Sanh, lão, bệnh, tử là một trong bốn cái khổ mà mỗi người trong chúng ta ai cũng phải trải qua một lần trong đời. Cũng như có hợp thì phải có tan đâu không có gì được cho là thường còn mãi mãi, đã sinh ra thì đến lúc nào đó cũng phải mất đi. Nhưng có gì được gọi là sanh ra và có gì được gọi là mất đi đâu. Trước khi ta được sanh ra mang hình hài một con người thì ta đã từng là mây, từng là gió, là ngọn cây cọng cỏ. Khi nhân duyên hội đủ thì ta đi vào cuộc đời này làm con của ba, làm con của mẹ, làm thân bằng quyến thuộc của nhau. Thực chất là ta đã hiện hữu ở tất cả mọi nơi, trong muôn hình vạn trạng trong vũ trụ này mà không phải đợi đến lúc này đây ta mới là ta. Như một ngôi nhà mới xây xong thì ta biết ngôi nhà đang có mặt. Mà để xây một ngôi nhà ta phải cần cát, đá, xi măng, cốt thép mới có thể xây được một ngôi nhà hoàn chỉnh. Nhưng đến lúc nào đó ngôi nhà mới sẽ trở nên cũ kỹ và mục nát theo thời gian và ta chỉ nhìn thấy sự hiện hữu của ngôi nhà qua cát, đá, xi măng, cốt thép mà thôi. Quán chiếu được như vậy thì ta sẽ không kẹt vào cái thân này và thân này mất đi, mình cũng không có hối tiếc và đau khổ. Thân bằng quyến thuộc mất đi thì thường người thân trong gia đình sẽ khóc rất nhiều và đau buồn hàng tháng trời. Con cái mất đi, cha mẹ đau khổ. Cha mẹ mất đi, con cái đau khổ vì trong lúc đó đứa con sẽ nhớ lại hình ảnh ba mẹ ngày nào đã chăm sóc cho mình từng miếng ăn giấc ngủ, nhớ lại những lần ta ngỗ nghịch đã làm cho cha mẹ phải buồn rầu. Lớn lên ta chưa trả hiếu được cho ba mẹ thì ba mẹ đã vội ra đi và ta khóc một cách tức tưởi để chứng minh ta thương ba mẹ nhiều lắm. Nhưng mình làm như vậy chẳng khác nào mình níu kéo ba mẹ ở lại mà không để cho ba mẹ được siêu thoát. Biết được như vậy thì ba mẹ còn sống đây hãy lo chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, hỏi thăm ba mẹ hôm nay có khỏe, ăn có ngon không. Đồng thời đứa con lo tu tập và giải thoát trong giây phút hiện tại, không những trả hiểu cho ba mẹ mà còn trả hiếu cho cửu huyền thất tổ, đây chính là đại hiếu trên đời.
Thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ. Tất cả những cái mà ta mong cầu đa phần là không được toại nguyện. Ta phải sống chung với những người mà ta không thích, phải nghe những lời nói chói tai, gai mắt từ họ nên ta khổ đau. Người tu phải biết chấp nhận mọi hoàn cảnh dù hạnh phúc hay khổ đau, không có trốn chạy đi đâu hết. Từ nhỏ đến giờ mình được sống trong sự yêu thường đùm bọc của giai đình, được nghe những lời nói ngon ngọt. Bây giờ ai lớn tiếng, nói động tới mình là mình buồn rầu và nổi sân lên. Mình thực tập kham nhẫn với lời nói, không để cho những lời nói đó nó bó chặt tâm mình. Mình thường hay bị kẹt vào lời nói khen chê mới sanh tâm sầu khổ. Người tu không được để cho sầu khổ, buồn đau nó kéo dài, lấn át thân tâm mình được. Người làm cho mình đau khổ kia đáng thương hơn là đáng giận vì không ai chỉ cho họ nói những lời ái ngữ. Hãy thực tập tha thứ và bao dung với người làm cho mình đau khổ, dù lời nói khó nghe nhưng trong tâm họ vẫn còn cái dễ thương đáng để ta trân trọng.
Nghèo cũng khổ mà giàu cũng khổ.
Người giàu có đầy đủ tiền của vật chất nhưng nhiều trường hợp thiếu đi hạnh phúc gia đình hay hải lo lắng tột độ. Chồng không chung thủy với vợ, anh em không hòa thuận, con cái nói không nghe. Tiền của hôm nay mất đi thì ngày mai có thể kiếm lại được nhưng hạnh phúc gia đình mất đi rồi thì tiền vàng cũng không thể mua lại được. Tham vào việc kiếm tiền, mình không để tâm đến việc con cái suy nghĩ gì, mong muốn điều gì từ người cha, từ người mẹ. Con cái cần sự hỏi thăm, chăm sóc, động viên hơn là cho chúng tiền ăn bánh, mua quần áo đẹp. Nhiều lúc mình còn làm cho con cái trở nên đua đòi và hư hỏng . Ngoài việc kiếm tiền ra mình phải dành thời gian trò chuyện với con cái. Cha mẹ có thể đóng vai như là một người bạn để tâm sự với con của mình, từ đó mình sẽ hiểu được tâm tư nguyện vọng của con nhiều hơn. Mình biết được con sẽ thích những gì và không thích những gì. Hay gặp những tình huống khó khăn nào con không thể giải quyết thì ba mẹ sẽ là người hướng dẫn và giúp con vượt qua khó khăn đó, là chỗ dựa vững chắc cho con sau những lần vấp ngã. Ngoài ra ba mẹ cũng cần phải làm gương cho con cái noi theo, không được làm gì khiến con cái phải buồn. Hãy dùng nhiều thời gian để lắng nghe, chia sẻ với nhau nhiều hơn và tránh gây xung đột trước mặt con cái vì trẻ con thường sợ hãi về những chuyện không hay xảy ra. Con cái thấy ba mẹ sai phạm mình có thể dùng những lời nói ái ngữ khuyên ba mẹ và tránh phạm những lỗi tương tự.
Nghèo không phải là một cái khổ mà khổ ở chỗ là mình có biết nhìn nhận nó không hay là buông xuôi theo chiều gió để rồi cứ khổ vì cái nghèo đó hoài. Mình không có ngồi đó than vãn, trách cứ số phận sao lận đận quá, sao khổ quá mà hãy lo chăm chỉ làm việc để cuộc sống đi lên. Dù sao gia đình cũng được hạnh phúc, con cái hiếu thảo biết vâng lời cha mẹ. Tuy rằng số phận của mình nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống mình hơn rất nhiều người. Có những người còn nghèo hơn mình gấp trăm ngàn lần mà họ vẫn sống, vẫn cố gắng làm việc và đi lên đó thôi. Thậm chí họ phải xa quê hương, xa gia đình, có người ở miền Trung, có người ở tận miền Bắc để vào Nam lập nghiệp, chỗ ở không có, họ phải ngủ ở vỉa hè lề đường. Còn mình vẫn còn có ngôi nhà để ở che nắng che mưa thì cái nghèo của mình so với họ chỉ nhỏ xíu mà đã than vãn lên rồi. Kiếp này mình sanh ra mà nghèo khổ là do kiếp trước có tiền của nhiều mà không làm phước, bố thí giúp đỡ người khác nên kiếp này phải chịu cảnh nghèo khổ. Ở đời không có gì được gọi là thập toàn, thập mỹ cả được cái này thì mất cái kia. Ông trời cho mình cái này thì lấy đi cái khác để cho mình biết sống vừa đủ với những gì mình đang có.
Tất cả những cái khổ trên thế gian này đa phần là chính mình tạo ra chứ không phải do một tác động hay một người nào đó làm cho mình khổ cả. Mình khổ quá rồi chạy vào chùa tu hay kiếm ông thầy nào đó chỉ dẫn cho mình tu tập. Một thời gian mình thấy tu cũng khổ rồi bỏ chùa, bỏ thầy không tu nữa. Gặp cảnh khổ mình bỏ chạy không dám đương đầu với nó, gặp thất bại nản lòng không cố gắng vượt qua thì cứ như vậy làm sao mà thoát khổ, làm sao mà thành công cho được. Một người thành công không phải tự nhiên họ thành công, họ đã nếm trải biết bao lần thất bại để rồi từ thất bại đó, họ đi đến thành công. Ví dụ như hồi nào giờ mình chưa có nấu cơm bao giờ, đặt biệt là cơm gạo lứt. Lúc đầu nấu thì cơm gạo lứt có thể còn sống. Có hôm cơm rất khô, có hôm cơm lại nhão như cháo. Từ những lần nấu cơm thất bại, mình có kinh nghiệm và hiểu được nguyên nhân vì sao cơm lại như vậy. So với gạo trắng thì gạo lứt nấu rất lâu chính. Trước khi nấu mình phải ngâm gạo trước khoảng vài tiếng. Nấu bằng nồi cơm điện thì có thể nấu theo kiểu chưng cách thủy . Nồi cơm điện chỉ dùng để nấu những loại gạo thông thường nên khi dùng để nấu gạo lứt sẽ không chín được. Chỉ có chưng cách thủy thì hạt gạo mới nở đều hết. Thất bại mấy lần đầu mà tôi bỏ cuộc thì làm gì mình có thể nấu được nồi cơm gạo lứt hay chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
Bản thân tôi theo thầy học thiền thì cái khổ trong lúc tu cứ khởi lên không thôi. Để vượt qua những cái khổ đó thì tâm khởi lên cái khổ tôi niệm là “khổ à” và thực tập quan sát rằng nguyên nhân nào làm cho mình khổ và có cách nào chấm dứt nguyên nhân đó hay không. Tôi tìm được nguyên nhân nào làm cho mình khổ và đưa ra hướng giải quyết thì mình sẽ không còn khổ nữa. Ví dụ như ngoài việc mỗi ngày thực tập thiền, đọc sách, tụng kinh, phiên tả bài viết thì tôi cảm thấy bình thường. Nhưng cứ đến lúc thực tập viết bài thì cái khổ của tôi nó lại phát khởi. Thông thường thì cứ cách hai tuần là tôi thực tập viết bài gửi cho thầy về những gì mà mình thực tập trong tuần qua cho thầy biết. Mục đích của thầy là để xem mình đã thực tập được những gì. Nếu gần đến ngày nộp bài mà tôi chưa có ý để viết là tự động cái khổ của tôi nó tăng dần. Nếu như mình không đủ thời gian để nộp thì mình có thể xin thầy thêm thời gian. Viết đến đâu không mà không còn ý thì có thể đọc sách, phiên tả bài viết hay nghe pháp thoại. Đó là cách chuyển hóa khổ trong lúc viết bài chứ không có nản lòng mà thôi không thực tập viết bài nữa. Nhờ viết bài mà mình có thể chia sẻ kinh nghiệm tu tập cho nhiều người. Từ những kinh nghiệm mình chia sẻ đó có thể giúp người gặp trường họp tương tự như mình.
Nếu thấy khó khăn, thấy khổ mà chưa gì đã nản lòng thì chắc tương lai mình sẽ không bao giờ thành công và hạnh phúc. Phải nếm trải khổ đau mới thấy giá trị của hạnh phúc, phải đi lên từ hai bàn tay trắng mới thấy giá trị của những gì mình kiếm được ngày hôm nay. Cái gì cũng tự nhiên mà có được thì ta sẽ không bao giờ biết quí trọng.
Hãy thương yêu khi còn có thểNhững sầu khổ ta hãy buông đi
Lời nói đó có chi mà giận
Chỉ tại ta không đủ thứ tha.
Buồn giận nào rồi cũng đi qua
Sáng tối ta cứ ngồi thơ thẫn
Để thời giờ trôi qua tích tắc
Mà chưa kịp nói lời yêu thương.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.1/2/2015.
No comments:
Post a Comment