Sa Môn Thích Thiện Hoa.
TẬP BA DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.
LỜI CỦA DỊCH GIẢ
Phật ra đời độ sanh gần nửa thế kỷ, thuyết pháp trên 300 hội,nói ra 84.000 pháp môn, nào quyền, thiệt, đốn, tiệm, các phương tiện đều dạy bày; chung qui lại chỉ có hai phần: pháp tướng và pháp tánh. Duy thức tôn là một trong Pháp tướng.
Lý Duy thức, trong các kinh điển, Phật đã nói nhiều. Về sau các vị Bồ Tát trích lục lại, sắp xếp theo hệ thống, có thứ lớp, biên thành sách, lập thành tôn, gọi là pháp tướng tôn hay Duy thức tôn.
Như vào khoảng 900 năm, sau khi Phật diệt độ, có Ngài Bồ Tát Thiên thân, y theo các kinh, viết qua quyển "Duy thức tam thập tụng" v.v...Đến sau có 10 vị Đại luận sư (1) ra đời, tuần tự giải thích quyển "Duy thức tam thập tụng" lập thành mười bộ đại luận. Trong số ấy, bộ sớ giải của Ngài Hộ pháp là có phần hoàn bị hơn hết.
Đến đời Đường, ở Trung Hoa có Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang, trí tuệ vô saong, thông minh xuất chúng, phát tâm qua Ấn độ, nghiên cứu Phật pháp 18 năm trường (xem bộ Huyền Trang của Võ Đình Cường), Ngài rất thông về Duy thức tôn. Sau khi trở về nước, Ngài phiên dịch rất nhiều kinh sách, mà quyển "Duy thứ tam thập tụng" của Bôtát Thiên Thân là một. Ngài lại còn lượm lặt những tinh hoa sớ giải trong 10 bộ luận của 10 vị Đại luận sư, rồi phiên dịch ra chữ Trung Hoa, làm thành một bộ mười quyển, mệnh danh là "Thành Duy thức luận".
Đệ tử lớn của Ngài Huyền Trang là Khuy Cơ, trải qua thời gian mấy mươi năm hầu Thầy, được đắc truyền về môn Duy thức học này, nên sớ giải lại bộ "Thành Duy thức luận" đến 60 quyển, đặt tên là "Thành Duy thức luận thuật ký".
Đến sau, Ngài Huyền Trang muốn cho người học dễ nhớ, nên làm 12 bài tụng (mỗi bài bốn câu) tóm tắt nghĩa lý rộng rãi u huyền của Duy thức, đặt tên là "bát thức qui củ tụng".
Đành rằng sách vở Duy thức rất nhiều, vì các vị Bồ Tát nhắm nhiều khía cạnh của Duy thức mà phân tích giảng giải, song có ba bổn, từ xưa đến nay được xem là chánh tông, là căn bản của Duy thức học:
1. Đại thừa bá pháp minh môn luận: Nói về pháp số (danh từ chuyên môn) của Duy thức.
2. Duy thức tam thập tụng: Nói về nghĩa chánh của Duy thức.
3. Bát thức qui củ tụng: Tóm tắt nghĩa lý bao la của Duy thức.
Về sau các học giả hoặc sang tác hoặc giải thích sách vở Duy thức, đều căn cứ vào ba bổn luận ấy, khai thác nhiều khía cạnh, rồi tán rộng ra hoặc làm cho nổi bật những điểm quan trọng.
Bổn "Đại thừa bá pháp minh môn luận" và bổn "Bát thức qui củ tụng" Tôi đã dịch và giải rồi, hiệp chung lại dưới nhan đề là "Duy thức nhập môn".
Còn bổn "Duy thức tam thập tụng" này, nay mới dịch xong. Nội dung của luận này, do Ngài Bồ Tát Thiên Thân dùng 24 bài tụng đầu, nói về Duy thức tướng, bài tụng thứ 25 nói về Duy thức tánh, 5 bài tụng sau là nói về Duy thức vị; hay nói một cách khác là: Duy thức cảnh, Duy thức hành và Duy thức quả (xem 2 cái biểu ở cuối quyển này).
Quí vị muốn nghiên cứu về Duy thức học, trước nhứt nên đọc kỹ 3 bổn luận này. Cũng như người học nghề võ, trước phải học đường thảo, rồi sau mới phân miếng.
Huyền diệu thay !Cũng ba bổn luận này, mà từ xưa đến nay, không biết bao nhiêu vị Đại luận sư và các nhà học giả, sớ giải mãi cũng không cùng.
Chúng ta chớ nên có ý nghĩ nông cạn: học sơ lược chánh văn hay đọc lời sớ giải thô sơ của ba bổn luận này, rồi cho là đầy đủ. Phải học mãi, coi nhiều, chúng ta sẽ thấy rừng hoa Duy thức, thật không biết bao nhiêu màu sắc tốt tươi xinh đẹp.
Kính đề
Sa môn THÍCH THIỆN HOA
Sa môn THÍCH THIỆN HOA
LỜI TỰA
Trong Duy thức nói "Thức A lại da", tức là nói về pháp chúng sanh, đáng lẽ phải dễ hiểu, tại sao lại rất khó hiểu ?
Tuy nói về pháp chúng sanh, song chúng sanh có vô lượng vô biên, nên lời nói cũng phải vô lượng vô biên; đây là điều khó thứ nhứt.
Lại nữa, bên Thiền tôn thì chỉ thẳng về "Tâm pháp" nên không cần văn tự ngữ ngôn; còn Duy thức tôn lại khai phương tiện, dùng văn tự, ngữ ngôn. Đã dùng văn tự biên chép và lời nói luận bàn, những sự lý vô lượng vô biên, cho nên lời nói phải nhiều, văn tự phải thâm; đây là điều khó thứ hai.
Bởi hai điều khó trên, nên môn học Duy thức này ngày xưa bị bặt tăm, cho đến ngày nay người học Phật, phần nhiều cũng tránh chỗ khó mà tìm nơi dễ: nghe nói đến Duy thức thì thối lui. Đôi khi cũng có người cố gắng tìm học, song lạikhông gặp cửa để vào !
Đại Viên này đã ôm ấp chí lợi tha từ lâu, nên đối với việc khó khăn này đã nhiều lần lưu ý.
Nền tảng đầu tiên của Duy thức học là quyển:
"Đại thừa bá pháp minh môn luận" và quyển "Duy thức tam thập tụng".
Song, nếu theo những bản chú giải về đời Đường thì rất khó khăn; người sơ học không dễ gì nhập được. Còn những bản Duy thức thuộc về đời Minh chú giải, lại sợ nguî truyền. Bởi thế nên tôi căn cừ theo bản chú giải xưa (đời Đường), rồi cải tạo văn thể những chỗ nghĩa lý thâm thuý khó hiểu, thì tôi làm cho rõ ràng dễ hiểu; còn những chỗ phiền phức, thì tôi thanh giản cho gọn gàng. Vì thế nên tôi đặt tên quyển sách này là "Duy thức dị giản" (Duy thức dễ gọn).
Bởi "dễ", nên người đọc dễ hiểu và có thể đọc lâu, vì "gọn" nên người học dễ theo và có thể đọc nhiều.
Nay tôi giảng 30 bài tụng Duy thức này, là muốn cho người học dễ hiểu và dễ theo, dễ tiến đến việc đọc nhiều, đọc lâu về môn Duy thức học vậy.
ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN
TẬP BA DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.
BÀI THỨ NHỨT
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI
GIẢI ĐỀ MỤC DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI
"Duy thức" _ Thức là phân biệt; có hai phần: 1. Sở phân biệt (bị biết) gọi là cảnh, hoặc gọi là sự vật, tức là núi, sông, ruộng, vườn ...2. Năng phân biệt (cái biết) gọi là thức, tức là cái tác dụng phân biệt hay nhận biết các cảnh vật.
Cảnh vật có hình tướng, thức không hình tướng. Người đời đều nói hai vật này ( vật chất, tinh thần) riêng khác; thật ra năng phân biệt (biết) và sở phân biệt (bị biết) cũng đều là thức; ngoài thức ra không có vật gì khác. Bởi thế nên gọi là Duy thức.
Người đời vì chấp tất cả sự vật là thật có, nên không tin lý duy thức. Nay môn học này, giải thích cho người biết: tất cả sự vật, chỉ có thức biến hiện, không phải thật có, nên gọi là "Duy thức học".
"Tam thập tụng" _ Theo lệ thường, trong kinh Phật, mỗi một bài là bốn câu; nay dùng 30 bài tụng, để giải thích nghĩa mầu nhiệm của Duy thức, cho nên quyển luận này gọi là "Duy thức tam thập tụng".
"Dị giải" _ Nguyên văn bổn luận này có 30 bài tụng, do ngài Bồ Tát Thiên Thân tạo ra. Văn tự đã khó mà nghĩa lý lại thâm, người học rất khó hiểu. Nay tôi giải thích bổn luận này, dùng những lời lẽ gọn gàng dễ hiểu, nên gọi là "Dị giải".
CHÁNH VĂN
Hỏi: _ Nếu chỉ có thức, tại sao người thế gian và trong Phật giáo, đều nói có Ngã và Pháp ?
LƯỢC GIẢI
Người đời chấp tất cả sự vật, như núi, sông, cỏ, cây ...đều thật có. Nay lại nghe nói:"Các cảnh vật ấy đều do thức biến hiện, chỉ là giả tướng, chớ không phải thật có", thì họ quyết định không tin. Bởi thế nên Luận chủ đề xướng Duy thức học, đặt ra những lời vấn đáp, để giải thích các điều nghi ngờ đó.
Có người hỏi: _ Nếu chỉ có thức mà thôi, thì tại làm sao, người thế gian và trong Phật giáo đều nói có Ngã, Pháp ? Nếu lý Duy thức đúng, thì lời người thế gian và Phật giáo nói sai, còn nếu thế gian và Phật giáo nói đúng, thì lý Duy thức phải sai. Hai thuyết rất mâu thuẫn nhau, vậy bên nào nói đúng lý ?
Câu hỏi này rất khó, nếu không phải bực Bồ Tát trí huệ vô biên, thì không dễ gì trả lời được.
"Ngã pháp" nghĩa là gì?_ "Ngã" là chủ tế (tự chủ, có quyền sắp đặt). Như người đời chấp thân này là "ta"; có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến sắp đặt các việc, như thếgọi là "Ngã".
"Pháp" là khuôn phép và giữ gìn; nghĩa là tự nó giữ gìn bản chất của nó, làm cho người xem đến, thì biết là vật gì. (Nhậm trì tự tánh, quỹ sanh vật giải).
Như cái bàn ở trước mặt đây, tự nó giữ gìn bản chất cứng nhắc, hình dáng dài rộng hoặc cao thấp và có công năng chứa vật. Một khi người xem đến thì biết là cái bàn. Như thế gọi là "pháp".
Người thế gian chấp ngã, như chấp thân mạng loài hữu tình, đều có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến sắp xếp mọi việc.
Người thế gian chấp pháp, không ngoài ba điểm: Thật (bản chất), Đức (hình dáng), Năng (công dụng). Như họ chấp nhà cửa cỏ cây, v.v ...là thật có (thật) hình dáng tốt hay xấu (đức) và công dụng của nó (nghiệp); mỗi món đều gọi là một pháp.
Trong Phật giáo nói ngã, như nói "Tu Đà hoàn, Tu Đà hàm, A Na Hàm, A la Hán, v.v ...". mỗi tên đều hàm ẩn ý nghĩa: ta đã chúng, ta được tự chủ và tự tại.
Trong Phật giáo nói Pháp, như nói "5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, v.v...". mỗi pháp đều tự giữ gìn bản chất (tự tánh) và hình dáng của nó; khi người xem đến, có thể biết đó là vật gì.
Nhưng chúng ta phải chú ý ở điểm này: Trong Phật giáo nói "ngã" , không đồng với người thế gian "chấp ngã". Như kinh Kim Cang nói: "Gọi là Tu Đà Hoàn (Nhập lưu) mà không có Tu Đà Hoàn (vô sở nhập) thế mới gọi là Tu Đà Hoàn, v.v ..."
Đem đoạn kinh này để chứng minh, thì chúng ta thầy trong kinh tuy nói "Ngã", song chỉ có giả danh mà thôi, không phải như thế gian chấp có thật Ngã.
Đáp:_Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Do giả thuyế Ngã Pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói ba câu tụng để trả lời rằng: Thế gian và Thánh giáo đều giả nói có Ngã, Pháp; bởi vì các tướng Ngã, Pháp kia đều do thức sanh ra vậy.
LƯỢC GIẢI
Đại ý ba câu tụng này nói: Do thế gian và Thánh giáo đều giả nói có Ngã, Pháp, rồi từ trên thức của người nghe tự biến ra hình tướng của Ngã, Pháp.
NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP CỦA THẾ GIAN
Như có ngư6ời đang ngồi yên trong nhà tối, bổng nghe người nói: "Ở góc nhà kia có con quỉ". Lúc bấy giờ trên thức của họ liền biến ra con quỉ,tóc tai xù xụ, hình tướng rất ghê sợ, muốn chụp bắt người. Thật ra không có quỉ, nhưng trên thức người nghe lại biến ra quỉ. Đây là tướng Ngã của thế gian, do thức biến vậy.
Có người ngồi trong nhà, nghe nói: "Tuyết rơi ngoài sân". Lúc bấy giờ trên thức họ tự biến ra hình tướng tuyết bay trắng xoá. Thật ra không có tuyết, nhưng trên thức của người nghe lại biến ra có hình tướng của tuyết. Đây là tướng Pháp của thế gian, di thức biến ra vậy.
NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP TRONG THÁNH GIÁO
Như có người nghe trong kinh nói: "Phật có 32 tướng". Rồi từ trên thức của họ tự biến ra tướng Phật tốt đẹp lạ thường. Đây là tướng "Ngã" trong Thánh giáo, do thức biến ra.
Hoặc nghe nói: "Cõi Phật có 7 món báu trang nghiêm"; rồi từ trên thức của họ biến ra cảnh Tịnh độ. Đây là tướng "Pháp" trong Thánh giáo, do thức biến hiện.
***
Ngoại nhơn đã nghe Luận Chủ nói: "Các tướng Ngã, Pháp đều do thức biến hiện", thế tất nhiên họ phải nghi rằng:
Hình tướng của thức thế nào?
Và có bao nhiêu chủng loại?
Vì đoán tâm lý của ngoại nhân, nên Luận chủ nói tiếp ba câu tụng, để trả lời rằng:
Nguyên văn chữ Hán
Thử năng biến duy tam
Vị: Dị thục, Tư lương
Cập Liễu biệt cảnh thức
Dịch nghĩa
Thức Năng biến này có 3 loại:
1. Dị thục thức (thức thứ Tám)
2. Tư lương thức (thức thứ Bảy)
3. Liễu Biệt cảnh thức (6 thức trước).
LƯỢC GIẢI
Đoạn trên nói: "Do thức biến ra các tướng Ngã, Pháp". Đã có cảnh sở biến (bị biến) tất nhiên phải có thức năng biến.
Đoạn này nói về thức năng biến. Thức năng biến có ba loại:
1. Dị thục thức, tức là thức thứ Tám
2. Tư lương thức, tức là thức thứ Bảy
3. Liễu biệt cảnh thức, tức là 6 thức trước (từ nhãn thức cho đến ý thức).
Ba loại thức Năng biến này, nếu phân tích ra thì có tám thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức và A lại da thức)
BÀI THỨ HAI
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã lược nói cái "tên", nhưng chua nói rõ cái "tướng" của thức Năng biến; vậy cai "tướng" của thức Năng biến thứ nhứt thế nào? CHÁNH VĂN
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Sơ A lại da thức
Dị thục, Nhứt thế chủng.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói tụng (10 câu) đễ trả lời rằng: Thức Năng biến thứ nhứt tên là A lại da, cũng gọi là Dị thục thức hay Nhứt thế chủng thức.
LƯỢC GIẢI
Thức Năng biến thứ nhá?t có ba tướng:
I. Tự tướng (thể); tiếng Phạn gọi là "A lại da", Tàu dịch là "Tàng". Chữ Tàng có ba nghĩa:
1. Năng tàng: Thức này có công năng chứa tất cả chủng tử (hạt giống) của các Pháp thiện ác; cũng như cái kho có công năng chứa lúa.
2. Sở tàng: Thức này có chổ để chứa chủng tử của các Pháp; cũng như cái kho là chổ để chứa lúa.
3. Ngã ái chấp tàng: Thức này thường bị thức thứ Bảy ái luyến chấp làm ngã. Nó như người giữ kho, giữ gìn chẳng cho lúa mất (chấp tàng).
II. Quả tướng (quả), gọi là "Dị thục thức". Chữ Dị thục có ba nghĩa:
1. Dị thời nhi thục: Khác thời mà chín. Dụ như trái xoài, từ khi sanh cho đến khi chín, thời gian khác nhau.
2. Dị loại nhi thục: Khác loài mà chín. Dụ như trái xoài, khi nhỏ tánh chua, đến chín lại ngọt.
3. Biến dị nhi thục: Biến đổ khác chất mà chín. Dụ như trái xoài, khi nhỏ thì xanh, đến khi già chín biến đổi lại vàng.
Vì thức Dị thục này lãnh thọ thân quả báo, nên gọi là Dị thục quả. Tánh chất của Dị thục quả là vô ký (không nhứt định thiện hay ác); song về nghiệp nhơn đời trước của nó, lại có thiện và ác.
Bởi lấy nghiệp nhơn (thiện ác) đối với quả (vô ký) mà nói, nên có ba nghĩa: Khác thời gian chín (Dị thời nhi thục), khác loại mà chín (Dị loại nhi thục) và biến đổi chín (Biến dị nhi tục).
1. Dị thời ...
Dị thục 2. Dị loại ... nhị thục
3. Biến dị ... Quả (vô ký)
Nhơn (thiện, ác)
III. Nhơn tướng (nhơn), gọi là Nhứt thế chủng tức. Tất cà các pháp hiện tượng (hiện hành) trong thế gian và xuất thế gian, đều có chủng tử (công năng tiềm tàng) của nó. Các chủng tử này đều chứa trong thức thứ Tám (tàng thức). Các chủng tử là "nhơn" khởi hiện ra các Pháp là "quả". Vì theo "nhơn tướng" (chủng tử), nên gọi thức này là "Nhứt thế chủng".
Nguyên văn chữ Hán
Bất khả tri chấp thọ
Xứ liễu thường dữ xúc
Tác ý thọ tưởng tư
Tương ưng duy xả thọ
Dịch nghĩa
Không thể biết hành tướng năng duyên và công năng giữ gìn chủng tử, lãnh thọ thân thể và thế giới của thức này được. Thức này thường tương ưng với năm món biến hành là: xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Song trong các thọ, nó chỉ tương ưng với xả thọ.
LƯỢC GIẢI
Hành tướng thức Năng biến thứ nhứt rất là tế nhị ! Bởi người đời tâm thô không thể biết được, nên nói "Bất khả tri".
Những việc của thức này mà người đời không thể biết được, có hai phần:
1. Thức này giữ gìn chủng tử, thế giới, thân thể và làm cho thân thể sanh ra cảm giác, lãnh thọ; nghĩa là thức thứ Tám này biến hiện ra thế giới và chúng sanh rồi giữ gìn không cho mất; đây là điền khó biết thứ nhứt.
2. Hành tướng năng duyên (liễu) của thức này, rất sâu xa và tế nhị, đây là điều khó biết thứ hai.
Không 1. Kiến phần năng duyên của thức này (liễu)
Thể biết 2. Tướng phần bị 1. Chủng tử
Duyên của thức 2. Thân thể (chấp thọ)
Này 3. Thế giới (xứ)
Tám thức, phân làm ba món năng biến, đều có quyền tự chủ, tự tại; cũng như vị Quốc Vương, nên gọi là Tâm vương. Song như vị Quốc vương phải có quần thần phụ tá, thì mới có thể giữ nước trị dân. Tâm vương cũng phải có bộ hạ tuỳ tùng để giúp đỡ mới hay tạo ra các nghiệp. Những bộ hạ tuỳ tùng ấy lệ thuộc Tâm vương, không được tự tại, nên gọi "Tâm sở", hoặc gọi là "Tâm sở hữu"; nghĩa là cái sở hữu của Tâm vương.
Lại nữa, Tâm sở đã giúp Tâm vương tạo nghiệp, thì Tâm vương với Tâm sở phải ưng thuận với nhau nên gọi là tương ưng.
Hỏi:_ Có mấy Tâm sở tương ưng với thức này?
Đáp:_ Chỉ có năm món biến hành thường tương ưng với thức này là: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư.
Xúc: Tiếp xúc. Như con mắt xen hoa, khi mới vừa tiếp xúc với hoa; đó là tác dụng của Xúc Tâm sở. Thí như hai người đồng đi một con đường; một người đi từ phương Đông đến phương Tây, một người đi từ phương Tây đến phương Đông; hai người gặp nhau một chỗ, gọi đó là xúc.
Một thí dụ nữa, như môn Kỷ hà học: trên cái hình tròn gạch qua một đường, chỗ đụng nhau một chỗ trên đường gạch, đó là xúc.
Tác ý: Móng khởi cái ý. Như khi muốn xem hoa, trước nhứt móng khởi cái ý; đó là "Tác ý Tâm sở". Rồi nó dẫn dắt nhãn thức xem hoa. Nếu không có tác dụng của Tâm sở này, thì dù có gặp hoa cũng không thấy.
Người đời có khi đi ngang qua vườn đầy hoa, mà không thấy hoa. Như thế là vì trong lúc đó, Tâm sở tác ý không có tương ưng với nhãn thức.
Thọ: Lãnh thọ. Như khi thấy hoa, có sự cảm thọ vui buồn ...
Tưởng: Tưởng tượng. Như sau khi thấy hoa, rồi tưởng tượng hình tướng của hoa đỏ hay vàng, tốt hay xấu ...
Tư: Lo nghĩ, tạo tác. Như nhơn thấy hoa, rồi lo nghĩa trồng hoa hay bẻ hoa ...
Lại nữa, "Thọ Tâm sở" có 3 loại:
1. Lạc thọ: Thọ vui. Khi gặp cảnh thuận, như được người khen ngợi, thì cảm thọ vui mừng.
2. Khổ thọ: Thọ khổ. Khi gặp cảnh nghịch, như bị người huỷ báng hạ nhục, thì cảm thọ buồn khổ.
3. Xả thọ: Thọ cảnh không vui buồn. Khi gặp cảnh bình thường không thuận nghịch, như trong lúc không được khen hay bị chê, thì cảm thọ không vui buồn.
Tóm lại, thức thứ Tám này, tương ưng với 5 món Tâm sở Biến hành và hành tướng của nó rất là tế nhị, không có hiện ra khổ và vui, nên chỉ tương ưng với xả thọ.
Nguyên văn chữ Hán
Thị vô phú vô ký
Xúc đẳng diệc như thị
Dịch nghĩa
Tánh của thức này là vô phú vô ký, nên những Tâm sở tương ưng với nó, như Xúc, Tác ý ...cũng vô phú vô ký.
LƯỢC GIẢI
Tánh của các pháp, tóm lại có 3 loại: 1. Tánh thiện, 2. Tánh ác, 3. Tánh vô ký (không thiện không ác).
Tánh vô ký lại chia làm 2 loại:1. Vô phú vô ký, 2. Hữu phú vô ký _ Thí như mặt gương, không phải thiện ác, dụ cho "tánh vô ký"; khi bị bụi che lấp ánh sáng, dụ cho "tánh hữu phú vô ký". Đến lúc lau chùi sạch bụi; dụ cho "tánh vô phú vô ký".
Tóm lại, thức thứ Tám này không bị các phiền não ngăn che, nên thuộc về tánh vô phú vô ký. Và những Tâm sở tương ưng với thức này, như Xúx, Tác ý ...cũng thuộc về tánh vô phú vô ký.
Nguyên văn chữ Hán
Hằng chuyển như bộc lưu
Dịch nghĩa
Hằng chuyển biến như dòng nước chảy mạnh.
LƯỢC GIẢI
Ngoại đạo chấp các pháp thường còn không mất, như thế gọi là chấp "thường?; hoặc chấp chết rồi mất hẳn, như thế gọi là chấp "đoạn?.
Nhà duy thức nói: từ vô thỉ đến nay, thức này hằng chuyển biến luôn, mỗi niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn. Cũng như nước thác, từ trên núi cao đổ xuống, một dãy trắng xoá; ở xa trông như tấm vải trắng. Vì nó hằng chảy luôn, nên chẳng phải "đoạn diệt". Song nó liên kết tiếp tục nhiều giọt, biến chuyển sanh diệt luôn, nên không phải "thường nhứt".
Nguyên văn chữ Hán
A la hán vị xả ?
Dịch nghĩa
Đến vị A la hán mới xả bỏ thức này (tàng thức).
LƯỢC GIẢI
Hỏi: Thức này, đã sanh diệt tương tục, là gốc của sanh tử luân hồi, vậy phải tu đến địa vị nào mới xả bỏ nó được ?
Đáp: Người tu hành đoạn hết phiền não chướng, đến quả vị A la hán, mới xả bỏ được thức "A lại da". Song chỉ xả bỏ cái "danh", chớ không phải xả bỏ cái "thể" của thức này.
Hỏi: Tại sao không xả bỏ cái "thể", của thức này?
Đáp: Cái "thể" của thức này có hai phần: nhiễm và tịnh. Phần tịnh tức là "Trí". Trong bài tụng nói "xả bỏ thức này", tức là chuyển thức thành trí, chớ không phải xả bỏ. Nếu xả bỏ cái "thể" của thức này, thì thành ra đoạn diệt, thuộc về ngoại đạo. Trong Đạo Phật không có chủ trương đoạn diệt (mất hẳn).
BÀI THỨ BA
CHÁNH VĂN
Hỏi: _ Trên đã nói thức năng biến thứ nhứt, còn thức năng biến thứ hai thế nào? CHÁNH VĂN
Đáp: _ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Thứ đệ nhị năng biến
Thị thức danh Mạt na
Y bỉ chuyển, duyên bỉ
Tư lương vi tánh tướng.
Dịch nghĩa
Luận chủ này tụng (12 câu) để trả lời rằng:Thức năng biến thứ hai tên là Mạt na. Thức này do thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Tánh và tướng của nó thường lo nghĩ.
LƯỢC GIẢI
Trước đã nói thức Năng biến thứ nhứt, tiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là "Căn" của ý thức, chứ không phải ý thức (thứ 6).
Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sanh ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ.
Nguyên văn chữ Hán
Tứ phiền não thường câu
Vị: ngã si, ngã kiến
Tinh ngã mạn, ngã ái
Cập dư xúc đẳng câu.
Dịch nghĩa
Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở, như Xúc, Tác ý ...
LƯỢC GIẢI
Trước đã nói thức năng biến thứ nhứt, thiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là căn của ý thức, chứ không phải là ý thức (thứ 6).
Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lai na chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sing ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ.
Nguyên văn chữ Hán
Tứ phiền não thường câu
Vị: ngã si, ngã kiến
Tinh ngã mạn, ngã ái
Cập dư xúc đẳng câu.
Dịch nghĩa
Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở như: Xúc, Tác ý, v.v...
LƯỢC GIẢI
Những Tâm sở thường tương ưng với thức này, là bốn món phiền não: 1. Ngã si (si mê cái Ngã), 2. Ngã kiến (Chấp cái Ngã), 3. Ngã mạn (đề cao cái Ngã của mình, để khinh mạn người), 4. Ngã ái (tham ái cái Ngã).
Bởi thức Mạt ma thường chấp thức A lại da làm Ngã, nên bốn món phiền não tương ưng với thức này, cũng đều do caqi Ngã mà sanh. Vì thế nên trên mỗi món phiền não lại thên chữ Ngã (Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái).
Ngoài bốn món phiền não trên, lại còn có các Tâmsở, như năm món Biến hành và tuỳ phiền não v.v...cũng tương ưng với thức này; nhưng không phải thường có như bốn món phiền não trên.
Si, Kiến,
Các Tâm sở 1. Thường chung khởi
Tương ưng với Mạn, Ái.
Thức này 2. Không thường Năm món Biến hành.
Tuỳ phiền não v.v ...
Nguyên văn chữ Hán
Hữu phú vôký nhiếp
Tuỳ sở sanh sở hệ
A la hán, Diệt định
Xuất thế đạo vô hữu
Dịch nghĩa
Tánh của thức này là "hữu phú vô ký". Tuỳ thức A lại da sanh về cảnh giới nào, thì thức này theo đó mà chấp Ngã. Khi chứng A la hán, nhập Diệt tận định và được vào Đạo xuất thế, thì không còn thức này.
LƯỢC GIẢI
Vì bốn món phiền não ngăn che, nên tánh của thức Mạt ma thuộc về hữu phú vô ký. Lại nữa, vì thức này do thức A lại da sanh ra, nên tuỳ theo thức A lại da sanh về cõi nào, thì nó theo chấp ngã ở cõi đó.
Hỏi:_ Người tu hành phải đến địa vị nào mới đoạn được Ngã chấp và không còn thức Mạt ma?
Đáp:_ Có ba địa vị:
1. Đến địa vị A la hán: Vì vị này đã xả tàng thức, nên thức Mạt ma không còn chấp Ngã.
2. Nhập diệt tận định: Vì định này diệt hết các Tâm vương và Tâm sở của bảy thức trước.
3. Đạo xuất thế: Hành giả khi đặng cái trí hiểu biết chơn vô ngã và đặng trí vô lậu hậu đắc, thì không còn thức Mạt ma.
Xả Tàng thức
1. A la hán không còn Mạt ma
Diệt hết Tâm vương Tâm
Ba địa vị sở của 6 thức trước.
Không có 2. Diệt tận định Diệt các Tâm sở về phần
Mạt ma tạp nhiễm của thức Mạt ma.
Được trí hiểu biết chơn
3. Đạo xuất thế vô ngã
Đặng trí vô lậu hậu đắc
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Như vậy đã nói thức năng biến thứ hai, còn thức năng biến thứ ba thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Thứ đệ tam năng biến
Sai biệt hữu lục chủng
Liễu cảnh vi tánh tướng
Thiện, bất thiện, câu phi.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói tụng (2 bài) để trả lời rằng:
Thức năng biến thứ ba, có sáu món sai khác. Tánh và tướng của thức này đều phân biệt cảnh (liễu cảnh). Thức này đủ cả ba tánh: thiện, ác và vô ký (câu phi).
LƯỢC GIẢI
Thức năng biến thứ ba có sáu món: 1. Nhãn thức, 2. Nhĩ thức, 3. Tỹ thức, 4. Thiệt thứic, 5. Thân thức, 6. Ý thức. Trong 8 thức, thức nào cũng đều phân biệt cảnh; song thức thứ Bảy và thức thứ Tám chỉ phân biệt cảnh tế, còn 6 thức trước lại phân biệt cảnh thô; nên trong bài tụng nói "Tánh tướng nó đều phân biệt cảnh". Cũng như mặt trời mặt trăng sáng suốt chiếu soi khắp thiên hạ. Mặt trời mặt trăng sáng suốt là dụ cho bản tánh của thức này; còn chiếu soi là dụ cho tướng dụng của thức này.
Sáu thức này đủ cả 3 tánh: thiện, ác, và vô ký (không thiện ác).
Nguyên văn chữ Hán
Thử Tâm sở biến hành
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tuỳ phiền não bất định
Giai tam tho tương ưng
Dịch nghĩa
Những Tâm sở tương ưng với thức này, như: biến hành, biệt cảnh, căn bản phiền não, tuỳ phiền não, bất định và ba thọ.
LƯỢC GIẢI
Tâm sở do tâm vương đặt để, cũng như các quan do Vua sắp đặt, như một vị quan lớn có bao nhiêu nhơn viên. Tâm sở cũng thế, tất cả 51 món, phân làm 6 loại, mỗi loại có bao nhiêu món.
Nay xin liệt kê sau đây:
1. Biến hành, có 5 món
2. Biệt cảnh, có 5 món
3. Thiện, có 11 món
4. Căn bản phiền não, có 6 món
5. Tuỳ phiền não, có 20 món
6. Bất định, có 4 món.
Ba thọ là:khổ thọ, lạc thọ, và xả thọ.
Tóm lại, thức này tương ưng với 51 món tâm sở và 3 thọ
BÀI THỨ TƯ
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã lược nêu 6 loại Tâm sở tương ưng nay xin nói rõ hành tướng (hành vi và tướng trạng) sai khác của các loại Tâm sở này; vậy 2 loại Tâm sở đầu tiên thế nào? CHÁNH VĂN
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Sơ biến hành: Xúc đẳng
Thứ Biệt cảnh vị: Dục
Thắng giải, Niệm, Định, Huệ
Sở duyên sự bất đồng.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Hai loại Tâm sở, đầu tiên là Biến hành, có năm món: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư; loại Tâm sở thứ hai là Biệt cảnh, cũng có năm món: Dục, Thắng giải, Niệm, Địng, Huệ. Công việc duyên cảnh của năm món Biệt cảnh không đồng nhau.
LƯỢC GIẢI
Biến hành Tâm sở: Tâm sở này đi khắp tất cả:
1. Đi khắp tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai).
2. Đi khắp tất cả không gian (ba cõi, chín địa)
3. Đi khắp tất cả tánh (thiện,ác và vô ký).
4. Đi khắp tất cả thức (tám thức tâm vương).
Năm món Biến hành là: Xúc, Tác ý, Thọ, tưởng và Tư. Trong bài nói về thức Sơ năng biến ở trước, đã có nói về hành tướng của năm món Biến hành Tâm sở rồi, nên bài này chỉ nói về năm món Biệt cảnh.
Biệt cảnh Tâm sở: Tâm sở này có năm món, mỗi món duyên mỗi cảnh giới khác nhau, không thể đi khắp tất cả như năm món Biến hành.
Năm món Biệt cảnh là: Dục, Thắng giải, Niệm, Định và Huệ. 1. Dục: Muốn; như phát tâm muốn lìa trần tục, hoặc muốn học Phật v.v ..., 2. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng; như học Duy thức, hiểu biết được rõ ràng, 3. Niệm: Nhớ nghĩ; như ngày trước học giáo lý, hôm nay nhớ lại, 4. Định: Chăm chú; như chăm chú nghe hoặc học Duy thức, tâm không loạn động, 5. Huệ: Trí huệ; nhơn định nên sanh trí huệ.
Vì năm Tâm sở này, mỗi món duyên mỗi cảnh và hành tướng khác nhau; cũng như năm người, mỗi người ở mỗi chỗ và làm mỗi việc không đồng, nên bài tụng trên nói "Sở duyên sự bất đồng": Công việc duyên cảnh của năm món Tâm sở này không đồng.
Biệt cảnh:
1. Dục Tâm sở duyên cảnh bị mong muốn
2. Thắng giải đã rõ ràng
3. Niệm nhớ lại
4. Định chăm chú
5. Huệ quán sát
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói hai loãi Tâm sở biến hành và biệt cảnh; còn hành tướng của Thiện Tâm sở thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Thiện, vị: Tín, Tàm, Quí
Vô tham đẳng tam căn
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả cập Bất hại.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Thiện Tâm sở có 11 món: Tín, Tàm, Quí và ba thiện căn là vô tham, vô sân, vô si với cần, an, bất phóng dật, hành xả và bất bai.
LƯỢC GIẢI
11 món Thiện Tâm sở này, cũng như các vị Trung thần trong nước, hay người tớ trung thành trong nhà.
1.Tín: Tin; như tin Tam bảo, 2. Tàm: Xấu hổ; như mình lỡ làm việc có tội lỗi, sanh ra xấu hổ, 3. Quí: Thẹn thùa; như mình làm việc sái quấy, đối với người sanh lòng thẹn thùa. Nói lại cho dễ hiểu: Tàm là tự hổ lấy mình; Quí là thẹn với người, 4. Vô tham: không tham; gặp cảnh tốt đẹp, không sanh tâm tham lam, 5. Vô sân: Không nóng giện, 6. Vô si: Không si mê; đối với tất cả sự vật, tâm không si mê. Ba món tâm sở này (vô tham, vô sân,vô si) là gốc rễ của các pháp lành, nên được gọi là "Tam thiện căn" (ba căn lành), 7. Cần: Siêng năng; gặp việc lành, tâm tinh tấn không thối lui, 8. Khinh an: Nhẹ nhàng sảng khoái; thâm tâm vui vẻ nhe nhàng, 9. Bất phóng dật: Khônh phóng túng; bỏ dữ làm lành, không buông lung theo dục lạc, 10. Hành xả: Làm mà không cố chấp; làm tất cả việc tốt, mà không tham luyến cố chấp, làm với bản tánh tự nhiên, chớ không có dụng công, tâm thường an trụ nơi bình đẳng. Hành tướng của Hành xả, như người đi đường: Phải bỏ bước sau mới tiến tới bước trước. Nếu không bỏ bước sau thì không bao giờ tiến tới bước trước được. Lại nữa, hành xả với Xả thọ khác nhau: "hành xả" là món Xả trong Hành uẩn, thuộc về pháp lành; còn "Xả thọ" là một trong Thọ uẩn, thuuộc về tánh vô ký, 11. Bất hại: Không làm tổn hại tất cả chúng sanh.
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói 11 món Thiện Tâm sở, còn hành tướng, (hành vi, tướng trạng) của căn bổn phiền não thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Phiền não vị: tham, sân
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Dịch nghĩa
Luận chủ noíi hai câu tụng để trả lời rằng: Căn bản phiền não có sáu món: Tham,Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.
LƯỢC GIẢI
Phiền não nghĩa là buồn phiền não loạn. Vì 6 món phiền não này làm căn bản để sinh ra các phiền não chi mạt, nên gọi là Căn bản phiền não.
1. Tham, 2. Sân, 3. Si; ba món Tâm sở này trái ngược với ba món Thiện căn (vô tham, vô sân, vô si) trong 11 món Thiện Tâm sở. Trong Khế kinh gọi ba món phiền não này là "tam độc" (3 món độc). 4. Mạn, tức là Ngã mạn; đã giải trong bài thức năng biến thứ hai, 5. Nghi: Nghi ngờ; như người nghi ngờ Phật pháp, không tin thuyế nhơn quả luân hồi v.v ...6. Ác kiến: Hiểu biết có tội ác; nghĩa là hiểu biết không chơn chánh tà vạy.
Aùc kiến này, chia ra làm năm món: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, sẽ giải ở sau.
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói 6 món Căn bản phiền não, còn hành tướng (hành vi, tướng trạng) của 20 món Tuỳ phiền não thế nào?
Đáp:_ Nguyên Văn chữ Hán
Tụng viết:
Tuỳ phiền não vị: Phẫn
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Cuống, Siểm, dữ hại, Kiêu
Vô tàm cập vô quí
Trạo cử dữ Hôn trầm
Bất tín tinh Giải đãi
Phóng dật cập Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói hai bài tụng để trả lời rằng: Tuỳ phiền não có hai mươi món: Phẫn, Hận, Phú, Não,Tật, Xan, Cuống, Siểm, Hại, Kiêu, Vô tàm, Vô quí, Trạo cử, Hôn trầm, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn và Bất chánh tri.
LƯỢC GIẢI
Vì hai mươi món phiền não này tuỳ thuộc vào các căn bản phiền não, nên gọi là "Tuỳ phiền não".
1. Phẫn: Giận, khi gặp nghịch cảnh sanh tâm giận giỗi.
2. Hận: Hờn, sau khi giận rồi lưu lại trong tâm không bỏ.
3. Phú: Che giấu, Che giấu tội lỗi của mình không cho ai biết.
4. Não: Phiền, sau khi giận rồi buồn phiền nơi lòng.
5. Tật: Ganh ghét, thấy người hơn mình sanh tâm đố kî.
6. Xan: Bỏn xẻn, có tiền của mà rít rắm không bố thí.
7. Cuống: Dối gạt, vì muốn đặng danh lợi nên dối gạt người.
8. Siểm: Nịnh, bợ đỡ nịnh hótvới người để xin danh vọng quyền lợi.
9. Hại: Tổn hại, trái với "bất hại" trong Thiện Tâm sở.
10. Kiêu: Kiêu cách, giống như mạn tâm sở, song "Mạn tâm sở" là kinh dễ lấn lướt người, còn "Kiêu tâm sở" là ỷ tài năng của mình mà khinh ngạo xem thường người.
11. Vô tàm và 12 là Vô quí, trái với Tàm và Quí trong Thiện tâm sở.
13. Trạo cử: Chao động, làm chướng ngại tu Chỉ; trái với Định tâm sở trong vị Biệt cảnh.
14. Hôn trầm: Tối mờ, lám chướng ngại tu quán; trái với huệ tâm sở.
15. Bất tín:Không tin, trái với Tín tâm sở trong 11 món thiện.
16. Giải đãi: Trễ nải, trái với Cần tâm sở trong 11 món thiện.
17. Phóng dật: Buông lung; trái với "Bất phóng dật" trong Thiện tâm sở.
18. Thất niệm: không nhớ; trái với "Niệm tâm sở" trong vi Biệt cảnh.
19. Tán loạn: Rối loạn, tâm lăng xăng rối loạn; trái với "Định tâm sở" trong vị Biệt cảnh.
20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh, khi đối vớicảnh hiểu biết sai lầm, làm chướng ngại hiểu biết chơn chánh.
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói 20 món Tuỳ phiền não, còn hành tướng của 4 món Bất định thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Bất định, vị: Hối Miên
Tầm Tư nhị các nhị
Dịch nghĩa
Luận chủ nói hai câu tụng trên để trả lời rằng: Bất định là Hối Miên và Tầm Tư, mỗi món lại chia làm hai (là bốn).
LƯỢC GIẢI
Bất định là không nhứt định thiện hay ác.
1. Hối: Ăn năn, nghĩa là ăn năn những việc nên làm mà không làm, hoặc ăn năn những việc không nên làm mà lại làm.
2. Miên: Ngủ nghỉ, làm cho thân tâm không tự tại.
3. Tầm: Tìm kiếm, đối với cảnh danh ngôn của ý thức, nó làm cho tâm thô động gấp gáp.
4. Tư: Rình xét, đối với cảnh danh ngôn của ý thức, nó khiến cho tâm tế nhị mà gấp gáp.
Lại nữa, bốn món tâm sở này, mỗi món đều có hai tánh: hoặc thiện hoặc ác không nhứt định, nên gọi là "Bất định".
BÀI THỨ NĂM
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói sáu loại tâm sở tương ưng rồi, bây giờ làm sao biết được phần vị hiện khởi của các thức? CHÁNH VĂN
Đáp:_ Nguyên văn chũ Hán
Tụng viết:
Y chỉ căn bản thức
Ngũ thức tuỳ duyên hiện
Hoặc câu hoặc bất câu
Như đào ba y thủy
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh Vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhị định
Thuỷ miên dữ muộn tuyệt.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói hai câu tụng trên để trả lời rằng: Sáu thức trước đều nương nơi thức căn bản (A lại da) mà hiện khởi; cũng như sóng nương nơi nước mà sanh.
Năm thức trước tuỳ duyên mà khởi; hoặc chung sanh hoặc chẳng chung sanh. Duy có ý thức thường hiện khởi, trừ ra năm chỗ nó không sanh khởi: 1. Sanh ở cõi trời Vô tưởng, 2. Nhập định Vô tưởng, 3. Nhập định Diệt tận, 4. Ngủ mê, 5. Chết giả.
LƯỢC GIẢI
Sáu thức trước, bên trong đều nương nơi thức Căn bản (A lại da) bên ngoài nhờ các duyên (căn, cảnh, tác ý, v.v...) và tuỳ theo phận vị của nó mà sanh khởi không đồng. Nếu đủ duyên thì sanh khởi, còn thiếu duyên thì nó không sanh. Cũng như sóng nương nơi nước và nhờ gió, nên có khi sanh, khi diệt. Duy có ý thức vì ít duyên nên dễ đủ; vì thế mà được thường sanh khởi, chỉ trừ năm chỗ không sanh:
1. Trời Vô tưởng; do hành giả khi tu định, nhàm ghét diệt trừ cái "tưởng", mà được sanh về cõi trời này, nên cõi trời này không có ý thức.
2. Nhập định Vô tưởng; do hành giả diệt trừ 6 thức trước, mới được định này.
3. Nhẫp định Diệt tận; do hành giả diệt trừ phần hiện hành của bảy thức trước, mới được định này. Hai định trên đây đều không có "ý thức".
4. Khi ngủ mê không chiêm bao, cũng không có ý thức.
5. Khi bịnh nặng gần chết, hoặc khi bất tỉnh nhơn sự (chết giả) cũng không có ý thức.
Xem biểu đồ
Nước: Dụ thức A lại da
Sóng: Không gián đoạn: Dụ ý thức thường hiện khởi (trừ 5 chỗ)
Năm chỗ ý thức Không sanh
1. Trời Vô tưởng
2. Định Vô tưởng
3. Định Diệt tận
4. Ngủ mê (không chiêm bao)
5. Chết giả
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã phân biệt rành rõ hành tướng của ba thức năng biến, đều nương nơi hai phần, rồi tự nó biến ra; bây giờ lám sao biết được các pháp chỉ do thức biến hiện, rồi giả gọi Ngã, Pháp chớ không phải thật có, nên nói "tất cả Pháp Duy thức"?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết
Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt, sở phân biệt
Do thử, bỉ giai vô
Cố nhứt thế Duy thức.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói một bài tụng để trả lời rằng: Chỉ do các thức biến ra Năng phân biệt thức (kiến phần) và Sở phân biệt (tướng phần). Song Năng phân biệt (thử) và Sở phân biệt (bỉ) đều không thật có, nên nói: "tất cả pháp Duy thức".
LƯỢC GIẢI
Mỗi thức và mỗi Tâm sở đều có 4 phần: 1. Kiến phần (phần Năng phân biệt), 2. Tướng phần (phần bị phân biệt, tức là cảnh vật), 3. Tự chúng phần: phần này tự chứng minh cho Kiến phần, 4. Chứng tự chứng phần: Phần này chứng minh cho phần tự chứng.
Trong bốn phần này, về phần thứ ba là Tự chứng, không những có công năng chứng minh cho phần thứ hai là Kiến phần, mà cũng có công năng đặc biệt là trở lại chứing minh phần thứ tư là Chứng tự chứng phần. Bởi thế nên không cần phải có phần thứ năm.
(hình)
Xin nói một thí dụ để giải rõ bốn phần: Thí như anh A và anh B hùn nhau buômn bán. Anh A ra tiền (vật có hình tướng) là dụ cho "Tướng phần". Anh B ra công (không hình tướng) là dụ cho "Kiến phần". Hai ngườilập một tờ hợp đồng (giao kèo) để chứng minh một bên ra công và một bên xuất của. Tờ hợp đồng là dụ cho "Tự chứng phần". Vì hai anh tranh giành nhau, nên đem đến quan kiện. Ông quan chiếu theo tờ hợp đồng mà phân xử. Ông quan là dụ cho "Chứng tự chứng phần".
Trên đã nói rõ hành tướng của ba thức năng biến: Từ nơi hai phần bên trong là Tự Chứng Phần và Chứng Tự Chứng Phần, biến sanh ra hai phần bên ngoài là Kiến phần và Tướng phần. Vậy thì hai phần bên trong là "thể" làm chỗ bị y chỉ (nương tựa), còn hai phần bên ngoài là "dụng" là "năng y chỉ".
Thí dụ như con ốc hương, đầu và mình con ốc là dụ cho "Tự chứng phần" và "Chứng tự chứng phần"; còn hai cái vòi là dụ cho Kiến phần và Tướng phần. Hai vòi có khi lòi ra, có lúc lại thụt vào, là dụ cho cai dụng Kiến phần và Tướng phần, sanh diệt không thường; còn cái đầu và mình của con ốc thì thường còn, để dụ cho cái thể Tự chứng phần và Chứng tự chứng phần, không sanh không diệt.
Luận chủ và ngoại nhơn hai bên rất mâu thuẫn nhau. Nếu lý Duy thức của Luận chủ được thành thì sự chấp thật có Ngã, Pháp của ngoại nhơn không thành; trái lại, nếu sự chấp Ngã, Pháp của ngoại nhơn được thành, thì lý Duy thức của Luận chủ bất thành.
Ý của ngoại nhơn hỏi: Làm sao biết Ngã, Pháp đều nương nơi thức biến ra, chẳng phải thật có, nên nói "Tất cả Pháp đều Duy thức"?
Ý của Luận chủ đáp: Trên đã nói ba thức Năng biến, mỗi thức đều từ nơi tự thể mà biến sanh ra Kiến phần và Tướng phần; Kiến phần là phần năng phân biệt, mà Tướng phần là phần bị phân biệt. Phần bị phân biệt là các cảnh vật như núi, sông, đại địa, v.v ...Phần năng phân biệt tức là tác dụng thấy, nghe, hay biết các cảnh vật.
Bởi phần năng phân biệt (thấy) và phần bị phân biệt (cảnh) đều do thức thể biến ra, toàn không thật có, nên nói "Tất cả pháp Duy thức".
Thức thể (tự chứng phần sanh ra Dụng) ---> Phần biết (Kiến) Phần bị biết (Tướng) đều là thức
BÀI THỨ SÁU
GIẢI THÍCH CÁC ĐIỀU NGHI
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh làm duyên, thì nội thức làm sao sanh ra các món phân biệt? GIẢI THÍCH CÁC ĐIỀU NGHI
CHÁNH VĂN
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết
Do nhứt thế chủng thức
Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Do các chủng tử trong Tạng thức, trùng trùng biến ra các pháp. Vì sức phát triển sanh khởi của các pháp, nên sanh ra các món phân biệt.
LƯỢC GIẢI
Hỏi:_ Nếu không có ngoại cảnh làm duyên, chỉ có nội thức thì nội thức làm sao sanh ra các món phân biệt?
Đáp:_ Luận chủ trả lời: Do thức A lại da chứa đựng chủng tử của các pháp, các chủng tử ấy lại sanh ra các pháp hiện hành rồi mỗi pháp hiện hành lại sanh Kiến phần (năng phân biệt) và Tướng phần (bị phân biệt).
Câu "như thị như thị biến"; nghĩa là từ khi sanh cho đến khi chín sự biến đổi phát triển rất nhiều.
Câu "triển chuyển lực cố"; nghĩa là tám thức hiện hành và các Tâm sở tương ưng, nào Tướng phần, nào Kiến phần v.v...đều có cái năng lực hổ trợ cho nhau, nên sanh ra các cảnh giới thế gian (bị phân biệt) và các món phân biệt (năng phân biệt)
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh để làm trợ duyên, thì tại sao lại có chúng hữu tình sanh tử tương tục?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết
Do chư nghiệp tập khí
Nhị thủ tập khí câu
Tiền Dị thục ký tận
Phục sanh dư Dị thục
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Do tập khí (chủng tử) của các nghiệp và tập khí (chủng tử) của hai thủ (năng thủ, sở thủ) chung nhau làm duyên nên thân dị thục (báo thân) đời này vừa hết, thì lại tiếp tục sanh ra các thân dị thục đời sau và đời sau nữa.
LƯỢC GIẢI
Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh làm duyên, thì tại sao hiện nay thấy có các chúng hữu tình sanh tử tiếp nối luôn luôn?
Đáp:_ Do có các nghiệp làm duyên, nên chúng hữu tình sanh tử tương tục.
Chữ "Chư nghiệp": Nghĩa là nghiệp lành, nghiệp dữ và nghiệp bất động (tu thiền định).
Chữ "Nhị thủ": Kiến phần (năng thủ), Tướng phần (sở thủ) hoặc Danh (tâm) và Sắc (vật) hay Tâm vương và Tâm sở.
Chữ "tập khí": Tức là biệt danh của chủng tử. Như người viết chữ: khi chưa viết thì cái công năng tập quen (tập khí) đó, nó tiềm tàng núp ẩn trong tay, người không thấy được. Đến khi viết chữ, là do cái công năng tập luyện (khí phần) ngày trước đó, nên nay mới viết được. Bởi thế nên "chủng tử" (công năng tiềm tàng) cũng gọi là "tập khí".
Báo thân của loài hữu tình, gọi là thân Dị thục. Khi thân Dị thục hiện tiền sắp diệt, thì chủng tử của các nghiệp làm sơ duyên và chủng tử của hai món thủ làm thân duyên, tương tục không dứt, nên làm cho sanh ra thân Dị thục đời sau. Bởi thế nên các chúng hữu tình, khi sắc thân này chết đi, thì lại sanh ra sắc thân khác. Do đó mà sanh tử nối luôn, không biết chừng nào cùng tận.
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Nếu chỉ có thức mà thôi, tại sao rất nhiều chỗ trong kinh Phật nói có ba tánh?
Đáp: _ Phải biết ba tánh đó cũng chẳng ngoài thức.
Hỏi: _ Tại sao vậy ?
Đáp: _ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết
Do bỉ bỉ biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử Biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu
Y tha khởi tự tánh
Phân biệt duyên sở sanh
Viên thành thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh
Cố thử dữ y tha
Phi dị phi bất dị
Như vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử bỉ
Dịch nghĩa
Luận chủ nói ba bài tụng để trả lời rằng: Do tánh Biến kế sở chấp, vọng chấp tất cả các vật. Tánh Biến kế sở chấp này, không thật có tự thể. Còn tánh Y tha khởi là do các duyên phân biệt mà sanh. Tánh Viên thành thật, là do trên tánh Y tha khởi xa lìa tánh Biến kế sở chấp mà hiện.
Bởi thế nêntánh "Viên thành thật" đối với tánh "Y tha khởi" cũng khác mà cũng không khác, vì không thể tách riêng được. Bởi thế nên, nếu không thấy được tánh Viên thành thật, thì cũng không thể thấy được tánh Y tha khởi. Cũng như tánh vô thường ...đối với các pháp, cũng khác mà cũng không khác.
LƯỢC GIẢI
Hỏi:_ Nếu chỉ có thức mà thôi, thì tại sao trong các kinh rất nhiều chỗ, đức Thế Tôn nói có ba món tự tánh: 1. Biến kế sở chấp tự tánh. 2. Y tha khởi tự tánh . 3. viên thành thật tự tánh ?
Đáp: _ Luận chủ trả lời rằng: "Ba món tự tánh Phật nói đó, cũng không rời thức". Song còn e người không tin, nên Luận chủ nói tiếp 3 bài tụng để giải thích nguyên do.
Tánh Biến kế sở chấp này là do chúng sanh vọng chấp ức đạc mà có. Như bên Âu châu có nhà học giả thấy bộ xương khỉ giống bộ xương người, nhơn đó họ nghi ngờ và ức đạc rằng: loài khỉ tiến hoá thành loài người; rồi đề xướng lên cái thuyết "Động vật tiến hóa" (Darwin). Từ đó về sau họ mới chủ trương rằng "Tất cả vật trên thế gian, đều do tiến hoá thành". Bởi thế nên bài tụng nói:"Vọng chấp tất cả vật".
Vì vọng tưởng ức đạc, chớ chẳng phải thật có, dụ như lông rùa sừng thỏ, nên bài tụng nói:"Tánh Biến kế Sở chấp không có thật thể" ( thử Biến kế sở chấp, tự tánh vô sở hữu).
Còn tánh "Y tha khởi", là do phân biệt các duyên trong thế gian mà sanh. Thí như người nhặm con mắt, xem hư không thấy có các hoa đốm, rồi khởi vọng tưởng phân biệt: hoa này đỏ hay trắng, tốt hay xấu, giống thật hoa hay không ...Họ không biết rằng: Trong hư không chẳng có hoa, do nhặm mắt nên thấy có hoa (Y tha khởi).
Trong tánh "Y tha khởi" có nhiễm và tịnh; nếu lìa được phần nhiễm ô tức là tánh Biến kế sở chấp, thì đặng phần thanh tịnh, gọi là tánh "Viên thành thật". Cũng như nước và sóng, nếu sóng xao động lặng, thì tánh nước yên tịnh hiện ra.
Bởi thế nên "tánh Viên thành thật" với "tánh Y tha khởi", không thể nói khác hay không khác, cũng như nước với sóng không hai mà cũng không một.
(hình đồ)
Câu " phi bất kiến thử bỉ "; nghĩa là nếu không thấy được tánh Viên thành thật đây, thì cũng không thấy được tánh Y tha khởi kia.
Nghĩa này không những trong đạo Phật, ngay đến người thế tục, nếu không tu theo Phật pháp, để ngộ tánh Viên thành thật, thì cũng không thể thấy được các pháp Y tha khởi của thế gian.
CHÁNH VĂN
Hỏi:_Nếu đã có 3 tánh, tại sao đức Thế Tôn lại nói: "Tất cả pháp đều không có tự tánh?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Tức y thử tam tánh
Lập bỉ tam vô tánh
Cố Phậtmật ý thuyết
Nhứt thế pháp vô tánh
Sơ tức tướng vô tánh
Thứ vô tự nhiên tánh
Hậu do viễn ly tiền
Sở chấp ngã, pháp tánh
Thử chư pháp thắng nghĩa
Diệt tức thị chơn như
Thường như kỳ tánh cố
Tức Duy thức thật tánh.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói 3 bài tụng để trả lời rằng: Phật y cứ trên ba món tự tánh này, mà mật ý nói: "Tất cả pháp đều không có tự tánh".
1. Biến kế sở chấp không tự tánh, vì tướng hy vọng vậy.
2. Y tha khởi không có tự tánh, vì do các duyên phân biệt sanh, không phải tự nhiên có.
3. Viên thành thật không có tự tánh, do xa lìa tánh Biến kế hư vọng chấp ngã chấp pháp mà hiện.
Đây là nghĩa thù thắng của các pháp, cũng gọi là "chơn như", vì tánh nó "thường như" vậy; cũng tức "thật tánh" của Duy thức.
LƯỢC GIẢI
Hỏi:_ Nếu có ba món tự tánh, tại sao đức Thế Tôn lại nói: "Tất cả pháp đều không có tự tánh"?
Đáp:_ Luận chủ nói 3 bài tụng để giải thích: "Phật y cứ trên ba món tự tánh, rồi giả lập ba món vô tánh"._ Đã nói "Phật giả lập ba món vô tánh" thì biết rằng chẳng phải thật vô. Sở dĩ Phật phương tiện mật ý nói như vậy, chẳng qua để đối trị cái chấp "ba tánh" mà thôi, chớ không phải thật ý. Cũng như dùng ba món thuốc để đối trị ba bịnh.
Ba món vô tánh là: 1. Tướng vô tánh; nghĩa là tướng Biến kế sở chấp, hư vọng không thật có, 2. Tự nhiên vô tánh; nghĩa là do các duyên sanh, không phải tự nhiên có; nên cũng gọi là "sanh vô tánh", 3. Thắng nghĩa vô tánh; nghỉa là xa lìa cac vọng chấp ngã chấp pháp rồi, mới hiện ra tánh này; nên gọi là "Thắng nghỉa vô tánh".
Thắngh nghĩa vô tánh, cũng tức là chơn như, vì tánh nó chơn thật không vọng, thương như vậy; cũng gọi là "Thật tánh của Duy thức".
Vô tánh:
-Tướng vô tánh để đối trị Biến, Kế sở chấp tánh
-Tự nhiên vô tánh để đối trí Tự 3 tánh (thuốc) nhiên tánh (Y tha) (bịnh)
-Thắng nghĩa vô tánh để đối trị Viên thành thật tánh
BÀI THỨ BẢY
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Như trên đã thành lập Duy thức tướng và Duy thức tánh rồi; Người nào mới có thể nhập được? Và làm sao để ngộ nhập? CHÁNH VĂN
Đáp:_ Phải là người có đủ hai giống tánh Đại thừa và tu hành trải qua năm địa vị sau này mới được ngộ nhập:
1. Vị Tư lương
2. Vị Gia hạnh
3. Vị thông đạt
4. Vị Tu tập
5. Vị Cứu tánh.
Hỏi:_ Hành tướng của vị Tư lương thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Nãi chí vị khởi thức
Cầu trụ Duy thức tánh
Ư nhị thủ tuỳ miên
Du vị năng phục diệt
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Từ khi chưa phát tâm, cho đến khi đã phát tâm cầu an trụ Duy thức tánh, trong thời gian đó hai món thủ (ngã chấp, pháp chấp) hãy còn miên phục; hành giả chưa có thể chinh phục hay diệt trừ được.
LƯỢC GIẢI
Từ trước đến đây đã nói rõ về Duy thức cảnh rồi, tức là Duy thức tướng và Duy thức tánh. Nay sẽ nói Duy thức hạnh và Duy thức quả, tức là dạy người sau khi học hiểu, phải phát tâm tu hành rồi mới chứng được Duy thức quả.
Vậy từ khi phát tâm tu Duy thức, cho đến chứng Duy thức quả, phải trải qua năm địa vị:
1. Vị Tư lương: Lương phạn, đồ hành lý. Thí như người đi đường. Trước phải sắm sửa lương phạn tiền bạc v.v...để lên đường.
Địa vị này bắt đầu từ khi chưa phát tâm tu Duy thức quán, cho đến khi phát Bồ Đề tâm, cầu an trụ Duy thức tánh (chơn như tâm).
Thí như chúng ta nghe trong kinh dạy: "vạn pháp Duy thức"; rồi chúng ta bắt đầu ngày đêm tu Duy thức quán. Bất luận thời giờ nào, khi thấy nghe hay biết, chúng ta đều quán "Tất cả pháp là giả tướng, Duy thức biến hiện". Chúng ta luôn luôn ở trong Duy thức quán. Cũng như người ở trong cảnh Tịnh độ bảy báu trang nghiêm. Được như thế thì tất cả phiền não không thể xâm nhập.
Song, khi mới cầu an trụ Duy thức, công tu chưa thâm, năng lực còn kém, nên chưa có thể an trụ Duy thức tánh được. Lúc bấy giờ hai món phiền não (năng thủ, sở thủ) còn miên phục, chưa trổi dậy; cũng như cỏ bị đá đè. Đến khi áp lực được nhẹ đi, thì hai món chủng tử này sẽ sanh khởi trở lại.
Duy thức tánh như ông chủ nhà, phiền não như kẻ trộm. Kẻ trộm không bao giờ ưa chủ nhà; chủ nhà lúc nào cũng ghét kẻ trộm.
Duy thức tánh và phiền não cũng thế. Nếu không diệt trừ phiền não thì không thể an trụ Duy thức tánh được. Bởi thế nên muốn an trụ Duy thức tánh thì quyết định phải diệt trừ hai món thủ (ngã, pháp).
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Hành tướng củavị Gia hạnh thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Hiện tiền lập tiểu vật
Vị thị Duy thức tánh
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trụ Duy thức
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Nếu hiện tiền còn một tí thấy mình an trụ Duy thức tánh, thì chưa phải thật an trụ Duy thức tánh, vì còn có chỗ sở đắc vậy.
LƯỢC GIẢI
2. Vị Gia hạnh: Gia công tấn hạnh. Vị Gia hạnh này giống như người đi đường, trước phải dự bị đồ hành lý, rồi sắp sửa khởi hành.
Hành giả, khi tu Duy thức quán, thấy cảnh giới Duy thức hiện tiền, nếu chấp mình chức được Duy thức tánh, như thế là còn có chỗ sở đắc, nên chưa phải thật chứng Duy thức. Cũng như ông Nhan Hồi học Đạo với đức Khổng tử, sau khi thể hội được Đạo, ông nói rằng: "Như có một vật gì đứng đồ sộ vậy(1)". Đó cũng là cảnh giới Duy thức biến, chẳng qua thức biến không đồng.
Vì chơn tánh của Duy thức, chẳng phài có, chẳng phải không, tuy chứng mà không có gì là chứng, thế mới thật là chứng Duy thức.
Người an trụ được chơn tánh của Duy thức, cũng như cái tay nghười biết viết chữ: Không thấy có gì khác cả. Bởi thế nên nói "đặng mà không có gì là đặng".
Nay người tu Duy thức, do hiện tiền còn một tí thấy mình chứng Duy thức, nên không phải thật an trụ nơi Duy thức tánh.
Hỏi:_ Hành tướng của vị Thông đạt thế nào?
Đáp:_ Nguên văn chữ Hán
Tụng viết:
Nhược thời ư sở duyên
Trí đô vô sở đắc
Nhĩ thời trụ Duy thức
Ly nhị thủ tướng cố
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: bao giờ cảnh sở quán và trí năng quán đều không, khi đó mới an trụ nơi Duy thức tánh, vì đã xa lìa được hai món thủ vậy.
LƯỢC GIẢI
3. Vị Thông đạt: Rõ ràng thông suốt. Vị Thông đạt này cũng như người đi đường, đã thông suốt con đường sẽ đi, bắt đầu khởi hành, không còn lo ngại.
Hành tướng của vị nầy,là khi hành giả đối với cảnh sở quán và trí năng quán, đều xem như huyễn như hoá, không có sở đắc
Vị Gia hạnh trước, chưa xa lìa hai món thủ (Ngã chấp, Pháp chấp), vì còn có sở đắc
Vị Gia hạnh trước, chưa xa lìa hai món thủ (Ngã chấp, Pháp, chấp), vì còn có sở đắc, nên chưa có thể an trụ nơi Duy thức. Đến vị Thông đạt này, thì đã xa lìa hai món thủ, không có sở đắc, nên mới thật an trụ nơi Duy thức.
Đoạn văn này, đòng một nghĩa với câu: "Vô trí diệc vô đắc" (không có trí năng đắc và cảnh sở đắc) trong Bát Nhã Tâm kinh.
CHÁNH VĂN
HỎI:_Hành tướng của vị Tu tập thế nào?
Đáp: _Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Vô đắc bất tư nghị
Thị xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc chuyển y.
Dịch nghĩa
Luận chữ nói bài tụng để trả lời rằng: Cảnh giới: Vô đắc này không thể nghĩ bàn; đây là "Trí xuất thế gian" (vôphân biệt trí). Do đã xa lìa được hai món thô trọng (Phiền não chướng và Sở tri chướng) và chứng được hai món chuyển y (Bồ Đề,Niết bàn).
LƯỢC GIẢI
4. Vị Tu tập:Tu hành tập luyện. Địa vị Thông đạt trên, là chỉ thông suốt giáo lý, song chưa tu tập. Đến địa vị này mới tu tập Lục độ muôn hạnh, để chứng ngộ chơn lý.
Ơû địa vị Thông đạt mới vừa chứng cái "Thể" của trí vô đắc. Đến địa vị Tu tập này mới đặng "Diệu dụng"của trí vô đắc. Diệu dụng của trí này này không thể nghĩ bàn. Nhưng, nếu trí còn có sở đắc là trí của thế gian; cái trí không có sở đắc, mới phải là trí của xuất thế gian.
Trí Vô đắc
-Vị thông đạt mới vừa chứng cái thể "trí vô đắc.
- Vị Tu tập mới được "Diệu dụng" của trí vô đắc
Vị Tu tập này đã xả bỏ được chủng tử của hai chướng là phiền não chướng và Sở tri chướng và chứng được hai quả Bồ Đề và Niết bàn.
Bài tụng trên nói chữ "thô trọng" là chỉ cho hai món chủng tử của hai món chướng: Phiền não và Sở tri: còn nói chữ "chuyển y" ,nghĩa là y cứ trên y tha khởi tánh, mà chuyển nhiễm trở lại tịnh: chuyểm phiền não chướng thành Đại giải thoát (Niết bàn), chuyển sở tri chướng thành Đại Bồ Đề
Trên tánh Y tha khởi
-Xả hai món nhiễm (Phiền não chướng và Sở tri chướng)
-Đặng hai quả Thanh tịnh (Đại Niết bànvà Đại Bồ Đề)
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Hành tướng của vị Cứu cánh thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Thử tức vô lậu giới
Bất tư nghị, thiện, thường
An lạc, Giải thoát thân
Đại Mâu ni danh pháp
Dich nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Đây là cảnh giới vô lậu, cũng gọi là: 1. Bất tư nghi, 2. Thiện, 3. Thường, 4. An lạc, 5. Giải thoát thân, 6. Đại Mâu ni, cũng gọi là Pháp thân.
LƯỢC GIẢI
5. Vị Cứu cánh: Quả vị rốt ráo; trong các quả vị tu hành, đến đây đã cùng tột rồi, không còn quả vị nào hơn nữa. Hành giả chứng được quả vị Bồ Đề, Niết bàn là cảnh giới vô lậu rốt ráo thanh tịnh.
Nói "Cảnh giới thanh tịnh" tức là chỉ cai Tổng tướng của vị Cứu cánh; nếu chỉ Biệt tướng của vị này thì có 6 món:
1. Bất tư nghi: cảnh giới này không thể dùng trí suy nghĩ hay lời nói luận bàn được.
2. Thiện: Cảnh giới này đã xa lìa hết các pháp nhiễm ô, bất thiện.
3. Thường: cảnh giới này thường còn, tột đến đời vị lai, không có cùng tận vậy.
4. An lạc: Cảnh giới này rất thanh tịnh vui vẻ, không có các điều khổ não bức bách vậy.
5. Giải thoát thân: Do xa lìa các phiền não triền phược, nên được thân Giải thoát (Cảnh giới của Nhị thừa).
6. Đại Mâu Ni hay gọi là Pháp thân. Do xa lìa được sở tri chướng, nên chứng đặng quả vô thượng Bồ Đề: vì quả vị này bản tánh rất thanh tịnh, nên gọi là Đại Mâu ni (tịnh mặc) cũng gọi là Pháp thân vậy.
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG
CHÁNH VĂN
Ngài Bồ Tát THIÊN THÂN tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG dịch ra chữ Hán
Sa môn T.THIỆN HOA dịch ra chữ Việt
Nguyên văn chữ Hán
Nhược Duy thức, vân hà thế gian cập chư Thánh giáo thuyết hữu Ngã, Pháp?
Tụng viết:
Do giả thuyết Ngã Pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến duy tam
Vị: Dị thục, Tư lương
Cặp liễu biệt cảnh thức.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Nếu chỉ có thức, tại sao người thế gian và trong Phật giáo đều nói có Ngã và Pháp?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Do giả nói Ngã, Pháp:
Các tướng Ngã, Pháp kia,
Nương nơi thức sanh ra.
Thức năng biến có ba:
Dị thục và Tư lương
Cùng thức Liễu biệt cảnh.
Nguyên văn chữ Hán
Tuy dĩ lược thuyết tam năng biến danh, nhi vị quảng biện tam năng biến tướng; thả sơ năng biến kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Sơ A lai da thức
Dị thục, Nhứt thế chủng
Bất khả tri chấp thọ
Xứ liễu thường dữ xúc
Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư
Tương ưng duy Xả thọ
Thị vô phú vô ký
Xúc đẳng diệc như thị
Hằng chuyển như bộc lưu
A lại hán vị xả.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Trên đã được nói cái "tên" của ba thức Năng biến, song chưa nói rõ cái "tướng"; vậy cái "tướng" của thức Năng biến thứ nhứt thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Trước là A lại da,
Dị thục, Nhứt thế chủng.
Không thể biết: giữ, chịu (chấp thọ)
Thế giới (xứ) và phân biệt (liễu).
Tương ưng năm Biến hành,
Năm thọ chỉ Xả thọ
Thức này và Tâm sở
Hằng chuyển như nước thác
A la hán mới xả.
Nguyên văn chữ Hán
Như thị dĩ thuyết sơ năng biến tướng, đệ nhị năng biến kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Thứ đệ nhị năng biến
Thị thức danh Mạt ma
Y bỉ chuyển duyên bỉ
Tư lương vi tánh tướng
Tứ phiền não thường câu
Vị: Ngã si, Ngã kiến
Tinh Ngã mạm, Ngã ái
Cặp dư Xúc đẳng câu
Hữu phú vô ký nhiếp
Tuỳ sở sanh sở hệ
A la hán, Diệt định,
Xuất thế đạo vô hữu.
Dịch nghiã
Hỏi:_Trên đã nói thức Năng biến thứ nhứt; còn thui71c năng biến thứ hai thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Thức năng biến thứ hai,
Tên là thức Mạt ma.
Nương kia lại duyên kia (A lại da)
Tánh tướng đều lo nghĩ;
Thường cùng bốn phiền não;
Ngã si và Ngã kiến
Ngã mạn với Ngã ái;
Cùng với Xúc vân vân.
Hữu phú vô ký tánh
Sanh đâu chấp ngã đó.
La hán và Diệt định
Đạo Xuất thế không có.
Nguyên văn chữ Hán
Như thị dĩ thuyết đệ nhị Năng biến, đệ tam Năng biến kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Thứ đệ tam Năng biến
Sai biệt hữu lục chủng
Liễu cảnh vi tánh tướng
Thiện, bất thiện, câu phi
Thử tâm sở Biến hành
Biệtcảnh, Thiện, Phiền não
Tuỳ phiền não, Bất định
Giai tam thọ tương ưng
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Như vậy đã nói thức Năng biến thứ hai, còn thức Năng biến thứ ba thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Thức Năng biến thứ ba
Có sáu món sai biệt
Tánh, tướng đều biết (liễu) cảnh.
Thiện, Bất thiện, Vô ký
Đây tâm sở: Biến hành
Biệt cảnh, Thiện, Phiền não
Tuỳ Phiền não, Bất định,
Tương ưng với ba thọ.
Nguyên văn chữ Hán
Tiền dĩ lược phiêu lục vị tâm sở tương ưng, kiêm ưng quảng biện bỉ sai biệt tướng; thả sơ nhị vị kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Sơ Biến hành: Xúc đẳng
Thứ Biệt cảnh vị: Dục,
Thắng giải, Niệm, Định, Huệ.
Sở duyên sự bất đồng
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Trên đã lược nêu 6 vị tâm sở tương ưng; nay xin nói rõ hành tướng sai khác của các loại tâm sở. Vậy hai vị tâm sở đầu thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Trước Biến hành là Xúc;
Sau biệt cảnh là Dục,
Thắng giải, Niệm, Định, Huệ
Cảnh bị duyên không đồng.
Nguyên văn chữ Hán
Dĩ thuyết Biến hành, Biệt cảnh nhị vị,
Thiện vị tâm sở kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Thiện,vị: Tín, Tàm, Quí
Vô tham đẳng tam căn
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả cập Bất hại.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Trên đã nói hai loại Biến hành và Biệt cảnh, còn hành tướng của Thiện tâm sở thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Thiện là: Tín, Tàm,Quí
Vô tham, Sân và Si
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả và Bất hại
Nguyên văn chữ Hán
Như thị dĩ thuyết Thiện vị tâm sở,
Phiền não tâm sở kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Phiền não vị: Tham, Sân
Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Như trên đã nói Thiện tâm sở rồi, còn hành tướng của căn bản phiền não thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Phiền não là: Tham, Sân
Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.
Nguyên văn chữ Hán
Dĩ thuyết căn bản lục phiền não tướng, chư Tuỳ phiền não kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Tuỳ phiền não vị: Phẫn
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Cuống, Siễm dữ Hại, Kiêu
Vô tàm cập Vô quí
Trạo cử dữ Hôn trầm
Bất tín tinh Giải đãi
Phóng dật cập Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Trên đã nói 6 món căn bản phiền não còn hành tướng của Tuỳ phiền não thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Tuỳ phiền não là: Phẫn,
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Cuống, Siểm, và Hại, Kiêu
Vô tàm với Vô quí
Trạo cử cùng Giải đãi
Phóng dật và Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri.
Nguyên văn chữ Hán
Dĩ thuyết nhị thập Tuỳ phiền não tướng,
Bất định hữu tứ kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Bất định vị Hối, Miên
Tầm, Tư nhị các nhị.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Trên đã nói hai mươi món Tuỳ phiền não, còn hành tướng của bốn món Bất định thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Bất định là Hối, Miên
Tầm, Tư lại chia hai
Nguyên văn chữ Hán
Dĩ thuyết lục vị tâm sở tương ưng
Vân hà ưng tri hiện khởi phận vị?
Tụng viết:
Y chỉ căn bản thức
Ngũ thức tuỳ duyên hiện
Hoặc câu hoặc bất câu
Như đào ba y thuỷ
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhi6 định
Thuỳ miên dữ muộn tuyệt.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Trên đã nói 6 loại tâm sở tương ưng rồi, bây giờ làm sao biết được phận vị hiện khởi của 6 thức?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Nương nới thức căn bản (A lại da)
Năm thức tuỳ duyên hiện,
Hoặc chung hoặc chẳng chung,
Như sóng nương với nước.
Ý thức thường hiện khởi,
Trừ sanh trời vô tưởng
Và hai định vô tâm,
Ngủ mê hay chết giả.
Nguyên văn chữ Hán
Dĩ quảng phân biệt tam Năng biến tướng, vi tự sở biến nhị phần sở y; vân hà ưng tri y thức sở biến, giả thuyết ngã pháp, phi biệt thật hữu, do thị nhứt thế duy hữu thức da?
Tụng viết:
Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt sở Phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhứt thế D uy thức.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Trên đã nói ba thức Năng biến, đều do hai phần (Tự chứng và Chứng tự chứng) làm sở y, rồi tự nó biến ra hai phần (Kiến phần và Tướng phần); bây giờ làm sao lại biết "Tất cả đều Duy thức biến ra" rồi giả nói ngã pháp, chứ không phải thật có?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Các thức này chuyển biến:
Phân biệt, bị phân biệt.
Do bỉ, thử đều không
Nên tất cả Duy thức
Nguyên văn chữ Hán
Nhược duy hữu thức, đô vô ngoại duyên, do hà nhi sanh chủng phân biệt?
Tụng viết:
Do nhứt thế chủng thức
Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức không có ngoại cảnh để làm duyên, thí làm sao sanh ra các món phân biệt.
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Do tất cả chủng thức,
Biến như vậy như vậy;
Vì sức biến chuyển đó,
Sanh các món phân biệt.
Nguyên văn chữ Hán
Tuy hữu nội thức, nhi vô ngoại duyên,do hà hữu tình sanh tử tương tục?
Tụng viết:
Do chư nghiệp tập khí
Nhị thủ tập khí câu
Tiền Dị thục ký tận
Phục sanh dư Dị thục
Dich nghĩa
Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh để làm trợ duyên, thì tại làm sao chúng hữu tình lại sanh tử tương tục?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Do chủng tử các nghiệp
Và chủng tử hai thủ (năng thủ, sở thủ)
Nên Dị thục trước chết
Lại sanh Dị thục sau
Nguyên văn chữ Hán
Nhược duy hữu thức, hà cố Thế Tôn xứ xứ kinh trung, thuyết hữu tam tánh?
Ưng tri tam tánh, diệc bất ly thức.
Sở dĩ giả hà?
Tụng viết
Do bỉ bỉ Biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử Biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu
Y tha khởi tự tánh
Phân biệt duyên sở sanh
Viên thành thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh
Cố thử dữ Y tha
Phi dị phi bất dị
Như vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử bỉ.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Nếu chỉ có thức, tại sao trong các kinh đức Thế Tôn nói có ba tánh?
Đáp:_ Phải biết ba tánh đó cũng không rời thức.
Hỏi:_ Tại sao thế?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Do các tánh biến kế,
Chấp hết tất cả vật.
Tánh Biến kế sở chấp,
Tự nó không thật có.
Còn tánh Y tha khởi
Do các duyên mà sanh.
Viên thành thật với kia (Y tha)
Xa lìa Biến kế trước.
Thành thật với Y tha,
Cũng khác cũng không khác;
Như vô thường vân vân
Chẳng thấy đây (Viên thành) và kia (Y tha)
Nguyên văn chữ Hán
Nhược hữu tam tánh, như hà Thế Tôn thuyết nhứt thế pháp, giai vô tự tánh?
Tụng viết
Tức y thử tam tánh,
Lập bỉ tam vô tánh.
Cố Phật mật ý thuyết:
Nhứt thế pháp vô tánh.
Sơ tức tướng vô tánh,
Thứ vô tự nhiên tánh,
Hậu do viễn ly tiền:
Sở chấp ngã pháp tánh.
Thử chư pháp thắng nghĩa,
Diệc tức thị Chơn như:
Thường như kỳ tánh cố;
Tức Duy thức thật tánh.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ nếu có ba tánh, tại sao đức Thế Tôn nói: "tất cả pháp đều không có tự tánh"?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Y theo ba tánh này,
Lập ra ba vô tánh.
Nên Phật mật ý nói:
Tất cả pháp vô tánh.
Trước là "tướng" vô tánh,
Kế, không tự nhiện tánh,
Sau, do xa lìa trước:
Tánh chấp Ngã và Pháp.
Đây Thắng nghĩa các Pháp,
Cũng tức là Chơn như,
Vì tánh thường như vậy,
Tức thật tánh Duy thức.
Nguyên văn chữ Hán
Như thị sở thành Duy thức tướng tánh, thuỳ y kỷ vị, như hà ngộ nhập? Vị cụ Đại thừa nhị chủng tánh giả, lược hữu ngũ vị, phương năng ngộ nhập. Nhứt Tư lương vị, nhị Gia hành vị, tam Thông đạt vị, tứ Tu tập vị, ngũ Cứu cánh vị.
1. Sơ Tư lương vị, kỳ tướng vân hà?
Tụng viết
Nãi chí vị khởi thức
Cầu trụ Duy thức tánh
Ư nhị thủ tuỳ miên
Du vi năng phục diệt
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Như thế là đã thành lập tướng và tánh của Duy thức. Vậy người nào, có mấy vị, và làm sao ngộ nhập được Duy thức ?
Đáp:_ Phải người có đủ hai món tánh Đại thừa và tu hành trải qua năm địa vị sau này, mới ngộ nhập được Duy thức tánh.
1. Vị Tư lương, 2. Vị Gia hạnh,
3. Vị Thông đạt, 4. Vị Tu tập,
5. Vị Cứu cánh.
Hỏi:_ Hành tướng của vị Tư lương thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Cho đến chưa khởi thức
Cầu trụ Duy thức tánh
Hai thủ còn miên phục
Chưa có thể diệt trừ.
Nguyên văn chữ Hán
2. Thức Gia hạnh vị, kỳ tướng vân hà ?
Tụng viết:
Hiện tiền lập thiểu vật
Vị thị Duy thức tánh
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trụ Duy thức
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Hành tướng của vị Gia hạnh thế nào?
Đáp: _ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Hiện tiền còn một tí
Gọi là Duy thức tánh;
Vì còn sở đắc vậy,
Chẳng thật trụ Duy thức.
Nguyên văn chữ Hán
3. Thứ Thông đạt vị, kỳ tướng vân hà ?
Tụng viết
Nhược thời ư sở duyên
Trí đô vô sở đắc
Nhĩ thời trụ Duy thức
Ly nhị thủ tướng cố.
Dịch nghĩa
Hỏi: _Hành tướng của vị Thông đạt thế nào?
Đáp: _ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Khi nào "cảnh" bị duyên
Và "trí" đều không có
Khi đó trụ Duy thức
Đã lìa hai món thủ.
Nguyên văn chữ Hán
4. Thứ Tu tập vị, kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:
Vô đắc bất tư nghị
Thị xuất thế gian trí
Xả thị thô trọng cố
Tiên chứng đắc chuyển y.
Dịch nghiã
Hỏi:_ Hành tướng của vị Tu tập thế nào?
Đáp: _ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
"Không đặng", chẳng nghĩ bàn;
Đây là "Trí xuất thế" (vô phân biệt trí)
Vì bỏ hai Thô trọng
Nên chứng đặng "chuyển y"
Nguyên văn chữ Hán
5. Hậu Cứu cánh vị, kỳ tướng vân hà ?
Tụng viết
Thử tức vô lậu giới
Bất tư nghị, Thiện, Thường
An lạc, Giải thoát thân
Đại Mâu ni danh Pháp.
Dịch nghĩa
Hỏi:_ Hành tướng của vị Cứu cánh thế nào?
Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Đây là cõi Vô lậu
Bất tự nghị, Thiện, Thường
An lạc, Giải thoát thân
Đại Mâu ni Pháp thân .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment