộc đời.
Duyên giác thừa: Đây là con đường của hành giả tu theo 12 nhân duyên( thập nhị nhân duyên) bao gồm: Vô minh, hành , thức, danh sắc, lục nhập, xúc,thọ, ái, thủ, hữu , sinh, lão, tử. Do thấu rõ lý duyên sinh của mọi pháp nên hành giả đạt được qủa Duyên giác . Đây là con đường chấm dứt sự khổ đạt được qủa vị Niết Bàn.
q Bồ tát thừa: Đây là con đường thực hành Bồ tát hạnh cũng chính là con đường độ tha " vì lợi ích chúng sanh" trên bước đường đi đến Phật qủa, đó là pháp lục độ. Còn gọi là 6 phương pháp đưa người qua bên kia bờ giải thoát: Bố thí Ba la mật, Trì giới ban la mật, Nhẩn nhục ba la mật, tinh tấân ba la mật, Thiền định ba la mật và trí huệ ba la mật.
c/Giác ngộ lý nhân quả & luân hồi:
Giác ngộ lý nhân quả: Mọi sự vật hiện tượng trên thế gian nầy nếu chúng ta đem ra khảo sát thì không có sự vật hiện tượng nào không có nhân quả mà hình thành. Nó không phải do ai đặt ra mà là một quy luật chung của thiên nhiên, chi phối toàn bộ cuộc sống của con người cũng vạn vật. Đối với đạo Phật thì nhân quả là yếu tố quan trọng, trong việc xây dựng niềm tin cho người học Phật: " tin nhân quả là chánh tín, không tin nhân quả là mê tín".
- Định nghĩa: Nhân là nguyên nhân, qủa là kết qủa của nguyên nhân đó tạo nên .Nhân là năng lực tác động ,quả là sự thành tựu của năng lực tác động đó
- Những quan niệm sai lầm về nhân quả: cho rằng, bất cứ một sự vật nào có mặt do bàn tay của đấng sáng tạo hoặc hoàn cảnh giàu nghèo, hạnh phúc hay khổ đau của con thường đổ thưà cho số mạng hay do Ông Trời, Thượng Đế như Nguyễn Du đã nói: " Bắt phong trần phải phong trần, cho gian lao phải chịu phần gian lao". Đối với Phât giáo tất cả đều có nhân của nó không phải do "đấng sáng tạo" nào sắp đặt hoặc do " số mạng an bài " hay do " ngẫu nhiên" hên sui mai rũi mà có.
- Đặc tính của nhân quả: Chúng ta có thể tóm tắt nhân quả trong 4 câu.
Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri hậu thế qủa
Kim sanh tác giả thị
( Muốn biết nhân đời trước , hảy nhìn quả đời nay mình hưởng.
Nếu muốn biết quả đời sau hảy nhìn nhân đời nay mình tạo).
- Sự lợi ích khi hiểu nhân quả: Sau khi hiểu được lý nhân quả người Phật tử không còn bị quan niệm sai lầm làm mê mờ mất hết ý chí tự chủ chính mình. Chính sự hiểu biết nhân quả giúp chúng ta lạc quan tin tưởng hơn vào chính mình ở hiện tại cũng như tương lai.
Trong đời sống hằng ngày của người con Phật hiểu được nhân quả là một quy luật cho nên khi làm việc gì, nói lời nào đều phải nghĩ đến kết quả mà mình tạo ra trong đời sống.
Lý luâ n hồi (Samsera):
- Vấn đề có hay không có luân hồi trong đời sau, nó làm cho con người băng khăng, thắc mắc từ nhiều đời nay. Nhìn ở góc độ Phật giáo sự luân hồâi được hiểu như một qúa trình chuyển hoá, biến đổi xê dịch của mọi sự vật hiện tượng trong thế gian.
- - Định nghĩa: Chử Samsera là bánh xe, người Trung Hoa dịch là Luân ,còn chử hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay là một hình ảnh nhằm để chỉ sự luân hồi của chúng sanh xuống lên trong lục đạo(trời, người,A Tu la, điạngục, ngạ quỹ và súc sanh ) .
- - Nhìnvào mọi sự vật từ đất nước gió lửa chođến con người đều biến đổi từ trạng thái nầy sang trạng thái khác, từ đời sống nầy sang đời sống khác mà chúng ta nếu pân tích có thể giải thích trên cơ sở khoa học.
Trong mọi xã hội thiện ác là những quy ước theo từng phong tục tập của mỗi quốc gia khác nhau, ở đây cho là tốt nơi khác cho điều đó là xấu. Quốc gia nầy cho điều nầy là phải nơi khác lại cho là sai. Sự đúng sai phải trái ở từng lúc từng nơi khó có ranh giới nhất định ,ơÛ đây Phật tử chúng ta tu theo Phật và học Phật căn cứ vào lời Phật dạy để xác định quan niệm sống đúng với Chánh pháp.
1/ Thế nào là thiện ác?
a)Định nghĩa thiện ác: Những gì có lợi cho mình, cho người trong hiện tại đến tương lai gọi là thiện. Ngược lại những gì có hại cho mình và người hiện tại đến tương lai là ác.
Như được trình bày ở trên, khi đánh giá thiện ác phải nhìn toàn diện không nên chỉ căn cứ ở một khía cạnh đạo đức đơn thuần của một quốc gia một dân tộc thông qua 3 nghiệp: thân, khẩu, ý
b)Những quan niệm Thiện ác của thế gian: Có người cho tằng "ăn hiền ở lành" là thiện ? và chính từ câu nầy mà Nho giáo cố đưa quan niệm Thiện ác của mình vào đời sống băng những câu: " tâm hành từ thiện hà tu nổ lực khán kinh" (Lòng hằng từ thiện ,cần chi gắng sức xem kinh) hoặc " Vô cầu thắng bố thí, cẩn thủ thắng trì trai"( không tham cầu hơn là bố thí, khéo giử gìn nề nếp hơn là trì trai).
2/ Mười Nghiệp lành :
a) Định nghĩa : Tiếng Phạn là Karma có nghĩa là hành động tạo tác qua thân klhẩu ý và điều nầy trong Kinh Tăng Nhất A Hàm Đức Phật nói: " Nầy các Tỳ kheo Như Lai nói tác ý tức là nghiệp vì có ý muốn làm mới có hành động thân khẩu ý ". Như vậy mười nghiệp lành là 10 điều giúp cho con người thực hiện trong sạch hoá thân khẩu và ý .
b) Các loại nghiệp:
Về phương diện thời gian:
- Thuận sanh nghiệp: là nghiệp đem lại trong kiếp kế tiếp.
- Hiện báo nghiệp: Là nghiệp gây ra trong kiếp hiện tại và có kết quả tức thì.
- Hậu báo nghiệp: đời nầy tạo nghiệp đời sau mới có quả.
- Vô hiệu nghiệp: Nghiệp tạo ra theo lẽ phải bị quả báo nhưng không đủ yếu tố phát khởi nên trở thành vô hiệu.
- Cực trọng nghiệp : Đây là nghiệp tạo tội ngũ nghịch( Giết cha, giết Mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật bị thương chảy máu,Phá hoà hợp tăng).
- Cận tử nghiệp: Nghiệp nầy đến lúùc thân sắp mất mới phát khởi.
- Tập Quán nghiệp: Thói quen trong một đời hay nhiều đời do tập quán để lại.
- Tích lũy nghiệp: do nhiều đời nhiều kiếp tạo nên mỗi lần mỗi ích trở thành nghiệp.
1/ Thân nghiệp chia làm 3 loại:
a) Không sát sanh: Các nhà nghiên cứu Phật phân tích cho rằng : " Sát sanh là cắt đứt sự sống,tâm vật lý của một chúng sanh, ngăn chặn sức tiến của năng lực một đời sống". Có 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát : - Có một chúng sanh, biết rằng đó là một chúng sanh, ý muốn giết, cố gắng để giết và giết chết chúng sanh đó.
b) Không trộm cướp: Không phải là tài sản vật sở hữu của mình mà mình chiếm đoạt bằng cách nầy hay cách khác đều là tội trộm cướp. Có 5 yếu tố cấu thành tội trộm cướp: Một vật sở hữu của người khác; Biết đó không phải là của mình mà mình tìm cách lấy; Cố ý muốn chiếm đoạt; Cố gắng thực hiện ý định chiếm đoạt đó và thành tựu ý trộm.
c) Không tà dâm: Không phải là vợ ø chồng ,không có hôn phối với nhau mà có mối quan hệ như vợ chồng đó là tà dâm. Tà dâm được chia làm 4 loại: Phi phận dâm ( k hông phải là hôn phối mà quan hệ với nhau); Phi thời dâm ( là vợ chồng nhưng quan hệ với nhau không phải lúc); Phi xứ dâm ( quan hệ không đúng nơi đúng chổ,trái với bình thường) và Phi nhân dâm (quan hệ với loài không phải người).
2/ Khẩu nghiệp chia làm 4:
a) Không Vọng ngữ: " Vọng ngữ được hiểu như lời nói không thật nhằm mục đích mưu cầu lơị ích riêng tư ". Có ý giả dối,Ý muốn người khác hiểu sai sự thật; thốt ra lời nói làm cho người khác hiểu lệch đi .Vọng ngững được chia làm 3 loại: Đại vọng ngư õ(Không chứng đạo mà cho mình chứng để người khác tôn trọng ); Tiểu vọng ngữ ; Phương tiện vọng ngữ .
b) Không nói thêu dệt ( ỷ ngữ): Không trao chuốc thêu hoa dệt gấm, không ngon ngọt chết người nhằm mục đích dụ dỗ đưa ngươi vào nơi nguy hiểm.
c) Không nói lưỡi hai chiều ( lưỡng thiệt):Không đến người nầy nói chuyện bên kia, đến bên kia không nói chuyện bên nầy.
d) Không nói lời hung ác ( ác khẩu):
3/ Ý nghiệp chia làm 3:
a) Không tham lam: Tham được hiểu như là lòng dục của chúng sanh bao gồm có ngũ dục: ( tài dục,sắc dục, danh dục , thực dục và thùy dục). Đây là năm loại dục làm cho con người tham đắm không thể thoát được sự trói buộc của nó.
b)Không sân hận: Lòng giận được các vị tổ sư xem như cửa ngỏ của các tội ác " Nhứt niệm tâm sân khởi,bá vạn chướng môn khai" ( một niệm sân nổi lên thì các cửa khác đều mở) hay " nhứt niệm tâm sân khởi năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn" ( Một niệm sân nổi lên sẽ thiêu tất cả muôn ngàn công đức ).
c) Không si mê: đối với Phật giáo nguyên thuỷ loại thứ ba nầy được gọi là tà kiến. Đây là sự vô minh không nhận ra lẽ thực chỉ chấp chặc những hư dối không thật có,đưa đến chấn ngã,chấp nhân...
V.ỨNG DỤNG THẬP THIỆN VÀO ĐỜI SỐNG TẠI GIA:
Chúng ta biết rằng con đường đi đến Tam thưà đều lấy thập thiện nghiệp đạo làm nền tảng.vì thập thiện có sức mạnh ngăn chặn những hành vi ác , nó cũng có công dụng đối trị với hành vi bất thiện. Đối với Phật tử tại gia thập thiện là con đường, phương pháp chuyển hoá hoàn cảnh bản thân và gia đình xã hội, khi chúng ta áp dụng thập thiện hằng ngày.
1/ Cải tạo bản thân: Do nghiệp lực thúc đẩy, chi phối đưa con người đến khổ đau, nếu bản thân chúng ta biết áp dụng điều lành xa rời điều ác, do đó đời nầy an vui đời sau sanh vào cỏi lành.Nếu một người biết ứng dụng tu thập thiệp nghiệp đạo vào đời sống tức là người đó tự mình làm cho nhân cách đạo đức của mình được chuyển hoá.
2/ Cải tạo hoàn cảnh: Tất cả mọi sự việc trong cuộc đời nầy đều do mình làm chủ chứ không phải ai khác. thế giới ngày nay thiên tai dịch bịnh làm điêu dứng con người ,sự thống khổ không biết đâu mà cùng Nếu chúng ta biết chuyển biến chính mình xây dựng gia đình thì hoàn cảnh cũng từ đó phát sanh hoàn cảnh tốt.Khôngthể ngồi đó trách đất than trời.
3/ Chánh nhân thiên giới: Tu tập thập thiện là nguyên nhân sanh về cỏi trời có phước báu hơn người, nó cũng là nhân lành thoát khỏi sanh tử khổ đau khi ba nghệp thanh tịnh.
KẾT LUẬN:
Đức Phật là đấng y vương biết bệnh mà cho thuốùc ,tuỳ theo tâm bệnh ấy Ngài dạy những phương pháp khế với hoàn cảnh và căn cơ của chúng sanh đễ giúp cho người đó đi đến con đường giải thoát.Nếu tu thập thiện thân tâm của chúng ta sẽ được cải thiện, hoàn cảnh sống cũng nhờ đó được thay đổi tránhxa những ác pháp do nhờ thực hành thiện pháp . Điều nầy Ngài Điều ngự Giác Hoàng thời Trần đã phát tâm thực hạnh đầu đà đi khắp hang cùng ngõ hẻm của những vùng nông thôn Việt Nam với mục đích duy nhất là truyền bá tinh thần thập thiệp nghiệp đạo, cũng vì lợi ích cho mọi người.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/1/2015.
No comments:
Post a Comment