Sunday 7 September 2014

QUYỂN 4
PHẨM THỨ MƯỜI SÁU
TRƯỞNG GIẢ LƯU THỦY
Phật Bảo Thọ Thần Thiện nữ Thiên rằng:
Lúc bấy giờ ông Trưởng giảLưu Thủy ở trong nước vua Thiên Tự Tại Quang, chữa lành tất cả bệnh khổ chúng sanh, khiến cho thân thể an vui khỏe mạnh. Vì được lành bệnh, nên cùng nhau làm nhiều việc phước thiện, tu hạnh bố thí. Tôn trọng, cung kính vị trưởng giả nầy, và đều nói rằng: Lành thay! Trưởng giả! Ngài đã hay làm nhiều việc phước đức, lợi ích chúng sanh không thể nghĩ lường! Và được sống lâu. Thật xứng đáng là vua trong y giới! Giỏi trị vô lượng trọng bệnh chúng sanh. Chắc Ngài là một Bồ Tát hóa thân, nên thông hiểu đủ phương thuốc như vậy!
Nầy Thiện Nữ Thiên! Trưởng giả lúc ấy có vợ tên là Thủy Không Long Tạng, sanh hai người con. Người con thứ nhất tên là Thủy Không, người con thứ hai tên là Thủy Tạng. Khi ấy trưởng giả dẫn hai người con châu du thiên hạ, đi từ thành thị, cho đến thôn quê. Sau cùng đi đến một cái đầm lớn, giữa khoảng đồng rộng, trưởng giả thấy các thú vật nào là cọp, beo, chồn, chó, chim, quạ, v.v.. phần nhiều là những loài thú ăn thịt, vừa thấy bóng người thì những thú ấy kéo nhau boœ chạy. Lúc đó trưởng giả nghĩ rằng tại sao những cầm thú nầy kéo chạy như vậy? Ta hãy đuổi theo, để xem thử chúng làm gì cho biết. Nghĩ như vậy rồi, trưởng giả đuổi theo, đi một lúc thì thấy có cái ao; trong ao nước cạn, lại có nhiều cá. Trưởng giả thấy cá lao nhao giẫy giụa trong vũng nước cạn, sanh lòng thương xót. Bấy giờ có vị Thọ Thần thị hiện bán thân nói rằng:
Lành thay! Lành thay! Đại Thiện Nam Tử! Những con cá nầy thật đáng thương lắm. Ông nên cho nước để cứu chúng đi. Chính tên ông là Lưu Thủy trưởng giả. Có hai lý do mà ông được mang tên là Lưu Thủy: một là thường hay khai thông giòng nước, hai là cho nước để cứu chúng sanh. Vậy ông nay nên theo cái tên ấy để mà xác định cái hạnh chân thật. Lúc ấy trưởng giả hỏi vị Thọ Thần: Số cá nầy được chừng độ bao nhiêu?
Thọ Thần đáp rằng: Số ấy mười ngàn!
Nầy Thiện Nữ Thiên! Lúc bấy giờ ông Lưu Thủy nghe nói số lượng như vậy lại càng thương tâm!
Nầy Thiện Nữ Thiên! Khi ấy gặp lúc Trời nắng gắt gao, mà nước trong ao lại còn có ít, nên mười ngàn cá ấy sắp bị chết, bơi nhảy, giẫy giụa trong vũng nước cạn! Khi thấy trưởng giả trên bờ nhìn xuống thì cả bầy đều hướng về phía ông, và như tỏ lòng thiết tha cầu cứu. Nên cứ chăm chú về phía trưởng giả, nhìn mãi không thôi!
Bấy giờ trưởng giả chạy quanh tìm nước, nhưng tìm không có. Lại trông đàng xa, thấy cây đại thọ, liền chạy đến đó bẻ lấy nhánh lá, đem trở lại che cho bầy cá ấy đỡ bớt nóng bứt. Rồi lại đi tìm giòng nước trước giờ phát xuất từ đâu. Đi khắp bốn phương nhưng không tìm ra được chỗ có nước! Càng đi xa hơn, tìm đến một nơi, bỗng thấy con sông tên là Thủy Sanh. Khi đó lại có những người ác khác, vì muốn bắt cá, nên ở trên giòng, lựa chỗ yếu hiểm, phá vỡ bờ đê, không cho nước xuống! Nhưng chỗ đê phá hiểm trở khó đắp. Dự tính đắp lại, mất chín, mười ngày, trăm ngàn nhân công, vẫn không thể thành, huống một mình ta!
Bấy giờ trưởng giả liền chạy trở về, đến chỗ Đại vương, cung kính lễ bái, lui đứng một bên, chắp tay thưa vua, trình bày sự việc, nói như thế nầy:
Tôi là người dân trong nước Đại vương, đi khắp đó đây chữa các thứ bệnh giúp cho đồng bào, bỗng đến vùng nọ, thấy một cái ao có mười ngàn cá, nước quá khô cạn, vì trời nắng gắt, hiện bị khốn ách, sắp chết không lâu! - Xin mong Đại vương vui lòng cho mượn hai mươi thớt voi, để đi chở nước cứu số cá ấy. Cũng như tôi đã từng cứu chữa cho các kẻ bệnh nhân.
Khi ấy Đại vương liền sắc một vị Đại thần mau mau đem voi cung cấp. Đại thần vâng theo sắc lệnh của Vua, nói với trưởng giả:
Hay thay! Đại sĩ, bây giờ Ngài cứ có thể tự tiện đến nơi chuồng voi, tùy ý chọn lấy, để làm những việc lợi ích chúng sanh cho được mãn nguyện!
Bấy giờ trưởng giả và hai con đem hai mươi thớt voi đến nhà những người ở chung quanh thành, tìm mượn bách-xi, liền đi đến sông, gần chỗ bờ đê, lấy nước nhanh chóng cho voi chở về đến chỗ ao kia. Những bách-xi nước từ trên lưng voi lần lượt hạ xuống, đổ vào trong ao đầy lại như xưa! Khi ấy trưởng giả đi quanh trên bờ, thong thả nhẹ nhàng! Bầy cá ấy cũng sung sướng bơi theo chung quanh bờ ao. Trưởng giả lại nghĩ, những bầy cá nầy, tại sao lại cứ bơi đi theo ta? - Chắc chúng bị đói, nên muốn đòi ăn, thôi để ta sẽ tìm đồ ăn cho!
Nầy Thiện Nữ Thiên! Bấy giờ Lưu Thủy bảo con ông rằng:
Con đem một thớt voi lớn mạnh nhất về nhà và thưa với ông nội rằng: trong nhà có những thứ gì ăn được, để cả phần ăn của cha, mẹ và phần của các con, cũng như tôi tớ, dồn hết tất cả, bỏ lên lưng voi chở nhanh ra đây.
Khi đó hai con nghe lời cha dạy, cỡi thớt voi lớn về nhà, y theo những lời nói trên thưa với ông nội. Rồi hai người con thâu lấy vật thực bỏ lên lưng voi, chở gấp ra ao.
Khi trưởng giả thấy hai con trở lại, hết sức vui mừng, vội đến bên con mở lấy vật thực tung vãi xuống ao, cho cá ăn xong, ông liền tự nghĩ: Ta nay đã cho số cá nầy ăn no đủ rồi thì đời sau ta sẽ bố thí pháp thực.
Ông lại nghĩ rằng: Trước ta từng nghe một vị tỳ khưu ở chỗ thanh vắng, đọc tụng kinh điển Đại thừa Phương Đẳng, trong kinh nói rằng: "Nếu có chúng sanh trong lúc lâm chung được nghe danh hiệu Bảo Thắng Như Lai, liền sanh cõi Trời." Ta nay sẽ vì mười ngàn cá nầy, nói pháp thậm thâm mười hai nhơn duyên, và xưng danh hiệu Đức Phật Bảo Thắng!
Bấy giờ ở cõi Nam Diêm Phù Đề có hai hạng người, một hạng thâm tín Đại thừa Phương Đẳng, hạng thứ hai lại thường hay hủy báng không sanh lòng tin! Nên trưởng giả nghĩ nay ta sẽ lặn vào trong ao nước, vì số cá nầy nói pháp thâm diệu; suy nghĩ thế rồi liền lặn xuống ao, nói như thế nầy:
"Nam mô quá khứ Bảo Thắng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Bảo Thắng Như Lai thuở xưa trong khi tu Bồ Tát hạnh, thệ nguyện rằng nếu có chúng sanh nào, ở mười phương cõi, đến lúc lâm chung, nghe danh hiệu ta, sẽ khiến chúng ấy sau khi mạng chung, liền sanh cõi Trời thứ ba mươi ba (1). Rồi thì trưởng giả lại vì số cá ấy giải nói pháp thậm thâm vi diệu mười hai nhơn duyên: "Vô minh duyên Hành, rồi Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc tiếp tục duyên đến Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc lại duyên Thọ, Thọ lại duyên Ái, Ái lại duyên Thủ, Thủ duyên đến Hữu, Hữu lại duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử, Ưu Bi Khổ Não!"
Nầy Thiện Nữ Thiên! Lúc ấy Lưu Thủy và hai người con thuyết pháp xong rồi, liền trở về nhà. Sau đó nhà ông khách khứa tụ hội, ăn uống nhộn nhịp, mỏi mệt ngủ say. Đêm ấy trời đất bỗng nhiên rúng động, mười ngàn con cá đồng ngày mạng chung. Những con cá ấy, sau khi mạng chung sanh lên cõi Trời. Khi đã sanh lên ở trên cõi Trời và thành mười ngàn vị Thiên tử rồi, những vị Thiên tử ấy cùng nghĩ rằng: Chúng ta do những nhơn duyên thiện nghiệp gì mà được sanh cõi Đao Lợi nầy?
Các vị Thiên tử ấy lại bảo nhau: Chúng ta trước kia ở cõi Diêm Phù, đọa loài súc sanh, bị làm thân cá. Nhờ có trưởng giả Lưu Thủy cho nước và cho đồ ăn, lại còn vì ta, thuyết pháp thậm thâm mười hai nhơn duyên và xưng danh hiệu Bảo Thắng Như Lai. Do nhơn duyên ấy nên khiến chúng ta được sanh lên cõi Trời Đao Lợi nầy! Vậy nên chúng ta nay phải đến chỗ trưởng giả cúng dường để báo ân xưa.
Bấy giờ mười ngàn vị Thiên tử từ cung Trời Đao Lợi xuống cõi Diêm Phù, đến nhà thầy thuốc trưởng giả Lưu Thủy. Khi đó trưởng giả đang ngủ trên lầu. Mười ngàn Thiên tử đem mười ngàn chuỗi ngọc chơn châu và chuỗi ngọc anh lạc óng ánh đẹp đẽ của cõi Trời để trên đầu trưởng giả, rồi lấy mười ngàn để ở dưới chân, mười ngàn chuỗi khác để bên tay phải, và mười ngàn chuỗi để bên tay trái. Lại rải rất nhiều hoa Mạn Đà La, Đại Mạn Đà La ngập đầy đến gối, tấu các nhạc Trời, âm thanh nhiệm mầu, trong cõi Diêm Phù có kẻ nào ngủ cũng đều thức dậy. Mười ngàn Thiên tử ở trên hư không, bay đi qua lại. Trong nước của vua Thiên Tự Tại Quang chỗ nào cũng có rải hoa sen đẹp của trên cõi Trời. Các vị Thiên tử ấy lại đi đến chỗ ao trước kia rải hoa xong rồi ở đó biến về cung Trời Đao Lợi, tùy ý tự tại hương thọ khoái lạc ở trên cõi ấy!
Ở tại Diêm Phù, sáng hôm sau vua Thiên Tự Tại Quang hỏi các Đại thần: Đêm qua duyên gì hiện ra điềm lạ, sáng rực khắp cả hư không như vậy?
Đại thần đáp rằng: Tâu Đại vương hay, các vị Thiên tử cung Trời Đạo Lợi đã đến nhà ông trưởng giả Lưu Thủy để bốn mươi ngàn chơn châu, anh lạc, và rải các thứ hoa Mạn Đà La không thể xiết kể!
Nhà vua liền bảo vị Đại thần rằng: khanh nên đi đến nhà của trưởng giả, khéo léo thăm hỏi và mời ông ấy đến đây cho ta!
Đại thần nghe lệnh, liền đi đến nhà Lưu Thủy trưởng giả, nói những điều vua đã chỉ dạy và mời trưởng giả đến để cho vua gặp.
Khi đó trưởng giả liền đến chỗ vua. Vua hỏi trưởng giả: Vì nhơn duyên gì hiện điềm như vậy?
Trưởng giả đáp rằng: Tôi định chắc là mười ngàn con cá đã chết cả rồi.
Nhà vua bảo rằng: Bây giờ có thể cho người xét thử sự thật thế nào?
Trưởng giả Lưu Thủy liền sai con ông đến chỗ ao kia, xem biết rõ ràng cá chết hay còn?
Bấy giờ người con nghe lời cha dạy, đến chỗ ao kia. Khi đến nơi thấy trong ao có nhiều hoa Mạn Đà La chất dồn thành đống. Cá ở trong ao đều chết hết cả! Xem xong liền về thưa với người cha: những con cá ấy đã chết rồi!
Bấy giờ Lưu Thủybiết rõ sự thật, liền đến chỗ vua thưa với vua rằng: Mười ngàn cá ấy đều đã chết cả!
Vua nghe như thế, sanh tâm vui vẻ!
Bấy giờ Thế Tôn bảo cùng Đạo Tràng Bồ đề Thọ thần:
Nầy Thiện Nữ Thiên! Trưởng giả Lưu Thủy lúc đó chính là thân ta nay đây; Trưởng tử Thủy Không nay là La Hầu La, Thứ tử Thủy Tạng nay là A Nan, mười ngàn con cá trong ao lúc đó, nay là mười ngàn vị Thiên tử nầy. Nên nay ta vì các vị ấy mà thọ ký sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác. Còn vị Thọ Thần hiện bán thân xưa, nay là thân ngươi!
]
PHẨM THỨ MƯỜI BẢY
XẢ THÂN
Bấy giờ Đạo tràng Bồ đề Thọ Thần lại bạch Phật rằng:
Bạch đức Thế Tôn! Con nghe Thế Tôn về thuở quá khứ, tu Bồ Tát đạo, chịu đủ trăm ngàn khổ hạnh không lường, boœ cả thân mạng máu thịt xương tuœy. Xin nguyện Thế Tôn vì sự lợi ích, an lạc chúng sanh, nói những nhơn duyên khổ hạnh xa xưa.
Bấy giờ Thế Tôn liền hiện thần túc. Vì nhờ thần túc, khiến cả đại địa sáu món chấn động. Tại Đại Giảng đường ở giữa chúng hội có tháp bảy báu, từ dưới đất hiện. Các thứ bảy báu buœa giăng trang nghiêm. Lúc đó Đại chúng thấy việc ấy nên sanh tâm hoan hyœ, cho là hi hữu! Thế Tôn liền từ Pháp tòa đứng dậy, cung kính lễ bái, nhiễu quanh tháp ấy, xong rồi trở lại Pháp tòa an tọa.
Khi đó Đạo tràng Bồ đề Thọ Thần bạch Đức Phật rằng:
Kính bạch Thế Tôn! Như Lai là bậc Thế hùng xuất hiện ở đời thường được tất cả cung kính. Đối các chúng sanh, Phật là một đấng Tối Tôn, Tối Thắng, nhưng vì lẽ nào lễ bái tháp nầy?
Phật liền dạy rằng: Nầy Thiện Nữ Thiên! Thuở xưa khi ta tu Bồ Tát đạo, xá lợi (1) thân ta để nơi tháp nầy. Vì do thân ấy, khiến ta sớm thành Chánh đẳng Chánh giác!
Bấy giờ Phật bảo Tôn giả A Nan: Ông nên mở tháp lấy xá lợi ra cho đại chúng xem. Xá lợi ấy là nhờ tu vô lượng sáu Ba La Mật công đức tích tập!
A Nan nghe lời Phật bảo thế rồi, liền đến chỗ tháp, lễ bái cúng dường; mở cửa tháp ấy, thấy ở trong tháp có hộp bảy báu. Mở hộp ra xem, trông thấy xá lợi màu hồng trắng đẹp, và bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Xá lợi trong đây sắc hồng trắng đẹp!
Phật bảo A Nan: Ông hãy xem đây, Xá lợi đó là chơn thân Đại sĩ!
Khi ấy A Nan liền bưng hộp báu đem đến chỗ Phật, dâng lên Thế Tôn.
Bấy giờ Phật bảo tất cả Đại chúng: Các người nay nên lễ xá lợi nầy. Xá lợi đó là do GIỚI, ĐỊNH, HUỆ huân tu kết thành, là thứ Phước điền tối thượng rất khó có thể có được!
Bấy giờ Đại chúng nghe Phật dạy thế tâm hồn vui vẻ, cùng nhau liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay kính lễ xá lợi Đại sĩ.
Khi đó Thế Tôn vì muốn dứt trừ sự nghi ngờ cuœa Đại chúng, nên nói nhơn duyên xa xưa của xá lợi ấy.
Nầy ông A Nan! ở đời quá khứ có vua tên là Ma Ha La Đà tu hành thiện pháp, khéo trị quốc gia, không có địch thù. Vua ấy sanh được ba người con trai dung nhan đoan chánh tướng mạo khác thường, oai đức bậc nhất. Thái tử thứ nhất tên là Ma Ha Ba Na La và, vị thứ tên là Ma Ha Đề Bà, vị nhoœ tên là Ma Ha Tát Đoœa. Ba vị vương tử nầy đi du ngoạn trong các khu rừng. Lần lượt đi đến một rừng trúc lớn, xe giá dừng nghỉ. Vương tử thứ nhất nói với hai em: Anh nay trong lòng có phần lo sợ, không biết ở trong rừng nầy sẽ có bị những điều gì suy tổn hay chăng?
Vương tử thứ hai lại nói lên rằng:
Em nay không hề tiếc thân mạng mình, nhưng vì xa lìa tình thân ái nên có phần lo buồn.
Vương tử thứ ba lại nói lên rằng:
Em nay không sợ, cũng không lo buồn. Vì chốn núi rừng vắng vẻ thanh tịnh, Thần, Tiên khen ngợi, là chỗ an nhàn, có thể làm cho những người tu hành được phần an lạc!
Các vị Vương tử bàn luận với nhau như thế rồi lại tiếp tục lên đường. Bỗng chốc gặp một con cọp vừa mới sanh độ bảy ngày, bảy con cọp con nằm vây chung quanh, đã quá đói khát, thân thể ốm yếu, gần muốn tuyệt mạng!
Vương tử thứ nhất thấy thế liền nói:
Lạ thay! Cọp nầy sanh bảy ngày qua, lại có bảy con bao vây chung quanh, không thể đi tìm các món ăn được, nếu bị đói quá, chắc là trở lại sẽ ăn thịt con!
Vương tử thứ ba hỏi rằng cọp ấy thường ăn vật gì?
Vương tử thứ nhất đáp rằng: Cọp ấy thường ngày chỉ ăn máu thịt tươi nóng.
Vương tử thứ ba hỏi rằng: Chúng ta ai là người có thể cho cọp nầy ăn?
Vị thứ hai nói: Cọp nầy đói khát, thân thể ốm yếu, quá sức ngặt nghèo, sống chắc không được trong bao lâu nữa, ta không thể tìm đồ ăn cho nó. Nếu có đi tìm đồ ăn đến đây, thì cũng không thể cứu sống kịp được. Ai người có thể không tiếc thân mạng mà hy sinh để cứu sống nó đi!
Vị thứ nhất nói: Tất cả những việc khó bỏ không gì hơn là thân mạng!
Vị thứ hai nói: Chúng ta nay vì tham tiếc thân mạng, nên với thân nầy không thể buông bỏ. Vì kém trí tuệ, nên với việc nầy mà sanh sợ sệt! - Nếu bậc Đại sĩ, vì muốn lợi ích kẻ khác cho nên sanh tâm đại bi, vì chúng sanh mà xaœ bỏ thân mạng là việc dễ dàng!
Khi đó các vị vương tử lo buồn, đứng xem hồi lâu, rồi dắt nhau đi. Bấy giờ vương tử thứ ba nghĩ rằng: Nay là đúng lúc ta nên xả thân. Vì sao như thế? - Vì từ xưa nay ta đã bỏ biết bao nhiêu thân mạng như thế nầy rồi, nhưng hoàn toàn không được lợi ích gì. Và cũng đã từng yêu quí thân nầy, bảo vệ thân nầy, lại còn cung cấp nào là nhà cửa, đồ ăn, đồ nằm, y phục, thuốc men, voi ngựa, xe cộ, tùy thời nuôi dưỡng, không cho thiếu thốn, nhưng lại còn sanh nhiều điều oán hại, không tránh khỏi sự vô thường bại hoại! Lại nữa, thân nầy không có chắc thật, không có ích lợi, thật là khaœ ố, không khác kẻ giặc, cũng như nhà xí! Ta nay phải dùng thân nầy để mà tạo nghiệp vô thượng, làm cầu vĩ đại qua biển sanh tử. Hơn nữa bỏ được thân nầy là bỏ vô lượng ung thư tật bệnh và trăm ngàn thứ sợ sệt, thân nầy là chỉ có đại, tiểu tiện, thân nầy không chắc thật như bọt nước, thân nầy không mấy thanh tịnh tốt đẹp, là chỗ ở của các thứ vi trùng, thân nầy khả ố, gân mạch chằng chịt dẫn các đường máu, da xương tuœy não nương giữ lấy nhau. Quán sát như thế rất đáng nhàm chán! Vậy nên ta nay cần phải xả bỏ thân nầy để cầu đạo quả tịch diệt vô thượng Niết bàn, vĩnh viễn xa lìa bệnh hoạn ưu tư vô thường biến đổi, dứt sự sanh tử, không còn trần lụy. Thành tựu đầy đủ vô lượng thiền định trí tuệ công đức, pháp thân vi diệu trăm phước trang nghiêm, chư Phật khen ngợi! Chứng được Pháp thân vô thượng như vậy, cho các chúng sanh vô lượng pháp lạc!
Khi đó Vương tử dùng sức tu tâm đại bi nói trên, phát đại thệ nguyện dõng mãnh như vậy! Nhưng sợ hai anh sanh lòng hãi lo hoặc bị cản ngăn, trở ngại hạnh nguyện nên lập kế bảo các anh hãy đi trở lại chỗ nghỉ. Khi ấy Vương tử Ma Ha Tát Đỏa đi đến chỗ cọp, cởi bỏ quần áo để trên cành trúc và thệ nguyện rằng:
"Ta nay vì sự lợi ích chúng sanh và để chứng được đạo quả vô thượng, vì lòng đại bi bao la bất động, xả bỏ những việc rất khó xả bỏ. Vì cầu trí giác mà chư Bồ Tát từng hay tán thán muốn độ chúng sanh trong khắp ba cõi thoát khỏi mọi sự sanh tử sợ sệt, khổ não nóng bức!"
Khi Vương tử thề như thế rồi liền tự phóng mình vào trước chỗ cọp đói! Lúc ấy do vì sức đại bi của vương tử nên cọp không làm gì được! Vương tử lại nghĩ: Cọp nay ốm yếu, thân không đủ sức. Không thể làm sao ăn được thân ta! Vương tử liền đứng dậy đi tìm dao, tìm khắp không có, nên lấy miếng tre đâm cổ chaœy máu, ở trên đồi cao gieo mình trước cọp!
Lúc ấy đại địa sáu món chấn động, mặt trời tối tăm, không còn sức sáng, như bị A Tu La vương ngăn che; lại mưa các thứ hoa, hương quí lạ, và trong hư không có các Thiên nhơn thấy việc ấy nên sanh tâm vui mừng, khen chưa từng có! Đồng tán thán rằng: Hay thay! Hay thay! Đại sĩ Ngài nay thật xứng là người tu hạnh đại bi. Vì thương chúng sanh nên hay bỏ được việc rất khó bỏ! - Ngài là một người mạnh mẽ nhất đời, so với các người hiện đang tu tập! Ngài đã được chư Phật tán thán, ở chỗ thường lạc, không còn nhiệt não, không bao lâu sẽ chứng quả thanh tịnh niết bàn an lạc!
Bấy giờ cọp ấy thấy thân vương tử máu chảy liền liếm và xé ăn thịt, chỉ còn để lại tóc xương răng móng!
Lúc đó vương tử thứ nhất thấy cả đại địa chấn động, nói với vương tử thứ hai thế nầy:
Chấn động đại địa,
Cho đến đại hải,
Mặt trời không sáng,
Như có ngăn che,
ở trên hư không
Raœi các hoa hương.
Chắc là em ta
Đã bỏ thân mạng!
Vị thứ hai lại nói lời kệ rằng:
Cọp kia sanh con
Đã trải bảy ngày,
Bảy con vây quanh
Đói không đồ ăn,
Khí lực ốm yếu,
Sống chẳng bao lâu!
Em ta đại bi
Biết cọp đói quá,
Em không chịu nổi,
Trở lại ăn con!
Nên định xả thân
Để cứu mạng cọp?
Khi đó hai vị vương tử hết sức buồn rầu, sợ sệt, khóc lóc thở than, dung nhan tiều tụy! Lại dắt tay nhau dẫn đến chỗ cọp, thấy áo quần em treo trên cành trúc, hài cốt, tóc móng rơi rớt ngổn ngang máu chảy tràn lan cả một khoaœng đất. Thấy xong ngất xỉu, không thể gượng được, nhào ôm đống xương hồi lâu mới tỉnh, liền đứng dậy và ôm đầu kêu trời, khóc la than thở: Em ta còn nhỏ, tài năng hơn người, đặc biệt lại được cha mẹ mến yêu. Bỗng nhiên bỏ thân để cho cọp đói! Ta nay về cung nếu cha mẹ hỏi, sẽ đáp làm sao! Thà ta ở đây, sống chết với nhau, chớ không nỡ nào thấy hài cốt nầy mà bỏ trở về gặp lại cha mẹ, vợ con quyến thuộc, bạn bè quen biết!
Hai vị vương tử buồn than áo não hồi lâu như vậy, rồi lần bỏ đi.
Bấy giờ những người tùy tùng với vị vương tử thứ ba, đi lạc tứ tán và tự thầm bảo: Bây giờ ta đương ở phương trời nào?
Bấy giờ vương phi ở chốn Hoàng cung đang ngủ bỗng nhiên chiêm bao thấy hai vú mình bị cắt, răng bị rụng hết; thấy được ba con chim Bồ Côi con, một con bị Diều bắt xé ăn thịt!
Lúc ấy bỗng nhiên đại địa chấn động, vương phi giật mình, vừa thức dậy, tâm thần hoaœng hốt, lo sầu khôn xiết! Nói lời kệ rằng:
Ngày nay cớ chi
Đại địa đại hải
Tất cả đều động?
Mọi vật không yên,
Mặt trời không sáng,
Như có ngăn che?
Lòng ta buồn khổ,
Mí mắt nháy động!
Như điềm chiêm bao
Ta đã thấy ấy,
Chắc có tai biến
Khổ não bất tường!
Vương phi vừa nói dứt lời thì có người mặc áo xanh ở ngoài đi vào. Vì nghe tin rằng vương tử bỏ mạng, hoảng hốt sợ sệt, liền chạy vào cung, thưa với Vương phi: Có kẻ ở ngoài nghe các thị tùng đi tìm vương tử, không biết ở đâu?
Vương phi nghe xong hết sức buồn bã, hai mắt lệ tràn, đọng cả bờ mi! Rồi liền vội vàng đến chỗ Đại vương, thưa Đại vương rằng: Thiếp vừa được nghe có người báo tin mất đứa con út đáng yêu của Thiếp rồi Đại vương ơi!
Đại vương nghe xong, liền bị ngất xỉu, buồn lo khổ não, vừa khóc vừa than: Tại sao nay lại bị mất người con mà tâm ta thường yêu mến quí trọng?
Bấy giờ Thế Tôn trùng tuyên nghĩa nầy, nên nói kệ rằng:
Ta thuở xa xưa
Trong vô lượng kiếp
Bỏ thân quí trọng
Để cầu giác đạo.
Hoặc làm Quốc vương
Và làm Vương tử,
Bỏ việc khó bỏ
Để cầu giác đạo.
Ta nghĩ đời trước
Có Đại Quốc vương
Vị ấy tên là
Ma Ha La Đà
Có vị Vương tử,
Tên Vương tử ấy
Ma Ha Tát Đỏa
Hay đại bố thí!
Lại có hai anh
Người lớn tên là
Đại Ba Na La (2)
Thứ tên Đại Thiên (3)
Ba người đồng đi
Đến một khu rừng,
Thấy cọp vừa sanh
Đói không đồ ăn!
Một vị Đại sĩ
Sanh tâm đại bi:
Ta nay phải bỏ
Thân quí trọng nầy,
Không thì cọp đây
Vì đói quá ngặt,
Có thể trở lại
Ăn thịt lấy con!
Liền lên đồi cao
Gieo mình trước cọp.
Vì khiến cọp con
Được toàn tánh mạng!
Khi đó đại địa
Và các núi lớn
Thaœy đều chấn động,
Trùng thú kinh khuœng
Cọp, beo, sư tử
Sợ chạy tán loạn!
Thế gian đều tối
Không có ánh sáng.
Lúc ấy hai anh
ở lại rừng trúc,
Buồn rầu than khóc
Ôm lòng sầu khổ!
Lần đi tìm kiếm,
Đến gần chỗ cọp,
Thấy cọp mẹ con
Miệng đều dính máu.
Lại thấy hài cốt,
Tóc lông răng móng,
Máu dính loang lổ
Cùng khắp khoảng đất.
Khi hai Vương tử
Thấy việc ấy rồi,
Tâm thần ngây ngất,
Nhào lăn xuống đất!
Thân hình bê bết
Đầy cả cát bụi,
Quên mất chánh niệm,
Tâm như cuồng si!
Những người theo hầu
Xem thấy như vậy,
Cũng sanh bi thảm
Kêu khóc thất thanh!
Đi lấy nước lạnh
Phun rưới lẫn nhau,
Nhiên hậu tỉnh lại
Mới đứng đậy được!
Đương ngay trong lúc
Vương tử xả thân,
Chính lúc hậu cung
Vương phi Thế nữ
Năm trăm quyến thuộc
Cùng nhau vui vẻ.
Khi ấy Vương phi
Hai vú chảy sữa,
Tất cả tứ chi
Nhức như kim châm,
Tâm sanh sầu não
Như mất con yêu!
Lúc đó Vương phi
Liền đến chỗ Vua,
Vẻ buồn ngấn lệ
Bày tỏ Vua hay:
Nầy Đại vương ơi!
Nghe đây! Nghe đây!
Nay lửa ưu sầu
Như đốt thân Thiếp,
Hai vú Thiếp nay
Đồng thời chảy sữa,
Thân thể đau khổ
Như bị kim châm!
Thiếp thấy có điềm
Bất tường như thế,
E chẳng gặp được
Đứa con yêu quí!
Nay đem thân mạng
Dâng lên Đại vương,
Xin mau sai người
Tìm kiếm con Thiếp!
Mộng thấy Thiếp ôm
Ba con chim Côi,
Con nhỏ hơn hết
Thiếp rất mến yêu,
Lại có chim Ưng
Bay đến cướp đi!
Thấy việc thế rồi
Liền sanh ưu não!
Thiếp nay sầu khổ
E không toàn mạng!
Xin mau sai người
Đi tìm con Thiếp.
Khi ấy Vương phi
Nói như thế rồi
Liền bị ngất xỉu
Nhào lăn xuống đất!
Vua nghe nói thế
Lại sanh áo não,
Vì không được thấy
Người con mến yêu!
Đại thần của Vua
Và các quyến thuộc
Thảy đều hội họp
Hai bên Đại vương
Buồn khóc kêu than
Tiếng vang trời đất!
Lúc đó tất cả
Nhơn dân trong thành
Nghe tiếng khóc than
Kinh ngạc chạy đến,
Cùng hỏi nhau rằng
Nay Vương tử đó
Còn sống được không.
Hay là đã chết?
Đại sĩ hạnh nết,
Ăn nói nhu hòa,
Được người yêu kính,
Khó có thể gặp!
Đã có các người
Vào rừng tìm kiếm,
Chốc lát có tin
Chắc định đã chết?
Lúc ấy mọi người
Lo sợ như thế,
Rồi lại buồn than,
Chấn động Thần kỳ!
Khi đó Đại vương
Liền đứng dậy đi
Lấy nước rưới Phi,
Chốc lát tỉnh lại,
Hoàn được chánh niệm
Hỏi nhỏ Vua rằng:
Con thiếp bây giờ
Còn sống hay chết?
Bấy giờ Vương Phi
Vì nghĩ đến con,
Càng thêm áo não
Tâm không rời bỏ,
Đứa con đáng tiếc
Hình sắc đoan chánh,
Tại sao một sớm
Bỏ ta mà chết?
Tại sao thân ta
Không chết trước đi?
Để thấy các việc
Khổ não như vậy?
Con hiền sắc đẹp
Giống như hoa sen.
Ai hoại thân con
Khiến phải phân ly?
Phải chăng oán thù
Với ta ngày trước.
Nghiệp duyên phải trả
Mà giết con ư?
Con tôi mặt mày
Như trăng tròn sáng
Không may một sớm
Gặp phải họa nầy!
Thà khiến thân tôi
Tan như cát bụi,
Chớ làm con tôi
Phải mất thân mạng!
Tôi thấy chiêm bao
Quả là báo ứng,
Vô tình tôi nay
Chịu lấy họa nầy:
Như tôi chiêm bao
Thấy răng rụng rớt,
Hai vú đồng thời
Tự chảy sữa ra,
Chắc định là tôi
Bị mất con cưng:
Thấy ba chim Côi
Diều bắt mất một.
Trong ba đứa con
Chắc định mất một:
Bấy giờ Đại vương
Liền bảo Vương phi:
Để Trẫm sẽ sai
Đại thần Sứ giả,
Đi khắp Đông-Tây
Tìm kiếm các con,
Thôi Người hãy chớ
Ưu sầu chi lắm!
Đại vương an uœi
Vương Phi như thế,
Lập tức xe giá
Ra khỏi Vương cung,
Tâm sanh sầu não
Hết sức buồn khổ!
Tuy giữa đám đông,
Nhan mạo tiều tụy,
Liền ra khỏi thành
Đi tìm ái tử.
Lúc đó cũng có
Mọi người đông đaœo
Buồn than vang động
Đi theo sau Vua.
Khi ấy Đại vương
Đã ra khỏi thành
Ngắm nhìn bốn phía
Tìm kiếm các con,
Tâm thần phiền loạn
Chẳng biết ngã nào.
Sau thấy đàng xa
Có một tín viên,
Áo quần dính máu,
Tro bụi đầy mình,
Mặt mày ngơ ngác!
Vừa đến khóc than!
Lúc đó Đại vương
Ma Ha La Đà
Thấy Sứ giả rồi
Càng sanh áo não,
Ôm đầu kêu gào
Khóc lóc than van!
Người sai đi tìm
Trước đã trở lại,
Đi đến chỗ Vua
Tâu với Vua rằng:
Xin Ngài chớ buồn,
Các con vẫn còn,
Chốc lát về đến
Vua được thấy mặt.
Trong khoảng chốc lát
Có vị thần đến
Thấy vua sầu khổ,
Nhan mạo tiều tụy,
Y phục trên thân
Bụi bặm nhơ nhớp,
Thưa Đại vương hay
Đã chết một vị!
Tuy còn hai vị,
Buồn khổ bơ vơ!
Vương tử thứ ba
Thấy cọp mới sanh,
Bị đói bảy ngày
E ăn thịt con!
Thấy cọp thế nên
Sanh tâm đại bi,
Phát đại thệ nguyện
Sẽ độ chúng sanh,
ở đời vị lai
Chứng thành Phật quả
Liền lên đồi cao
Gieo mình trước cọp;
Cọp đói lâu ngày
Liền xé ăn thịt;
Tất cả máu thịt
Đều đã ăn hết!
Chỉ còn hài cốt
Rơi rớt ngổn ngang!
Khi ấy Đại vương
Nghe vị thần nói,
Càng thêm ngất xỉu
Nhào lăn mất trí,
Bị lửa ưu sầu
Như đốt toàn thân!
Quyến thuộc cận thần
Cũng lại như thế,
Dùng nước dỗ Vua
Giây lâu mới tỉnh,
Đứng dậy ôm đầu
Kêu trời khóc than!
Lại có vị Thần
Đến tâu vua rằng:
Vào ở trong rừng
Thấy hai Vương tử,
Khóc lóc buồn than
Ưu sầu khổ sở!
Mê man mất trí,
Nhào lăn xuống đất,
Tôi liền tìm nước
Dỗ khắp trên thân,
Chốc lâu dần dần
Mới tỉnh trở lại!
Lửa phiền nóng cháy
Trông ngóng khắp nơi
Dìu nương đứng dậy,
Liền nhào trở lại,
Ôm đầu kêu trời,
Khóc lóc than van!
Vừa lại tán thán
Công đức người em.
Khi ấy Đại vương
Vì lìa ái tử,
Tâm thần ngây ngất,
Khí lực tổn hao,
Khóc than áo não,
Và lại suy nghĩ:
Đứa con nhỏ nhất
Ta rất quí mến,
Đại Quỉ vô thường
Liền lén bắt ăn!
Hai đứa con kia
Tuy nay vẫn còn,
Mà bị lửa phiền
Đang như đốt cháy.
Có thể vì vậy
Rồi cũng bỏ mạng!
Ta giờ phải toan
Đi gấp vào rừng,
Đón chở các con
Trở về cung điện.
Kẻo để mẹ chúng
Quá sức ưu phiền,
Như xé tim gan.
E phải bỏ mạng!
Nếu thấy hai con
Được phần an uœi,
Giữ gìn thân tâm
Mong được toàn mạng!
Khi ấy Đại Vương
Thắng xe Voi tốt,
Cùng các thị tùng
Muốn đến rừng kia,
Vừa đi nửa đường
Trông thấy hai con,
Dậm đất la vang
Kêu tên người em,
Thì Vua liền đến
Ôm lấy hai con,
Khóc lóc kêu than,
Lần hồi về cung,
Để cho hai con
Mau được gặp mẹ!
Phật bảo Thọ Thần:
Người nay nên biết,
Ma Ha Tát Đỏa
Vương tử xả thân
Cứu cọp lúc đó,
Nay là thân ta,
Ma Ha La Đà
Đại vương lúc đó,
Nay là Phụ vương
Sô Đâu Đan Na (4),
Vương phi lúc đó
Nay là Ma Da (5),
Vương tử thứ nhất
Nay là Di Lặc,
Vương tử thứ hai
Nay là Điều Đạt (6),
Cọp đói lúc đó
Nay Kiều Đàm Di (6),
Bảy con cọp con
Là năm tỳ khưu
Và Xá Lợi Phất,
Mục Kiền Liên đó!
Bấy giờ Đại vương Ma Ha La Đà và các Vương Phi buồn khóc thảm thiết, ai nấy đều cởi chuỗi ngọc anh lạc trên thân đưa cho mọi người đi vào rừng trúc thâu lấy xá lợi và xây ngay chỗ đó ngôi tháp bằng bảy báu!
Vương tử Ma Ha Tát Đỏa bấy giờ, khi sắp xả thân có thệ nguyện rằng:
"Nguyện xá lợi tôi ở đời vị lai, trải qua nhiều kiếp, thường vì chúng sanh mà làm Phật sự!"
Thọ Thần Nữ Thiên! Ấy là nhơn duyên xa xưa mà nay ta phải lễ tháp!
Lúc bấy giờ vì thần lực của Phật, nên tháp bảy báu ấy liền biến mất!
]
PHẨM THỨ MƯỜI TÁM
TÁN PHẬT
Lúc bấy giờ có hằng trăm ngàn vạn ức chúng Bồ Tát, đông đảo vô lượng, từ thế giới nầy đi đến quốc độ của đức Kim Bảo Cái Sơn Như Lai. Khi đến nơi rồi, toàn thân rạp xuống sát đất cung kính làm lễ đức Phật, và trở lui đứng một bên chắp tay, hướng về phía Phật. Tất cả đồng thanh nói lời tán thán:
Thân của Như Lai
Sắc vàng vi diệu,
Ánh sáng rực rỡ
Như núi vàng lớn!
Thân thể dịu dàng
Như hoa sen vàng!
Vô lượng tướng tốt
Tự trang nghiêm thân
Nét đẹp phụ thuộc
Thân hình thanh tịnh
Sáng suốt vô ngần
Như núi vàng ròng!
Trong sạch tròn đầy
Như vừng trăng sáng!
Tiếng nói rỗng rang
Như tiếng Phạm Thiên,
Như tiếng sư tử,
Như tiếng sấm vang!
Sáu thứ âm thanh
Nhiệm mầu thanh tịnh,
Tiếng tăm hòa nhã
Như tiếng Khổng tước,
Ca Lăng Tần Già.
Oai đức đầy đủ,
Trăm phước tướng hảo
Trang nghiêm thân Phật!
Ánh sáng chiếu xa
Không có giới hạn
Trí tuệ vắng lặng.
Không còn ái nhiễm!
Thế Tôn thành tựu
Vô lượng công đức,
Thí như biển lớn,
Như núi Tu Di!
Vì các chúng sanh,
Sanh tâm Đại bi,
ở đời vị lai
Hay cho khoái lạc.
Lời Như Lai nói
Nghĩa sâu đệ nhất,
Hay khiến chúng sanh
Vắng lặng an ổn,
Hay cho chúng sanh
Khoái lạc không lường,
Hãy diễn diệu pháp
Cam lồ vô thượng,
Hay khai pháp môn
Cam lồ vô thượng,
Hay vào tất cả
Nhà cửa an vui,
Hay khiến chúng sanh
Đều được giải thoát,
Qua khỏi vô lượng
Biển khổ ba cõi,
An trú chánh đạo,
Không còn lo khổ.
Như Lai Thế Tôn
Công đức trí tuệ,
Lực, Đại Từ bi,
Tinh Tấn, phương tiện
Vô lượng như vậy,
Không thể tính kể!
Chúng con nay đây
Không thể nói hết!
Chư Thiên, người đời
ở vô lượng kiếp,
Hết sức nghĩ lường
Không thể biết được.
Như Lai đã có
Công đức Trí tuệ
Vô lượng đại hải.
Con nay lược tán
Công đức Như Lai
Như một giọt nước,
Trăm ngàn ức phần,
Không thể nói một!
Nếu như con được
Góp phần công đức
Hồi hướng chúng sanh,
Chứng Vô Thượng đạo!
Bấy giờ Bồ Tát Tín Tướng ở giữa Pháp hội nầy liền rời tòa đứng dậy, trịch vai áo phải, quì gối sát đất, chắp tay hướng Phật mà tán thán rằng:
Thế Tôn trăm phước,
Tướng hảo nhiệm mầu,
Công đức cao sâu
Trang nghiêm thân thể,
Sáng suốt chiếu xa,
Nhìn hoài không chán,
Như mặt trời sáng
Chiếu khắp không gian
Sáng suốt huy hoàng
Vô biên vô lượng!
Cũng như vô số
Trân bảo chất chồng,
Năm sắc sáng trong
Xanh, hồng, đỏ, trắng.
Như khối lưu li,
Pha lê, vàng ròng.
Sáng rực hư không,
Rỗng thông các núi,
Có thể soi chiếu
Vô lượng cõi Phật!
Hay diệt vô lượng
Khổ não chúng sanh;
Lại hay ban cho
Vô lượng khoái lạc.
Các căn thanh tịnh
Nhiệm mầu bậc nhất!
Chúng sanh ưa thấy
Không có chán nhàm.
Tóc xanh mướt, mềm
Như lông Khổng tước,
Như các ong chúa
Đậu trên hoa sen.
Thanh tịnh Đại bi
Công đức trang nghiêm,
Vô lượng Chánh định
Và đức Đại Từ!
Công đức như vậy
Đều đã đầy đủ.
Tướng tốt sắc đẹp
Trang nghiêm thân thể,
Tất cả công đức
Trợ thành Chánh giác.
Như Lai thường hay
Điều phục chúng sanh,
Khiến tâm thuần thành
Được nhiều khoái lạc!
Tất cả công đức
Thâm diệu trang nghiêm
Cũng được mười phương
Chư Phật tán thán!
Hào quang chiếu sáng
Khắp cả muôn nơi,
Như ánh mặt trời
Chiếu vợi hư không!
Công đức thành tựu
Như Tu Di sơn,
Thị hiện khắp cùng
Tất cả thế giới!
Răng trắng kín bằng
Giống như ngọc tuyết,
Đức sáng như vừng
Nhật Nguyệt trên không,
Hào tướng giữa mày
Xoáy vòng bên phải,
Quang minh sáng chói
Như ngọc lưu ly,
Thân tướng uy nghi
Sáng như mặt Nhật!
Lúc ấy Đạo Tràng Bồ đề Thọ Thần lại tán thán rằng:
Nam mô Thanh Tịnh
Vô thượng Chánh giác!
Thậm thâm diệu pháp
Tùy thuận biết khắp.
Xa lìa tất cả
Phi Đạo, phi Pháp,
Tự vượt ra khỏi,
Thành Phật Chánh Giác.
Biết Hữu, Phi Hữu,
Baœn tánh thanh tịnh.
Hy hữu! Hy hữu!
Như Lai công đức,
Hy hữu! Hy hữu!
Như Lai đại hải,
Hy hữu! Hy hữu!
Như núi Tu Di,
Hy hữu! Hy hữu!
Phật vô biên hạnh,
Hy hữu! Hy hữu!
Đức Phật ra đời,
Như hoa Ưu Đàm
Một lần xuất hiện!
Hy hữu! Như Lai
Vô lượng Đại bi.
Thích Ca Mâu Ni
Ánh sáng muôn loài
Vì muốn ích lợi
Cho các chúng sanh,
Tuyên thuyết Tôn kinh
Nhiệm mầu như vậy!
Hay thay Như Lai
Các căn vắng lặng,
Mà hay du nhập
Thiện tịch Đại thành
Vô cấu, thanh tịnh,
Thậm thâm Tam muội.
Vào chỗ chư Phật
Đã từng tu hành.
Tất cả Thanh Văn
Thân đều vắng lặng.
Đấng Lưỡng Túc Tôn (1)
Hành xứ cũng không,
Tất cả các pháp
Vô lượng như thế!
Suy thấu Tánh Tướng
Cũng đều vắng lặng.
Tất cả chúng sanh
Tánh tướng cũng không
Vì tâm cuồng ngu
Không thể biết rõ!
Con thường niệm Phật,
Ưa thấy Thế Tôn.
Lại thường thệ nguyện
Không xa đức Phật.
Thường ở dưới đất
Quì thẳng chắp tay.
Hết lòng luyến mộ
Muốn thấy đức Phật.
Con thường tu hành
Tối thượng Đại bi,
Muốn được thấy Phật
Buồn khóc rơi lụy!
Con thường khát ngưỡng
Muốn được thấy Phật,
Vì lẽ ấy nên
Lửa ưu nóng đốt!
Xin nguyện Thế Tôn
Ban cho Từ Bi
Pháp Thủy trong mát
Để diệt lửa phiền.
Thế Tôn Từ Mẫn,
Bi Tâm vô biên!
Xin khiến thân con
Thường được thấy Phật.
Thế Tôn thường hộ
Tất cả Nhơn Thiên.
Thế nên con nay
Khát ngưỡng muốn thấy,
Thân của Thanh Văn
Cũng như huyễn hóa,
Như bóng hư không.
Như trăng đáy nước.
Tánh của chúng sanh
Như trong giấc mộng.
Như Lai hành xứ
Tịnh như lưu ly!
Vào nơi pháp xứ
Cam lồ vô thượng.
Hay ban chúng sanh
Vô lượng an lạc
Như Lai hành xứ
Thậm thâm mầu nhiệm,
Tất cả chúng sanh
Không thể biết được.
Ngũ thông Thần Tiên
Và các Thanh Văn,
Tất cả Duyên Giác
Cũng không thể biết.
Con nay không nghi
Việc làm của Phật.
Xin nguyện Như Lai
Vì con hiện thân!
Khi ấy Thế Tôn
Từ Tam muội khởi,
Dùng tiếng nhiệm mầu
Mà tán thán rằng:
Lành thay! Lành thay!
Thọ Thần Thiện Nữ!
Ngươi hôm nay đây
Thích nói như vậy!
Tất cả chúng sanh
Nếu nghe pháp nầy,
Đều nhập pháp môn
Cam lồ Vô sanh!
Khi nói kinh nầy rồi thì vô số vô lượng Người, Trời phát tâm cầu thành Chánh đẳng Chánh giác!
]
PHẨM THỨ MƯỜI CHÍN
CHÚC LŨY
Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ chánh định khởi, hiện đại Thần lực, đưa cánh tay phải xoa đầu các vị Đại Bồ Tát và các vị Thiên vương, cùng các Long vương, hai mươi tám bộ Tán Chỉ Quỉ Thần, các Đại Tướng quân mà bảo lời rằng:
Ta ở vô lượng trăm ngàn vạn ức hằng hà sa kiếp tu tập theo pháp nhiệm mầu của Kinh Kim Quang Minh nầy. Các vị cần phải thọ trì đọc tụng, ở cõi Diêm Phù truyền bá rộng rãi pháp mầu nhiệm nầy, chớ để đoạn tuyệt. Nếu có những vị Thiện nam tử hoặc Thiện nữ nhơn nào ở đời vị lai thọ trì đọc tụng kinh điển nầy thì chư Thiên các vị thường phải ủng hộ. Nên biết người đó vô lượng đời sau thường được hạnh phúc trong cõi Trời, Người và sẽ gặp được mười phương chư Phật, mau được chứng thành Chánh đẳng Chánh giác.
Khi đó có các vị Đại Bồ Tát và Chư Thiên, Long vương, Tán Chỉ Đại Tướng, hai mươi tám bộ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến phía trước Đức Phật đảnh lễ sát đất, đồng thanh thưa rằng: Như Thế Tôn dạy đều xin phụng hành. Thưa lại ba lần: Như Thế Tôn dạy đều xin phụng hành.
Bấy giờ các vị Tán Chỉ Đại Tướng đồng bạch Phật rằng: Như lời Phật dạy, nếu đời vị lai có người nào thường thọ trì kinh nầy, hoặc tự viết chép, hoặc nhờ người in phổ biến sâu rộng, chúng con cùng với hai mươi tám bộ các vị Quỉ Thần thường phải theo hầu, ẩn hình ủng hộ người thuyết pháp nầy, khiến họ tiêu trừ các điều tai ác, được sự an lạc, xin chớ lo ngại!
Khi ấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện đại thần lực, mười phương vô lượng thế giới thảy đều sáu thứ chấn động. Lúc đó chư Phật đều rất vui vẻ, vì sự phú chúc kinh nầy đồng thời khen người tu trì đúng theo pháp môn, cho nên hiện ra vô lượng thần lực.
Bấy giờ vô lượng vô biên Bồ Tát: Tín Tướng Bồ Tát, Kim Quang, Kim Tạng, Thường Bi, Pháp Thượng Bồ Tát vân vân... Tứ Đại Thiên Vương mười ngàn Thiên tử, cùng với Đạo Tràng Bồ Đề Thọ Thần, Kiên Lao Địa Thần, tất cả thế gian Thiên Nhơn, Tu La nghe lời Phật dạy đều phát đạo tâm Vô Thượng Bồ Đề, vui mừng phấn khởi đảnh lễ lui ra.
]
QUYỂN IV CHUNG
Cứu cá thoát khổ,
Cảm báo đền ơn,
Xả thân cho cọp
Chứng Thiên chơn.
Tháp hiện rõ tiền nhơn
Diệu hạnh linh thần,
Muôn thuở độ mê nhân!
NAM MÔ KIM QUANG MINH HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Khi Bồ Tát Quán-Tự-Tại thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu, soi thấy năm uẩn đều không, vượt tất cả khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, cũng đều như vậy.
Xá-Lợi-Tử! Thật các pháp không tướng, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhớp, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Vậy nên trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức. Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có giới hạn của mắt. Cho đến không có giới hạn của ý thức. Không có vô minh cũng không có hết vô minh. Cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí cũng không có đắc. Vì không có sở đắc vậy.
Bồ Tát nương nơi Bát-nhã Ba La Mật Đa cho nên tâm không chướng ngại. Vì tâm không chướng ngại, nên không sợ sệt, xa lìa điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-Bàn.
Ba đời Chư Phật nương nơi Bát-nhã Ba La Mật Đa cho nên được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vì vậy cho nên biết rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Vô Thượng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, hay trừ tất cả khổ ách, chơn thật chẳng hư. Cho nên lập tức nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa:
"Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la Tăng yết-đế, Bồ-đề ta ba-ha (3 lần).
KỆ KẾT KINH
Trời, A-Tu-La, Dược-Xoa thảy,
Ai đến nghe Pháp nên hết lòng.
Ủng hộ Phật Pháp được thường còn.
Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy.
Bao nhiêu người nghe đến chốn này
Hoặc trên đất liền hoặc hư không,
Thường sanh lòng từ với loài người
Ngày đêm tự nương theo Phật Pháp.
Nguyện các thế giới thường an ổn
Phước trí vô biên lợi quần sanh.
Bao nhiêu tội nghiệp thảy tiêu trừ
Xa lìa các khổ về viên tịch.
Hằng dùng giới hương thoa vóc sáng
Thường mặc áo định để che thân.
Hoa đẹp Bồ Đề, trang nghiêm khắp
Tùy theo chỗ ở thường an lạc.
Nam mô Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát (3 lần)
HỒI HƯỚNG
Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não
Nguyện đặng trí tuệ chơn sáng tỏ
Nguyện các tội chướng đều tiêu trừ
Đời đời thường tu Bồ Tát đạo.
Nguyện sanh cõi tịnh ở Tây Phương,
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ.
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh
Bồ Tát bất thối làm bạn lành.
Nguyện đem công đức lành,
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật Đạo.
Tự qui-y Phật, xin nguyện chúng sanh
Thể theo đạo cả, phát tâm cao thượng.
Tự qui-y Pháp, xin nguyện chúng sanh,
Thấu hiểu kinh tạng, trí tuệ sâu thẳm.
Tự qui-y Tăng, xin nguyện chúng sanh,
Quản lý đại chúng, hết thảy không ngại.
Phục nguyện Tam Bảo chứng minh, Thiên Long bát bộ, nhất thiết Thiện Thần đồng tùy ủng hộ cho các Phật tử ấn tống, đọc tụng, giảng giải Kinh Kim Quang Minh, thừa tư công đức, chư hương linh quá cố trực vãng lạc bang, hiện tiền Phật tử chúng đẳng nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm an lạc, đạo nghiệp tinh chuyên, một hậu đồng nhập Quang Minh pháp tánh.
TÁN KINH KIM QUANG MINH
Quang Minh thần lực bất tư nghì,
Nhất cú năng trừ vạn ách suy!
Chánh luận trợ Vương an trị Quốc,
Quỉ thần vị Pháp hộ trì Sư.
Ngư đắc xả thân sanh Đao lị,
Hổ thừa cứu mạng thoát cơ nguy
Pháp tạng thậm thâm Bồ Tát hạnh
Cao siêu huyền diệu bất tư nghì!
Tỳ khưu Thích Thiện Trì
Cẩn tán
PHẦN CHÚ THÍCH
QUYỂN I
PHẨM TỰA:
(1) Như thật tôi nghe: Đây là lời của Ngài A Nan tự thuật trong đoạn phần mở đầu kinh. Theo thông lệ các kinh, như Phật đã dạy cho Ngài A Nan khi gần Niết bàn là sau nầy kết tập các kinh, mở đầu mỗi bộ kinh đều dùng "Như thật tôi nghe một thời Phật ở..." làm phần thông tự, cũng gọi là phần chứng tin.
Riêng hai chữ "Như thật" có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại các nghĩa sau đây:
a. Ngài A Nan xác nhận lòng tin của mình đối với những lời Phật dạy trong đây là hoàn toàn đúng đắn, chơn thật.
b. Để xác định cho mọi người tin tưởng rằng những điều được nói đến trong đây là hoàn toàn Ngài đã nghe đúng như sự thật mà Phật đã dạy, chứ không phải điều ức đoán, hay tự mình nói.
c. Các pháp môn Phật dạy đều là như chỗ thật chứng của Phật về các pháp Tánh, Tướng mà nói ra. Nên NHƯ THẬT có nghĩa là Như thật TÁNH, Như thật TƯỚNG, Như thật THỂ, Như thật DỤNG, NHƯ NHƯ CHƠN THẬT. Nếu y theo pháp nầy mà tu thì sẽ đạt được Thể tánh chơn thật của bản giác chơn tâm!
Như trong kinh đã nói:
"Nếu nhập kinh nầy tức nhập pháp tánh,
Thâm hiểu pháp tánh, An trú pháp tánh,
Tức ở trong kinh Kim Quang Minh nầy
Mà được thấy ta Thích Ca Mâu Ni."
(2) Nhất thiết chủng trí: Là một trong ba thứ trí: - Nhất thiết trí, là trí của hàng Thanh Văn, trí nầy biết được tổng tướng của các pháp là KHÔNG. - Đạo chủng trí, là trí của các vị Bồ Tát, trí này biết tất cả các pháp sai biệt. - Còn nhất thiết chủng trí, là trí đặc biệt của chư Phật, viên minh thấu đạt tất cả Tổng tướng, Biệt tướng, Nhơn tướng, Quả tướng; biết tất cả đạo pháp và căn trí của chúng sanh, để hóa đạo đoạn hoặc cứu khổ độ sanh.
(3) Kiên Lao Địa Thần nầy thường có thờ ở các chùa, đối diện với ngài Hộ Pháp Vi Đà.
(4) Là Trời Đao Lợi, Phạm ngữ Trayastrims’a là tầng Trời thứ hai ở Dục giới, ở trên đỉnh núi Tu Di, Trung ương là Trời Đế Thích, 4 phương, mỗi phương có 8 hiệp thành 33.
(5) A Tu La (Asura) là một bộ chúng trong tám bộ Quỉ Thần, gọi là Phi Thiên, cũng gọi là Vô đoan chánh; quả báo của loài nầy gần như của cõi Trời, nhưng không có phước đức bằng, và thân thể không được tốt đẹp bằng Trời.
(6) Là Tám bộ Thiên Thần thường theo ủng hộ Phật pháp: 1/ Chúng Trời (Deva), gồm sáu cõi Trời Dục giới, bốn cõi Thiền Sắc giới, bốn cõi Không xứ ở Vô Sắc giới, quả báo phước đức thù thắng hơn người. 2/ Long (Nãga). 3/ Dạ xoa (Yaksa), Thần ở hư không. 4/ Càn Thát Bà (Gandhrva), cũng gọi là Hương ẩm, vì loài nầy chỉ ngưœi hương để sống, là thứ nhạc thần của Trời Đế Thích. 5/ A Tu La, như trên đã nói. 6/ Ca Lầu La (Garuda), là Kim Sí Điểu, mỗi lần cất cánh bay xa 336 vạn dặm, thường bắt loài Rồng ăn thịt. 7/ Khẩn Na La (Kimnara), cũng gọi là Phi nhơn, giống người, nhưng trên đầu có sừng, ca thần của Đế Thích. 8/ Ma Hầu La Già (Ma hô la ga), như trong kinh Dược Sư thì phiên âm Ha Hô Lạc Già, đồng nghĩa, cũng gọi là Đại Mãn Thần. Tám loại nầy mắt người thường không thể thấy được. Nên cũng gọi là Minh chúng bát bộ.
PHẨM THỌ LƯỢNG
(1) Là danh từ trong các kinh thường dùng để chỉ cho số nhiều không thể kể được.
(2) Đây là lời của ngài Bồ Tát Tín Tướng nghe nói Phật thọ tám mươi tuổi sẽ nhập diệt, nên tự nghĩ thắc mắc, chứ không phải khi ấy Phật đã nhập diệt; cũng như đức Di Lặc bây giờ chưa ra đời; mà ta có thể biết là ngài sẽ thọ 6 vạn tuổi, khi thời đó mọi người thọ đến 8 vạn tuổi. Đó là sự xả thọ theo pháp thường của chư Phật, như trong kinh Đại Tập Nguyệt Tạng, quyển thứ mười phẩm Pháp Diệt Tận, Phật có dạy bài kệ rằng:
Ngã kim vị chúng sanh
Xả thọ đệ tam phần,
Bi mẫn chúng sanh cố,
Linh Ngã Pháp Hải mãn
Tẩy dục chư Thiên Nhơn!
Nghĩa:
Ta nay vì chúng sanh
Xả thọ phần thứ ba,
Vì thương xót chúng sanh
Khiến biển Pháp Ta đầy,
Tắm gội khắp Trời, Người!
Trong kinh có dạy rằng: Thời Phật tại thế người thọ 100 tuổi. Phật hiện thân trong cõi người nầy, đáng ra Phật thọ hơn người thường, nghĩa là phải thọ 120 tuổi, nhưng vì Phật thương xót chúng sanh, muốn duy trì Phật pháp trú trì thế gian lâu dài, nên Phật đã xả thọ một phần ba, và di chúc cho các cõi Trời, Người, Quỉ Thần sẽ dùng số hưởng thọ của Phật đã lưu lại ấy, để sau nầy cúng dường mãi mãi cho các đệ tử của ta, lo việc duy trì Tam Bảo, lợi ích quần sanh bất tuyệt. Trên đây chỉ là nói theo sự hiện thân của Phật ở đời mà thôi. Còn về sự thọ mạng của Phật thì không thể dùng số năm mà hạn lượng được. Như trong phẩm "Thọ Lượng" của kinh nầy đã nói, cũng giống như trong phẩm "Như Lai Thọ Lượng" của kinh Pháp Hoa.
(3) Sắc giới: gồm Tứ Thiền Thiên!
1. Sơ Thiền Ly sanh hỷ lạc địa, gồm các tầng Trời:
- Phạm Chúng Thiên (Brahmapàrsadya)
- Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohita)
- Đại Phạm Thiên (Mahãbrahmã)
2. Nhị Thiền Định sanh hỷ lạc địa, gồm các tầng Trời:
- Thiểu Quang Thiên (Parittãbha)
- Vô Lượng Quang Thiên (Apramãnãbha)
- Quang Âm Thiên (Ãbhãsvara)
3. Tam Thiền Ly hỷ diệu lạc địa, gồm các tầng Trời:
- Thiểu Tịnh Thiên (Parittãsubha)
- Vô Lượng Tịnh Thiên (Apramãnasubha)
- Biến Tịnh Thiên (Subhakrtsna)
4. Tứ Thiền, Xả niệm thanh tịnh địa, gồm các tầng Trời:
- Vô Vân Thiên (Anabhraka)
- Phước Sanh Thiên (Punaprasava)
- Quảng Quả Thiên (Bratphala)
- Vô Tưởng Thiên (Avrha)
- Vô Phiền Thiên (Atapa)
- Vô Nhiệt Thiên (Sudrsa)
- Thiện Kiến Thiên (Sudarsana)
- Sắc Cứu Cánh Thiên (Akanistha)
- Hòa Ấm Thiên (Aghanistha)
- Đại Tự Tại Thiên (Mahãmahesvara)
(4) Dục giới: gồm có ngũ thú tạp cư địa:
- Địa ngục
- Ngạ quỉ
- Súc sanh
- Nhơn
- Thiên
Trong Thiên Thú gồm có các cõi Trời Lục Dục:
1. Tứ Thiên vương, gồm các tầng Trời:
- Trì Quốc Thiên (Dhrtarãstra) (đông).
- Tăng Trưởng Thiên (Virũdhaka) (nam).
- Quảng Mục Thiên (Virũpãksa) (tây).
- Đa Văn Thiên (Vaisràmana) (bắc).
2. Đao Lợi Thiên (Trãyastrimsa) cũng gọi là Tam Thập Tam Thiên.
3. Tu Dạ Ma Thiên (Yãma), cũng gọi là Thời phần.
4. Đâu Suất Đà Thiên (Tusita), cũng gọi là Hỷ túc.
5. Hóa Lạc Thiên (Nirmãnarati), Thiên chúng ở cõi nầy tự biến hóa ra cảnh lạc dục để thọ dụng.
6. Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmitavasavarati), cõi nầy thường cướp cái vui của mình, cũng gọi là Thiên ma.
PHẨM SÁM HỐI
(1) Là tứ, Bát định và 37 phẩm trợ đạo.
(2) Là âm thanh của Trời Đại Phạm, có năm thứ công đức thanh tịnh. Tiếng Phật thuyết pháp thanh tịnh vi diệu, hơn tiếng Phạm Thiên, như kinh Pháp Hoa văn cú nói:
Phật có phước báo âm thanh vi diệu thanh tịnh gọi là Phạm âm. Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói: "Diễn xuất Phạm âm vi diệu thanh tịnh, tuyên dương chánh pháp tối thắng vô thượng, người nghe vui vẻ, được đạo tịnh diệu!" nên gọi là Phạm âm.
(3) Phật đầy đủ Phước đức và Trí tuệ hoàn toàn viên mãn, nên gọi là Lưỡng Túc Tôn.
(4) Thập Lực là mười trí lực của Phật:
1/ Trí lực biết rõ điều đúng đạo lý hay phi đạo lý. 2/ Trí lực biết rõ nghiệp báo nhơn quả ba đời của chúng sanh. 3/ Trí lực biết các thiền định, giải thoát và tam muội (chánh định). 4/ Trí lực biết rõ tâm tánh thân mạng của chúng sanh. 5/ Trí lực biết rõ trình độ hiểu biết của các chúng sanh. 6/ Trí lực biết rõ các cảnh giới trong 10 phương. 7/ Trí lực biết tất cả công hạnh tu tập thế nào và sẽ kết quả thế nào; như tu theo Năm giới sẽ được làm người, tu Thập thiện sẽ được làm Trời, tu Nhơn giới, định, huệ xuất thế sẽ được Niết bàn. 8/ Trí lực biết tất cả nghiệp thiện, ác và chỗ sanh tử của chúng sanh (thiên nhãn vô ngại trí). 9/ Trí lực biết túc mạng chúng sanh và vô lậu niết bàn. 10/ Trí lực đoạn trừ vĩnh viễn tất cả các hoặc nghiệp mê vọng.
(5) Của cải, sắc đẹp, công danh, ăn uống, ngủ nghỉ. Năm món nầy là năm thứ dục lạc của chúng sanh. Vì kẹt bởi năm thứ nầy nên chúng sanh khó giải thoát được!
(6) Là thất giác đạo, cũng gọi là thất thánh tài; thất giác chi; thất giác phần. Gồm: 1/ Trạch pháp, dùng trí tuệ chọn lựa pháp chơn, ngụy. 2/ Tinh tấn, dùng tâm dõng mãnh tu pháp chơn, đoạn pháp tà. 3/ Hỷ, tâm được pháp chơn thật sanh vui vẻ. 4/ Khinh an, đoạn trừ các phiền não thô động, nên thân tâm được nhẹ nhàng an ổn. 5/ Niệm, thường nghĩ tu định huệ, không lơ là. 6/ Định, tâm chuyên vào cảnh định, không tán loạn. 7/ Hành xả, trừ bỏ tất cả cảnh mê vọng, chấp lầm, đồng thời trừ bỏ luôn cảnh sở đắc, không trú một pháp nào cả. Như trong Kinh Kim Cang nói: "Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp," hay "Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm," là nghĩa hành xả nầy.
(7) Đà La Ni, cũng gọi là tổng trì, là khả năng chứa giữ tất cả thiện pháp của chư Phật ba đời, không quên mất, và duy trì tất cả các thiện công đức, giúp cho sự đạt đạo.
(8) Coi thập lực giải trước.
(9) Gồm ba nghiệp của thân: Giết hại, trộm cắp, tà dâm. Bốn nghiệp của miệng: Nói dối, nói thêu dệt, nói đâm thọc, nói lời ác. Và ba nghiệp của ý: Tham, sân, si. Trái mười nghiệp nầy thì gọi là mười thiện nghiệp.
(10) Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, Người, A tu la, Trời.
(11) Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới.
(12) Tham lam, sân hận, ngu si, cũng gọi là tam nghiệp, ba thứ nầy hay làm cho chúng sanh sa đọa triền miên trong sanh tử, không thể giải thoát, nên gọi là ba độc!
(13) Là chỉ cho các tướng chính và những nét đẹp phụ thuộc từ đầu xuống chân, cho đến ngôn ngữ cử chỉ, đều đẹp đẽ trang nghiêm.
(14) Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, là sáu pháp Bồ Tát tu hành để tự độ và độ tha.
(15) Ba ác: Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh. Tám nạn: Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, Bắc Cu Lô châu, Trường Thọ Thiên, điếc đui câm ngọng, trí thức bịp đời, sanh trước Phật sau Phật. Tám chỗ nầy không thể gặp nghe và tu theo Phật pháp được, nên gọi là nạn.
PHẨM TÁN THÁN
(1) Coi lại ở trước đã chú thích.
(2) Là một trong ba mươi hai tướng hảo của Phật, nổi lên ở giữa khoảng hai chân mày.
(3) Trời Hữu đảnh (Acanitrá), cũng gọi là Sắc cứu cánh, là cõi Trời thứ tư của Sắc giới, ở tột đỉnh của thế giới hữu tình, nên gọi là Hữu đảnh.
PHẨM KHÔNG
(1) Thân gồm sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý, thâu nhận sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, nên gọi là Xóm làng của sáu nhập.
(2) Do sáu căn thâu nhận sáu trần, phân biệt, chấp trước tạo nghiệp, mà sanh ra giặc phiền não đau khổ, nên gọi là chỗ của giặc.
(3) Mỗi căn đều duyên theo cảnh giới riêng của mỗi trần tương ưng với nó, chứ không duyên được thứ khác, như mắt chỉ duyên với sắc, tai chỉ duyên với tiếng, v.v...
(4) Vì chúng sanh chấp lấy thân tứ đại là Ta thật, rồi bị nó làm độc hại không thể giải thoát, cũng như rắn độc.
(5) Tức 12 nhơn duyên, tất cả các loài hữu tình đều móc nối trong vòng xích của 12 nhơn duyên nầy mà lưu chuyển sanh tử, người tu hành đi ngược lại, lần hồi tháo gỡ nó ra, gọi là hoàn diệt.
QUYỂN II
PHẨM TỨ THIÊN VƯƠNG
(1) Là cõi Trời hộ vệ cho thế gian, coi phần chú thích trước.
(2) Quốc vương, ở đây có nghĩa chỉ cho người thuœ lãnh quốc gia chánh danh.
(3) Chỗ Phật ngồi thuyết pháp.
(4) Là vị thánh vương cai trị cả bốn châu thiên hạ.
(5) Đông Thắng thần châu, Nam Thiệm bộ châu, Bắc Cu lô châu, Tây Ngưu hóa châu.
(6) Coi lại phẩm Lưu Thủytrưởng giả.
(7) Phạm thiên là những vị do tu hạnh thanh tịnh mà được sanh lên, nên các luận thuyết của họ chỉ nhắm phát huy hạnh xuất dục.
Còn Đế Thích là do tu Thập thiện pháp, nên luận thuyết đều nhắm về sự phát huy thiện nghiệp, nên gọi là thiện luận.
(8) Ngàn dấu tròn nơi chân là một trong 32 tướng của Phật, ở dưới chân có các đường chỉ xoáy tròn, như hình bánh xe.
PHẨM ĐẠI BIỆN THIÊN
(1) Là thế giới ta hiện ở.
PHẨM CÔNG ĐỨC THIÊN
(1) Phật có đầy đủ mười hiệu:
1. Như Lai: Phạm ngữ gọi là Đa Đà A Già Đà (Tathàgata), theo Thành Thật luận nói: Thừa như thật đạo nhi lai thành Chánh giác cố danh Như Lai, nghĩa là nương đạo như thật, trở lại thành Phật độ sanh nên gọi là Như Lai. Kinh Ưu Bà Tắc nói: Như Lai Thế Tôn tu không tam muội, Diệt định tam muội, Tứ thiền, Từ bi, quán thập nhị nhơn duyên, đều vì làm lợi ích cho chúng sanh, nên gọi là (NHƯ); đấng Chánh giác phát ngôn chơn thật, không hai, không khác nên gọi là Như Lai. Như Lai thuở xưa từ địa vị Bồ Tát trang nghiêm Phật độ, tu theo đạo Như thật để thành Chánh giác, nên gọi là Như Lai. Trong Kinh Kim Cang nói: "Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai;" là chơn tánh bất sanh, bất diệt.
2. Ứng Cúng, Phạm ngữ A La Hán (Arhat): được đầy đủ chánh pháp vi diệu, có thể xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của tất cả Người, Trời, nên gọi là Ứng cúng.
3. Chánh Biến Tri: Phạm ngữ là Tam miệu Tam Phật Đà (Samyaksambuddha): biết rõ các pháp chơn đế, cũng như tục đế một cách chơn chánh không sai lầm, nên gọi là Chánh Biến Tri.
4. Minh Hạnh Túc: Phạm ngữ Bệ đa giá la na tam bác na (Vidyàcarana-Sampanna) tu hành tịnh giới đầy đủ tam minh nên gọi là Minh Hạnh Túc.
5. Thiện Thệ: Phạm ngữ Tu già đà (Sugata) Tu bát chánh đạo, nhờ nhất thiết trí vượt khỏi sanh tử mà nhập Niết bàn.
6. Thế Gian Giải: Phạm ngữ Lô già bại (Lokavid) hiểu rõ tất cả hữu tình, vô tình thế gian và xuất thế gian, chúng sanh, Phật.
7. Vô Thượng Sĩ: Phạm ngữ A nậu đa la (Anutara), như Niết bàn là vô thượng trong tất cả pháp, Phật là tối thượng trong tất cả chúng sanh. Lại nữa Như Lai từ khi tu nhơn cho đến chứng quả, từ địa vị trang nghiêm Phật độ cho đến giải thoát đều vượt hơn tất cả các hàng Thanh văn, Duyên giác.
8. Điều Ngự Trượng Phu: Phạm ngữ Phú lâu sa Đàm mạo Bà la đề (Purasa-Damya-Sàrathi), Như Lai khéo léo dùng đủ phương tiện để dắt dẫn chúng sanh, điều phục chúng sanh.
9. Thiên Nhơn Sư: Phạm ngữ Sá đa đề bà ma nậu sa nẫm (Sàstà-deavamanusyanàm): Phật là vị đạo sư cả cõi Người và Trời, hay chỉ dạy cho chúng sanh những điều nào nên làm, những điều nào không nên làm. Lại nữa hay làm cho chúng sanh không sanh lòng lo sợ, phương tiện giáo hóa cho chúng sanh lìa khổ được vui, nên gọi là Thiên Nhơn Sư.
10. Phật Thế Tôn: Phạm ngữ Phật đà lộ ca na tha (Buddha-Loka-nathà), dịch nghĩa là Giác giả, còn Thế Tôn có nghĩa là thế gian tôn trọng. Biết rõ các pháp và hạnh, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn nên gọi là Phật theo Thành thật luận thì Phật và Thế Tôn là hai hiệu, còn Vô thượng sĩ và Điều ngự trượng phu là một hiệu, nhưng theo Đại luận thì đến Phật là đủ mười hiệu, còn Thế Tôn là đủ mười hiệu trên, được thế gian tôn trọng, như Phật Thế Tôn hay Như Lai Thế Tôn... Tuy nhiên có sự khác nhau chút ít, nhưng đại nghĩa đồng nhau, vì mỗi đức Phật luôn luôn có đủ mười đức tánh nói trên, còn Thế tôn là danh từ tôn xưng tổng quát. Phật hay phá bốn ma (Ngũ ấm ma, Phiền não ma, Sanh tử ma và Thiên ma) tu giới định huệ, bình đẳng làm lợi ích cho chúng sanh và chỉ dẫn cho chúng sanh đoạn trừ phiền não sanh tử, được cả thế gian tôn trọng, nên gọi là Thế Tôn.
PHẨM CÔNG ĐỨC THIÊN
(1) Là mười hiệu của Phật.
(2) Là giới Bát Quan Trai. Người tại gia vì chưa có thể xuất gia được nên Phật chế Bát Quan Trai giới, để tập hạnh xuất gia trong một ngày một đêm, gồm có 8 giới:
1/ Không sát sanh. 2/ Không trộm cắp. 3/ Không dâm dục. 4/ Không nói dối. 5/ Không uống rượu. 6/ Không trang sức thân thể. 7/ Không ca nhạc, không xem nghe. 8/ Không nằm ngồi giường ghế cao rộng lộng lẫy. Đó là tám giới; tám điều nầy có năng lực đóng kín cửa các cảnh ác và khai thông những pháp lành, cho nên gọi là Bát Quan. Thứ đến là ăn ngày một bữa ngọ trai. Nên gọi là Bát Quan Trai. Nên xem lại kỹ kinh Ưu Bà Tắc có nói rõ.
(3) Hồi hướng có nghĩa là hồi chuyển và qui hướng, có nhiều nghĩa như: Hồi nhơn hướng quả, hồi tự hướng tha, hồi sự hướng lý, hồi tướng hướng tánh, hồi sanh tử hướng niết bàn... Người tu hành luôn luôn hồi hướng những công đức của mình cho tất cả chúng sanh và cầu quả vị giải thoát.
(4) A Lan Nhã (Àrinya) có nhiều chỗ dịch âm sai khác nhau chút ít như: A lan na, A lan nhã ca, A lũng nhã... đều chỉ chỗ an nhàn vắng vẻ, thích nghi cho người tu hành nương ở. Như kinh Kim Cang nói: "Tu Bồ đề thị nhạo A lan na hạnh giả!" Hạnh lan nhã là hạnh xa lìa nơi ồn ào để trầm tư đạo lý, lắng đọng tâm tư quán triệt tự tánh. Nếu đời tu hành không có những lúc thực hành hạnh lan nhã thì khó có thể đạt được kết quả. Như kinh Hoa Nghiêm nói: "A lan nhã pháp, Bồ đề đạo tràng...!"
PHẨM KIÊN LAO ĐỊA THẦN
(1) Kim Cang Tế, cũng gọi là Kim Cang Luân, là tầng sâu nhất dưới lòng đất. Luận Cu Xá, quyển thứ 11 nói: "An lập khí thế gian, phong luân tối cư hạ, kỳ lượng quảng vô số, hậu thập lục lạc xoa, thứ thượng vi Thủy luân, thâm thập ức nhị vạn, hạ bát lạc xoa Thủy dư ngưng kết vi kim...," nghĩa là theo sự cấu tạo của thế giới, phong luân ở dưới hết (theo địa chất học gọi là khí quyển) lớp khí quyển ấy rất dày không số lượng, cách trên 16 lạc xoa là Thủy luân (Thủy quyển) sâu mười ức hai vạn, dưới tám lạc xoa nước ngưng kết thành kim luân (Lạc xoa có nghĩa là tầng lớp rất dày).
QUYỂN III
PHẨM THIỆN TẬP
(1) Là bỏ cả 4 châu.
(2) Là chỗ chúng tăng ở.
PHẨM TRỪ BỊNH
(1) Giáo pháp của Phật lưu truyền chia ra có ba thời kỳ: Chánh pháp, tượng pháp, và mạt pháp. Năm trăm năm đầu là chánh pháp, hễ có tu thì đều kết quả, tượng pháp là 1 ngàn năm tiếp theo, chỉ tương tợ như thời chánh pháp chứ không được hoàn toàn, vì mười người tu thì chỉ có thể kết quả 5, 7 người, đến sau thời tượng pháp trở đi là thuộc thời kỳ mạt pháp, mạt có nghĩa là cuối, là cách xa thời chánh pháp, nên người tu rất khó được kết quả chứng đắc như thời Phật tại thế, hay gần thời đó. Là tuy tu nhiều, nhưng ít có người chứng ngộ. Tuy nhiên có ba thời như thế là theo đa số căn cơ nghiệp lực của chúng sanh, chứ không phải tuyệt đối, vì nếu hiện tại ai theo đúng giáo pháp tu hành tinh tấn thì đối với người đó, hiện tại vẫn là chánh pháp vậy.
QUYỂN IV
PHẨM LƯU THỦY
(1) Tức Trời Đao Lợi.
PHẨM XẢ THÂN
(1) Là cốt Phật.
(2) Chữ Đại là dịch chữ Maha.
(3) Đại Thiên là dịch nghĩa chữ Maha Deva (Ma ha đề bà), Ma ha có nghĩa là đại, Đề bà là thiên.
(4) Là Tịnh Phạn vương, Phụ vương của Thái tử Tất Đạt Đa (Phật khi còn tại thế).
(5) Là Hoàng hậu Ma Da (Mẫu hậu Thái tử Tất Đạt Đa).
(6) Kiều Đàm Di, là di mẫu của Thái tử Tất Đạt Đa. Sau xin Phật cho xuất gia làm Tỳ khưu ni, Ni chúng bắt đầu có từ đó.
CHÚC LŨY ()
Theo bản khắc tại Việt Nam không có phẩm Chúc Lũy mà chỉ tóm lại có 18 phẩm, còn trong Đại Tạng lại có phẩm Chúc Lũy, nay bản dịch này theo trong Đại Tạng dịch thành 19 phẩm.
Nếu nhập Kinh này tức nhập Pháp tánh.
Thấu hiểu Pháp tánh, an trú Pháp tánh.
Tức ở trong Kinh Kim Quang Minh này
mà được thấy ta - Thích Ca Mâu Ni.
Hết. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.7/9/2014.

No comments:

Post a Comment