CHƯƠNG PHÁP HAI CHI
[11] Hai pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):
1. Ức niệm (Sati), sự ghi nhớ, sự nhận biết, sự ghi nhận rõ từng sự kiện đang diễn ra, như đang đi, đứng, nằm, ngồi biết rõ đang đi, đứng, nằm, ngồi đang thở vô hoặc thở ra biết rõ đang thở vô hoặc thở ra...
2. Tỉnh giác (Sampajañña) trí hiểu rõ, biết rõ, liễu tri các pháp, như thấy biết danh sắc là vô thường v.v... hay thấy biết sự việc lợi hại v.v... (xem bốn pháp tỉnh giác - Sampajañña [ 220]).
[12] Hai pháp cần tu tập (Bhāvetabbā-dhammā):
1. Chỉ tịnh (Samatha) là thiền vắng lặng, pháp môn tu tập lấy 40 nghiệp xứ - Kammaṭṭhāna làm đề mục, sự tu tập này giúp chế ngự năm triền cái và an trú các loại tâm định.
Xem 40 nghiệp xứ [493]
Xem 5 triền cái [263]
Xem 3 loại tâm định [90].
2. Minh sát (Vipassanā), tức là thiền quán, thiền tuệ, pháp môn tu tập dựa trên đề mục 4 niệm xứ để giác ngộ níp-bàn chứng đạo quả. Xem 4 niệm xứ [165].
[13] Hai pháp cần biến tri (Pariññeyyādhammā):
1. Danh (Nāma), tức là pháp thực tính phi sắc - Arūpī dhamma, gồm 4 danh uẩn là Thọ, Tưởng, Hành và Thức, nói cách khác tức là tâm và tâm sở. níp-bàn cũng là pháp danh, nhưng là danh pháp vô vi, ngoại uẩn.
2. Sắc (Rūpa), tức là pháp thực tính thuộc vật chất chỉ sắc uẩn, gồm 28 sắc pháp. Cũng gọi là pháp sắc - rūpī dhamma).
.
[14] Hai pháp cần được đoạn trừ (Pahātabbādhammā):
1. Vô minh (Avijjā), sự si mê, sự dốt nát, sự mù quáng của tri kiến, không hiểu biết pháp đáng biết, như bất tri khổ, tập, diệt, đạo.
2. Hữu ái (Bhavataṇhā), sự tham muốn tái sanh, ái tham sanh hữu.
.
[15] Hai pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyādhammā):
1. Tánh khó dạy (Dovacassatā). Tánh cố chấp, cứng đầu, không chấp nhận lời dạy của người trí, dù được khuyên đúng pháp cũng không chịu nghe.
2. Có bạn xấu (Pāpamittatā). Thích giao du, thân cận, kết bạn với những kẻ thiếu niềm tin, ác giới, ác tuệ.
.
[16] Hai pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā):
1. Tính dễ dạy (Sovacassatā). Biết chấp nhận lời dạy bảo của người trí, sẵn sàng nghe lời khuyên nhắc đúng pháp.
2. Có bạn tốt (Kalyānamittatā). Thích giao du, thân cận, kết bạn với người có niềm tin, có chánh kiến, có giới hạnh, có trí tuệ.
1. Nhân duyên làm uế nhiễm chúng sanh (Yo hetu paccayo sattānaṃ saṅkilesikāya), tức là những yếu tố gây tác hại tinh thần, như là các pháp xấu, pháp ác, pháp bất thiện, phi diệu pháp... Những sự kiện ấy đối với một người tầm thường thiểu trí khó nhận thức, không hiểu được.
2. Nhân duyên làm thanh tịnh chúng sanh (Yo hetu paccayo sattānaṃ visuddhiyā), tức là những yếu tố giúp tiến hóa trong sạch tinh thần, như là những thiện pháp, những đức tính tốt, những diệu pháp... Những sự kiện ấy đối với một người tầm thường thiểu trí khó nhận thức, khó hiểu thấu đáo.
.
[18] Hai pháp cần được sanh khởi (Uppādetabba dhammā):
1. Đoạn tận trí (Khaye ñāṇaṃ). Trí tuệ có khả năng đoạn tuyệt phiền não, tức là trí thánh đạo, trí tương ưng trong tâm đạo (Maggañāṇa).
2. Vô sanh trí (Anuppāde ñāṇaṃ). Trí tuệ có khả năng làm cho phiền não không sanh nữa, tức là trí thánh quả, trí tương ưng tâm quả siêu thế (Phalañāṇa).
.
[19] Hai pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā):
Hai bản chất hay giới (Dhātu) là hai pháp cần tỏ ngộ, cần biết rõ:
1. Hữu vi giới (Saṅkhatā ca dhātu), là bản chất pháp hữu vi, tức là ngũ uẩn.
2. Vô vi giới (Asaṅkhatā ca dhātu), là bản chất pháp vô vi, pháp ngoại uẩn, níp-bàn.
[20] Hai pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā):
Chỉ hai pháp cần phải chứng đắc, đó là:
1. Minh (Vijjā). Đây là tam minh, tức Túc mạng minh, Sanh tử minh và Lậu tận minh.
2. Giải thoát (Mutti). Đây chỉ cho quả vị A-la-hán Arahattaphala.
.
[21] Hai nhân hỗn loạn chánh pháp (Saddhammasammosā):
1. Văn cú bị sai lệch (Dunnikkhittañca pada-byañjanaṃ).
2. Nghĩa lý bị hiểu lầm (Attho ca dunnīto).
[22] Hai nhân chánh pháp vững trú (Saddhammaṭhiti):
1. Văn cú được giữ đúng (Sunikkhittañca padayañjanaṃ).
2. Nghĩa lý được hiểu chính xác (Attho ca sunīto).
[23] Hai loại tâm giải thoát (Cetovimutti):
1. Tâm giải thoát do thiền hành (Paṭipadāsiddhijhāna), tức là tâm thiền đáo đại được thực hành theo đường lối chỉ tịnh (Samatha).
2. Tâm giải thoát do thiền thánh đạo (Magga-siddhijhāna), tức là tâm thiền thành tựu nhờ thánh đạo.
.
[24] Hai loại dục (Chanda):1. Ái dục (Taṇhāchanda), sự mong muốn của tâm tham đối với cảnh.
2. Pháp dục (Dhammachanda), sự mong muốn của tâm thiện đối với pháp lợi ích như là pháp học (Pariyatti), pháp hành (Paṭipatti) và pháp thành (Paṭivedha).
1. Phiền não dục (Kilesakāma), sự tham ái cảnh trần.
2. Vật dục (Vatthukāma), đối tượng của tâm tham như là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc.
[26] Hai loại trí tương ưng trong tâm thiện dục giới (Ñāṇasampayuttacitta):
1. Trí hiểu nghiệp lý (Kammassakatāpaññā), khéo tác ý rằng chúng sanh tạo nghiệp lành hay dữ sẽ thừa hưởng quả của nghiệp ấy.
2. Trí minh sát (Vipassanā paññā), khéo tác ý đến thực tướng của danh sắc, thấy rõ lý vô thường, khổ não, vô ngã đối với uẩn.
1. Sống trụy lạc trong các dục (Kāmasukhallikānuyogo), cũng gọi là lợi dưỡng.
2. Sống hành khổ bản thân (Attakilamathānuyogo), cũng gọi là khổ hạnh.
.
[28] Hai hạng A-la-hán (Arahanta):
1. Can quán giả (Sukkhavipassaka), bậc thánh chứng ngộ khô khan, nghĩa là bậc đắc quả A-la-hán không có thiền, chỉ nhờ thuần thục tuệ minh sát. Hạng này cũng gọi là Thuần quán phương giả. (Sud-dhavipassanāyānika).
2. Chỉ phương giả (Samathayānika), bậc chứng A-la-hán nhờ nương thiền chỉ, nghĩa là vị này đã tu chứng thiền hiệp thế rồi mới tu tiến tuệ minh sát chứng quả A-la-hán. Hạng này cũng gọi là Câu phần giải thoát (Ubhatobhāgavimutta).
[29] Hai hạng thánh nhân (Ariyapuggala):
1. Thánh Hữu học (Sekho), là bậc thánh mà còn phải tiếp tục tu chứng tiến bực. Đây chỉ cho bảy hạng: Sơ đạo, Sơ quả, Nhị đạo, Nhị quả, Tam đạo, Tam quả và Tứ đạo. Nói cách khác là từ bậc Tuđà huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và bậc A-la-hán đạo, được gọi là hữu học.
2. Thánh vô học (Asekho), là bậc thánh không còn phải tu tập tiến nữa, đã đạt đến quả vị tột bực rồi. Đây tức là bậc Tứ Quả hay bậc A-la-hán quả.
Các bậc thánh nhân này được gọi là hạng người đáng cúng dường (Dakkhineyyapuggala).
.
[30] Hai sự toại nguyện (Iddhi):
1. Sự toại nguyện về vật chất (Āmisa iddhi). Tức là thành đạt về tài sản của cải.
2. Sự toại nguyện về tinh thần (Dhamma iddhi). Tức là thành đạt về tri kiến, về học thức, về đạo đức.
.
[31] Hai ý thức tích cực của vị bồ tát Chánh Đẳng Giác (Upaññātadhamma):
1. Không biết đủ trong thiện pháp (Asantuṭṭhitā kusalesu dhammesu), vị bồ tát tu tập luôn luôn khao khát làm việc thiện, không biết no đủ trong việc thiện.
2. Không thối chuyển trong tinh cần (Appaṭivāṇitā padhānasmiṃ), vị bồ tát hạnh nguyện Chánh Đẳng Giác khi đang tinh tấn tu tập dù gặp khó khăn cũng không sờn lòng nản chí.
Đức Phật dạy rằng: chính do hai đức tính tích cực này trong quá trình tu hạnh bồ tát mà nay Ngài đã tự chứng đạt quả vị Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddho).
[32] Hai loại nghiệp (Kamma):
1. Nghiệp bất thiện (Akusalakamma). Tư tâm sở (Cetanācetasika), tương ưng tâm bất thiện tham, sân, si tạo ra hành vi thân, khẩu, ý chẳng lành.
2. Thiện nghiệp (Kusalakamma). Tư tâm sở (Cetanācetasika), tương ưng tâm thiện có căn vô tham, vô sân, và trí tuệ để tạo ra hành vi thân, khẩu, ý lành.
.
[33] Hai loại tà kiến (Diṭṭhi, micchādiṭṭhi, diṭṭhigata):
1. Thường kiến (Sasatadiṭṭhi), nhận thấy có bản ngã thường hằng, hay nhận thấy thế gian trường tồn.
2. Đoạn kiến (Ucchedadiṭṭhi), nhận thấy thế gian đoạn diệt, chúng sanh không còn sau khi chết, hoặc nhận thấy không có nghiệp báo tái sanh.
1. Pháp hiệp thế (Lokiyadhamma), là năm uẩn cảnh lậu, tức là tâm hiệp thế, tâm sở tương ưng, và sắc pháp.
2. Pháp siêu thế (Lokuttaradhamma), là tâm đạo, tâm quả siêu thế và níp-bàn.
.
[35] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma):
1. Pháp sắc (Rūpadhamma, rūpīdhamma), là pháp thuộc vật chất, tức sắc uẩn.
2. Pháp phi sắc (Arūpadhamma arūpīdhamma), là bốn danh uẩn và níp-bàn.
[36] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma):
1. Pháp hữu vi (Saṅkhatadhamma), là pháp bị tạo tác do duyên hệ, tức là ngũ uẩn.
2. Pháp vô vi (Asaṅkhatadhamma), là pháp không do duyên tạo tác, tức níp-bàn.
.
[37] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma) cũng gọi là pháp hành (Saṅkhāra):
1. Pháp bị thủ (Upādinnadhamma), là ngũ thủ uẩn do nghiệp tham ái và tà kiến (nghiệp thủ) tạo ra. Ở đây chỉ cho tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp.
2. Pháp bất bị thủ (Anupādinnadhamma), tức là các pháp mà không do nghiệp thủ tạo ra. Ở đây chỉ cho pháp chân đế ngoài ra quả hiệp thế và sắc nghiệp.
.
[38] Hai loại thiền (Jhāna):
1. Thiền thẩm định cảnh (Ārammaṇūpanijjhāna). Thiền này chú niệm trên cảnh đề mục, tức là chỉ cho hai loại thiền hiệp thế, hay thiền đáo đại, hay thiền chỉ tịnh (Samatha).
2. Thiền thẩm định tướng (Lakkhaṇūpanijjhāna). Thiền này thẩm sát tam tướng dựa trên danh sắc, cũng gọi là thiền minh sát hay thiền quán (Vipassanā). Lại nữa Đạo và Quả siêu thế cũng được xem là thiền, là loại thiền thẩm định tướng vì Đạo và Quả chú tâm trên thực tướng của níp-bàn.
[39] Hai loại thiền hiệp thế (Lokiya jhāna):
1. Thiền sắc, hay thiền hữu sắc (Rūpajhāna), tức là thiền có cảnh đề mục dựa trên hình thức sắc pháp.
2. Thiền vô sắc (Arūpajhāna), là loại thiền có đề mục phi sắc, không dựa theo sắc pháp, vượt khỏi sắc tưởng.
Thiền sắc cho quả sanh làm phạm thiên cõi sắc giới; Thiền vô sắc cho quả sanh làm phạm thiên cõi vô sắc giới. Ngoại trừ tâm thiền tố hữu sắc hay vô sắc là tâm thiền của bậc A-la-hán nên không có quả dị thục.
.
[40] Hai trạng thái níp-bàn (Nibbāna):
1. Hữu dư y níp-bàn (Sa-upādisesanibbāna), là trạng thái níp-bàn phiền não, đoạn diệt hoàn toàn phiền não, nhưng vẫn còn sự sống của thân ngũ uẩn. Nói cách khác đây là trường hợp một vị đắc quả A-la hán nhưng chưa viên tịch. Hữu dư y níp-bàn cũng gọi là phiền não níp-bàn (Kilesaparinibbāna).
2. Vô dư y níp-bàn (Anupādisesanibbāna), là tình trạng viên tịch, của vị A-la-hán, không dư sót cả phiền não lẫn ngũ uẩn. Đó là thời điểm ngũ uẩn níp-bàn (Khandhaparinibbāna).
Trong kinh điển có chỗ dùng hai từ này: Bậc thánh Hữu dư y (Sa-upadisesapuggala) là chỉ cho ba bậc hữu học (Sekha), bậc thánh vô dư y (Anupādisesapuggala) là chỉ cho bậc vô học A-la-hán (Asekha).
[41] Hai pháp chế định (Paññatti), sự giả lập, sự định đặt, sự qui ước khái niệm để thông tin, để trình bày cho hiểu:
1. Nghĩa chế định (Atthapaññatti), là khái niệm về ý nghĩa sự kiện, sự vật, như vuông, tròn, trời, người, mùa xuân, mùa hạ v.v... cũng gọi là paññāpiyapaññatti.
Nói rộng ra, nghĩa chế định có 7 sự kiện như sau:
a) Hình thức chế định (Saṇṭhānāpaññatti), là khái niệm hình thể sự vật, như vuông, tròn, gò, trũng, cao, thấp v.v..
b) Hợp thành chế định (Samūhapaññatti), là khái niệm một sự vật có nhiều yếu tố hiệp thành, như cái nhà, chiếc xe, ngôi làng v.v…
c) Phương hướng chế định (Disāpaññatti), là khái niệm về vị trí, như hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam, hướng Bắc v.v …
d) Thời gian chế định (Kālapaññatti), là khái niệm về thời gian, như buổi sáng, buổi chiều, ban ngày, ban đêm v.v…
e) Hư không chế định (Ākāsapaññatti), là khái niệm về khoảng trống, như giếng, ao, hầm, hố, lỗ, hang v.v...
f) Tướng biểu chế định (Nimittapaññatti), là khái niệm về ký hiệu, như chữ viết, bảng hiệu, màu sắc v.v... các đề mục làm ấn tượng để tu thiền chỉ cũng được gọi là tướng biểu chế định.
g) Chúng sanh chế định (Sattapaññatti), là khái niệm về loài hữu tình, như con người, thú vật, chư thiên, phạm thiên v.v…
2. Danh chế định (Nāmapaññatti), là khái niệm về tên gọi, các sự kiện, sự vật. Đây cũng gọi là Paññāpanapaññatti hay Saddapaññatti.
Nói rộng ra, danh chế định gồm có 6 cách:
a) Danh chơn chế định (Vijjamānapaññatti), là đặt tên gọi pháp bản thể thật, như gọi sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v...
b) Phi danh chơn chế định (Avijjamānapañ-ñatti), là đặt tên gọi một sự vật, một khái niệm không thật, như con sông, ngọn núi, chó, mèo, đàn ông, đàn bà v.v..
c) Danh chơn phi danh chơn chế định (Vijja-mānena avijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện mà trong đó vừa chỉ cho pháp bản thể vừa chỉ cho pháp giả lập. Thí dụ: tâm người ta, tiếng đàn bà v.v…
d) Phi danh chơn danh chơn chế định (Avijja-mānena vijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện mà trong đó vừa chỉ cho pháp giả lập vừa chỉ cho pháp bản thể. Thí dụ: người thiện, người khổ v.v...
e) Danh chơn danh chơn chế định (Vijja-mānena vijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện mà trong đó đều chỉ cho pháp thực tính cả. Thí dụ: nhãn thức, tâm tham, sắc nghiệp v.v…
f) Phi danh chơn phi danh chơn chế định (Avijjamānena avijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện hoàn toàn với các từ ngữ chỉ cho pháp giả định. Thí dụ: cô bạn gái, anh bạn trai v.v
.
[42] Hai loại sắc pháp (Rūpa):
1. Sắc đại hiển (Mahābhūtarūpa hay bhūtarūpa), là pháp thực tính thuộc vật chất hiện bày đa dạng rộng lớn, tức là bốn nguyên tố vật chất căn bản: đất, nước lửa, gió.
2. Sắc y sinh (Upādārūpa hay upādāyarūpa), là pháp thực tính thuộc vật chất phụ thuộc vào sắc đại hiển mà sanh ra, gồm 24 sắc như là sắc thần kinh, sắc cảnh giới v.v…
.
[43] Hai loại sắc pháp khác (Rūpa):
1. Sắc thủ (Upādinnakarūpa), tức sắc pháp do nghiệp thủ tạo. Gồm có 18 sắc nghiệp: 4 sắc đại hiển, 5 sắc thần kinh, 4 sắc cảnh giới, 2 sắc tính, sắc ý vật, sắc mạng quyền, và sắc vật thực.
2. Sắc phi thủ (Anupādinnakarūpa), tức loại sắc pháp không do nghiệp thủ tạo ra. Gồm 10 thứ sắc phi nghiệp: Sắc giao giới, 2 sắc biểu tri, 3 sắc đặc biệt, 4 sắc tướng trạng.
.
[44] Hai sự thật (Sacca):
1. Tục đế (Sammatisacca), sự thật theo qui ước, theo sự chế định. Như nói con người, thú vật, xe, thuyền, bàn ghế v.v...
2. Chân đế (Paramatthasacca), sự thật theo bản thể, theo chân lý, siêu lý. Như là pháp thực tính: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp, Níp-bàn.
.
[45] Hai loại định (Samādhi):
1. Cận định (Upacārasamādhi), là trạng thái tâm an trú vắng lặng gần đạt đến tâm thiền định.
2. Kiên cố định (Appanāsamādhi), là trạng thái tâm thiền chứng, an trụ kiên cố trên đề mục thiền. Cũng gọi là thiền định.
[46] Hai loại giáo lý (Sāsana), lời giảng dạy của Đức Phật:
1. Giáo lý pháp học (Pariyattisāsana), là Phật ngôn trong cửu phần giáo lý, như khế kinh (sutta) ứng tụng (geyya)... Xem [440]. Phần giáo lý này là lý thuyết, cần phải học, cần phải thông thuộc.
2. Giáo lý pháp hành (Paṭipattisāsana), là sự tu tập thực hành như trì giới, thu thúc lục căn, ăn uống tiết độ, sống tỉnh thức, chánh niệm tỉnh giác, và ba mươi bảy bồ-đề phần - Xem [383, 491]. Pháp hành gồm có năm là - Sammāpaṭipatti (Sự thực hành chân chánh), Anulomapaṭipadā, (Sự thực hành thuận lý) - Apaccanīkapaṭipadā, (Sự thực hành bất nghịch) - Anvatthapaṭipadā, (Sự thực hành tùy mục đích), Dhammānudhammapaṭipadā (Sự thực hành pháp trình tự, thứ lớp).
.
[47] Hai loại cảm thọ (Vedanā):
1. Thân thọ (Kāyikavedanā), cảm thọ thuộc về thân, như là thọ khổ, thọ lạc, tức là thân đau đớn, thân thoải mái.
2. Tâm thọ (Cetasikavedanā), cảm thọ thuộc về tâm, như là thọ ưu (tâm buồn bực), thọ hỷ (tâm vui mừng), thọ xả (tâm thản nhiên).
[48] Hai sự khổ (Dukkha):
1. Khổ thân (Kāyikadukkha), sự khổ thuộc thân thọ, như thân đau đớn, khó chịu.
2. Khổ tâm (Cetasikadukkha), sự khổ thuộc tâm thọ, như tâm ưu phiền, buồn bực, bất an trong lòng.
.
[49] Hai sự an lạc (Sukha):
1. Lạc thân (Kāyikasukha), sự an lạc thuộc về thân thọ, như thân thoải mái, dễ chịu.
2. Lạc tâm (Cetasikasukha), sự an lạc thuộc về tâm thọ, như tâm vui mừng, tâm hân hoan.
[50] Hai sự an lạc khác (Sukha):
1. Lạc vật chất (Sāmisasukha), là sự an lạc từ xúc hưởng ngũ dục: sắc, thinh, hương, vị, xúc.
2. Lạc phi vật chất (Nirāmisasukha), là sự an lạc sanh không nhờ ngũ dục, mà do tư duy, như một vị an vui do tu thiền định hay tuệ quán v.v...
.
[51] Hai phận sự trong giáo pháp (Dhura):
1. Phận sự pháp học (Ganthadhura), là học hỏi nghiên cứu giáo lý phật ngôn, thông suốt cả về pháp về nghĩa.
2. Phận sự pháp hành (Vipassanādhura), là chuyên thực hành thiền định, áp dụng giáo lý để tu luyện thân, khẩu, ý nhằm mục đích đạt đến giải thoát.
[52] Hai sự tiếp đãi (Paṭisanthāra):
1. Tiếp đãi vật chất (Āmisapaṭisanthāra), là đối đãi với người bằng cách cho, biếu, tặng những vật phẩm như thức ăn, nước uống v.v...
2. Tiếp đãi pháp (Dhammapaṭisanthāra), cũng gọi là tiếp đãi tinh thần, tức là đối đãi với người bằng cách san sẻ niềm vui tinh thần, đặc biệt là san sẻ những tri kiến Phật pháp.
.
[53] Hai sự bố thí (Dāna):
1. Tài thí (Āmisadāna), là sự cho, biếu, tặng phẩm vật như thức ăn, thức uống, tài sản vật chất v.v..
2. Pháp thí (Dhammadāna), là sự cho kiến thức, như thuyết pháp, dạy đạo, nói cho nghe lời hữu ích v.v..
.
[54] Hai sự bố thí khác (Dāna):
1. Cá nhân thí (Pāṭipuggalikadāna), sự bố thí chọn mặt, bố thí riêng biệt đối tượng. Cũng gọi là Pāṭipuggalikā dakkhinā.
2. Tập thể thí, hay tăng thí (Saṅghadāna), sự bố thí đến hội chúng, tăng chúng không chọn mặt. Cũng gọi là Saṅghagatā dakkhinā.
[55] Hai sự sung mãn (Vepulla):
1. Sung mãn tài vật (Āmisavepulla), tức là dồi dào về tài sản của cải.
2. Sung mãn pháp (Dhammavepulla), tức là dồi dào kiến thức, học nhiều hiểu rộng, nhất là đa văn giáo pháp.
[56] Hai pháp nhiếp, pháp thu phục, pháp tế độ (Saṅgaha):
1. Tài vật nhiếp (Āmisasaṅgaha), sự nhiếp phục bằng vật chất, giúp đỡ vật chất, cho, biếu, tặng v.v...
2. Pháp nhiếp (Dhammasaṅgaha), sự nhiếp phục bằng pháp, giảng dạy, thuyết giáo, giáo huấn v.v...
1. Nhờ nghe pháp âm của người khác (Paratoghosa), là do nghe các vị Sa môn hiền trí chỉ dạy nên phát sanh chánh kiến. Ngược lại, nếu nghe học từ nơi các vị tri kiến sai lệch, nói pháp sai lệch, do duyên đó nên mình sanh khởi tà kiến.
2. Nhờ khéo tác ý (Yonisomanasikāra), tức là dùng trí tuệ suy xét, nhận định theo lý nhân quả... nên sanh chánh kiến. Ngược lại, duyên sanh tà kiến là không khéo tác ý (Ayonisomanasikāra), không dùng trí tuệ suy xét.
1. Sự thanh tịnh nhờ phương tiện (Pariyāyasuddhi), hạng phàm phu nhờ tu tập giữ giới, tạo phước nên được thanh tịnh, hạng thánh hữu học nhờ tu học, nhờ thánh trí đoạn trừ hạ phần kiết sử nên được thanh tịnh. Sự thanh tịnh thứ nhất này chỉ là tương đối, chưa hoàn hảo, còn giới hạn.
2. Sự thanh tịnh không nhờ phương tiện (Nippariyāyasuddhi), vị thánh A-la-hán đã đoạn tận hoàn toàn các lậu hoặc phiền não là nhân sanh cấu uế, do vậy vị ấy tự nhiên thanh tịnh. Sự thanh tịnh này là tuyệt đối, hoàn hảo.
[59] Hai pháp làm xinh đẹp (Sobhaṇakaranadhamma):
1. Tính kham nhẫn (Khanti), tức là đức tính nhẫn nại, chịu đựng với mọi nghịch cảnh.
2. Hạnh nghiêm tịnh (Soracca), tức là tư cách hành vi đoan trang hòa nhã.
[60] Hai hạng người khó kiếm (Dullabhapuggala):
1. Người thi ân (Pubbakārī), người làm lợi ích cho kẻ khác mà không vụ lợi, làm ơn mà không cần báo đáp.
2. Người tri ân đáp ân (Kataññūkatavedī), là hạng người có tâm nhớ ơn của người đã giúp mình và tìm dịp đáp trả.
.
[61] Hai cách thuyết giảng (Desanā):
1. Thuyết chủ ý đến người nghe (Puggalādhiṭṭhānadesanā), là thuyết giảng tùy theo đối tượng, tùy duyên người nghe mà trình bày, dễ dẫn dắt.
2. Thuyết chủ ý đến pháp (Dhammādhiṭṭhānadesanā), là thuyết giảng theo đề tài pháp, thuyết tuần tự pháp môn.
1. Thuyết theo khái niệm (Sammatidesanā hay sammatikathā), là giảng thuyết theo lý pháp chế định, lấy pháp tục đế mà thuyết cho dễ nghe hiểu.
2. Thuyết theo siêu lý (Paramatthadesanā hay Paramatthakathā), là thuyết theo lý pháp thực tính, lấy pháp chân đế mà thuyết.
Đức Phật thuyết pháp, Ngài dùng cả hai cách thuyết này tùy duyên của người nghe và tùy trường hợp.
[63] Hai sự tinh cần (Padhāna):
1. Sự tinh cần của người tại gia (Gihipadhāna), tức là sự nỗ lực tinh tấn theo cương vị người cư sĩ, như siêng năng bố thí, siêng năng trì giới, siêng năng làm nghề nghiệp v.v...
2. Sự tinh cần của bậc xuất gia (Pabbajitapadhāna), tức là sự nỗ lực tinh tấn theo cương vị người ly gia cắt ái, như nhiệt tâm thiền định, tinh tấn hành pháp đầu đà v.v...
Tùy lĩnh vực mà có pháp tinh cần đáng khen hay đáng trách. Thí dụ: người cư sĩ siêng năng làm nghề nghiệp để mưu sinh thì đáng khen, nhưng vị xuất gia mà siêng năng làm nghề nghiệp thì đáng trách.
[64] Hai sự tầm cầu (Pariyesanā):
1. Phi thánh cầu (Anariyapariyesanā), là sự tìm kiếm, mong cầu thấp hèn không cao thượng. Như là tìm cầu tài sản của cải, tìm cầu vợ con, tìm cầu gia súc... thân giả tạm lại tầm cầu cái giả tạm khác …
2. Thánh cầu (Ariyapariyesanā), sự tìm kiếm mong cầu cao thượng, hướng đến thoát ly đau khổ. Như tầm cầu sự giải thoát, tầm cầu mục đích Níp-bàn.
.
[65] Hai loại kinh điển (Pāvacana), giáo lý Phật ngôn:
1. Pháp (Dhamma), Phật ngôn dạy về điều nên biết, dạy về nghĩa lý pháp, dạy về các pháp môn tu hành. Đây ám chỉ giáo lý thuộc Kinh tạng (Sutta-piṭaka), và Vi Diệu Pháp tạng (Abhidhammapiṭaka).
2. Luật (Vinaya), Phật ngôn chế định về những phép tắc, những qui củ, những luật lệ học giới để ổn định sinh hoạt tăng chúng. Đây ám chỉ giáo lý thuộc Luật tạng (Vinayapiṭaka).
[66] Hai sự cúng dường (Pūjā):
1. Cúng dường vật chất (Āmisapūjā), là sự cúng dường bằng lễ vật đến Đức Phật và Chư Tăng. Như cúng hương hoa, bốn món vật dụng v.v...
2. Cúng dường pháp (Dhammapūjā), là noi theo, hành theo lời dạy của Đức Phật và Tăng chúng. Đây cũng gọi là cúng dường thực hành (Paṭipattipūjā).
[67] Hai Phật ân, ân đức của Phật (Buddhaguṇa):
1. Thành tựu tự lợi (Attahitasampatti), là Đức Phật đã thực hành viên mãn hạnh Ba-la-mật và đạt được cứu cánh giải thoát cho bản thân Ngài. Nói cách khác là Ngài đã thành tựu trí tuệ, là yếu tố giác ngộ làm chỗ nương cho chính Ngài.
2. Hành sự lợi tha (Parahitapaṭipatti), là Đức Phật luôn luôn hành năm Phật sự (Xem [311]) vì lợi ích cho đời, cho chúng sanh khác. Đây ám chỉ tâm đại bi của Đức Phật, là yếu tố thành tựu Phật sự làm chỗ nương cho thế gian.
.
[68] Hai pháp tu tiến (Bhāvanā):
1. Tu chỉ (Samathabhāvanā), sự tu tiến thiền chỉ tịnh để đạt đến tâm định đáo đại, sự tu tiến này dựa theo đề mục nghiệp xứ (Kammaṭṭhāna).
2. Tu quán (Vipassanābhāvanā), sự tu tiến thiền minh sát để đạt đến Đạo Quả, sự tu tiến này dựa theo đề mục niệm xứ (Satipaṭṭhāna).
Hai pháp tu tiến này còn được gọi là pháp cần tu tập (Bhāvetabbadhamma) và pháp thuộc phần minh (Vijjābhāgiyadhamma).
.
[69] Hai pháp hộ trì thế gian (Lokapāladhamma); cũng gọi là bạch pháp (Sukkadhamma):
1. Tàm (Hiri) là lòng hổ thẹn với điều tội lỗi, hổ thẹn với các ác bất thiện pháp.
2. Quý (Ottappa), là lòng kinh sợ với các ác bất thiện pháp, kinh sợ hậu quả của tội lỗi, kinh sợ người khác khiển trách nếu phạm lỗi lầm.
Hai pháp này ngăn chặn sự hành động ác xấu, ngăn chặn chúng sanh vi phạm tội lỗi, do đó khiến cho thế gian được an ổn tốt đẹp, không rối loạn.
Hai pháp này cũng gọi là bạch pháp, hay pháp trắng (Sukkadhamma).
[70] Hai sự giải thoát (Vimutti):
1. Tâm giải thoát (Cetovimutti), tức là tâm thiền định, một sự giải thoát khỏi mãnh lực ái tham bằng định thiền chỉ.
2. Tuệ giải thoát (Paññāvimutti), tức là tâm đạo quả, một sự giải thoát khỏi mãnh lực phiền não bằng tuệ quán.
.
[71] Hai duyên hợp để thọ ký hàng thinh văn, phật phụ, phật mẫu (Samodhānadhamma):
1. Tạo công đức lớn (Adhikāra), lúc gặp Phật, chúng sanh ấy cúng dường Phật hoặc làm một hạnh công đức đặc biệt nào đó.
2. Có lời ước nguyện (Chandatā), sau khi làm công đức liền phát nguyện quả vị mong đắc chứng.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.31/1/2015.
No comments:
Post a Comment