Kinh Tâm Địa Quán
11. Phẩm Phát Bồ Đề Tâm [1]
Nguồn: HOA THUONG THUONG THU THICH TAM CHAU.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn đã được "quán-đỉnh bảo-quan" của hết thảy Như-Lai, vượt qua ba cõi; đã viên-mãn được Đà-ra-ni tự-tại, đã chứng viên-mãn được Tam-ma-địa tự-tại, thành-thục tốt-đẹp Nhất-thiết-trí-trí, Nhất-thiết-chủng-trí và Khi đức Thế-Tôn vì các chúng-sinh tuyên-thuyết về diệu-môn "Quán tâm" rồi, Ngài bảo Đại-bồ-tát Văn-thù-sư-lỵ rằng: "Đại-thiện-nam-tử! Tôi đã vì chúng-sinh nói về "tâm-địa" rồi, nay Tôi lại sẽ nói về "Phát bồ-đề-tâm đại-đà-ra-ni", để cho các chúng-sinh phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác, mau viên-mãn được diệu-quả". [3]
Lúc đó, Bồ-tát Văn-thù-sư-lỵ bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Như Phật nói "Quá-khứ đã diệt, vị-lai chưa đến, hiện-tại không trụ, hết thảy tâm-pháp có trong ba đời, bản-tính của nó đều không, vậy tâm bồ-đề kia, nói vào cái gì mà gọi là "phát"? Lành thay, Thế-Tôn! Xin Ngài vì tất cả mà giải-thuyết cho, để cho tất cả dứt bỏ được các màn lưới ngờ-vực, mà đạt tới nơi Bồ-đề!"
Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lỵ: "Thiện-nam-tử! Trong các tâm-pháp khởi ra mọi tà-kiến; vì muốn dứt trừ sáu mươi hai kiến, cùng mọi thứ tà-kiến khác, nên Tôi nói tâm, tâm-sở-pháp là "không"; như thế, là các "kiến" kia không còn chỗ nương-tựa nữa. Ví như rừng-rú xanh-tốt kín-mít, sư-tử, voi trắng, hùm, beo, thú dữ… lẩn ở trong ấy nhả độc hại người, làm cho vắng-bặt dấu-vết người đi. Lúc đó, có bậc trí-giả đem lửa đốt rừng; vì rừng trống, các thú dữ không còn sót lại. "Tâm" không, "kiến" diệt, cũng như thế!" [4]
Lại, thiện-nam-tử! Bởi nhân-duyên gì lập ra nghĩa "không" ấy? – Vì muốn diệt phiền-não từ vọng-tâm sinh ra mà nói là "không". Thiện-nam-tử! Nếu chấp "không-lý" là cái "hữu" (có) cứu-cánh, thời ngay "không-tính" cũng không; chấp "không" thành bệnh, cũng nên trừ bỏ! Sao vậy? - Nếu chấp nghĩa "không" là cứu-cánh, các pháp đều không nhân, không quả, thời có khác gì với ngoại-đạo: Lộ-già-gia-đà (Thuận-thế ngoại-đạo)? Thiện-nam-tử! Như thuốc A-già-đà (bất-tử-dược) chữa khỏi các bệnh, nếu người có bệnh uống thuốc ấy quyết khỏi; bệnh đã khỏi rồi, thuốc cũng theo bệnh mà bỏ và nếu không có bệnh mà uống thuốc, thuốc trở lại thành bệnh. Thiện-nam-tử! Trước đặt ra thuốc "không" là để trừ bệnh "hữu" (có); chấp "hữu" thành bệnh, thời chấp "không" cũng thế. Ai là bậc trí-giả lại uống thuốc để mang bệnh? Thiện-nam-tử! Nếu khởi ra "hữu-kiến", còn hơn khởi ra "không-kiến"; có thuốc "không" trị bệnh "hữu", chứ không có thuốc nào trị bệnh "không" cả. [5]
Thiện-nam-tử! Bởi nhân-duyên ấy, uống thuốc "không" trừ tà-kiến rồi, tâm tự giác-ngộ, phát ra bồ-đề, tâm giác-ngộ ấy tức là tâm bồ-đề, chứ không có hai tướng. Thiện-nam-tử! Tâm tự giác-ngộ có bốn nghĩa. Những gì là bốn? – Các phàm-phu có hai tâm, chư Phật, Bồ-tát có hai tâm. Thiện-nam-tử! Hành-tướng hai tâm của phàm-phu thế nào? - Một là, từ nhãn-thức cho đến ý-thức, nhân-duyên tự-cảnh là "tự-ngộ-tâm". Hai là, lìa tâm, tâm-sở-pháp của năm căn, hòa-hợp duyên cảnh là "Tự-ngộ-tâm". Thiện-nam-tử! Hai tâm như thế hay phát bồ-đề! Thiện nam-tử! Hành-tướng hai tâm của Thánh-hiền thế-nào? - Một là, quán chân-thực-lý-trí. Hai là, quán nhất-thiết-cảnh-trí. Thiện-nam-tử! Bốn nghĩa như thế là "tự-ngộ-tâm". [6]
Lúc đó, Bồ-tát Văn-thù bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tâm không có hình-tướng cũng không có chỗ ở, người phàm-phu tu-hành khi tối-sơ phát-tâm, phải y vào những chỗ nào và quán những tướng gì?"
Đức Phật bảo: "Thiện-nam-tử! Chỗ quán tâm-tướng bồ-đề của phàm-phu, phải quán như là vành trăng tròn đầy trong sạch sáng-sủa đứng yên trên ngực. Nếu muốn mau được "bất-thoái-chuyển", khi ở nơi A-lan-nhã và nhà không-tịch cần phải đoan-thân, chính-niệm, kết Kim-cương phọc-ấn của Như-Lai như trước, nhắm mắt quán-sát mặt trăng sáng giữa ngực và suy-nghĩ rằng: "Vành trăng tròn đầy này to lớn năm mươi do-tuần, sáng-sủa thanh-tịnh, trong, ngoài lắng suốt, không chút bụi nhơ và trong mát rất mực". Mặt trăng tức là tâm, tâm tức là mặt trăng, vết trần không nhiễm thời vọng-tưởng không sinh, khiến cho thân-tâm chúng-sinh thanh-tịnh, tâm đại-bồ-đề bền-vững không thoái. Kết tay ấn ấy và trì-niệm quán-sát chương-cú (thần-chú) vi-diệu đại-bồ-đề-tâm, là "thanh-tịnh chân-ngôn" của hết thảy Bồ-tát khi tối-sơ phát-tâm: "Úm, bồ-địa, thất đa, mưu chí ba, đà gia, nhị". Đà-ra-ni này đủ uy-đức lớn, khiến cho người tu-hành không bị thoái-chuyển. Hết thảy Bồ-tát trong quá-khứ, vị-lai, hiện-tại khi tại nhân-địa phát sơ-tâm, đều chuyên trì-niệm chân-ngôn này, mà vào được nơi bất-thoái và mau viên-thành chính-giác. [7]
Thiện-nam-tử! Khi người tu-hành kia đoan-tâm chính-niệm, đều không rung-động gì cả, chỉ để tâm vào vành trăng, quán-sát thành-thục, thế gọi là "Bồ-tát quán bồ-đề tâm thành Phật tam-muội". Nếu có phàm-phu tu được quán ấy, trước kia gây ra năm tội nghịch, bốn tội trọng (sát, đạo, dâm, vọng), thập-ác và bất-tín, các tội ấy đều tiêu-diệt hết và liền được năm thứ Tam-ma-địa-môn. Những gì là năm? - Một là, Sát-na tam-muội. Hai là, Vi-trần tam muội. Ba là, Bạch-lũ tam-muội. Bốn là, Khởi-phục tam-muội. Năm là, An-trụ tam-muội. Thế nào gọi là Sát-na tam-muội? – Nghĩa là chỉ tạm thời an-trụ tưởng-niệm vào mặt trăng tròn đầy mà thôi, ví như con khỉ, thân bị buộc, xa không đi được, gần không dừng được, nhưng chỉ khi đói khát quá, nó mới dừng nghỉ được chốc lát mà thôi. Phàm-phu quán tâm cũng như thế mới được tam-muội (chính-định) trong tạm thời chốc lát, nên gọi là "sát-na". Thế nào gọi là Vi-trần tam-muội? – Nghĩa là đối với tam-muội đã tương-ứng được ít phần, ví như có người tự mình thường ăn đồ đắng, chưa từng được ăn đồ ngọt bao giờ, trong một thời kia được nếm một chút mật vào lưỡi, người ấy vui-mừng quá, càng sinh hăng-hái mong cầu được nhiều mật. Người tu-hành ấy, qua nhiều kiếp ăn những vị đắng mà nay cho được vị tam-muội (chính-định) ngon-ngọt, đã tương-ứng được ít phần nên gọi là "vi-trần" (bụi nhỏ). Thế nào gọi là Bạch-lũ tam-muội? – Nghĩa là, người phàm-phu từ thời vô-thủy cho đến hết thuở vị-lai, nay được định này, ví như nhuộm vải đen, trong nhiều màu đen thấy được một sợi tơ trắng (bạch-lũ). Người tu-hành ấy, ở trong nhiều đêm sinh-tử tăm tối, nay mới được tam-muội (chính-định) bạch-tịnh (trong-trắng), nên gọi đấy là "bạch-lũ". Thế nào gọi là Khởi-phục tam-muội? – Nghĩa là, người tu-hành quán tâm chưa thành-thục, hoặc khéo thành-lập hay chưa khéo thành-lập, tam-muội (chính-định) như thế còn là cao, thấp nên gọi là "khởi-phục" (nhô lên, giẹp xuống). Thế nào gọi là An-trụ tam-muội? –Nghĩa là tu bốn định trước, tâm được an-trụ và khéo giữ-gìn được, không nhiễm vào các trần, như người trong mùa hè đi qua cõi sa-mạc xa-xăm, chịu đủ mọi sự tai-độc, tâm khát thiếu quá, hầu như không chịu nổi được nữa, bỗng gặp được dòng nước ngọt của núi Tuyết, như vị tô-đà [8] cõi thiên, mau khỏi được nhiệt-não, thân-tâm được thư-thái, nên định ấy gọi là "an-trụ". Nhập định ấy rồi, xa-lìa hoặc-chướng, nẩy mầm vô-thượng bồ-đề, chóng lên công-đức Thập-địa của Bồ-tát.
Bấy giờ, trong pháp-hội, vô-lượng Nhân, Thiên được nghe Đại-đà-ra-ni sâu rộng không thể nghĩ bàn này, là mẹ đẻ của Bồ-tát, thời chín vạn tám nghìn Bồ-tát chứng được Hoan-hỷ-địa, vô-lượng chúng-sinh phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác. [9]
TOÁT-YẾU
XI.- PHẨM PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM
Khi đức Thế-Tôn nói về diệu-môn "Quán-tâm" rồi, Ngài bảo Đại-bồ-tát Văn-thù: "Nay tôi sẽ nói về "Phát bồ-đề-tâm đại-đà-ra-ni" để các chúng-sinh phát-tâm vô-thượng, chóng viên-mãn diệu-quả!".Đại-bồ-tát Văn-thù bạch Phật: "Bạch đức Thế-Tôn! Thế-Tôn đã nói tâm-pháp trong ba đời, bản-tính đều không, vậy tâm bồ-đề kia, lấy cái gì gọi là "phát"? Kính xin Thế-Tôn giải-thuyết cho?"
Đức Phật bảo Đại-bồ-tát Văn-thù: "Tâm-pháp khởi ra tà-kiến, vì muốn trừ các tà-kiến nên Tôi nói "tâm, tâm-sở-pháp" là "không". Vì muốn diệt phiền-não từ vọng-tâm sinh ra, nên Tôi nói là "không". Rồi đến cái "không" cũng trừ bỏ, vì đặt ra "không" để trừ "hữu" (có), chấp "hữu" thành bệnh thời chấp không cũng thế. Bởi vậy, uống thuốc "không", trừ tà-kiến rồi, tâm tự giác-ngộ phát ra bồ-đề, tâm giác-ngộ ấy tức là bồ-đề. Tâm tự giác-ngộ có 4: phàm-phu 2 tâm, Phật, Bồ-tát 2 tâm."
Đại-bồ-tát Văn-thù lại bạch: "Bạch đức Thế-Tôn!
Tâm không có hình-tướng, trụ-xứ, vậy lúc tối-sơ phát tâm người phàm-phu tu-hành phải y vào đâu và quán tướng gì?"
Đức Phật bảo: "Chỗ quán tâm-tướng của phàm-phu phải quán như là vành trăng tròn đầy, trong sạch, sáng sủa đứng yên trên ngực. Mặt trăng là tâm, tâm là mặt trăng; vết trần không nhiễm, thời vọng-tâm không sinh, khiến thân tâm được thanh-tịnh, tâm đại-bồ-đề kiên-cố. Người tu-hành như pháp quán-niệm, diệt được nhiều tội xưa và được 5 hạng Tam-ma-địa-môn: 1/ Sát-na tam-muội. 2/ Vi-trần tam-muội. 3/ Bạch-lũ tam-muội. 4/ Khởi-phục tam-muội. 5/ An-trụ tam-muội."
Đức Phật nói pháp ấy rồi, trong pháp-hội 98.000 Bồ-tát chứng Hoan-hỷ-địa, vô-lượng chúng-sinh phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác.
CHÚ THÍCH
[1] Phát Bồ-đề-tâm: "Bồ-đề" là "giác-đạo", là đạo chính-chân vô-thượng. Người phát tâm cầu đạo chính-chân vô-thượng ấy là "Phát Bồ-đề-tâm".
[2] Đoạn trên, từ chỗ "Bấy giờ", đến chỗ "hữu-tình", nói về đức Phật hiển-thị Phật-thân, giáo-hóa hàng Thập-địa Bồ-tát: 1/ Hàng Thập-địa tu tiến đã cao, không lâu sẽ chứng-ngộ Phật-quả, đức Phật đội mũ báu quán-đỉnh (quán-đỉnh bảo-quan), biểu-hiện các Bồ-tát sẽ thành vô-thượng-giác được thân-tướng trang-nghiêm, như Thái-Tử khi lên ngôi vua được làm phép Quán-đỉnh. Và, sau khi chứng-ngộ, được an-trụ tại nơi thanh-tịnh trang-nghiêm, vượt ngoài 3 cõi. 2/ Hàng Thập-địa Bồ-tát do sự tu-tiến sẽ được đầy-đủ các công-đức về Đà-ra-ni-môn, Tam-muội-môn…, để diệt-trừ các ngu-chướng vi-tế, thành sự-nghiệp tự, tha lưỡng lợi rộng lớn. 3/ Phật-thân đầy-đủ phúc-đức, trí-tuệ. Phần trí-tuệ hoàn-toàn cả căn-bản-trí và hậu-đắc-trí (Nhất-thiết trí-trí, Nhất-thiết chủng-trí), soi thấu hết thảy, hiểu biết cùng-tận nghiệp-tính chúng-sinh, tùy căn-cơ chúng-sinh, đem lợi-ích cho họ. Thập-địa Bồ-tát chứng được Phật-trí cũng như vậy.
[3] Đoạn trên, từ chữ "Khi", tới chữ "quả", đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù là Ngài sẽ nói về "Phát bồ-đề-tâm".
[4] Đoạn trên, từ chỗ "Lúc đó", tới chỗ "như thế", Bồ-tát Văn-thù hỏi Vặn Phật về tâm đã không còn, lấy đâu mà phát? Đức Phật dạy: sở-dĩ cho tâm-pháp là không, là vì muốn diệt-trừ những kiến-chấp, như rừng trống, thú dữ sẽ không còn.
[5] Đoạn trên, từ chữ "Lại", đến chữ "cả", đức Phật phá "chấp không", vì "chấp không" vẫn còn là chấp và, "chấp không" còn nặng hơn "chấp có", vì không có thuốc nào chữa được bệnh "không" cả.
[6] Đoạn trên, từ chỗ "Thiện-nam-tử" đến chỗ "tự-ngộ-tâm", nói: bỏ chấp không, trừ tà-kiến, đạt nghĩa "bất không", là tâm tự-giác-ngộ, tức là "phát bồ-đề" và tức là "tâm bồ-đề". Tâm tự giác-ngộ chia làm 2 hạng: phàm và Thánh. A.- Hạng phàm: 1/ Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý-thức khi liên-lạc với tự-cảnh-giới hiện tiền, vẫn giữ y-nguyên thanh-tịnh, không phân-biệt, chấp-trước, đó là tự-giác-ngộ-tâm. 2/ Trong khi nhập-định, Ý-thức xa-lìa cả 5 căn, cảnh, chỉ chuyên liên-lạc với cảnh-giới hiện-tiền trong định, đó là tự-giác-ngộ-tâm. B.- Hiền-thánh: "Hiền" là chỉ vào các hàng Bồ-tát: Thập trụ, Thập-hạnh, Thập-hướng và Gia-hạnh. "Thánh" là chỉ vào các Bồ-tát Thập-địa. Bậc Hiền-thánh tự-giác-ngộ-tâm do: 1/ Dùng trí-tuệ quán chân-thực-lý, tức là quán về "như-lý-trí" (thực-trí), nghĩa là dùng chân-trí quán thấu lý-tính chân-thực của các pháp. 2/ Dùng trí-tuệ quán nhất-thiết-cảnh-trí, tức là quán về "như-lượng-trí", nghĩa là đem tục-trí, quán thông vào sự-tướng của các pháp.
[7] Đoạn trên, từ chỗ 'Lúc đó", đến chỗ "chính-giác", Bồ-tát Văn-thù hỏi Phật về người mới phát tâm tu-hành nên y vào đâu và quán gì? Đức Phật dạy: nên kết-ấn Kim-cương-phọc, đọc chú Thanh-tịnh và quán mặt trăng ngay giữa ngực. Vì, mặt trăng tức là tâm. Các Bồ-tát trong 3 đời đều quán như thế.
[8] Tô-đà: Một món ăn ngon và có ý-vị khác thường. Bộ Pháp-uyển châu-lâm viết: "Chư thiên cõi Dạ-ma thường dùng chén ngọc uống rượu, ăn món ăn Tô-đà, sắc, xúc, hương, vị đều đầy-đủ.
[9] Đoạn trên, từ chỗ "Thiện-nam-tử! Khi người tu-hành", đến chỗ "chính-giác", đức Phật nói về người quán được tâm như thế sẽ được năm thứ định, diệt-trừ được hoặc-chướng và nẩy mầm Bồ-đề. Tới đây, đại-chúng nghe Phật nói về pháp-môn này, đều được hưởng phần lợi-ích.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.28/11/2014.
[2] Đoạn trên, từ chỗ "Bấy giờ", đến chỗ "hữu-tình", nói về đức Phật hiển-thị Phật-thân, giáo-hóa hàng Thập-địa Bồ-tát: 1/ Hàng Thập-địa tu tiến đã cao, không lâu sẽ chứng-ngộ Phật-quả, đức Phật đội mũ báu quán-đỉnh (quán-đỉnh bảo-quan), biểu-hiện các Bồ-tát sẽ thành vô-thượng-giác được thân-tướng trang-nghiêm, như Thái-Tử khi lên ngôi vua được làm phép Quán-đỉnh. Và, sau khi chứng-ngộ, được an-trụ tại nơi thanh-tịnh trang-nghiêm, vượt ngoài 3 cõi. 2/ Hàng Thập-địa Bồ-tát do sự tu-tiến sẽ được đầy-đủ các công-đức về Đà-ra-ni-môn, Tam-muội-môn…, để diệt-trừ các ngu-chướng vi-tế, thành sự-nghiệp tự, tha lưỡng lợi rộng lớn. 3/ Phật-thân đầy-đủ phúc-đức, trí-tuệ. Phần trí-tuệ hoàn-toàn cả căn-bản-trí và hậu-đắc-trí (Nhất-thiết trí-trí, Nhất-thiết chủng-trí), soi thấu hết thảy, hiểu biết cùng-tận nghiệp-tính chúng-sinh, tùy căn-cơ chúng-sinh, đem lợi-ích cho họ. Thập-địa Bồ-tát chứng được Phật-trí cũng như vậy.
[3] Đoạn trên, từ chữ "Khi", tới chữ "quả", đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù là Ngài sẽ nói về "Phát bồ-đề-tâm".
[4] Đoạn trên, từ chỗ "Lúc đó", tới chỗ "như thế", Bồ-tát Văn-thù hỏi Vặn Phật về tâm đã không còn, lấy đâu mà phát? Đức Phật dạy: sở-dĩ cho tâm-pháp là không, là vì muốn diệt-trừ những kiến-chấp, như rừng trống, thú dữ sẽ không còn.
[5] Đoạn trên, từ chữ "Lại", đến chữ "cả", đức Phật phá "chấp không", vì "chấp không" vẫn còn là chấp và, "chấp không" còn nặng hơn "chấp có", vì không có thuốc nào chữa được bệnh "không" cả.
[6] Đoạn trên, từ chỗ "Thiện-nam-tử" đến chỗ "tự-ngộ-tâm", nói: bỏ chấp không, trừ tà-kiến, đạt nghĩa "bất không", là tâm tự-giác-ngộ, tức là "phát bồ-đề" và tức là "tâm bồ-đề". Tâm tự giác-ngộ chia làm 2 hạng: phàm và Thánh. A.- Hạng phàm: 1/ Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý-thức khi liên-lạc với tự-cảnh-giới hiện tiền, vẫn giữ y-nguyên thanh-tịnh, không phân-biệt, chấp-trước, đó là tự-giác-ngộ-tâm. 2/ Trong khi nhập-định, Ý-thức xa-lìa cả 5 căn, cảnh, chỉ chuyên liên-lạc với cảnh-giới hiện-tiền trong định, đó là tự-giác-ngộ-tâm. B.- Hiền-thánh: "Hiền" là chỉ vào các hàng Bồ-tát: Thập trụ, Thập-hạnh, Thập-hướng và Gia-hạnh. "Thánh" là chỉ vào các Bồ-tát Thập-địa. Bậc Hiền-thánh tự-giác-ngộ-tâm do: 1/ Dùng trí-tuệ quán chân-thực-lý, tức là quán về "như-lý-trí" (thực-trí), nghĩa là dùng chân-trí quán thấu lý-tính chân-thực của các pháp. 2/ Dùng trí-tuệ quán nhất-thiết-cảnh-trí, tức là quán về "như-lượng-trí", nghĩa là đem tục-trí, quán thông vào sự-tướng của các pháp.
[7] Đoạn trên, từ chỗ 'Lúc đó", đến chỗ "chính-giác", Bồ-tát Văn-thù hỏi Phật về người mới phát tâm tu-hành nên y vào đâu và quán gì? Đức Phật dạy: nên kết-ấn Kim-cương-phọc, đọc chú Thanh-tịnh và quán mặt trăng ngay giữa ngực. Vì, mặt trăng tức là tâm. Các Bồ-tát trong 3 đời đều quán như thế.
[8] Tô-đà: Một món ăn ngon và có ý-vị khác thường. Bộ Pháp-uyển châu-lâm viết: "Chư thiên cõi Dạ-ma thường dùng chén ngọc uống rượu, ăn món ăn Tô-đà, sắc, xúc, hương, vị đều đầy-đủ.
[9] Đoạn trên, từ chỗ "Thiện-nam-tử! Khi người tu-hành", đến chỗ "chính-giác", đức Phật nói về người quán được tâm như thế sẽ được năm thứ định, diệt-trừ được hoặc-chướng và nẩy mầm Bồ-đề. Tới đây, đại-chúng nghe Phật nói về pháp-môn này, đều được hưởng phần lợi-ích.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.28/11/2014.
No comments:
Post a Comment