Saturday, 31 January 2015

Tâm như một dòng chảy .

tam nhu mot dong chay
Tâm như một dòng chảy

Trong việc tu hành, mình không nên đặt nặng vấn đề nghiên cứu kinh điển quá mức. Kiến thức có thể gây trở ngại hơn là hỗ trợ. Đôi khi mình hoang mang, không biết đi theo hướng nào. Kiến thức trong mình rất nhiều mà sự thực hành chẳng bao nhiêu thì làm sao biết được cái kiến thức đó đúng hay là sai. Lý thuyết mà người ta viết cho mình đọc là do công phu tu tập từ bản thân họ và từ những trải nghiệm trong cuộc sống mà họ đúc kết ra.  Mình nương theo đó để hành trì.
Nếu nói màu sắc của chiếc lá là màu xanh cho một người mù biết thì người mù cũng chỉ biết chiếc lá có màu xanh thôi chứ họ đâu biết màu xanh là màu như thế nào. Lúc này trong tâm trí họ có thể nghĩ rằng màu xanh là màu đỏ, màu vàng thậm chí là màu đen vì họ đâu thể nào nhìn thấy được mà chỉ tưởng tượng ra trong đầu. Có một câu chuyện kể rằng: “Ngày xưa có bảy người mù chưa bao giờ nhìn thấy con voi, chỉ nghe người khác kể lại và càng không biết voi giống như cái gì. Một hôm họ, có cơ hội gặp được một con voi, mọi người vội vã dùng tay để chạm tường tận hơn. Người thì nói con voi giống như một cây cột, người nói con voi giống như một đoạn dây thần, người nói con giống như một bức tường thì đúng hơn, người nói con voi giống như một chiếc quạt lớn, người nói con voi giống như một ống nước, người nói con voi giống như một cây gậy, người nói con voi giống như một cục đá lớn, người nói con voi giống như một cây cột. Sau một hồi họ cãi vãi với nhau thì  con voi mới cười và nói rằng ta không giống cây cột, cây gậy, cục đá, cái quạt, ống nước gì cả, voi chính là voi. Mấy ông đều đứng ở góc độ phiến diện để nhìn voi thì làm sao nhìn thấy voi cho được.
Cũng vậy, có người nói tu theo pháp môn Tịnh Độ thì sẽ được vãng sanh vào cõi tây phương cực lạc hay tu thiền mới được giải thoát. Tất cả những gì mà ta nghe, ta đọc chỉ lý thuyết , chỉ là phương tiện giúp ta thực tập. Nếu bản thân mình không có thực tập, chỉ đọc, chỉ nghe thôi thì làm sao được vãng sanh, làm sao được được giải thoát.
Muốn biết tâm mình, không nên kiếm tìm cái bên ngoài mà hãy nhìn vào cái bên trong. Tốt nhất nên lấy những lời dạy giản dị, dễ hiểu mà đức Phật đã chỉ dạy làm căn bản và hãy thực hành theo lời dạy đó. Một người thành công không phải là một người có kiến thức rộng lớn mà là một người có sự thực hành và lúc nào mình cũng phải quan sát tâm ý bên trong mình chứ đừng để tâm phải tìm kiếm cái bên ngoài hay nương nhờ vào ai hết.  Mỗi lúc ta thực tập thiền, suy nghĩ điều thiện lành là tâm ta đã có được sự an lành, tâm ta là Niết Bàn ngay trong giây phút hiện tại, chứ đâu cần phải sanh về tây phương cực lạc. Tại tâm mình lúc nào cũng thích rong ruổi dạo chơi, dựa dẫm vào người khác mà không chịu nhìn lại chính mình thì làm sao cảm nhận được điều đó. Chỉ cần ngồi xuống một nơi yên tĩnh theo dõi hơi thở, theo dõi sự phồng xọp của bụng và tâm đặt nơi đan điền, không một chút lo lắng buồn phiền gì, là lúc đó mình thấy được sự bình yên lan tỏa, thấy được cõi cực lạc đang hiện ra trong tâm rồi. Mình được sống ở nơi không có chiến tranh, bạo động, thiên tai bệnh tật và có được một thân thể khỏe mạnh hơn bao người là mình cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy an lạc và lúc nào mình cũng rải năng lượng hòa bình đến tất cả mọi  người để được hòa nhịp cùng niềm vui, niềm an lạc đó. Cho nên muốn kiếp sau có được sanh vào cõi an lạc hay hạnh phúc thì trước tiên trong phút giây hiện tại này hãy làm cho mình có được sự an lạc và hạnh phúc trước rồi mới tính tiếp. Trong giây phút này, tâm mình còn khổ đau, còn tham, sân, si đủ thứ thì làm sao mà sanh vào cõi cực lạc hay hạnh phúc cho được.
Cái đó là do mình thôi. Dù thầy hay bạn đồng tu có khuyên mình cách mấy, mình cũng đâu có nghe, mình cứ ôm khư khư cái bao tải của tham, sân, si và cả sự hoài nghi nặng như thế mà bơi qua sông thì chừng nào mới tới được bờ bên kia. Mình đang là người trong cuộc, đang chịu cảnh khổ đau vì vô minh mà mình không thấy được cái khổ của mình, vì cái nghiệp mình đã tạo nên bây giờ mình phải trả cái quả khổ đau như vậy. Còn người khác đứng bên ngoài, họ sáng suốt hơn mình, họ đang gỡ rối, đang chỉ mình đi đúng đường thì lại không nghe, nhiều khi còn bị ghét, bị chỉ trích lại. Cho nên vì thương mà mình im lặng và chỉ còn cách rải tâm từ hồi hướng công đức và mong rằng họ sẽ có đủ thuận duyên để tu tập đến ngày thành tựu đạo quả.
Bản thân mình lúc nào cũng phải tự soi xét, tránh sự ngã mạn, dễ duôi với thân này quá mức. Thường xuyên làm việc thiện lành, nghĩ lợi cho người, mang tâm hòa bình đến cho muôn loài, chuyên cần thực tập chánh niệm, tham thiền tụng kinh, gìn giữ giới luật thì không cần mình phải đắc thần thông để biết sau khi chết mình sẽ sinh về đâu, tự mình cũng có thể soi xét mà biết được mình sinh về đâu qua sự tu tập của mình. Có thể tôi đọc một đoạn kinh gần cả chục lần mà vẫn không hiểu ý đoạn kinh đó nói gì nhưng mãi đến khoảng thời gian sau tôi thực tập thì tự nhiên cái hiểu nó hiển lộ ra trong tâm trí của tôi. Trí tuệ và tri kiến sẽ tự tìm đến, không cần phải cố công chạy đi kiếm tìm xem là nguyên nhân đó từ đâu ra, tại sao nó phải như thế này mà không phải như thế kia. Mình hay bị kẹt vào văn tự, đủ duyên, đủ phước thì quả thiện lành sẽ trổ ra, cho mình những vị ngọt của sự an lạc và hạnh phúc đích thực.
Ở đời này có những người lại không thích ngồi yên một chỗ hay nhìn lại chính mình mà chỉ thích bươi móc, soi mói người khác. Theo dõi tâm mình đã mệt lắm rồi, tại sao lại để ý đến người khác làm gì cho tâm sanh phiền muộn. Thấy người ta đẹp hơn mình, giàu có hơn mình thì tâm hơn thua đố kỵ khởi lên, tìm mọi cách để hãm hại đến khi nào mà người kia tơi bời hoa lá mới thôi. Nếu soi xét kỹ càng, tâm con người là độc hơn cả loài rắn độc. Nó có thể giết chết một người mà không cần dùng đến vũ lực hay là ra mặt. Nhiều khi mình tu, ngồi yên một chỗ như cục bột còn bị người ta ghét, người ta phá nữa huống chi là người có chức vị, giàu sang đẹp đẽ. Họ thấy mình được nhiều người thương, được nhiều người chú ý, còn họ thì không ai nhìn đến họ nên họ sanh tâm ganh tị và hãm hại mình.
Vài ngày gần đây tôi có đọc được một câu status của một người bạn trên facebook: “Cuộc sống đúng quá nhọ, ngoài mặt thì chị chị, em em, cười cười, nói nói, nhưng trong bụng toàn dao găm và thuốc súng. Sẵn sàng chơi nhau khi cần thiết, xong việc thì lại cười, nói như chưa có chuyện gì xảy ra.” Đọc xong câu này tôi thấy lòng dạ con người quả thật đáng sợ thiệt, xấu tốt hơn thua cũng xuất phát từ tâm mà ra cả. Nếu ta biết giữ cho tâm tĩnh lặng, ở trạng thái hòa bình thì khi tâm động, ý tưởng nảy sinh dù là thiện lành hay không thiện lành, mình hãy nhận biết và buông xả.
Để tâm  được hòa bình và tĩnh lặng, mình phải biết cách huấn luyện. Lúc nào mình cũng phải đem tâm ra mà chỉ dạy cho nó, giải thích cho nó biết cái nào xấu cái nào tốt, chỉ cho nó biết luật nhân quả, cho nó thấy rằng bất cứ thứ gì nó nắm giữ sẽ đem đến những kết quả không tốt cho đến khi tâm chấp nhận và chịu buông bỏ mới thôi. Với cách huấn luyện như vậy,  tâm dần dần trở nên tĩnh lặng, mỗi khi phát khởi một ý niệm gì mình cũng phải nhận biết không để cho nó sai sử mình. Một người tâm lúc nào cũng bất an, lo sợ hay nóng giận thì sẽ không đủ sáng suốt để làm việc. Khi đó thân tâm không còn là một thể tánh đồng nhất mà bị chia rẽ bởi rào cản từ những tâm bất thiện khác khởi lên. Biết rằng ngồi thiền sẽ bị phóng tâm, bị ngứa, cảm thọ khó chịu và khi đó mình càng phấn đấu với những tư tưởng của mình chừng nào thì nó càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu như niệm mà nó không hết thì lúc này mình có thể mặc nhiên không để ý đến nó nữa mà quán chiếu bản chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Tâm mình như một dòng chảy, không cố định, thay đổi liên tục không ngừng nghỉ một phút giây nào. Suy nghĩ  hay yên tĩnh, đau khổ hay hạnh phúc cũng thế. Muốn tự nhiên cho tâm không suy nghĩ mà tâm nó cứ suy nghĩ không thôi, hay khổ đau hiện diện mà mình trốn tránh khổ đau, mong cho được hạnh phúc thì không thể nào.
Khổ đau hay hạnh phúc chỉ là ý niệm. Hết vui rồi lại buồn, hết buồn rồi lại vui, có lúc yên tĩnh thì cũng có lúc phải suy nghĩ. Mình phải nhận ra rằng cả hai đều vô thường. Phiền não, giận hờn, ghen ghét đâu có tội mà do tâm mình không chịu buông bỏ ra, chỉ lo dính mắc vào thôi. Đức phât dạy, lúc đầu chúng ta nhìn vào tâm mình, xem thử lúc đầu có cái gì. Thật ra, không có gì cả. Tâm rỗng không này không sinh không diệt theo hiện tượng. Có thể ngay phút giây này tâm mình rất siêng năng và hành trì chánh pháp không mệt mỏi nhưng khoảng vài tiếng sao tâm mình dễ duôi, không còn kiên nhẫn để thực tập tiếp hoặc nghi nghờ về sự tu tập mặc dù trước đó tâm mình quyết chí tu tập rất mạnh mẽ. Tâm thanh tịnh nhận rõ điều này, biết rằng chúng không thực chất, đừng sa đà vào lý thuyết, hãy tu hành để nhận biết tâm mình. Khi quan sát tâm mình sẽ biết cách hành động và sẽ biết cách chấm dứt sự dính mắc và phiền muộn. Cho nên mình phải thực tập thiền suốt ngày để tỉnh thức và nhận biết những dòng tư tưởng khi nó tiếp xúc với lục trần và khi nó rời khỏi lục trần. Sự tỉnh thức và nhận biết đó gọi là chánh niệm. Tiếp tục duy trì chánh niệm như vậy thì trí tuệ sẽ phát sinh.
Tôi đã quen thực tập chánh niệm và im lặng trong khi ăn nhưng khi về thăm nhà thì mọi người lại ồn ào bàn chuyện này chuyện kia không có tập trung trong lúc ăn. Lúc này tâm mình cảm thấy hơi bực bội trong người vì những tiếng ồn của người thân trong lúc ăn. Mình hãy niệm là nghe à, nghe à , bực à, bực à chứ mình không có tham gia vô đề tài hay bàn tán trong khi ăn mà hãy giữ chánh niệm trong khi ăn bằng cách không nói chuyện, ý thức đang nhai thức ăn, đang cảm nhận được vị mặn, chua cay của thức ăn và mình có được một cái phước rất lớn để thọ hưởng thức ăn này. Trong lúc đi trên xe ô tô mình cũng phải giữ chánh niệm, không để tâm bị phóng dật, không có khơi gợi câu chuyện cho người khác phải bàn tán hay bàn tán chuyện thiên hạ.
Đặc biệt là hai đứa em gái tôi nói chuyện rất nhiều, nào là bên tây, bên tàu, hoa hậu này hoa hậu nọ phẫu thuật thẩm mỹ… Mình bàn tán mấy chuyện đó đâu có ích lợi gì, nhiều khi không đúng sự thật thì lại mang khẩu nghiệp, cho nên hãy im lặng thực tập chánh niệm trong từng phút giây. Như mẹ tôi thực tập đã lâu nhưng tâm hờn ghen vẫn còn, lúc nào nó cũng có thể bộc phát và khi có ai đó bắt chuyện mà đúng tâm trạng của mẹ nữa thì thôi mẹ tôi sẽ nói hoài không thôi và uổng công mình mất đi chánh niệm cả ngày hôm đó.
Tâm mình nhiều lúc cũng rất giả tạo và ngụy biện cho những hành vi của bản thân. Đa phần là mình lừa dối nhau để mà sống, để thỏa mãn những ham muốn nhất thời. Không ai chấp nhận là mình sai kể cả một tên cướp bị cảnh sát bắt giam còn nói “tôi không phải là cướp, tôi không có tội” huống gì tâm mình đã luồng lách lèo lái suốt bao năm trời. Nhưng mình đâu biết chính vì những cái tâm sống giả tạo và ngụy biện đó vô hình chung nó khiến mình tạo những nghiệp bất thiện hồi nào không hay. Tốt nhất là nên sống thật với bản thân của mình. Thời buổi bây giờ mà nghe ai nói một câu thật lòng, không chút lừa dối thì lòng tôi cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng, hạnh phúc hơn cả một  tháng lương tôi làm anh thợ tiện.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.1/2/2015.
Hạt sương trên ngọn cỏ .

hat suong
Hạt sương trên ngọn cỏ

Quán vô thường
Cuộc đời phù du như một hạt sương trên đầu ngọn cỏ. Cái chết có thể đánh xuống bất kỳ lúc nào mà không báo trước. Một số người chết trẻ, một số người chết già, một số chết vì bệnh, một số chết trong chiến tranh hay vì một tai nạn dữ dội bất ngờ như bị rơi xuống vách núi. Một số người chết khi ngủ, một số chết khi đang đi, một số chết lúc đang ăn. Một số người chết thanh thản, một số tan nát bởi sự bám luyến đối với những người thân và của cải của họ. Những người thân và bằng hữu sẽ chẳng có ích lợi gì vào lúc chết, của cải và thực phẩm sẽ vô ích, và thân thể của ta sẽ trở nên vô dụng.
Không có gì được gọi là trường tồn và mãi mãi với tất cả chúng ta. Ngọn cây cọng cỏ cũng phải khô héo và chết đi cho những cây con đâm chồi lớn lên. Chiếc máy vi tính mà ta đang xài cũng trở nên chậm chạp và cũ kỹ theo năm tháng, ngôi nhà ta đang ở cũng sẽ mục nát theo thời gian. Tất cả những gì ta thấy, sinh – diệt hay hợp – tan đều bị chi phối bởi vô thường. Mình thử nhìn xem bốn mùa trong năm thay đổi như thế nào? Vào mùa hạ những tán lá xanh tươi xem lẫn những cành hoa phượng vĩ đỏ thơm ngát tràn ngập khắp nơi. Vào mùa thu, cỏ cây khô héo và úa vàng, những bông hoa biến thành trái quả và cây cối bắt đầu thay lá. Sang mùa đông, miền đất có thể bị tuyết trắng phủ kín và tuyết tan đi khi hơi ấm của mùa xuân xuất hiện. Bầu trời có thể bị mây che phủ vào buổi sáng, và buổi chiều thì trở nên trong trẻo; những con sông có thể dâng tràn hay khô cạn; mặt đất rắn chắc có thể lay động và rung chuyển thật rõ ràng và một vùng đất có thể bị truồi đi và trượt mất. Thời gian trôi qua như thế nào, thì mọi vật cũng trôi qua như thế ấy. Ở khắp mọi nơi trong thế giới bên ngoài, ta không thể tìm được duy nhất một hiện tượng nào là vững chắc.
Nhìn vào thân thể ta mà thấy rằng ta không phải là thân thể này, thân thể này không phải là ta. Nó chỉ là một túi da hôi thối chứa đựng những thứ bất tịnh, là sự vay mượn của tứ đại, đến lúc nào đó ta cũng phải trả cái thân này lại cho tứ đại. Một khi tâm thức không còn biểu hiện, thân này không còn hơi thở, tim ngừng đập thì cơ thể sẽ bị những vi khuẩn ăn từ trong ra, trương sình lên và hôi thối. Nếu như thần thức của người đó có thể nhìn thấy được thân xác của mình thì sẽ ghê tởm thân giả tạm này hơn bao giờ hết. Thân này có gì là của ta đâu mà phải chiều chuộng nó đến thế. Có người cho rằng thân này là của mình nên lúc nào cũng chăm mẫm cái thân này dữ dội lắm, sợ cái thân này xấu hay già đi. Nhìn trên gương mà thấy có vài vết chân chim, tí nếp nhăn trên mặt là lập tức đi thẩm mỹ viện kéo căng da, xóa mờ vết thâm. Hay khi thân này muốn ăn ngon, mặc đẹp thì bắt ta phải đi kiếm cho bằng được thức ăn, phải làm việc vất vả để mua cho được cái áo hợp thời trang. Và nó thích những nơi náo nhiệt ồn ào chứ không chịu ngồi yên một chỗ hay những nơi yên tĩnh.
Thân năm trước không phải thân năm nay, thân ban mai không phải thân buổi chiều, mỗi phút giây trong thân đều có sanh và có chết. Thân ta đã không biết bao lần thay đổi; và cái xác khi người ta đặt vào quan tài, thật không còn gì giống với cái thân khi mới sơ sinh. Nếu ta nói thân thể này là thường còn, là mãi mãi thì làm gì có chuyện đứa nhỏ lớn lên và già nua theo năm tháng. Thân này là vô thường, có lúc khỏe mạnh thì đến lúc nào đó  cũng phải bệnh đau. Hôm nay ta là một đứa trẻ chỉ biết vui chơi ca hát học hành, không lo không nghĩ nhưng chẳng mấy chốc ta lại già đi, ăn nói chậm chập và cử chỉ cũng không còn linh hoạt như xưa. Thử hỏi thân giờ phút này đây còn trẻ, còn đủ sức khỏe, ta phải làm gì để khi già không phải hối tiếc? Có người dùng thân này làm những việc như   hại người hại vật, tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi đến khi quả bất thiện trổ ra họ sẽ đau đớn không chịu nổi. Nhưng có những người dùng thân này tạo phước, giúp đỡ người, chuyên cần thực tập chánh niệm, gìn gữi giới luật suốt ngày đêm thì nếu như trong lúc đó lỡ như người này có mất đi cũng được sanh vào cõi thiện lành.
Tâm trí ta cũng vô thường. Những suy nghĩ lăng xăng hay lộn xộn mà ta cho là tâm mình thực ra chỉ là tâm hư vọng, không phải là tâm chân thật. Tâm niệm của chúng ta thay đổi trong từng phút giây, theo với ngoại cảnh. Chúng ta buồn đó rồi vui đó, thương đó rồi giận đó. Phút trước ta nhớ chuyện này, phút sau đã quay sang chuyện khác. Có lúc mình thiền rất tốt, có lúc thì không. Nhưng đừng bận tâm về việc này. Cứ tiếp tục. Nếu tâm khởi niệm nghi ngờ, hãy nhận biết rằng chúng, cũng như mọi thứ khác trong tâm, đều vô thường cả.
Biết vô thường, con người  giữ được bình tĩnh, thản nhiên trước cảnh đổi thay bất ngờ và không đau khổ trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường, con người mới chán ngán những thú vui tạm bợ, giả trá, và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật. Vì thật ra, cái vui chân thật thường còn, cái tánh chân thường vẫn có, nhưng nó nằm bên trong cái lớp giả dối tạm bợ; vô thường của cõi đời này, nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả dối ấy, thì tất nhiên cái giá trị chơn thật, cái hạnh phúc chơn chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra.
Quán tự tính tam bảo
Con có khả năng giác ngộ, đó là Phật tính trong con.
Con có khả năng hành trì chánh pháp không mệt mỏi, đó là Pháp tính trong con.
Con có khả năng tạo ra phước điền cho bản thân và cho chúng sinh để đạt được quả vị giải thoát ngay trong phút giây hiện tại như là đức Phật, như là chánh pháp, như là các đệ tử Phật.
Chúng ta ai cũng có khả năng giác ngộ thành Phật nhưng quan trọng là mình có dụng công tu tập hay không. Đức Phật đã từng nói: “Phật nay đã thành, chúng sanh rồi cũng sẽ thành Phật”. Phật lúc chưa thành cũng là người bình thường như tất cả chúng sinh, phải tu tập nhiều kiếp mới có thể thành Phật. Chúng ta chỉ mới tu tập sơ sài có vài tháng thì làm sao có đủ duyên đủ phước để thành Phật.
Đi chỉ để đi thôi, tu chỉ để tu thôi. Trong khi đi mà mong đi cho lẹ cho mau tới thì nhiều khi bị vấp ngã, tu mà mong thấy cái này thấy cái kia mau chóng thành Phật thì cái mong cầu đó không được tọai nguyện, mất niềm tin, chán nản, bỏ cuộc giữa chừng. Hay mình có cái suy nghĩ rằng kiếp này mình tu tới cuối đời chắc không giải thoát thành Phật nổi đâu, cứ tu thảnh thơi đi có gì kiếp sau mình tu tiếp. Suy nghĩ tu thảnh thơi là suy nghĩ của ma. Đã bao nhiêu kiếp tu thảnh thơi rồi, kiếp này mình tiếp tục tu thảnh thơi nữa thì tới bao giờ mình mới giải thoát.
Trong tâm có tâm thiện và tâm ác. Phàm làm những việc gì trong tâm suy nghĩ thiện lành, có lợi cho người khác là thiện. Phàm làm những việc gì trong tâm suy nghĩ hơn thua hại người hại vật, có lợi cho bản thân là ác. Nếu như mình đã thấy được sự thiện lành trong tâm thì hãy cố gắng mà phát huy tâm thiện lành đó đừng để cho tâm ác có cơ hội phát huy. Cũng vậy, pháp cũng có chánh và tà nếu chúng ta đã lựa chọn cho mình con đường chánh pháp thì hãy tu tập một cách miên mật không mệt mỏi thì đến lúc nào đó chúng ta cũng sẽ thành tựu đạo quả.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.1/2/2015.
Sanh, lão, bệnh, tử là một trong bốn cái khổ mà mỗi người trong chúng ta ai cũng phải trải qua một lần trong đời. Cũng như có hợp thì phải có tan đâu không có gì được cho là thường còn mãi mãi, đã sinh ra thì đến lúc nào đó cũng phải mất đi. Nhưng có gì được gọi là sanh ra và có gì được gọi là mất đi đâu. Trước khi ta được sanh ra mang hình hài một con người thì ta đã từng là mây, từng là gió, là ngọn cây cọng cỏ. Khi nhân duyên hội đủ thì ta đi vào cuộc đời này làm con của ba, làm con của mẹ, làm thân bằng quyến thuộc của nhau. Thực chất là ta đã hiện hữu ở tất cả mọi nơi, trong muôn hình vạn trạng trong vũ trụ này mà không phải đợi đến lúc này đây ta mới là ta. Như một ngôi nhà mới xây xong thì ta biết ngôi nhà đang có mặt. Mà để xây một ngôi nhà ta phải cần cát, đá, xi măng, cốt thép mới có thể xây được một ngôi nhà hoàn chỉnh. Nhưng đến lúc nào đó ngôi nhà mới sẽ trở nên cũ kỹ và mục nát theo thời gian và ta chỉ nhìn thấy sự hiện hữu của ngôi nhà qua cát, đá, xi măng, cốt thép mà thôi. Quán chiếu được như vậy thì ta sẽ không kẹt vào cái thân này và thân này mất đi, mình cũng không có hối tiếc và đau khổ. Thân bằng quyến thuộc mất đi thì thường người thân trong gia đình sẽ khóc rất nhiều và đau buồn hàng tháng trời. Con cái mất đi, cha mẹ đau khổ. Cha mẹ mất đi, con cái đau khổ vì trong lúc đó đứa con sẽ nhớ lại hình ảnh ba mẹ ngày nào đã chăm sóc cho mình từng miếng ăn giấc ngủ, nhớ lại những lần ta ngỗ nghịch đã làm cho cha mẹ phải buồn rầu. Lớn lên ta chưa trả hiếu được cho ba mẹ thì ba mẹ đã vội ra đi và ta khóc một cách tức tưởi để chứng minh ta thương ba mẹ nhiều lắm. Nhưng mình làm như  vậy chẳng khác nào mình níu kéo ba mẹ ở lại mà không để cho ba mẹ được siêu thoát. Biết được như vậy thì ba mẹ còn sống đây hãy lo chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, hỏi thăm ba mẹ hôm nay có khỏe, ăn có ngon không.  Đồng thời đứa con lo tu tập và giải thoát trong giây phút hiện tại, không những trả hiểu cho ba mẹ mà còn trả hiếu cho cửu huyền thất tổ, đây chính là đại hiếu trên đời.
Thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ. Tất cả những cái mà ta mong cầu đa phần là không được toại nguyện. Ta phải sống chung với những người mà ta không thích, phải nghe những lời nói chói tai, gai mắt từ họ nên ta khổ đau. Người tu phải biết chấp nhận mọi hoàn cảnh dù hạnh phúc hay khổ đau, không có trốn chạy đi đâu hết. Từ nhỏ đến giờ mình được sống trong sự yêu thường đùm bọc của giai đình, được nghe những lời nói ngon ngọt. Bây giờ ai lớn tiếng, nói động tới mình là mình buồn rầu và nổi sân lên. Mình thực tập kham nhẫn với lời nói, không để cho những lời nói đó nó bó chặt tâm mình. Mình thường hay bị kẹt vào lời nói khen chê mới sanh tâm sầu khổ. Người tu không được để cho sầu khổ, buồn đau nó kéo dài, lấn át thân tâm mình được. Người làm cho mình đau khổ kia đáng thương hơn là đáng giận vì không ai chỉ cho họ nói những lời ái ngữ. Hãy thực tập tha thứ và bao dung với người làm cho mình đau khổ, dù lời nói khó nghe nhưng trong tâm họ vẫn còn cái dễ thương đáng để ta trân trọng.
Nghèo cũng khổ mà giàu cũng khổ.
Người giàu có đầy đủ tiền của vật chất nhưng nhiều trường hợp thiếu đi hạnh phúc gia đình hay hải lo lắng tột độ. Chồng không chung thủy với  vợ, anh em không hòa thuận, con cái nói không nghe. Tiền của hôm nay mất đi thì ngày mai có thể kiếm lại được nhưng hạnh phúc gia đình mất đi rồi thì tiền vàng cũng không thể mua lại được. Tham vào việc kiếm tiền, mình không để tâm đến việc con cái suy nghĩ gì, mong muốn điều gì từ người cha, từ người mẹ. Con cái cần sự hỏi thăm, chăm sóc, động viên hơn là cho chúng tiền ăn bánh, mua quần áo đẹp. Nhiều lúc mình còn làm cho con cái trở nên đua đòi và hư hỏng . Ngoài việc kiếm tiền ra mình phải dành thời gian trò chuyện với con cái. Cha mẹ có thể đóng vai như là một người bạn để tâm sự với con của mình, từ đó mình sẽ hiểu được tâm tư nguyện vọng của con nhiều hơn. Mình biết được con sẽ thích những gì và không thích những gì. Hay gặp những tình huống khó khăn nào con không thể giải quyết thì ba mẹ sẽ là người hướng dẫn và giúp con vượt qua khó khăn đó, là chỗ dựa vững chắc cho con sau những lần vấp ngã. Ngoài ra ba mẹ cũng cần phải làm gương cho con cái noi theo, không được làm gì khiến con cái phải buồn. Hãy dùng nhiều thời gian để lắng nghe, chia sẻ với nhau nhiều hơn và tránh gây xung đột trước mặt con cái vì trẻ con thường sợ hãi về những chuyện không hay xảy ra. Con cái thấy ba mẹ sai phạm mình có thể dùng những lời nói ái ngữ khuyên ba mẹ và tránh phạm những lỗi tương tự.
Nghèo không phải là một cái khổ mà khổ ở chỗ là mình có biết nhìn nhận nó không hay là buông xuôi theo chiều gió để rồi cứ khổ vì cái nghèo đó hoài. Mình không có ngồi đó than vãn, trách cứ số phận sao lận đận quá, sao khổ quá mà hãy lo chăm chỉ làm việc để cuộc sống đi lên. Dù sao gia đình cũng được hạnh phúc, con cái hiếu thảo biết vâng lời cha mẹ. Tuy rằng số phận của mình nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống mình hơn rất nhiều người. Có những người  còn nghèo hơn mình gấp trăm ngàn lần mà họ vẫn sống, vẫn cố gắng làm việc và đi lên đó thôi. Thậm chí họ phải xa quê hương, xa gia đình, có người ở miền Trung, có người ở tận miền Bắc để vào Nam lập nghiệp, chỗ ở không có, họ phải ngủ ở vỉa hè lề đường. Còn mình vẫn còn có ngôi nhà để ở che nắng che mưa thì cái nghèo của mình so với họ chỉ nhỏ xíu mà đã than vãn lên rồi. Kiếp này mình sanh ra mà nghèo khổ là do kiếp trước có tiền của nhiều mà không  làm phước, bố thí giúp đỡ người khác nên kiếp này phải chịu cảnh nghèo khổ. Ở đời không có gì được gọi là thập toàn, thập mỹ cả được cái này thì mất cái kia. Ông trời cho mình cái này thì lấy đi cái khác để cho mình biết sống vừa đủ với những gì mình đang có.
Tất cả những cái khổ trên thế gian này đa phần là chính mình tạo ra chứ không phải do một tác động hay một người nào đó làm cho mình khổ cả. Mình khổ quá rồi chạy vào chùa tu hay kiếm ông thầy nào đó chỉ dẫn cho mình tu tập. Một thời gian mình thấy tu cũng khổ rồi bỏ chùa, bỏ thầy không tu nữa. Gặp cảnh khổ mình bỏ chạy không dám đương đầu với nó, gặp thất bại nản lòng không cố gắng vượt qua thì cứ như vậy làm sao mà thoát khổ, làm sao mà thành công cho được. Một người thành công không phải tự nhiên họ thành công, họ đã nếm trải biết bao lần thất bại để rồi từ thất bại đó, họ đi đến thành công. Ví dụ như hồi nào giờ mình chưa có nấu cơm bao giờ, đặt biệt là cơm gạo lứt. Lúc đầu nấu thì cơm gạo lứt có thể còn sống. Có hôm cơm rất khô, có hôm cơm lại nhão như cháo. Từ những lần nấu cơm thất bại, mình có kinh nghiệm và hiểu được nguyên nhân vì sao cơm lại như vậy. So với gạo trắng thì gạo lứt nấu rất lâu chính. Trước khi nấu mình phải ngâm gạo trước khoảng vài tiếng. Nấu bằng nồi cơm điện thì có thể nấu theo kiểu chưng cách thủy . Nồi cơm điện chỉ dùng để nấu những loại gạo thông thường nên khi dùng để nấu gạo lứt sẽ không chín được. Chỉ có chưng cách thủy thì hạt gạo mới nở đều hết. Thất bại mấy lần đầu mà tôi bỏ cuộc thì làm gì mình có thể nấu được nồi cơm gạo lứt hay chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
Bản thân tôi theo thầy học thiền thì cái khổ trong lúc tu cứ khởi lên không thôi. Để vượt qua những cái khổ đó thì tâm khởi lên cái khổ tôi niệm là “khổ à” và thực tập quan  sát rằng nguyên nhân nào làm cho mình khổ và có cách nào chấm dứt nguyên nhân đó hay không. Tôi tìm được nguyên nhân nào làm cho mình khổ và đưa ra hướng giải quyết thì mình sẽ không còn khổ nữa. Ví dụ như ngoài việc mỗi ngày thực tập thiền, đọc sách, tụng kinh, phiên tả bài viết thì tôi cảm thấy bình thường. Nhưng cứ đến lúc thực tập viết bài thì cái khổ của tôi nó lại phát khởi. Thông thường thì cứ cách hai tuần là tôi thực tập viết bài gửi cho thầy về những gì mà mình thực tập trong tuần qua cho thầy biết. Mục đích của thầy là để xem mình đã thực tập được những gì. Nếu gần đến ngày nộp bài mà tôi chưa có ý để viết là tự động cái khổ của tôi nó tăng dần. Nếu như mình không đủ thời gian để nộp thì mình có thể xin thầy thêm thời gian. Viết đến đâu không mà không còn ý thì có thể đọc sách, phiên tả bài viết hay nghe pháp thoại. Đó là cách chuyển hóa khổ trong lúc viết bài chứ không có nản lòng mà thôi không thực tập viết bài nữa. Nhờ viết bài mà mình có thể chia sẻ kinh nghiệm tu tập cho nhiều người. Từ những kinh nghiệm mình chia sẻ đó có thể giúp người gặp trường họp tương tự như mình.
Nếu thấy khó khăn, thấy khổ mà chưa gì đã nản lòng thì chắc tương lai mình sẽ không bao giờ thành công và hạnh phúc. Phải nếm trải khổ đau mới thấy giá trị của hạnh phúc, phải đi lên từ hai bàn tay trắng mới thấy giá trị của những gì mình kiếm được ngày hôm nay. Cái gì cũng tự nhiên mà có được thì ta sẽ không bao giờ biết quí trọng.
Hãy thương yêu khi còn có thể
Những sầu khổ ta hãy buông đi
Lời nói đó có chi mà giận
Chỉ tại ta không đủ thứ tha.
Buồn giận nào rồi cũng đi qua
Sáng tối ta cứ ngồi thơ thẫn
Để thời giờ trôi qua tích tắc
Mà chưa kịp nói lời yêu thương.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.1/2/2015.
CHƯƠNG PHÁP TRÊN MƯỜI CHI

[477] Mười hai loại nghiệp (Kamma):

Nghiệp là hành động có tạo quả dị thục, cũng còn gọi là nghiệp dị thời (Nānākhaṇikakamma). Nghiệp đây chính là Tư (Cetanā), thiện hay bất thiện.
Nghiệp nói có 12 loại là phân loại theo ba khía cạnh: theo chức năng, theo phương thức trổ quả, và theo thời gian trổ quả. Trong mỗi khía cạnh được phân loại gồm có 4 thứ nghiệp, nên thành 12 loại nghiệp.
A- Bốn loại nghiệp theo chức năng (Kiccavasena):



1. Sanh nghiệp (Janakakamma), là nghiệp có khả năng tạo quả thức tái sanh.
2. Trì nghiệp (Upatthambhakakamma), là nghiệp có khả năng bảo trì kết quả đã thành tựu để kéo dài thọ vui hay khổ.
3. Chướng nghiệp (Upapīḷakakamma), là nghiệp có khả năng cản trở hay làm giảm bớt mãnh lực của nghiệp khác, làm cho nghiệp khác suy yếu trổ quả nhẹ.
4. Đoạn nghiệp (Upaghātakamma), là nghiệp có khả năng phá vỡ hiệu lực trổ quả của nghiệp khác, làm cho nghiệp khác mất hiệu quả.
B- Bốn loại nghiệp theo phương thức trổ quả (Pākadānapariyāyena):



1. Trọng nghiệp (Garukakamma), là nghiệp có mãnh lực trổ quả chắc chắn, nghiệp có công suất mạnh hơn các nghiệp thông thường. Trọng nghiệp thiện là tám thiền chứng, trọng nghiệp ác là năm tội vô gián.
2. Thường nghiệp (Bahukakamma hay āciṇṇakamma), là nghiệp quen làm, thường làm, trở thành tập quán, nghiệp này cũng có thiện có ác, tạo ra quả bằng cách thường cận y duyên.
3. Cận tử nghiệp (Āsannakamma), là loại nghiệp được hình thành trước lúc chết, do bất chợt bị chi phối bởi cảnh tượng tốt hoặc xấu lúc sắp lâm chung rồi khởi tâm thiện hay bất thiện để tạo quả tái sanh.
4. Khinh tác nghiệp (Katattākamma), là nghiệp tạo tình cờ trong bình nhật với tư niệm yếu ớt, không chủ ý lắm, nghiệp này ít khi trổ quả, không quan trọng như trọng nghiệp, thường nghiệp và cận tử nghiệp.
C- Bốn loại nghiệp theo thời gian trổ quả (Pākakālavasena):



1. Hiện báo nghiệp (Diṭṭhadhammavedanīyakamma), là nghiệp có khả năng tạo quả dị thục trong đời hiện tại, sau khi làm. Nghiệp này chính do tâm đổng lực thiện hoặc bất thiện, sát na thứ nhất. Nếu sát na đổng lực này quá đời hiện tại sẽ là vô hiệu nghiệp.
2. Sanh báo nghiệp (Upapajjavedanīyakamma), là nghiệp có khả năng tạo quả dị thục trong đời sống kế kiếp đây. Nghiệp này chính do đổng lực thiện hoặc bất thiện, sát na thứ bảy. Nếu qua đời kế tục thì sẽ là vô hiệu nghiệp.
3. Hậu báo nghiệp (Aparāpariyavedanīyakamma), là nghiệp có khả năng tạo quả dị thục trong những đời sống sau nữa, mãi cho đến khi viên tịch níp-bàn mới là vô hiệu. Chính là đổng lực thiện hay bất thiện, năm sát na giữa.
4. Vô hiệu nghiệp (Ahosikamma), là nghiệp không còn khả năng trổ quả, tức là sự mất hiệu lực của hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp.
Mười hai loại nghiệp này được nói đến trong các sớ giải do các vị A-xà-lê góp nhặt rải rác trong kinh tạng.
.




[478] Mười hai pháp y tương sinh, thập nhị nhân duyên (Paṭiccasamuppāda):


1. Vô minh (Avijjā), sự si mê, sự tối tăm, thiếu trí tuệ, không biết pháp đáng biết. Xem [409].
2. Hành do duyên vô minh (Avijjāpaccayā saṅkhārā), là phi phúc hành, phúc hành và bất động hành. Xem [104].
3. Thức do duyên hành (Saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ). Là sáu quả thức do nghiệp hành tạo ra, là thức uẩn quả hiệp thế.
4. Danh sắc do duyên thức (Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ). Danh là ba uẩn sở hữu tâm đồng sanh với thức uẩn quả. Sắc ở đây là sắc nghiệp tục sinh.
5. Lục nhập do duyên danh sắc (Nāmarūpa-paccayā saḷāyatanaṃ), lục nhập hay còn gọi là sáu nội xứ: nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, và ý xứ.
6. Xúc do duyên lục nhập (Saḷāyatanapaccayā phasso), là sự đối chiếu giữa căn với cảnh và thức, gồm có nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
7. Thọ do duyên xúc (Phassapaccayā vedanā). Thọ ở đây là cảm giác hưởng cảnh, như khổ, lạc và phi khổ, phi lạc, hoặc khổ, lạc, ưu, hỷ và xả. Ba thọ hoặc năm thọ. Xúc duyên thọ có hai cách: câu sanh duyên và thường cận y duyên.
8. Ái do duyên thọ (Vedanāpaccayā taṇhā). Ái ở đây là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Xem [75].
9. Thủ do duyên ái (Taṇhāpaccayā upādānaṃ). Thủ ở đây là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ. Xem [242].
10. Hữu do duyên thủ (Upādānapaccayā bhavo). Hữu ở đây là nghiệp hữu, tức là thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp có thiện và bất thiện.
11. Sanh do duyên hữu (Bhavapaccayā jāti). Sanh ở đây là sanh hữu, cõi sống của chúng sanh như là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu, hoặc ngũ uẩn hữu, tứ uẩn hữu và nhất uẩn hữu.
12. Lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, ai do duyên sanh (Jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhado-manassupādāyāsā), tức là đời sống bị già chết, bị buồn rầu uất ức khổ đau phiền muộn... chính bởi do sanh hữu.
Mười hai duyên sinh này cũng được gọi là hữu luân (bhavacakka); nghĩa là bánh xe sanh tử, các mắt xích trợ duyên lẫn nhau, sanh khởi liên quan nhau, tạo ra kiếp sống luân hồi triền miên.
Muốn hiểu rõ bánh xe duyên sinh phải phân tích qua 6 khía cạnh:
A- Ba thời (Addhā):



1. Quá khứ: gồm hai chi là vô minh và hành.
2. Hiện tại: gồm tám chi là thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu.
3. Vị lai: gồm hai chi là sanh, Lão-tử, (sầu - bi - khổ - ưu - ai).
B- Bốn yếu lược (Saṅkhepa):


1. Nhân quá khứ: vô minh, hành.
2. Quả hiện tại: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.
3. Nhân hiện tại: ái, thủ, hữu.
4. Quả vị lai: sanh, lão-tử-sầu-bi-khổ-ưu-ai.
C- Ba tục đoan (Sandhi)



1. Mối nối nhân quá khứ với quả hiện tại: Hành duyên thức.
2. Mối nối quả hiện tại với nhân hiện tại: Thọ duyên ái.
3. Mối nối nhân hiện tại với quả vị lai: Hữu duyên sanh...
D- Hai mươi hành tướng (Ākāra):



a) 5 nhân quá khứ: vô minh, hành, ái, thủ, hữu.
b) 5 quả hiện tại: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.
c) 5 nhân hiện tại: vô minh, hành, ái, thủ, hữu.
d) 5 quả vị lai: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.
E- Ba luân (Vaṭṭa):



1. Phiền não luân: vô minh, ái, thủ.
2. Nghiệp luân: hành và hữu.
3. Quả luân: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sanh, lão-tử-sầu-bi-khổ-ưu-ai.
F- Hai căn (Mūla):



1. Căn quá khứ: vô minh.
2. Căn hiện tại: ái.
Việc trình bày pháp duyên sinh theo 6 khía cạnh: thời, yếu lược, tục đoan, hành tướng, luân, căn. Đây là sự giải thích trong sớ giải như bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi diệu pháp tập yếu).
Mặt khác, nên biết thêm về cách thuyết giảng pháp y tương sinh mà Đức Phật đã thuyết. Có 2 cách:
a) Thuyết thuận chiều (Anuloma), là trình bày theo khía cạnh tập khởi của khổ uẩn (Dukkhakkhandhassa samudayo hoti). Như là "Avijjāpaccayā saṅkhārā (Vô minh duyên hành) v.v...
Cách thuyết duyên sinh thuận chiều là để thấy rõ khổ tập thánh đế.
b) Thuyết nghịch chiều (Paṭiloma), là trình bày theo khía cạnh đoạn diệt của khổ uẩn (dukkhak-khandhassa nirodho hoti). Như là Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho (do sự đoạn diệt vô nhiễm hoàn toàn đối với vô minh nên hành diệt) v.v..."
Cách thuyết duyên sinh nghịch chiều là để thấy rõ khổ diệt thánh đế.
Về tên gọi của pháp y tương sinh, có ba tên gọi nữa là:
1. Idappaccayatā, thử duyên tánh, là pháp có do duyên cái này.
2. Dhammaniyāma, cố nhiên pháp, là pháp có qui luật nhất định.
3. Paccayākāra, duyên hành tướng, là pháp có điều kiện trợ sanh. Tên gọi này rất thường được nói đế trong tạng Vi Diệu Pháp và chú giải.
 




[479] Mười hai xứ (Āyatana) hay nhập, chỗ cho tâm thức sanh khởi:


1. Nhãn xứ (Cakkhāyatana)
2. Nhĩ xứ (Sotāyatana)
3. Tỷ xứ (Ghānāyatana)
4. Thiệt xứ (Jivhāyatana)
5. Thân xứ (Kāyāyatana)
6. Ý xứ (Manāyatana)
7. Sắc xứ (Rūpāyatana)
8. Thinh xứ (Saddāyatana)
9. Khí xứ (Gandhāyatana)
10. Vị xứ (Rasāyatana)
11. Xúc xứ (Phoṭṭhabbāyatana)
12. Pháp xứ (Dhammāyatana)
Xem [340] Sáu nội xứ, và [360] Sáu ngoại xứ.
 




[480] Mười hai tánh hạnh của Chuyển Luân Vương (Cakkavattivatta):


Xem [ 208] Bốn tánh hạnh của vị Chuyển Luân Vương ở phần sau.
[481] Mười ba chi đầu đà, pháp tẩy trừ phiền não (Dhutaṅga):


1. Hạnh mặc phấn tảo y (Paṃsukūlikaṅga), tức là chỉ mặc y bằng vải quăng bỏ chỗ bẩn thỉu như đống rác, bãi tha ma... Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Gahapaticīvaraṃ paṭikkhipāmi, paṃkūlikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ y của gia chủ cúng, tôi nguyện thọ trì hạnh mặc phấn tảo y".
2. Hạnh mặc tam y (Tecīvarikaṅga), tức là chỉ giữ mặc ba y mà Đức Phật cho phép. (Y tăng-già-lê, y uất-đà-la-tăng, y an-đà-hội). Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Catutthacīvaraṃ paṭikkhipāmi, tecīvarikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ chiếc y thứ tư, tôi nguyện thọ trì hạnh mặc tam y" .
3. Hạnh đi khất thực (Piṇḍapātikaṅga), tức là chỉ sống bằng cách cầm bát đi xin ăn. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Atirekalābhaṃ paṭikkhipāmi piṇḍapātikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ lợi lộc ngoại lệ, tôi nguyện thọ trì hạnh đi khất thực".
4. Hạnh thứ lớp khất thực (Sapadānacārikaṅga), tức là đi khất thực tuần tự theo từng nhà, không chọn lựa địa điểm. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Lohuppacāraṃ paṭikkhipāmi, sapadānacārikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi xin khước từ việc đi theo ý muốn, tôi nguyện thọ trì hạnh thứ lớp khất thực".
5. Hạnh chỉ ăn tại một chỗ ngồi (Ekāsanikaṅga), tức là một ngày chỉ ăn một lần, khi đứng lên khỏi chỗ ngồi thì không ăn nữa. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Nānāsanabhojanaṃ paṭikkhipāmi, ekāsanikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ sự ăn ở chỗ khác, tôi nguyện thọ trì hạnh ăn tại một chỗ ngồi".
6. Hạnh ăn trong một bát (Pattapiṇḍikaṅga), tức là chỉ ăn thức ăn có trong bát, không ăn thức ăn khác ngoài bát. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Dutiyabhājanaṃ paṭikkhipāmi, pattapiṇḍikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi xin khước từ thức ăn cái thứ hai, tôi xin thọ trì hạnh ăn trong một bát".
7. Hạnh không ăn hậu thời (Khalupacchābhattikaṅga), tức là khi đã dừng bữa ăn rồi thì không ăn thêm thức ăn khác sau đó nữa. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Atirittabhojanaṃ paṭikkhipāmi, khalupacchābhattikaṅga", nghĩa là: "Tôi xin khước từ tàn thực, tôi nguyện thọ trì hạnh không ăn hậu thời".
8. Hạnh trú ở rừng (Āraññikaṅga), tức là chỉ sống tại khu rừng xa vắng, không cư ngụ ở làng mạc, phố thị. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Gāmantasenāsanaṃ paṭikkhipāmi, āraññikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ trú xứ trong làng mạc, tôi nguyện thọ trì hạnh trú ở rừng".
9. Hạnh cư ngụ gốc cây (Rukkhamūlikaṅga), tức là chỉ sống dưới gốc cây, không ở trong chỗ có che lợp, xây dựng như liêu cốc, tịnh thất, tịnh xá, tự viện... Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Channaṃ paṭikkhipāmi, rukkhamūlikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ chỗ có che lợp, tôi nguyện thọ trì hạnh cư ngụ gốc cây".
10. Hạnh cư ngụ ngoài trống (Abbhokāsikaṅga), tức là chỉ ở ngoài trống không có mái che, cũng không có bóng cây. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Channañca rukkhamūlañca paṭikkhipāmi, abbhokāsikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ chỗ có mái che và gốc cây, tôi nguyện thọ trì hạnh cư ngụ ngoài trống".
11. Hạnh cư ngụ mộ địa (Sosānikaṅga), tức là chỉ ở nơi nghĩa địa, bãi tha ma. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Asusānaṃ paṭikkhipāmi sosānikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ nơi chẳng phải mộ địa, tôi nguyện thọ trì hạnh cư ngụ mộ địa".
12. Hạnh theo chỗ chỉ định (Yathā santhatikaṅga), tức là chấp nhận bất cứ trú xứ nào mà tăng chỉ định, không kén chọn tìm chỗ ở vừa lòng. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Senāsanaloluppaṃ paṭikkhipāmi yathāsanthatikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi khước từ sự ham muốn trú xứ, tôi nguyện thọ trì hạnh theo chỗ chỉ định".
13. Hạnh ngồi (Nesajjikaṅga), tức là chỉ trú với oai nghi ngồi, chỉ trú với oai nghi đi, không nằm. Lời nguyện thọ trì hạnh đầu đà này như sau: "Seyyaṃ paṭikkhipāmi nesajjikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là: "Tôi ngăn oai nghi nằm, tôi nguyện thọ trì hạnh ngồi".
Trình bày các khía cạnh của pháp đầu đà:
A- Nói theo tính chất:



- Ba hạnh tiêu biểu: "Hạnh thứ lớp khất thực" (tiêu biểu cho cả hạnh đi khất thực); "Hạnh ăn tại một chỗ ngồi" (tiêu biểu cho cả hạnh ăn trong một bát và hạnh không ăn hậu thời); "Hạnh cư ngụ ngoài trống" (tiêu biểu cho cả hạnh cư ngụ gốc cây và hạnh theo chỗ chỉ định. Vì một người ngụ ở ngoài trống thì không cần đến trú xứ che lợp và trú xứ chỉ định)
- Năm chi riêng biệt: Hạnh trú ở rừng, hạnh mặc phấn tảo y, hạnh mặc tam y, hạnh cư ngụ mộ địa, và hạnh ngồi.
B- Nói theo sự y cứ:



- Y cứ vật dụng (Paccayanissita) gồm 12 chi trước.
- Y cứ tinh tấn (Viriyanissita) chỉ có 1 chi cuối là hạnh ngồi.
C. Nói theo sự liên quan:



- Hạnh liên quan y phục (Cīvarapaṭisaṃyuttā) gồm 2 chi là hạnh mặc phấn tảo y và hạnh mặc tam y.
- Hạnh liên quan vật thực (Piṇḍapātapaṭisaṃyuttā) gồm 5 chi là hạnh đi khất thực, hạnh thứ lớp khất thực, hạnh ăn tại một chỗ ngồi, hạnh ăn trong một bát, và hạnh không ăn hậu thời.
- Hạnh liên quan trú xứ (Senāsanapaṭisaṃyuttā) gồm 5 chi là hạnh trú ở rừng, hạnh cư ngụ gốc cây, hạnh cư ngụ ngoài trống, hạnh cư ngụ mộ địa, và hạnh theo chỗ chỉ định.
- Hạnh liên quan tinh tấn (Viriyapaṭisaṃyuttā) chỉ có 1 chi là hạnh ngồi.
D- Phân theo thời gian:



- Có giới hạn thời gian: Hạnh cư ngụ gốc cây và hạnh cư ngụ ngoài trống, hai hạnh này chỉ cho phép thọ trì trong thời gian mùa khô (bốn tháng mùa mưa phải tìm trú xứ có che lợp kín đáo).
- Không giới hạn thời gian: Mười hạnh đầu đà, ngoài ra hai hạnh trên, được phép thọ trì bất cứ thời gian nào trong ba mùa (mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh).
E- Phân thứ bậc:



- Đầu đà bậc thượng, là sự thực hành đầu đà tuyệt đối nghiêm khắc, không chấp nhận một điều kiện dễ dãi nào.
- Đầu đà bậc trung, là sự thực hành đầu đà tương đối nghiêm khắc, có thể chấp nhận một trong những điều kiện dễ dãi khi thọ trì gặp khó khăn.
- Đầu đà bậc hạ, là sự thọ trì pháp hành đầu đà tương đối thoải mái, có thể chấp nhận nhiều điều kiện dễ dãi khi thọ trì gặp khó khăn.
F. Mục đích thọ trì:



- Nếu thọ trì hạnh đầu đà mà không giúp cho tiến triển án xứ thiền, trái lại còn làm cho thiện pháp suy giảm, bất thiện pháp tăng trưởng, thì không nên thọ trì.
- Nếu thọ trì hạnh đầu đà mà giúp cho án xứ thiền tiến triển, hoặc có làm cho thiện pháp tăng trưởng, bất thiện pháp suy giảm thì nên thọ trì.
- Nếu thọ trì hạnh đầu đà với tác ý để gieo duyên lành cho kiếp sau, như thế thọ trì cũng tốt.
- Các bậc lậu tận A-la-hán cũng trì hạnh đầu đà, nhưng không phải vì mục đích để khử trừ bất thiện vì các vị A-la-hán đã đoạn trừ phiền não, các vị A-la-hán trì hạnh đầu đà là để làm gương cho người khác.
G- Phân hạng người thọ trì:



- Hàng tỳ-kheo thọ trì được cả 13 hạnh đầu đà.
- Hàng tỳ-kheo ni chỉ thọ trì được 8 hạnh đầu đà, ngoại trừ 5 hạnh là không ăn hậu thời, trú ở rừng, cư ngụ gốc cây, cư ngụ ngoài trống, cư ngụ mộ địa.
- Hàng sa-di thọ trì được 12 hạnh đầu đà, ngoại trừ hạnh mặc tam y.
- Học nữ và sa-di-ni thọ trì được 7 hạnh đầu đà như tỳ-kheo ni, chỉ trừ hạnh mặc tam y.
- Hàng cư sĩ thiện tín chỉ thọ trì được 2 hạnh đầu đà là hạnh ăn tại một chỗ ngồi và hạnh ăn trong một bát.
H- Xuất xứ:



Mười ba pháp đầu đà này có xuất xứ trong chánh tạng và chú giải như sau:
- M.III. 40 có nêu 9 hạnh đầu đà, ngoại trừ hạnh mặc tam y, hạnh thứ lớp khất thực, hạnh ăn trong một bát, hạnh không ăn hậu thời.
- A.V. 219 có nêu 10 hạnh đầu đà, ngoại trừ hạnh mặc tam y, hạnh đi khất thực, hạnh thứ lớp khất thực.
- Nd1. 188 có nêu 8 hạnh đầu đa, ngoại trừ hạnh chỉ ăn tại một chỗ ngồi, hạnh ăn trong một bát, hạnh cư ngụ gốc cây, hạnh cư ngụ ngoài trống, hạnh cư ngụ mộ địa.
- Vin.v. 131,198 có nêu đủ 13 hạnh đầu đà, nhưng chỉ nêu đầu đề.
- Vism. 59-83 giải thích chi tiết 13 pháp đầu đà.
[482] Mười bốn chức năng của thức (Viññāṇakicca), hay phận sự của tâm:


1. Chức năng tục sinh (Paṭisandhi), là việc tái tạo đời sống mới, tâm khởi đầu của kiếp sống mới. Có 19 thứ tâm làm việc tục sinh là 2 tâm thẩm tấn thọ xả, 8 tâm đại quả, 5 tâm quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc.
2. Chức năng hộ kiếp hay hữu phần (Bhavaṅga), là những tâm làm việc tiếp nối duy trì dòng tâm thức trong đời sống; tâm hộ kiếp sẽ hiện khởi khi không có lộ tâm khách quan. Có 19 thứ tâm làm việc hộ kiếp, đó là 19 thứ tâm tục sinh, tâm nào làm việc tục sinh cho đời sống ấy thì chính tâm đó làm việc hộ kiếp cho đời sống ấy.
3. Chức năng tử (Cuti), là tâm làm việc chết hay mạng chung của kiếp sống, hiện khởi sau cùng kiếp sống. Có 19 thứ tâm mạng chung, đó là 19 thứ tâm hộ kiếp, tâm nào làm việc hộ kiếp cho đời sống ấy thì chính tâm đó làm việc tử cho đời sống ấy.
4. Chức năng khai môn (Āvajjana), là phận sự khai mở lộ tâm khách quan để bắt cảnh mới. Có hai thứ tâm làm chức năng này, tâm khai ngũ môn và tâm khai ý môn. Tâm khai ngũ môn khai mở lộ tâm bắt cảnh sắc - thinh - khí - vị - xúc, tâm khai ý môn khai mở lộ tâm bắt cảnh pháp.
5. Chức năng thấy (Dassana), là phận sự biết cảnh sắc. Có 2 tâm làm việc thấy là 2 tâm nhãn thức.
6. Chức năng nghe (Savana), là phận sự biết cảnh thinh. Có 2 tâm làm việc nghe là 2 tâm nhĩ thức.
7. Chức năng ngửi (Ghāyana), là phận sự biết cảnh khí. Có 2 tâm làm việc ngửi là 2 tâm tỷ thức.
8. Chức năng nếm (Sāyana), là phận sự biết cảnh vị. Có 2 thứ là 2 tâm thiệt thức.
9. Chức năng đụng (Phusana), tâm biết cảnh xúc. Có 2 tâm làm việc đụng là 2 tâm thân thức.
10. Chức năng tiếp thâu (Sampaṭicchana), là phận sự nhận giữ cảnh cho lộ tâm ngũ môn. Có 2 tâm làm việc tiếp thâu là 2 tâm tiếp thâu (tên gọi theo phận sự).
11. Chức năng quan sát (Santīrana), là phận sự thẩm tra đối tượng. Có 3 tâm làm việc quan sát là 3 tâm quan sát (tên gọi theo phận sự).
12. Chức năng phân đoán hay đoán định (Voṭṭhapana), là phận sự phân định tính chất của đối tượng. Có 1 tâm làm việc phân đoán là tâm khai ý môn.
13. Chức năng đổng lực (Javana), là phận sự xử lý đối tượng. Có 55 hoặc 87 tâm làm việc đổng lực là 12 tâm bất thiện, 21 hoặc 37 tâm thiện, 18 tâm tố trừ tâm khai môn, 4 hoặc 20 tâm siêu thế. Tâm đổng lực có chức năng rất quan trọng, chính những tâm đổng lực thiện và bất thiện sẽ tác thành nghiệp dị thời sanh quả dị thục, ngoại trừ đổng lực tố và đổng lực quả siêu thế là không thành nghiệp.
14. Chức năng na cảnh (Tadālambana), là phận sự xử lý cảnh dư khi lộ tâm có cảnh rất lớn, rất rõ. Có 11 tâm làm việc na cảnh là 3 tâm quan sát và 8 tâm đại quả. Mặc dù cũng có chức năng xử lý đối tượng như tâm đổng lực nhưng tâm na cảnh không thành nghiệp dị thời.
Mười bốn chức năng của thức khi hiện khởi trong một diễn trình tâm thì chỉ có 10 vị trí (hay gọi là sở thức - Viññānaṭhāna), và trình tự thứ lớp:
Tục sinh - hộ kiếp - khai môn - thấy hoặc nghe hoặc ngửi hoặc nếm hoặc đụng - tiếp thâu - quan sát - phân đoán - đổng lực - na cảnh - tử.
Tục sinh - hộ kiếp - tử là trình tự của tâm chủ quan trong đời sống.
Khai môn - ngũ thức - tiếp thâu - quan sát - phân đoán - đổng lực - na cảnh (có trường hợp chỉ là khai môn - đổng lực - na cảnh), đó là trình tự của tâm khách quan.
Mười bốn sự này trong sớ giải Thanh Tịnh Đạo gọi là thể trạng thức bình nhật (Viññāṇapavatti ākāra).
 




[483] Mười lăm hạnh của Đức Phật (Caraṇa):


1. Đầy đủ giới hạnh (Sīlasampadā)
2. Thu thúc lục căn (Indriyasaṃvara)
3. Tiết độ ẩm thực (Bhojanamattaññutā)
4. Tỉnh thức luôn khi (Jagariyānuyogo)
5. Có đức tin (Saddho)
6. Có tàm (Hirimā)
7. Có quý (Ottappī)
8. Đa văn (Bahussuto)9. Tinh cần (Āraddhaviriyo)
10. Trú niệm (Upaṭṭhitasati)
11. Có trí tuệ (Paññavā)
12. Chứng sơ thiền (Paṭhamajjhāna)
13. Chứng nhị thiền (Dutiyajjhāna)
14. Chứng tam thiền (Tatiyajjhāna)
15. Chứng tứ thiền (Catutthajjhāna).
Mười lăm hạnh này là pháp tánh của Đức Phật, một vị Phật là vị có hồng danh Minh Hạnh Túc (Vijjacaranasampanno), hạnh túc ở đây là đủ 15 hạnh tự nhiên như vậy.
Mười lăm hạnh này trong kinh còn gọi là Hữu học hạnh (Sekhapaṭipadā), là pháp hành của bậc hữu học để đạt đến giải thoát.
Trong mười lăm hạnh này, hạnh 2, 3, 4 gọi là Pháp hành bất vạy (Apaṇṇakapatipadā), hạnh 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 gọi là Diệu pháp (Saddhamma); hạnh 12, 13, 14, 15 gọi Pháp thiền (Jhāna).
.




[484] Mười sáu trí (Soḷasañāṇa) hay tuệ Minh Sát (Vipassanāñāṇa):


1. Tuệ phân biệt danh sắc (Nāmarūpaparicchedañāṇa), trí biết rõ cái gọi là chúng sanh chỉ gồm danh và sắc; đồng thời phân định được cái gì là danh cái gì là sắc.
2. Tuệ duyên đạt (Paccayapariggahañāṇa), trí biết rõ duyên khởi của danh sắc, biết rõ danh sắc có mặt do y tương sinh, hay do nghiệp sanh.
3. Tuệ phổ cập tướng (Sammasanañāṇa), trí biết rõ danh sắc có thực trạng vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng.
4-12. Xem chín tuệ quán [438].
13. Tuệ chuyển tộc (Gotrabhūñāṇa), trí khởi lên là giao điểm giữa phàm tánh và thánh tánh, đây vẫn còn là phàm trí.
14. Tuệ đạo (Maggañāṇa), thánh trí siêu thế có mãnh lực sát trừ phiền não.
15. Tuệ quả (Phalañāṇa), thánh trí siêu thế do thánh đạo sanh, có công năng chứng ngộ níp-bàn.
16. Tuệ phản khán (Paccavekkhanañāṇa), là trí dục giới của bậc đã đắc đạo quả quán xét lại các phiền não đã tuyệt trừ, quán xét lại đạo quả đã đắc, quán xét lại níp-bàn đã tỏ ngộ.
Trong 16 tuệ minh sát này, chỉ có tuệ đạo và tuệ quả là trí siêu thế; 14 tuệ minh sát còn lại là trí hiệp thế.
Việc trình bày 16 tuệ minh sát với tên gọi xếp thứ tự như vậy không có xuất xứ trong chánh tạng, mà do các vị Axàlê thiền sư đã truyền dạy bằng cách thu thập ý nghĩa từ bộ Vô Ngại Giải đạo (Paṭisambhidāmagga) và bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga).
.




[485] Mười sáu cấu uế của tâm (Cittūpakilesa)


1. Tham lam (Abhijjhā, visamalobha)
2. Sân hận (Byāpāda, dosa)
3. Phẫn nộ (Kodha)
4. Oán thù (Upanāha)
5. Phản phúc (Makkha)
6. Hiểm độc (Palāsa)
7. Ganh tỵ (Issā)
8. Bỏn xẻn (Macchariya)
9. Man trá (Māyā)
10. Xảo quyệt (Sātheyya)
11. Ương ngạnh (Thambha)
12. Hiếu tranh (Sārambha)
13. Ngã mạn (Māna)
14. Quá mạn (Atimāna)
15. Kiêu ngạo (Mada)
16. Cẩu thả (Pamāda).
.




[486] Mười tám giới, bản chất (Dhātu):


1. Nhãn giới (Cakkhudhātu), là thần kinh nhãn hay mắt.
2. Sắc giới (Rūpadhātu), là cảnh sắc, đối tượng của mắt.
3. Nhãn thức giới (Cakkhuviññāṇadhātu), là tâm nhãn thức, cái biết của mắt.

4. Nhĩ giới (Sotadhātu), là thần kinh nhĩ hay tai.
5. Thinh giới (Saddadhātu), là cảnh thinh, đối tượng của tai.
6. Nhĩ thức giới (Sotaviññāṇadhātu), là tâm nhĩ thức, cái biết của tai.

7. Tỷ giới (Ghānadhātu), là thần kinh tỷ hay mũi.
8. Khí giới (Gandhadhātu), là cảnh khí, đối tượng của mũi.
9. Tỷ thức giới (Ghānaviññāṇadhātu), là tâm tỷ thức, cái biết của mũi.

10. Thiệt giới (Jivhādhātu), là thần kinh thiệt hay lưỡi.
11. Vị giới (Rasadhātu), là cảnh vị, đối tượng của lưỡi.
12. Thiệt thức giới (Jivhāviññāṇadhātu), là tâm thiệt thức, cái biết của lưỡi.

13. Thân giới (Kāyadhātu), là thần kinh thân hay thân thể.
14. Xúc giới (Phoṭṭhabbadhātu), là cảnh xúc, đối tượng của thân.
15. Thân thức giới (Kāyaviññāṇadhātu), là tâm thân thức, cái biết của thân.

16. Ý giới (Manodhātu), là tâm môi giới cho sáu thức, gồm có 2 tâm tiếp thâu và tâm khai ngũ môn.
17. Pháp giới (Dhammadhātu), chính là pháp xứ, là những pháp thực tính có bản chất cá biệt vi tế, gồm 52 tâm sở, 16 sắc tế và níp-bàn. Pháp giới không phải là cảnh pháp (dhammārammaṇa), bởi cảnh pháp gồm cả 121 tâm, 12 sắc thô và chế định, còn pháp giới và pháp xứ thì hạn chế chi pháp.
18. Ý thức giới (Manoviññāṇadhātu), là những tâm ngoài ngũ song thức và 3 tâm ý giới. Có đến 108 ý thức giới.
 




[487] Hai mươi hai quyền (Indriya):


Quyền là khả năng trong một lĩnh vực, pháp nào có chức năng riêng, tính năng đặc biệt, pháp ấy gọi là quyền.
1. Nhãn quyền (Cakkhundriya), là chức năng bắt cảnh sắc, tức là thần kinh nhãn.
2. Nhĩ quyền (Sotindriya), là chức năng bắt cảnh thinh, tức là thần kinh nhĩ.
3. Tỷ quyền (Ghānindriya), là chức năng bắt cảnh khí, tức là thần kinh tỷ.
4. Thiệt quyền (Jivhindriya), là chức năng bắt cảnh vị, tức là thần kinh thiệt.
5. Thân quyền (Kāyindriya), là chức năng bắt cảnh xúc, tức là thần kinh thân.
6. Ý quyền (Manindriya), là chức năng biết cảnh hay nhận thức đối tượng, tức là tất cả tâm.

7. Nữ quyền (Itthindriya), là chức năng thể hiện tính cách của giống cái, tức là sắc nữ tính.
8. Nam quyền (Purisindriya), là chức năng thể hiện tính cách của giống đực, tức là sắc nam tính.
9. Mạng quyền (Jīvitindriya), là chức năng duy trì sự sống còn của danh pháp đồng sanh và sắc pháp, đây chỉ cho tâm sở mạng quyền, sắc mạng quyền.

10. Lạc quyền (Sukhindriya), là chức năng làm cho thân được cảm giác thoải mái, tức là tâm sở lạc thọ.
11. Khổ quyền (Dukkhindriya), là chức năng làm cho thân bị cảm giác khó chịu, tức là tâm sở khổ thọ.
12. Hỷ quyền (Somanassindriya), là chức năng làm cho tâm sảng khoái, tức là tâm sở hỷ thọ.
13. Ưu quyền (Domanassindriya), là chức năng làm cho tâm bực bội, tức là tâm sở ưu thọ.
14. Xả quyền (Upekkhindriya), là chức năng làm cho tâm có cảm giác thản nhiên, tức là tâm sở xả thọ.

15. Tín quyền (Saddhindriya), là chức năng thanh lọc, làm cho tâm trở nên trong sáng, tức là tâm sở tín.
16. Tấn quyền (Viriyindriya), là chức năng kích động, làm cho tâm hăng hái, tức là tâm sở cần.
17. Niệm quyền (Satindriya), là chức năng ghi nhớ, làm cho tâm chú ý đối tượng, tức là tâm sở niệm.
18. Định quyền (Samādhindriya), là chức năng tập trung, làm cho tâm trụ vào đối tượng, tức là tâm sở nhất hành.
19. Tuệ quyền (Paññindriya), là chức năng thẩm thấu, làm cho tâm sáng suốt biết cảnh, tức là tâm sở tuệ.

20. Tri vị tri quyền (Anaññataññassāmītindriya), là trí biết điều chưa từng biết, tức là trí sơ đạo, vì đây là thánh trí đầu tiên biết cảnh níp-bàn mà trí phàm phu chưa từng biết.
21. Dĩ tri quyền (Aññindriya), là trí biết cái đã từng biết, tức là trí hữu học từ sơ quả đến tứ đạo, trí hữu học này biết cảnh níp-bàn mà trí sơ đạo đã biết rồi.
22. Cụ tri quyền (Aññātāvindriya), là trí biết viên mãn, trí biết đầy đủ toàn diện về phương diện giải thoát. Đây là trí tứ quả hay thánh trí quả A-la-hán.
Hai mươi hai quyền này được trình bày và giải thích đầy đủ trong tạng Vi Diệu Pháp bộ Phân Tích (Vibhaṅga), cũng có trong 2 bộ sớ giải Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) và Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammatthasaṅgaha). Ở kinh tạng chỉ thấy trình bày trong Tương ưng bộ phẩm Tương ưng quyền (S.v.193-243), nhưng nói từng phần rải rác.
Hai mươi hai quyền này phân theo danh sắc như sau:
- Có 8 quyền thuộc sắc pháp là 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, và 9.
- Có 15 quyền thuộc danh pháp (6, 9, cho đến 22).
- Mạng quyền (số 9) thì gồm cả danh và sắc.
.




[488] Hai mươi tám sắc pháp (Rūpa):


Sắc pháp là pháp thực tính thuộc vật chất, sắc pháp là sắc uẩn (Rūpakhandha). Sắc pháp gồm 2 phần là 4 sắc đại hiển và 24 sắc y sinh.
4 sắc đại hiển (Mahābhūtarūpa):



1. Đất (Pathavī)
2. Nước (Āpo)
3. Lửa (Tejo)
4. Gió (Vāyo)
24 sắc y sinh (Upādārūpa):



1. Nhãn (Cakkhu)
2. Nhĩ (Sota)
3. Tỷ (Ghāna)
4. Thiệt (Jivhā)
5. Thân (Kāya)
(Năm sắc này gọi là sắc thần kinh).
6. Cảnh sắc (Rūpa)
7. Cảnh thinh (Sadda)
8. Cảnh khí (Gandha)
9. Cảnh vị (Rasa)
(Cảnh xúc: đất, lửa, gió thuộc sắc đại hiển. Bảy sắc này được gọi là sắc cảnh giới hay sắc đối tượng gocararūpa hay visayarūpa).
10. Sắc nữ tính (Itthatta)
11. Sắc nam tính (Purisatta)
(Hai sắc này được gọi là sắc tính hay sắc trạng thái - bhāvarūpa).
12. Sắc ý vật (Hadayavatthu)
(Sắc này cũng gọi là hadayarūpa - sắc trái tim; trong chánh tạng bộ Paṭṭhāna chỉ gọi sắc này là vatthu để nói đến sắc ý vật).
13. Sắc mạng quyền (Jīvitindriya). (Sắc này còn được gọi là jīvitarūpa - sắc mạng).
14. Sắc đoàn thực (Kabaliṅkārāhāra). (Sắc này còn được gọi là āhārarūpa - sắc vật thực).
15. Sắc hư không giới (Ākāsadhātu). (Sắc này còn được gọi là paricchedarūpa - sắc giao giới).
16. Sắc thân biểu tri (Kāyaviññatti)
17. Sắc khẩu biểu tri (Vacīviññatti)
(Hai sắc này gọi chung là sắc biểu tri viññattirūpa).
18. Sắc khinh (Lahutā)
19. Sắc nhu (Mudutā)
20. Sắc thích nghiệp (Kammaññatā)
(Ba sắc này gọi chung là sắc đặc biệt vikāra-rūpa).
21. Sắc sinh, tính tập (Upacaya)
22. Sắc tiến, thừa kế (Santati)
23. Sắc dị, lão mại (Jaratā)
24. Sắc diệt, vô thường (Aniccatā)
(Bốn sắc này gọi chung là sắc tướng hay sắc trạng thái - lakkhanarūpa)
Trong 28 sắc pháp, từ sắc đất cho đến sắc đoàn thực, gọi là 18 sắc thành tựu hay sắc rõ (Nipphannarūpa); từ sắc hư không cho đến sắc diệt, gọi là 10 sắc phi thành tựu hay sắc không rõ (Anipphannarūpa)
.




[489] Ba mươi mốt cõi (Bhūmi):


Cõi là lãnh vực sinh hoạt của chúng sanh, là chỗ nương sống của các loài hữu tình:
1. Cõi địa ngục (Niraya)
2. Cõi bàng sanh (Tiracchānayoni)
3. Cõi ngạ quỉ (Pittivisaya)
4. Cõi atula (Asurakāya)
Bốn cõi này gọi chung là cõi khổ hay đọa xứ (Apāyabhūmi).
5. Cõi nhân loại (Manussa)
6. Cõi tứ đại thiên vương (Catummahārājika)
7. Cõi đao lợi (Tāvatiṃsa, tettiṃsā)
8. Cõi dạ ma (Yāmā)
9. Cõi đâu suất (Tusita)
10. Cõi hóa lạc (Nimmānaratī)
11. Cõi tha hóa tự tại (Paranimmitavasavattī).
Bảy cõi này gọi chung là cõi vui dục giới, (Kāmasugatibhūmi). Bốn cõi khổ và bảy cõi vui dục giới này được gọi là 11 cõi dục giới (Kāmāvacara-bhūmi, hay kāmaloka).
12. Cõi Phạm chúng thiên (Brahmapārisajjā)
13. Cõi Phạm phụ thiên (Brahmapurohitā)
14. Cõi Đại phạm thiên (Mahābrahmā)
Ba cõi này gọi là cõi sơ thiền (Paṭhamajjhānabhūmi).
15. Cõi thiểu quang thiên (Parittābhā)
16. Cõi vô lượng quang thiên (Appamāṇābhā)
17. Cõi quang âm thiên (Ābhassarā)
Ba cõi này gọi là cõi nhị thiền (Dutiyajjhānabhūmi)
18. Cõi thiểu tịnh thiên (Parittasubhā)
19. Cõi vô lượng tịnh thiên (Appamāṇasubhā)
20. Cõi biến tịnh thiên (Subhakiṇhā)
Ba cõi này gọi là cõi tam thiền (Tatiyajjhānabhūmi).
21. Cõi quảng quả thiên (Vehapphalā)
22. Cõi vô tưởng thiên (Asaññīsatta)
23. Cõi vô phiền thiên (Avihā)
24. Cõi vô nhiệt thiên (Atappā)
25. Cõi thiện kiến thiên (Sudassana)
26. Cõi thiện hiện thiên (Sudassī)
27. Cõi sắc cứu cánh thiên (Akiniṭṭhā)
Bảy cõi này gọi là cõi tứ thiền (Catutthajjhānabhūmi). Riêng năm cõi từ vô phiền thiên đến sắc cứu cánh thiên được gọi là cõi tịnh cư (suddhāvāsa), là năm cõi của bậc thánh A-na-hàm sanh lên.
Ba cõi sơ thiền, ba cõi nhị thiền, ba cõi tam thiền và bảy cõi tứ thiền, gọi chung là 16 cõi sắc giới, (Rūpāvācarabhūmi, hay rūpaloka).
28. Cõi không vô biên xứ (Ākāsānañcāyatanabhūmi).
29. Cõi thức vô biên xứ (Viññāṇañcāyatanabhūmi).
30. Cõi vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatanabhūmi)
31. Cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi).
Bốn cõi này được gọi là cõi vô sắc giới (Arūpāvacarabhūmi hay arūpaloka).
Các bậc thánh không có mặt trong cõi vô tưởng và bốn cõi khổ.
Hạng phàm phu và hai bậc hữu học thấp không có mặt trong năm cõi tịnh cư.
Hai mươi mốt cõi phàm vui hữu tâm đều có mặt các hạng phàm và thánh.
Trong trường bộ kinh trình bày sanh vức của loài hữu tình chỉ có 5 cõi là địa ngục, bàng sanh, ngạ quỉ, nhân loại và thiên giới. Cõi thiên giới ở đây gồm cả cõi chư thiên dục giới, cõi phạm thiên sắc giới và cõi phạm thiên vô sắc giới. Sở dĩ trong 5 sanh vức thiếu Atula vì Atula được kể chung vào cõi ngạ quỉ (theo chú giải của Itivuttaka).
Trong 5 sanh vức ấy, địa ngục, bàng sanh, ngạ quỉ là khổ cảnh, nhân loại và thiên giới là nhàn cảnh.
.




[490] Ba mươi hai tướng đại nhân (Mahāpurisalakkhaṇa):


Người có 32 đại nhân tướng này chỉ có hai hạng là bậc Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddho) và vua Chuyển Luân Vương (Cakkavattirājā).
1. Lòng bàn chân bằng phẳng.
2. Dưới lòng bàn chân có chỉ hiện ra hình bánh xe với đầy đủ các bộ phận, vành xe, đùm xe và 1000 căm xe.
3. Gót chân thon dài.
4. Ngón tay ngón chân suông dài.
5. Tay chân mềm mại.
6. Tay chân có chỉ giăng như màn lưới.
7. Mắt cá chân dáng như vỏ sò.
8. Ống chân thon thả như chân hươu.
9. Cánh tay dài có thể đứng thẳng người mà sờ tới gối.
10. Ngọc hành ẩn kín trong bọc da.
11. Da màu sáng như vàng ròng.
12. Da thật láng mịn, bụi bặm không bám.
13. Mỗi lỗ chân lông mọc chỉ một sợi lông.
14. Lông mọc hướng về phía trên, các lông màu xanh đen và ngọn xoáy tròn theo chiều phải.
15. Thân hình ngay thẳng như thân phạm thiên.
16. Trên thân bảy chỗ thịt đầy đặn không khuyết lõm; bảy chỗ là cổ, 2 lưng bàn tay, 2 lưng bàn chân, 2 vai.
17. Nửa thân trên tựa như mình sư tử hẩu.
18. Lưng bằng phẳng.
19. Thân cân đối như cây bàng, thân cao bằng sải tay và sải tay dài bằng thân.
20. Vị giác nhạy bén, lưỡi dễ dàng hấp thụ hương vị thức ăn.
21. Cần cổ tròn trịa, thẳng đều.
22. Cằm tròn như cằm sư tử.
23. Có 40 cái răng, mỗi hàm 20 cái.
24. Răng mọc đều và bằng, không có cao thấp.
25. Răng mọc khít khao, không hở.
26. Bốn cái răng nhọn thật trắng sạch .
27. Lưỡi rộng và dài.
28. Tiếng nói trong và ấm, rõ ràng như tiếng nói phạm thiên, hay như tiếng chim Karavika.
29. Tròng mắt đen huyền.
30. Lông mi dài mịn như mi mắt con bê.
31. Giữa đôi lông mày có chùm lông trắng mềm như bông.
32. Đầu có nhục kế, xương đỉnh đầu nổi vung lên trông như đội mão.
.



[491] Ba mươi bảy phẩm bồ-đề (Bodhipakkhiyadhamma):
Gồm có bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm quyền, năm lực, bảy giác chi, tám thánh đạo. Xem [383]. Bảy nhóm pháp đảng giác.
[492] Ba mươi tám điều kiết tường (Maṅgala) pháp đưa đến sự hạnh phúc, pháp an lành, cũng gọi là điều lành cao thượng (Uttamamaṅgala hay maṅgalamuttama):


Ba mươi tám điều kiết tường này được Đức Phật thuyết thành 10 bài kệ (Gāthā) trong bài kinh (Maṅgalasutta):
Bài kệ 1



1. Không thân cận kẻ ngu (Asevanā ca balānaṃ)
2. Thân cận bậc hiền trí (Paṇḍitānaṃ ca sevanā)
3. Cúng dường bậc đáng cúng (Pūjā ca pūjaniyānaṃ)
Bài kệ 2



4. Cư trú chỗ thích đáng (Paṭirūpadesavāso)
5. Đã từng tạo phước báu (Pubbe ca katapuññatā)
6. Tự lập trường chân chánh (Attasammāpa-nidhi).
Bài kệ 3



7. Có học rộng đa văn (Bāhusaccañca)
8. Có nghề nghiệp tinh thục (Sippañca)
9. Khéo tuân thủ luật lệ (Vinayo ca susikkhito)
10. Lời nói thuộc thiện ngôn (Subhāsitā ca yā vācā).
Bài kệ 4



11. Phụng dưỡng mẹ cha (Mātāpitu upaṭṭhānaṃ)
12. Tiếp độ con (Puttassa saṅgaho)
13. Tiếp độ vợ (Dārassa saṅgaho)
14. Làm việc không tắc trách (Anākulā ca kammantā).
Bài kệ 5



15. Bố thí xả tài (Dānañca)
16. Thực hành thiện pháp (Dhammacariyā)
17. Tiếp độ quyến thuộc (Ñātakānañca saṅgaho)
18. Tạo nghiệp vô tội (Anavajjāni kammāni)
Bài kệ 6



19. Kiêng tránh điều ác (Āratī viratī pāpā)
20. Cai nghiện rượu chè (Majjapaṇā ca saññamo)
21.Không dể duôi thiện pháp (Appamādo ca dhammesu)
Bài kệ 7



22. Kính trọng người (Gāravo ca)
23. Sống khiêm tốn (Nivāto ca)
24. Sống tri túc (Santuṭṭhī ca)
25. Biết tri ân (Kataññū)
26. Nghe pháp đúng thời (Kālena dhammassavanaṃ).
Bài kệ 8



27. Kham nhẫn (Khantī ca)
28. Dễ dạy (Sovacassatā)
29. Diện kiến bậc sa môn (Samaṇānañca dassanaṃ)
30. Luận pháp đúng thời (Kālena dhammasā kacchā).
Bài kệ 9



31. Sống khắc kỷ (Tapo ca)
32. Sống phạm hạnh (Brahmacariyañca)
33. Tỏ ngộ thánh đế (Ariyasaccāna dassanaṃ)
34. Tác chứng níp-bàn (Nibbānasacchikiriyā ca)
Bài kệ 10



35. Tâm không động khi va chạm pháp đời (Phuṭṭhassa lokadhammehi cittaṃ yassa na kampati)
36. Tâm không sầu (Asokaṃ)
37. Tâm vô nhiễm (Virāgaṃ)
38. Tâm tự tại (Khemaṃ).
Ba mươi tám điều kiết tường này nếu được thực hành theo sẽ thắng hoá trong mọi nơi, và sẽ được an lành trong mọi hoàn cảnh. Đó là pháp kiết tường tối thượng ở đời.
.




[493] Bốn mươi nghiệp xứ (Kammaṭṭhāna), đề mục thiền, án xứ cho việc tu thiền chỉ:


- 10 đề mục biến xứ (Kasina), xem [444].
- 10 đề mục bất mỹ (Asubha), xem [464].
- 10 đề mục tùy niệm (Anussati), xem [463].
- 4 đề mục phạm trú (Brahmavihāra), xem [212].
- 1 đề mục tưởng nhàm chán vật thực (Āhāra paṭikūlasaññā), là suy tưởng tính chất đáng nhờm gớm trong thức ăn do quá trình hình thành cho đến tiêu hóa và thải ra.
- 1 đề mục phân định bốn chất (Catudhātuvavaṭṭhāna), là xác định trong thân này có bốn đại, cái gì thuộc về đất, cái gì thuộc về nước, cái gì thuộc về lửa, cái gì thuộc về gió.
- 4 đề mục vô sắc (Arūpa), gồm có đề mục "Không vô biên xứ" (Khái niệm hư không là không giới hạn), đề mục "Thức vô biên xứ" (Khái niệm tâm thức là không giới hạn), đề mục "Vô sở hữu xứ" (Khái niệm phủ nhận sự vô biên của hư không và tâm thức), đề mục "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" (Khái niệm vừa phủ nhận vừa chấp nhận sự có mặt của tâm thức).
Sự phân định đề mục theo sự tu thiền, xin xem [117] ba sự tu tiến. Sự phân định đề mục theo cá tính, xem [356] sáu cá tính.
.




[494] Năm mươi hai tâm sở (Cetasika):


Tâm sở hay sở hữu tâm là những thuộc tính của tâm, luôn luôn đồng sanh - đồng diệt - đồng biết cảnh với tâm, gọi là pháp tương ưng tâm.
1. Xúc (Phassa)
2. Thọ (Vedanā)
3. Tưởng (Saññā)
4. Tư (Cetanā)
5. Nhất hành (Ekaggatā)
6. Mạng quyền (Jīvitindriya)
7. Tác ý (Manasikāra)
Bảy tâm sở này gọi chung là tâm sở biến hành (Sabbacittasādhāraṇacetasika)

8. Tầm (Vitakka)
9. Tứ (Vicāra)
10. Thắng giải (Adhimokkha)
11. Cần (Viriya)
12. Hỷ (Pīti)
13. Dục (Chanda)
Sáu tâm sở này gọi là tâm sở biệt cảnh (Pakiṇṇaka-cetasika).
Bảy tâm sở biến hành và sáu tâm sở biệt cảnh gồm lại gọi là 13 tâm sở tợ tha (Aññasamāna-cetasika).
14. Si (Moha)
15. Vô tàm (Ahirika)
16. Vô quý (Anottappa)
17. Phóng dật (Uddhacca)
Bốn tâm sở này được gọi là tâm sở bất thiện biến hành (Sabbākusalasadhāraṇa-cetasika). Cũng gọi nhóm 4 tâm sở này là tâm sở si phần (Mocatuka-cetasika).
18. Tham (Lobha)
19. Tà kiến (Diṭṭhi)
20. Kiêu mạn (Māna)
Ba tâm sở này gọi là nhóm tham phần (Lotika-cetasika).
21. Sân (Dosa)
22. Tật (Issā)
23. Lận (Macchariya)
24. Hối (Kukkucca)
Bốn tâm sở này gọi là nhóm sân phần (Docatuka-cetasika).
25. Hôn trầm (Thīna)
26. Thụy miên (Middha)
Hai tâm sở này gọi là nhóm hôn phần (Thīduka-cetasika).
27. Hoài nghi (Vicikicchā)
Mười tâm sở kể từ tham phần, sân phần, hôn phần và hoài nghi, được gọi là những tâm sở bất thiện biệt cảnh (Pakiṇṇakākusala-cetasika).
Bốn tâm sở bất thiện biến hành và mười tâm sở bất thiện biệt cảnh gộp chung gọi là 14 tâm sở bất thiện (Akusala-cetasika).
28. Tín (Saddhā)
29. Niệm (Sati)
30. Tàm (Hiri)
31. Quý (Ottappa)
32. Vô tham (Alobha)
33. Vô sân (Adosa)
34. Trung hòa (Tatramajjhattatā)
35. Tịnh thân (Kāyapassaddhi)
36. Tịnh tâm (Cittapassaddhi)
37. Khinh thân (Kāyalahutā)
38. Khinh tâm (Cittalahutā)
39. Nhu thân (Kāyamudutā)
40. Nhu tâm (Cittamudutā)
41. Thích thân (Kāyakammaññatā)
42. Thích tâm (Cittakammaññatā)
43. Thuần thân (Kāyapāguññatā)
44. Thuần tâm (Cittapāguññatā)
45. Chánh thân (Kāyujukatā)
46. Chánh tâm (Cittujukatā)
Mười chín tâm sở này được gọi là tâm sở tịnh hảo biến hành (Sobhaṇasādhāraṇa-cetasika)
47. Chánh ngữ (Sammāvācā)
48. Chánh nghiệp (Sammākammanta)
49. Chánh mạng (Sammā-ājīva)
Ba tâm sở này được gọi là tâm sở giới phần hay ngăn trừ phần (Viratī-cetasika)
50. Bi (Karuṇā)
51. Tùy hỷ (Muditā)
Hai tâm sở này được gọi là tâm sở vô lượng phần (Appamaññā-cetasika).
52. Tuệ quyền (Paññindriya)
Tâm sở này cũng gọi là tâm sở vô si (Amoha-cetasika), hoặc thường gọi là tâm sở trí tuệ (Paññā-cetasika).
Tâm sở giới phần, vô lượng phần và tuệ quyền, gọi là 6 tâm sở tịnh hảo biệt cảnh (Pakiṇṇakasobhana-cetasika).
Mười chín tâm sở tịnh hảo biến hành và sáu tâm sở tịnh hảo biệt cảnh, gộp chung gọi là 25 tâm sở tịnh hảo (Sobhaṇa-cetasika).
 




[495] Tám mươi phụ tướng (Anubyañjanā) nét đẹp của Đức Phật:


1. Tóc đen và mượt.
2. Tóc có mùi thơm tự nhiên.
3. Hương tóc luôn thơm tỏa.
4. Tóc xoắn tròn.
5. Tóc luôn luôn xoắn về bên phải.
6. Tóc mịn màng.
7. Tóc mọc không bị rối.
8. Tóc thuần màu đen, không bị hoe hay bạc, dù lúc tuổi già.
9. Tóc lông của Phật luôn luôn mọc ép sát, không dựng lên như người thường.
10. Lông trên thân ngài có màu xanh đen.
11. Các sợi lông đều dài bằng nhau.
12. Lông mọc trật tự không nghiêng ngả.
13. Đôi lông mày của ngài cong hình cánh cung.
14. Đuôi lông mày kéo dài đến tận đuôi mắt.
15. Lông mày lớn và đậm.
16. Lông mày mọc thứ lớp xếp lên nhau.
17. Lông mày rất mịn.
18. Răng sạch sẽ tự nhiên không cáu bợn.
19. Răng trắng bóng như xà cừ.
20. Bốn răng nhọn tròn và sạch.
21. Răng trơn láng, không có dấu hằn khuyết.
22. Da thịt của ngài luôn luôn mát
23. Da thịt của ngài luôn luôn căng đầy, không có nếp nhăn dù ở chạn tuổi nào.
24. Làn da của ngài trơn láng đến mức bụi bặm không bám dính được.
25. Tròng mắt của ngài có năm đồng tử (con ngươi) với năm màu trong suốt (thị lực cực mạnh có thể nhìn thấy một hạt mè ở cách xa 1 do tuần dù trong đêm tối).
26. Hai hố mắt rộng và dài bằng nhau.
27. Lỗ tai trong tròn đều.
28. Vành tai dài và đẹp như cánh sen.
29. Sống mũi cao và thẳng.
30. Cánh mũi kiểu dáng thanh tú.
31. Lưỡi mềm mại và đỏ thắm.
32. Lưỡi có kiểu dáng đẹp nhất.
33. Hơi thở của ngài rất nhẹ nhàng.
34. Đôi môi đều đặn và luôn tươi thắm
35. Đôi môi ngài lúc nào cũng hàm tiếu.
36. Miệng ngài luôn có mùi thơm của hoa sen.
37. Vầng trán ngài rộng cân đối.
38. Trán của ngài là kiểu trán đẹp nhất.
39. Khuôn mặt ngài thon thả một cách cân đối, không mập, không ốm.
40. Lưỡng quyền đầy đặn nhưng khuất kín .
41. Lưỡng quyền của ngài là kiểu lưỡng quyền đẹp nhất.
42. Đầu của ngài trông như chiếc tán lọng bằng ngọc.
43. Nhục kế (đỉnh đầu) phát sáng cả ngày đêm.
44. Ngũ quan của ngài rất thanh khiết.
45. Eo lưng rõ rệt, bụng thót không xệ.
46. Lỗ rún tròn trịa tuyệt đối.
47. Trên da bụng có nếp da xoáy tròn về bên phải.
48. Tay chân ngài đầy đặn tròn trịa.
49. Các ngón tay chân của ngài sáng ánh.
50. Các ngón tay chân thon dài đều đặn.
51. Các ngón tay chân dáng đẹp như được thợ điêu khắc trau chuốt.
52. Các móng tay chân có màu hồng.
53. Các đầu móng tay chân thẳng vút tự nhiên không gãy quặp.
54. Bề mặt móng tay chân nổi tròn bóng láng không bì lằn khuyết.
55. Đầu gối tròn trịa không lộ xương ra dù ở tư thế nào.
56. Bắp chân trông giống như cây chuối vàng, thẳng ngay một cách hoàn chỉnh.
57. Đôi chân bằng nhau tuyệt đối, không chênh lệch lớn nhỏ cao thấp dù chỉ một li.
58. Cánh tay ngài co duỗi uyển chuyển như vòi voi Erāvaṇa của Đế Thích cưỡi.
59. Các đường chỉ tay luôn đỏ hồng.
60. Đường chỉ tay sâu đậm.
61. Đường chỉ tay, đường nào ra đường đó, kéo dài không đứt quãng.
62. Đường chỉ tay chạy thẳng, không gẫy chấp.
63. Ngài có thân tướng nam nhân hoàn hảo, không có một bộ phận hay một cử chỉ nào giống nữ giới.
64. Các bộ phận thân thể của ngài đều tuyệt hảo đến mức độ nhìn tưởng đến pho tượng thẩm mỹ.
65. Trên thân ngài, thịt da được phân bố thích hợp từng chỗ, không thiếu không thừa.
66. Toàn thân ngài không hề có một nốt ruồi hay dấu tàn nhang, dù nhỏ.
67. Thân thể ngài hoàn toàn cân đối.
68. Thân lực (sức mạnh của thân) của Đức Phật bằng sức 10 con voi Chaddanta. Theo chú giải, sức 1 con voi Chaddanta bằng 10 con voi Uposatha, 1 con voi Uposatha bằng 10 con voi Hema, 1 con voi Hema bằng 10 con voi Maṅgala, 1 con voi Maṅgala bằng 10 con voi Gandha, 1 con voi Gandha bằng 10 con voi Piṅgala, 1 con voi Piṅgala bằng 10 con voi Tamaba, 1 con voi Tamaba bằng 10 con voi Paṇḍhara, 1 con voi Paṇḍhara bằng 10 con voi Gaṅgeyya, 1 con voi Gaṅgeyya bằng 10 con voi Kālāvaka, 1 con voi Kālāvaka bằng 10 con voi thường.
69. Báu thân của Đức Phật luôn luôn có vầng sáng tỏa ra trừ khi ngài muốn giấu kín.
70. Thân ngài tự nhiên có hào quang do phước, không phải do thần thông.
71. Thân ngài luôn luôn sung mãn tươi mát dù ở chạn tuổi già.
72. Thân ngài luôn luôn tinh khiết.
73. Thân ngài có mùi thơm tự nhiên.
74Ṭhân ngài không hề có chỗ thô cứng, chai sượng.
75.Khắp châu thân ngài được phủ kín bởi những lông tơ mịn.
76. Khi ngài bước đi, luôn luôn nhấc chân phải trước.
77. Ngài có dáng đi đường bệ kỳ vĩ như voi chúa.
78. Ngài có dáng đi hiên ngang oai dũng như sư tử chúa.
79. Ngài có dáng đi nhẹ nhàng thanh thoát như con hạc chúa.
80. Ngài có dáng đi uy nghiêm chậm rãi như con bò chúa.
.




[496] Tám mươi chín tâm (Citta):


Tâm là sự biết cảnh, nhận thức đối tượng; tâm là thành phần thức uẩn, một trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức), tâm là một trong bốn pháp chân đế Paramatthasacca (Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Níp-bàn). Tâm có nhiều tên gọi khác nữa như mano (ý), viññāṇā (thức), mānasa (tâm địa), hadaya (tâm tạng), paṇḍara (bạch tịch)... tùy theo chỗ dùng mà gọi.
Tâm nói hẹp có 89 thứ, nói rộng có đến 121 thứ; được phân thành 5 nhóm như sau:
I- Tâm bất thiện (Akusalacitta), gồm 12 thứ


I.1. Tám tâm tham (Lobhamūlacitta) là:

a) Tâm câu hành hỷ hợp tà kiến vô trợ (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
b) Tâm câu hành hỷ hợp tà kiến hữu trợ (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhāri kaṃ).
c) Tâm câu hành hỷ ly tà kiến vô trợ (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).

d) Tâm câu hành hỷ ly tà kiến hữu trợ (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).

e) Tâm câu hành xả hợp tà kiến vô trợ (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).

f) Tâm câu hành xả hợp tà kiến hữu trợ (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ)

g) Tâm câu hành xả ly tà kiến vô trợ (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).

h) Tâm câu hành xả ly tà kiến hữu trợ (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
I2. Hai tâm sân căn (Dosamūlacitta):


a) Tâm câu hành ưu hợp phẫn nộ vô trợ (Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
b) Tâm câu hành ưu hợp phẫn nộ hữu trợ (Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
I.3 Hai tâm si căn (Mohamūlacitta):


a) Tâm câu hành xả hợp hoài nghi (Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ).
b) Tâm câu hành xả hợp phóng dật (Upekkhā sahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ).
II- Tâm vô nhân (Ahetukacitta) gồm 18 thứ:


II.1. Bảy tâm quả bất thiện (Akusalavipākacitta):

a) Nhãn thức câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ cakkhuviññāṇaṃ).
b) Nhĩ thức câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ).
c) Tỷ thức câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ).
d) Thiệt thức câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ).
e) Thân thức câu hành khổ (Dukkhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ).
f) Tâm tiếp thâu câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ).
g) Tâm quan sát câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ).
II2. Tám quả thiện vô nhân (Kusalavipāka ahetukacitta):


a) Nhãn thức câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ cakkhuviññāṇaṃ).
b) Nhĩ thức câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ).
c) Tỷ thức câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ).
d) Thiệt thức câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ).
e) Thân thức câu hành lạc (Sukhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ).
f) Tâm tiếp thâu câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ).
g) Tâm quan sát câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ).
h) Tâm quan sát câu hành hỷ (Somanassasahagataṃ santīraṇacittaṃ).
II3. Ba tâm tố vô nhân (Ahetukakiriyācitta):


a) Tâm khai ngũ môn câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ pañcadvārāvajjanacittaṃ).
b) Tâm khai ý môn câu hành xả (Upekkhāsahagataṃ manodvārāvajjanacittaṃ).
c) Tâm sinh tiếu câu hành hỷ (Somanassasahagataṃ hasituppādacittaṃ).
12 tâm bất thiện và 18 tâm vô nhân gộp lại gọi là 30 tâm vô tịnh hảo (Asobhanacitta).
III- Tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacarasobhanacitta) gồm 24 thứ:


III.1. Tám tâm thiện dục giới hữu nhân (Sahetukakāmāvacarakusalacitta), cũng gọi là tâm đại thiện (Mahākusalacitta):

a) Tâm câu hành hỷ hợp trí vô trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
b) Tâm câu hành hỷ hợp trí hữu trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
c) Tâm câu hành hỷ ly trí vô trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
d) Tâm câu hành hỷ ly trí hữu trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
e) Tâm câu hành xả hợp trí vô trợ (Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
f) Tâm câu hành xả hợp trí hữu trợ (Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
g) Tâm câu hành xả ly trí vô trợ (Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
h) Tâm câu hành xả ly trí hữu trợ (Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
III2. Tám tâm quả dục giới hữu nhân hay tâm quả (Sahetukakāmāvacaravipākacitta), cũng gọi là tâm đại quả (Mahāvipākacitta):


a) Tâm câu hành hỷ hợp trí vô trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ)
... Tám tâm này có tên gọi cũng giống như tâm đại thiện.
III3. Tám tâm tố dục giới hữu nhân đại tố (Sahetukakāmāvacarakiriyācitta), cũng gọi là tâm đại tố (Mahākiriyācitta):


a) Tâm câu hành hỷ hợp trí vô trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
... Tám tâm tố này có tên gọi cũng giống như tâm đại thiện.
(30 tâm vô tịnh hảo và 24 tâm tịnh hảo dục giới, tịnh hảo gộp lại gọi là 54 tâm dục giới Kāmāvacaracitta).
IV- Tâm sắc giới (Rūpāvacarakusalacitta) gồm 15 thứ:


IV.1. Năm tâm thiện sắc giới (Rūpāvacarakusalacitta):

a) Tâm thiện sơ thiền câu hữu tầm tứ hỷ lạc định (Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhānakusalacittaṃ).
b) Tâm thiện nhị thiền câu hữu tứ hỷ lạc định (Vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānakusalacittaṃ).
c) Tâm thiện tam thiền câu hữu hỷ lạc định (Pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānakusalacittaṃ).
d) Tâm thiện tứ thiền câu hữu lạc định (Sukhekaggatāsahitaṃ catutthajjhānakusalacittaṃ).
e) Tâm thiện ngũ thiền câu hữu xả định (Upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānakusalacittaṃ).
IV2. Năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacaravipākacitta):


a) Tâm quả sơ thiền câu hữu tầm tứ hỷ lạc định (Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhānavipākacittaṃ).
b) Tâm quả nhị thiền câu hữu tứ hỷ lạc định (Vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānavipākacittaṃ).
c) Tâm quả tam thiền câu hữu hỷ lạc định (Pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānavipākacittaṃ).
d) Tâm quả tứ thiền câu hữu lạcđịnh (Sukhekaggatāsahitaṃ catutthajjhānavipākacittaṃ).
e) Tâm quả ngũ thiền câu hữu xả định (Upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānavipākacittaṃ).
IV3. Năm tâm tố sắc giới (Rūpāvacarakiriyācitta):


a) Tâm tố sơ thiền câu hữu tầm tứ hỷ lạc định (Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhā nakiriyācittaṃ).
b) Tâm tố nhị thiền câu hữu tứ hỷ lạc định (Vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānakiriyā cittaṃ).
c) Tâm tố tam thiền câu hữu hỷ lạc định (Pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānakiriyā cittaṃ)
d) Tâm tố tứ thiền câu hữu lạc định (Sukhekag gatāsahitaṃ catutthajjhānakiriyā cittaṃ).
e. Tâm tố ngũ thiền câu hữu xả định (Upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānakiriyācittaṃ).
V- Tâm vô sắc giới (Arūpāvacaracitta), gồm 12 thứ:


V.1. Bốn tâm thiện vô sắc giới (Arūpāvacarakusalacitta):

a) Tâm thiện không vô biên xứ (Ākāsānañcā yatanakusalacittaṃ).
b) Tâm thiện thức vô biên xứ (Viññāṇañcā yatanakusalacittaṃ).
c) Tâm thiện vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatanakusalacittaṃ).
d) Tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānāsaññāyatanakusalacittaṃ).
V.2. Bốn tâm quả vô sắc giới (Arūpāvacaravipākacitta):


a) Tâm quả không vô biên xứ (Ākāsānañcā yatanavipākacittaṃ).
b) Tâm quả thức vô biên xứ (Viññāṇañcāyatanavipākacittaṃ).
c) Tâm quả vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatanavipākacittaṃ).
d) Tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānāsaññāyatanavipākacittaṃ).
V.3. Bốn tâm tố vô sắc giới (Arūpāvacarakiriyā citta):


a) Tâm tố không vô biên xứ (Ākāsānañcā yatanakiriyācittaṃ).
b) Tâm tố thức vô biên xứ (Viññāṇañcāyatanakiriyācittaṃ).
c) Tâm tố vô sở hữu xứ (Ākiñcaññā yatanakiriyācittaṃ).
d) Tâm tố phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānāsaññāyatanakiriyācittaṃ).
(15 tâm sắc giới và 12 tâm vô sắc giới gộp lại gọi là 27 tâm đáo đại - mahaggatacitta).
(54 tâm dục giới và 27 tâm đáo đại gộp lại gọi là 81 tâm hiệp thế - lokiyacitta).
VI- Tâm siêu thế (Lokuttara), gồm có 8 hoặc 40 thứ:


VI.1. Bốn hoặc hai mươi tâm đạo (Maggacitta), còn gọi là thiện siêu thế:

a) Tâm đạo Dự lưu (Sotāpattimaggacittaṃ) hay sơ đạo (paṭhamamagga). Tính rộng theo bậc thiền thì có 5 là sơ đạo sơ thiền, sơ đạo nhị thiền, sơ đạo tam thiền, sơ đạo tứ thiền và sơ đạo ngũ thiền.
b) Tâm đạo Nhất lai (Sakadāgāmimaggacittaṃ) hay nhị đạo (dutiyamagga). Tính rộng theo bậc thiền thì có 5 là nhị đạo sơ thiền, nhị đạo nhị thiền, nhị đạo tam thiền, nhị đạo tứ thiền và nhị đạo ngũ thiền.
c) Tâm đạo Bất lai (Anāgāmimaggacittaṃ) hay tam đạo (tatiyamagga). Tính rộng theo bậc thiền thì có 5 là tam đạo sơ thiền, tam đạo nhị thiền, tam đạo tam thiền, tam đạo tứ thiền và tam đạo ngũ thiền.
d) Tâm đạo Alahán (Arahattamaggacittaṃ) hay tứ đạo (catutthamagga). Tính rộng theo bậc thiền thì có 5 là tứ đạo sơ thiền, tứ đạo nhị thiền, tứ đạo tam thiền, tứ đạo tứ thiền và tứ đạo ngũ thiền.
VI2. Bốn hoặc hai mươi tâm quả (Phalacitta), còn gọi là quả siêu thế (Lokuttaravipākacitta):


a) Tâm quả Dự lưu (Sotāpattiphalacittaṃ) hay sơ quả (paṭhamaphala). Tính rộng theo bậc thiền thì có 5 là sơ quả sơ thiền, sơ quả nhị thiền, sơ quả tam thiền, sơ quả tứ thiền, sơ quả ngũ thiền.
b) Tâm quả Nhất lai (Sakadāgāmiphalacittaṃ) hay nhị quả (dutiyaphala). Tính rộng theo bậc thiền thì có 5 là nhị quả sơ thiền, nhị quả nhị thiền, nhị quả tam thiền, nhị quả tứ thiền, nhị quả ngũ thiền.
c) Tâm quả Bất lai (Anāgāmiphalacittaṃ) hay tam quả (tatiyaphala). Tính rộng theo bậc thiền thì có 5 là tam quả sơ thiền, tam quả nhị thiền, tam quả tam thiền, tam quả tứ thiền, tam quả ngũ thiền.
d) Tâm quả Alahán (arahattaphalacittaṃ) hay tứ quả (catutthaphala). Tính rộng theo bậc thiền thì có 5 là tứ quả sơ thiền, tứ quả nhị thiền, tứ quả tam thiền, tứ quả tứ thiền, tứ quả ngũ thiền.
(81 tâm hiệp thế và 8 hoặc 40 tâm siêu thế gộp lại gọi là 89 hoặc 121 tâm, như vậy tâm có 89 hoặc 121 thứ là bởi tâm siêu thế hẹp có 8 thứ, rộng có 40 thứ).
.




[497] Một trăm lẻ tám ái (Taṇhā):


Ái được kể có 108, không phải là nêu ra thứ lớp, mà tính nhân rộng mới ra con số này.
Trước hết là lấy sáu thân ái (taṇhākāya), tức sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái và pháp ái (Vbh. 944).
Có trường hợp thân ái đó chỉ là ái nhiễm bình thường gọi là dục ái, có trường hợp thân ái sanh khởi đi kèm với thường kiến đó gọi là hữu ái, có trường hợp thân ái sanh khởi đi kèm với đoạn kiến, thì gọi là phi hữu ái. Như vậy 6 thân ái nhân 3 trường hợp thành 18 ái.
Mười tám ái này lại tính theo hai khía cạnh, nội thân (ajjhattika) và ngoại thân (bahiddhā), thành ra 36 ái.
Ba mươi sáu ái này lại tính theo 3 thời quá khứ, hiện tại và vị lai, thành ra 108 ái.
 



Một trăm lẻ tám ái còn được tính theo cách khác nữa.
Lấy 18 ái du (taṇhāvicarita) nương nội uẩn cộng với 18 ái du (taṇhāvicarita) nương ngoại uẩn (Vbh. 393), thành ra 36 ái.
Lấy 36 ái đó nhân cho 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai, thì có được 108 ái.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.1/2/2015.