Tuesday 10 May 2016

CHƯƠNG BỐN: TƯƠNG ƯNG NHẬP
I. CON MẮT (S.iii,225)
1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác. Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác. Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4) – Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5) Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ và những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6) Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.
II. SẮC
(Như kinh trên, chỉ thế sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp bằng nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý).
III. THỨC
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).
IV. XÚC
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).
V. THỌ
(Như kinh trên, chỉ thế vào thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh).
VI. TƯỞNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng).
VII. TƯ
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư).
VIII. ÁI
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái).
IX. GIỚI
(Như kinh trên, chỉ thế vào địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới).
X. UẨN (S.iii,227)
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn).
CHƯƠNG NĂM: TƯƠNG ƯNG SANH
I. MẮT (Tạp 13, Đại 2,90c) (S.iii,228)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo, sự sanh, sự trú, sự thành, sự xuất hiện của mắt là sự sanh của khổ, sự trú của bệnh hoạn, sự xuất hiện của già chết.
4-8) Sự sanh, sự trú, sự thành, sự xuất hiện của tai... của mũi... của lưỡi... của thân... của ý là sự sanh của khổ, sự trú của bệnh hoạn, sự xuất hiện của già chết.
9) Sự diệt, sự lắng dịu, sự chấm dứt của sắc là sự diệt của khổ, sự lắng dịu của bệnh hoạn, sự chấm dứt của già chết.
10-14) Sự diệt, sự lắng dịu, sự chấm dứt của tai... của mũi... của lưỡi... của thân... của ý là sự diệt của khổ, sự lắng dịu của bệnh hoạn, sự chấm dứt của già chết.
II. SẮC
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
III. THỨC
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).
IV. XÚC
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).
V. THỌ
(Như kinh trên, chỉ thế vào thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh).
VI. TƯỞNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng).
VII. TƯ
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư).
VIII. ÁI
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái).
IX. GIỚI
(Như kinh trên, chỉ thế vào địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới).
X. UẨN (S.iii,231)
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn).
CHƯƠNG SÁU: TƯƠNG ƯNG PHIỀN NÃO
I. CON MẮT (S.iii,232)
1-2) Nhân duyên ở Sàvathi...
3) – Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với mắt là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tai là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với mũi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với lưỡi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thân là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với ý là tùy phiền não của tâm.
4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.
II. SẮC
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
III. THỨC:
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).
IV. XÚC
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).
V. THỌ
(Như kinh trên, chỉ thế vào thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh).
VI. TƯỞNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng).
VII. TƯ
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư).
VIII. ÁI
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái).
IX. GIỚI
(Như kinh trên, chỉ thế vào địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới).
X. UẨN (S.iii,234)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với sắc uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thọ uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tưởng uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với hành uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thức uẩn là tùy phiền não của tâm.
4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với năm xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.
CHƯƠNG BẢY: TƯƠNG ƯNG SÀRIPUTTÀ
I. LÝ (S.iii,235)
1) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà lâm), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc).
2) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.
3-4) Đi khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực về, Tôn giả đi đến Andhavana để nghỉ trưa. Sau khi đi vào rừng Andha, Tôn giả đến ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây.
5) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
6) Tôn giả Ànanda thấy Tôn giả Sàriputta từ xa đi đến; sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Sàriputta:
– Hiền giả Sàriputta, các căn của Hiền giả lắng dịu, sắc mặt được thanh tịnh, trong sáng. Hôm nay, Hiền giả an trú với sự an trú nào?
7) – Ở đây, này Hiền giả, ly dục, ly pháp bất thiện, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ: “Tôi đang chứng nhập Thiền thứ nhất”, hay “Tôi đã chứng nhập Thiền thứ nhất”, hay “Tôi đã ra khỏi Thiền thứ nhất”.
8) – Như vậy chắc chắn Hiền giả trong một thời gian dài, đã khéo nhổ tận gốc các tùy miên ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn. Do vậy, Tôn giả Sàriputta không khởi lên ý nghĩ: “Tôi đang chứng nhập Thiền thứ nhất”, hay “Tôi đã chứng nhập Thiền thứ nhất”, hay “Tôi đã ra khỏi Thiền thứ nhất”.
II. KHÔNG TẦM
1-5) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
6) Tôn giả Ànanda thấy Tôn giả Sàriputta từ xa đi đến; sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Sàriputta:
– Hiền giả Sàriputta, các căn của Hiền giả lắng dịu, sắc mặt được thanh tịnh, trong sáng. Hôm nay Hiền giả an trú với sự an trú nào?
7) – Ở đây, này Hiền giả, làm cho lắng dịu tầm và tứ, tôi đã chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhứt tâm. Tôi không có khởi lên ý nghĩ: “Tôi đang chứng nhập Thiền thứ hai”, hay “Tôi đã chứng nhập Thiền thứ hai”, hay “Tôi đã ra khỏi Thiền thứ hai”.
8) – Như vậy, chắc chắn Hiền giả trong một thời gian dài, đã khéo nhổ tận gốc các tùy miên ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn. Do vậy, Tôn giả Sàriputta không khởi lên ý nghĩ: “Tôi đang chứng nhập Thiền thứ hai”, hay “Tôi đã chứng nhập Thiền thứ hai”, hay “Tôi đã ra khỏi Thiền thứ hai”.
III. HỶ
1-5) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
6) Tôn giả Ànanda thấy Tôn giả Sàriputta từ xa đi đến; sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Sàriputta:
– Hiền giả Sàriputta, các căn của Hiền giả lắng dịu, sắc mặt được thanh tịnh, trong sáng. Hôm nay Hiền giả an trú với sự an trú nào?
7-8) – Ở đây, này Hiền giả, ly hỷ và trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là: “Xả niệm lạc trú”, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ: “Tôi đang chứng nhập Thiền thứ ba”, hay “Tôi đã chứng nhập Thiền thứ ba”, hay “Tôi đã ra khỏi Thiền thứ ba”.
– Như vậy, chắc chắn Hiền giả trong một thời gian... hay “Tôi đã ra khỏi Thiền thứ ba”.
IV. XẢ
1-5) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
6) Tôn giả Ànanda thấy Tôn giả Sàriputta từ xa đi đến... với sự an trú nào?
7) – Ở đây, này Hiền giả, xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ: “Tôi đang chứng nhập Thiền thứ tư”, hay “Tôi đã chứng nhập Thiền thứ tư”, hay “Tôi đã ra khỏi Thiền thứ tư”.
8) – Như vậy, chắc chắn Hiền giả... hay “Tôi đã ra khỏi Thiền thứ tư”.
V. KHÔNG VÔ BIÊN XỨ
1-6) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
... Tôn giả Ànanda thấy... với sự an trú nào?
7-8) – Ở đây, này Hiền giả, vượt lên hoàn toàn sắc tưởng, đoạn diệt hữu đối tưởng, không tác ý các dị tưởng, với ý nghĩ: “Hư không là vô biên”, tôi chứng đạt và an trú Không vô biên xứ. Này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ... hay “Tôi đã ra khỏi Không vô biên xứ”.
– Như vậy, chắc chắn Hiền giả... “Tôi đã ra khỏi Không vô biên xứ”.
VI. THỨC VÔ BIÊN XỨ
1-6) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
... Tôn giả Ànanda thấy... với sự an trú nào?
7-8) – Ở đây, này Hiền giả, vượt qua hoàn toàn Không vô biên xứ, với ý nghĩ: “Thức là vô biên”, tôi chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ... hay “... đã ra khỏi Thức vô biên xứ”.
VII. VÔ SỞ HỮU XỨ
1-6) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi.
... Tôn giả Ànanda thấy... với sự an trú nào?
7-8) – Ở đây, này Hiền giả, vượt qua hoàn toàn Thức vô biên xứ, với ý nghĩ: “Không có vật gì”, tôi chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ... hay “... đã ra khỏi Vô sở hữu xứ”.
VIII. PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ
1-6) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi.
... Tôn giả Ànanda thấy... với sự an trú nào?
7-8) – Ở đây, này Hiền giả, vượt qua hoàn toàn Vô sở hữu xứ, tôi chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ... hay “... đã ra khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.
IX. DIỆT TẬN ĐỊNH (Tạp 18, Đại 2, 131) (S.iii,238)
1-6) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
... Tôn giả Ànanda thấy... với sự an trú nào?
7-8) – Ở đây, này Hiền giả, vượt qua hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tôi chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định. Nhưng này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ: “Tôi đang chứng nhập Diệt thọ tưởng định”, hay “Tôi đã chứng nhập Diệt thọ tưởng định”, hay “Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định”.
– Như vậy, chắc chắn Hiền giả trong một thời gian dài đã khéo nhổ tận gốc các tùy miên ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn. Do vậy Tôn giả Sàriputta không khởi lên ý nghĩ: “Tôi đang chứng nhập Diệt thọ tưởng định”, hay “Tôi đã chứng nhập Diệt thọ tưởng định”, hay “Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định”.
X. SÙCIMUKHI (Tịnh Diện) (S.iii,238)
1) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha (Vương xá), Veluvana (Trúc lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng. đắp y, cầm y bát, đi vào Ràjagaha để khất thực. Sau khi đi khất thực từng nhà một ở Ràjagaha (Vương xá), Tôn giả ngồi dựa vào một bức tường, dùng đồ ăn khất thực.
3) Rồi một nữ du sĩ ngoại đạo Sùcimukhi đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói với Tôn giả Sàriputta:
4) – Này Sa-môn, có phải Ông ăn, cúi mặt xuống?
– Này Chị, tôi ăn, không cúi mặt xuống.
5) – Vậy Sa-môn, Ông ăn, ngưỡng mặt lên?
– Này Chị, tôi ăn, không ngưỡng mặt lên.
6) – Vậy Sa-môn, Ông ăn, hướng mặt về bốn phương chính?
– Này Chị, tôi ăn, không có hướng mặt về bốn phương chính.
7) – Vậy Sa-môn, Ông ăn, hướng mặt về bốn phương phụ?
– Này Chị, tôi ăn, không có hướng mặt về bốn phương phụ.
8) – Được hỏi: “Này Sa-môn, có phải Ông ăn, cúi mặt xuống?” Ông trả lời: “Này Chị, tôi ăn, không cúi mặt xuống”. Được hỏi: “Vậy này Sa-môn, Ông ăn, ngưỡng mặt lên?” Ông đáp: “Này Chị, tôi ăn, không ngưỡng mặt lên”. Được hỏi: “Vậy này Sa-môn, Ông ăn, hướng mặt về bốn phương chính?” Ông đáp: “Này Chị, tôi ăn, không hướng mặt về bốn phương chính”. Được hỏi: “Vậy Sa-môn, Ông ăn, hướng mặt về bốn phương phụ?” Ông đáp: “Này Chị, tôi ăn, không hướng mặt về bốn phương phụ”. Vậy này Sa-môn, Ông ăn, hành động như thế nào?
9) – Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như địa lý (nakkhattavijjà) và súc sanh minh (nghề hèn hạ); này Chị, các vị ấy được gọi là các Sa-môn, Bà-la-môn ăn cúi mặt xuống.
10) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như thiên văn (nakkhattavijjà) và súc sanh minh (nghề hèn hạ); này Chị, các vị ấy được gọi là các Sa-môn, Bà-la-môn ăn ngưỡng mặt lên.
11) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như đưa tin tức, làm trung gian môi giới; này Chị, các vị ấy được gọi các Sa-môn, Bà-la-môn ăn hướng mặt về bốn phương chính.
12) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như bói toán, và các nghề hèn hạ; này Chị, các vị ấy được gọi những Sa-môn, Bà-la-môn ăn hướng mặt về bốn phương phụ.
13) Còn ta, này Chị, ta không nuôi sống bằng những tà mạng như địa lý và các nghề hèn hạ; ta không nuôi sống bằng những tà mạng như thiên văn và các nghề hèn hạ; ta không nuôi sống bằng những tà mạng như đưa tin tức, làm trung gian môi giới; ta cũng không nuôi sống bằng những tà mạng như bói toán và các nghề hèn hạ. Ta tìm cầu món ăn một cách hợp pháp. Sau khi tìm món ăn một cách hợp pháp, ta dùng các món ăn ấy.
14) Rồi nữ tu sĩ ngoại đạo Sùcimukhi đi từ đường này qua đường khác, từ ngã tư này qua ngã tư khác ở thành Vương xá, và tuyên bố: “Sa-môn Thích tử dùng các món ăn một cách hợp pháp. Sa-môn Thích tử dùng các món ăn một cách không có lỗi lầm. Hãy cúng dường các món ăn cho Sa-môn Thích tử”.
CHƯƠNG TÁM: TƯƠNG ƯNG LOÀI RỒNG
I. CHỦNG LOẠI (Tạp 19, Đại 2, 646a) (S.iii,240)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo có bốn loại Nàga (Rồng, rắn?) về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Nàga từ trứng sanh, loại Nàga từ thai sanh, loại Nàga từ ẩm ướt sanh, loại Nàga hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Nàga theo sanh chủng.
II. DIỆU THẮNG (S.iii,240)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
4) – Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Nàga về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Nàga từ trứng sanh, loại Nàga từ thai sanh, loại Nàga từ ẩm ướt sanh, loại Nàga hóa sanh.
5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga từ thai sanh, loại từ ẩm ướt sanh, và loại hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh.
6) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga từ ẩm ướt sanh và loại hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh và từ thai sanh.
7) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh, loại từ thai sanh và loại từ ẩm ướt sanh.
Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Nàga theo sanh chủng.
III. UPOSATHA (Bố-tát) (S.iii,241)
1) Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số Nàga từ trứng sanh, sống giữ hạnh Uposatha và từ bỏ thân của chúng?
4) – Ở đây, này Tỷ-kheo, một số Nàga từ trứng sanh suy nghĩ như sau: “Trước đây chúng ta đã làm hai hạnh về thân, hai hạnh về lời nói, hai hạnh về ý. Do chúng ta làm hai hạnh về thân, hai hạnh về lời nói, hai hạnh về ý ấy, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta sanh cọng trú với các Nàga do trứng sanh.
5) Nếu nay chúng ta làm thiện hạnh về thân, thiện hạnh về lời nói, thiện hạnh về ý, như vậy khi thân hoại mạng chung, chúng ta có thể sanh thiện thú, thiên giới, thế giới này.
6) Vậy nay chúng ta hãy làm thiện hạnh về thân, thiện hạnh về lời nói, thiện hạnh về ý”.
7) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây một số Nàga do trứng sanh, sống giữ hạnh Uposatha và từ bỏ thân của chúng.
IV. UPOSATHA (S.iii,242)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Rồi một Tỷ-kheo...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số Nàga từ thai sanh sống giữ hạnh Uposatha và từ bỏ thân của chúng?
4-6) (Như kinh trước)
7) – Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một số Nàga từ thai sanh sống giữ hạnh Uposatha và từ bỏ thân của chúng.
V. UPOSATHA
(Như kinh trước chỉ thế vào: Loại Nàga từ ẩm ướt sanh).
VI. UPOSATHA
(Như kinh trước, chỉ thế vào: Loại Nàga hóa sanh).
VII. NGHE (S.iii,243)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh?
4) – Ở đây, này Tỷ-kheo, một loại (chúng sanh) làm hai hạnh về thân, làm hai hạnh về lời nói, làm hai hạnh về ý. Chúng nghe nói như sau: “Loại Nàga từ trứng sanh được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc”.
5) Chúng suy nghĩ như sau: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta có thể sanh cọng trú với loại Nàga từ trứng sanh!”
6) Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với loại Nàga từ trứng sanh.
7) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh.
VIII. NGHE
(Như kinh trước, chỉ thế vào: Loại Nàga từ thai sanh).
IX. NGHE
(Như kinh trước, chỉ thế vào: Loại Nàga từ ẩm ướt sanh).
X. NGHE
(Như kinh trước, chỉ thế vào: Loại Nàga từ hóa sanh).
XI. ỦNG HỘ BỐ THÍ (S.iii,244)
1-3)... Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh?
4) – Ở đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm hai hạnh về thân, làm hai hạnh về lời nói, làm hai hạnh về ý. Chúng nghe nói như sau: “Các Nàga từ trứng sanh, thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, thọ hưởng nhiều lạc”.
5) Chúng suy nghĩ như sau: “Ôi, mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh!”
6) Chúng bố thí đồ ăn. Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh. Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh. Chúng bố thí đồ uống... Chúng bố thí vải mặc... Chúng bố thí xe cộ... Chúng bố thí vòng hoa... Chúng bố thí hương... Chúng bố thí hương liệu xoa bóp... Chúng bố thí ngọa cụ... Chúng bố thí nhà cửa... Chúng bố thí đèn dầu. Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh.
7) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh.
XII-XIV. ỦNG HỘ BỐ THÍ (S.iii,245)
(Như kinh trên, câu hỏi được đặt ra với ba loại Nàga còn lại và câu trả lời nói lên theo mỗi trường hợp).
CHƯƠNG CHÍN: TƯƠNG ƯNG KIM XÍ ĐIỂU
I. CHỦNG LOẠI (S.iii,246)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu từ hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu.
II. MANG ĐI (Tăng 19, Đại 2, 646a) (S.iii,247)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu.
4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh.
5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại hóa sanh.
6) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, các loại từ thai sanh và các loại từ ẩm ướt sanh, không mang đi các loại Nàga hóa sanh.
7) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu hóa sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và các loại hóa sanh.
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng.
III. LÀM HAI HẠNH (S.iii,247)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Kim xí điểu từ trứng sanh?
4) – Ở đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm hai hạnh về thân, làm hai hạnh về lời nói, làm hai hạnh về ý. Chúng được nghe như sau: “Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, có thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc”.
5) Chúng suy nghĩ như sau: “Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta có thể được sanh cọng trú với các Kim xí điểu từ trứng sanh!” Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với các Kim xí điểu từ trứng sanh.
6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Kim xí điểu từ trứng sanh.
IV. LÀM HAI HẠNH (S.iii,248)
(Như kinh trước, chỉ thế vào các loại Kim xí điểu từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và các loại hóa sanh).
V. ỦNG HỘ BỐ THÍ (S.iii,248)
1-3) Nhân duyên ở Savathi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Kim xí điểu từ trứng sanh?
4) – Tại đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm hai hạnh về thân, làm hai hạnh về lời nói, làm hai hạnh về ý. Chúng nghe nói như sau: “Các Kim xí điểu từ trứng sanh được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, thọ hưởng nhiều lạc”.
5) Chúng suy nghĩ như sau: “Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với các Kim xí điểu từ trứng sanh!”
6) Chúng bố thí đồ ăn. Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với các kim xí điểu từ trứng sanh. Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các kim xí điểu từ trứng sanh. Chúng bố thí đồ uống... Chúng bố thí vải mặc... Chúng bố thí hương liệu xoa bóp... Chúng bố thí ngọa cụ... Chúng bố thí nhà cửa... Chúng bố thí đèn dầu. Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với các Kim xí điểu từ trứng sanh.
7) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các loài Kim xí điểu từ trứng sanh.
VI. ỦNG HỘ BỐ THÍ (S.iii,248)
(Như kinh trên, câu hỏi được đặt ra với ba loại Kim xí điểu còn lại và câu trả lời được nói lên theo mỗi trường hợp).
CHƯƠNG MƯỜI: TƯƠNG ƯNG CÀN-THÁT-BÀ
I. CHỦNG LOẠI (S.iii,249)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chư Thiên thuộc loại Gandhabba (Càn-thát-bà). Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chư Thiên thuộc loại Gandhabba? Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương rễ cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương lõi cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương giác cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vỏ cây trong. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vỏ cây ngoài. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương lá cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương bông. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương trái cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vị. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương hương.
5) Những loại này, này các Tỷ-kheo được gọi là chư Thiên thuộc loại Càn-thát-bà.
II. THIỆN HÀNH (S.iii,250)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
4) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại Gandhabba?
5) – Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ nghe nói như sau: “Chư Thiên thuộc loại Gandhabba được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc”.
6) Họ suy nghĩ như sau: “Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại Gandhabba!” Sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại Gandhabba.
7) Do nhân này, do duyên này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại Gandhabba.
III. KẺ BỐ THÍ (1) (S.iii,251)
1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây có loại chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên trú hương rễ cây?
5) – Ở đây, này Tỷ-kheo, có loại chúng sanh làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: “Chư Thiên thuộc loại Gandhabba trú hương rễ cây. Họ được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc”.
6) Họ suy nghĩ như sau: “Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên trú hương rễ cây!”
Họ bố thí hương rễ cây. Sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh cọng trú với chư Thiên trú hương rễ cây.
7) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh) được sanh cọng trú với chư Thiên trú hương rễ cây.
IV-XII. KẺ BỐ THÍ (2-10) (S.iii,251)
(Như kinh trên, chỉ thế vào kẻ bố thí hương lõi cây cho đến kẻ bố thí hương hương).
XIII. ỦNG HỘ BỐ THÍ (1)
(Như kinh trên, chỉ thế vào họ bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, cỗ xe, vòng hoa, hương, hương liệu xoa bóp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn dầu, để sanh cọng trú với chư Thiên sống trên hương từ gốc rễ).
XIV - XXIII. ỦNG HỘ BẰNG BỐ THÍ (2-10)
(Như kinh trên, chỉ thế vào chư Thiên trú trên các loại hương khác cho đến chư Thiên sống trên hương từ hương).
CHƯƠNG MƯỜI MỘT: TƯƠNG ƯNG THẦN MÂY
I. CHỦNG LOẠI (S.iii,254)
1-2) Trú ở Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chư Thiên thuộc loại thần mây. Hãy lắng nghe.
4) – Này các Tỷ-kheo, thế nào là chư Thiên thuộc loại thần mây? Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây lạnh. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây nóng. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây sấm. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây gió. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây mưa.
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, họ được gọi là chư Thiên thuộc loại thần mây.
II. THIỆN HÀNH (S.iii,254)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây?
4) – Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: “Chư Thiên thuộc loại thần mây được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc”.
5) Họ suy nghĩ như sau: “Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây!” Sau khi thân hoại mạng chung, loại (chúng sanh) ấy được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây.
6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây.
III. ỦNG HỘ BỐ THÍ (S.iii,254)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh?
4) – Ở đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: “Chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc”.
5) Họ suy nghĩ như sau: “Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh!”
Họ bố thí đồ ăn... Họ bố thí đèn dầu. Sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh.
6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh.
IV-VII. ỦNG HỘ BỐ THÍ (2-5) (S.iii,256)
(Như kinh trên, chỉ khác là chư Thiên thuộc loại thần mây khác như thần mây nóng... thần mây mưa).
VIII. LẠNH
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời lạnh?
4) – Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây lạnh. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: “Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân”. Tùy theo tâm nguyện của họ, trời lạnh.
5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời lạnh.
IX. TRỜI NÓNG (S.iii,256)
(Như kinh trên, chỉ khác... ở đây là trời nóng và thuộc chư Thiên thuộc loại mây nóng).
X. TRỜI SẤM
(Như kinh trên, chỉ khác... ở đây là trời sấm và thuộc chư Thiên loại mây sấm).
XI. TRỜI GIÓ
(Như kinh trên, chỉ khác... ở đây trời gió và thuộc chư Thiên loại mây gió).
XII. TRỜI MƯA
(Như kinh trên, chỉ khác... ở đây trời mưa và thuộc chư Thiên loại mây mưa).
CHƯƠNG MƯỜI HAI: TƯƠNG ƯNG VACCHAGOTA
I. VÔ TRI (1) (S.iii,257)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagota đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagota bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì? do duyên gì, này Tôn giả Goatama, một số (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là không thường còn”; hay “Thế giới hữu biên” hay “Thế giới vô biên”; hay “Sinh mạng và thân thể là một” hay “Sinh mạng và thân thể là khác”; hay “Như Lai có tồn tại sau khi chết” hay “Như Lai không tồn tại sau khi chết” hay “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
4) – Do vô tri đối với sắc, này Vaccha, do vô tri đối với sắc tập khởi, do vô tri đối với sắc đoạn diệt, do vô tri đối với con đường đưa đến sắc đoạn diệt, cho nên có những (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên đời: “Thế giới là thường còn”... hay “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
 Do nhân này, do duyên này, này Vaccha, có một số (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: “Thế giới là thường còn...” hay “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
VÔ TRI (2)
(Như trên, ở đây là vô tri đối với thọ, đối với tưởng, đối với các hành, đối với thức).
VÔ TRI (3)
(Như trên, ở đây là vô tri đối với tưởng).
VÔ TRI (4)
(Như trên, ở đây là vô tri đối với các hành).
VÔ TRI (5)
(Như trên, ở đây là vô tri đối với thức).
II. VÔ KIẾN (1-5)
(Như trên, ở đây là vô kiến đối với sắc, thọ, tưởng, các hành, thức).
III. KHÔNG HIỆN QUÁN (anabhisamaya) (1-5)
(Như trên, ở đây là không hiện quán năm uẩn).
IV. KHÔNG LIỄU TRI (anubodha) (1-5)
(Như trên, ở đây là không liễu tri năm uẩn)
V. KHÔNG THÔNG ĐẠT (appativebha) (1-5)
(Như trên, ở đây là không thông đạt năm uẩn)
VI. KHÔNG ĐẲNG QUÁN (asallakkhana) (1-5)
(Như trên, ở đây là không đẳng quán năm uẩn)
VII. KHÔNG TÙY QUÁN (Anupalakkhana) (1-5)
(Như trên, ở đây là không tùy quán năm uẩn)
VIII. KHÔNG CẬN QUÁN (appaccupalakkhana) (1-5)
(Như trên, ở đây là không cận quán năm uẩn)
IX. KHÔNG ĐẲNG SÁT (Asamapekkana) (1-5)
(Như trên, ở đây là không đẳng sát năm uẩn).
X. KHÔNG CẬN SÁT (Appaccupekkhana) (1-5)
(Như trên, ở đây là không cận sát năm uẩn)
XI. KHÔNG HIỆN KIẾN (Appaccakkhakamma) (1-5)
(Như trên, ở đây là không hiện kiến năm uẩn)
CHƯƠNG MƯỜI BA: TƯƠNG ƯNG THIỀN
I. THIỀN ĐỊNH THIỀN CHỨNG (Tạp 31, Đại 2,222c) (S,iii,263)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) – Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, được sữa; từ sữa được lạc; từ lạc được sanh tô; từ sanh tô được thục tô; từ thục tô được đề hồ. Đề hồ này được gọi là tối tôn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
II. CHỈ TRÚ (S.iii,264)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái nên có sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ. Đề hồ được gọi là tối tôn.
10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
III. XUẤT KHỞI (Vutthàna)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về xuất khởi cho thiện xảo về chỉ trú).
IV. THUẦN THỤC (Kallavà)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về thuần thục cho thiện xảo về xuất khởi).
V. SỞ DUYÊN (Àrammana)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về sở duyên)
VI. HÀNH CẢNH (Gocara)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về hành cảnh).
VII. SỞ NGUYỆN (Abhinìhara)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về sở nguyện).
VIII. THẬN TRỌNG (Sakkaccakàrì)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về thận trọng).
IX. KIÊN TRÌ (Sàtacca)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về kiên trì).
X. THÍCH ỨNG (Sappàyam)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về thích ứng).
XI. CHỈ TRÚ TRONG THIỀN CHỨNG (S.iii,269)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) – Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
XII. XUẤT KHỞI TỪ THIỀN CHỨNG
((Như kinh trên, chỉ thế thiện xảo về xuất khởi thay cho thiện xảo về chỉ trú.
XIII. THUẦN THỤC TRONG THIỀN CHỨNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về thuần thục).
XIV. SỞ DUYÊN TRONG THIỀN CHỨNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về sở duyên).
XV. HÀNH CẢNH TRONG THIỀN CHỨNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về hành cảnh).
XVI. SỞ NGUYỆN TRONG THIỀN CHỨNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về sở nguyện).
XVII. THẬN TRỌNG TRONG THIỀN CHỨNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về thận trọng).
XVIII. KIÊN TRÌ TRONG THIỀN CHỨNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về kiên trì).
XIX. THÍCH ỨNG TRONG THIỀN CHỨNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về thích ứng).
XX. CHỈ TRÚ - XUẤT KHỞI (S.iii,272)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
– Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, cũng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, và cũng thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
8-9) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định và cũng thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, bậc tối thượng, tối diệu.
XXI - XXVII. THUẦN THỤC CHO ĐẾN THÍCH ỨNG
(Như kinh trên, chỉ thế vào thuần thục, sở duyên, hành cảnh, sở nguyện, thận trọng, kiên trì, thích ứng trong chỉ trú).
XXVIII. XUẤT KHỞI - THUẦN THỤC (S.iii,272)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
– Có bốn hạng người tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, cũng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, và cũng thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
8-9) Tại đây, vị tu Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định và cũng thiện xảo về thuần thục trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng và tối diệu.
XXIX - XXXIV. SỞ DUYÊN... THÍCH ỨNG)
(Như kinh trên, chỉ thế vào sở duyên cho đến thích ứng).
XXXV. THUẦN THỤC - SỞ DUYÊN
1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi...
– Có bốn hạng người tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
 Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, cũng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, và cũng thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về thuần thục trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở duyên trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là vị tối thượng, tối diệu.
XXXVI - XL. THUẦN THỤC (S.iii,275)
(Vị ấy thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về hành cảnh... (b) không thiện xảo về sở nguyện, (c) không thiện xảo về thận trọng, (d) không thiện xảo về kiên trì, (e) không thiện xảo về thích ứng).
XLI. SỞ DUYÊN - HÀNH CẢNH
1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...
... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
... không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, cũng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, cũng thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
XLII-XLV. SỞ DUYÊN
... vị ấy thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về sở nguyện, (b) không thiện xảo về thận trọng, (c) không thiện xảo về kiên trì, (d) không thiện xảo về thích ứng.
XLVI. HÀNH CẢNH - SỞ NGUYỆN
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định... không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, và cũng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
XLVII-XLIX. HÀNH CẢNH.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, (b) không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, (c) không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
L. SỞ NGUYỆN - THẬN TRỌNG
1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
... không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, và cũng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định và cũng thiện xảo về thận trong trong Thiền định.
LI-LII. SỞ NGUYỆN VÀ KIÊN TRÌ
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về kiên trì, và (b) không thiện xảo về thích ứng.
LIII. THẬN TRỌNG VÀ KIÊN TRÌ
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
... thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, và cũng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
LIV. THẬN TRỌNG VÀ THÍCH ỨNG (S.iii,277)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thích ứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, và cũng thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng thiện xảo về thích ứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, người tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng và tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, có được sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ. Và đề hồ được xem là tối tôn.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền này đối với bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng, và tối diệu.
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
(Như vậy có 55 câu trả lời vắn tắt cần phải giải thích cho rộng)
HẾT TẬP BA.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.10/5/2016.MHDT.

No comments:

Post a Comment