Sunday, 17 May 2015

Ngày nay rất nhiều đồng tu trẻ chúng ta, không phải họ không nỗ lực phấn đấu, không nỗ lực dụng công, mà là họ tu tạp quá nhiều, Kinh luận họ học quá nhiều, hay nói cách khác, cho dù họ làm được rất như pháp, nhưng họ không có sức định, không đạt được định; không đạt được định thì huệ không thể hiện tiền, thiệt thòi chính ngay chỗ này. Người xưa nói với chúng ta về kinh nghiệm này, “một Kinh thông tất cả Kinh thông”, đây là lời thật. Ý nghĩa của “thông” là gì? Khai huệ. Nhân giới được định, nhân định khai huệ, trí tuệ vừa khai liền thông. Nếu trí tuệ không khai, bộ Kinh này bạn cũng không thông; trí tuệ khai rồi, bộ Kinh này liền thông. Bộ Kinh này thông rồi thì mỗi bộ Kinh bạn đều thông, không chỉ xuất thế gian pháp thông rồi, thế gian tất cả pháp cũng đều thông hết, không có thứ nào không thông, chỉ cần vừa tiếp xúc, không có bất cứ chướng ngại nào.
Đối với người triệt ngộ của Tông môn, người đại khai viên giải của Giáo hạ, chúng ta rất là ngưỡng mộ, chúng ta cũng rất kính ngưỡng đối với họ. Thế nhưng bạn phải nên biết, cái năng lực này, tất cả chúng sanh thảy đều đầy đủ, hơn nữa Phật nói, trí tuệ đức tướng trên quả địa Như Lai của họ và ta không có gì khác biệt. Chúng ta không thể chứng được, nguyên nhân chính là chúng ta không có Giới-Định-Huệ. Thực tế mà nói, Giới-Định-Huệ là tánh đức, cũng là tự tánh đầy đủ. Ngày nay Giới-Định-Huệ của chúng ta biến chất rồi, biến thành cái gì vậy? Biến thành phiền não. Trên Kinh Phật nói, mặt trái của Giới-Định-Huệ là tham sân si. Chúng ta là đem Giới-Định-Huệ của tự tánh vốn đầy đủ, biến thành tham sân si. Nếu như bạn muốn làm Phật, làm Bồ Tát, bạn phải đem nó chuyển đổi lại, chuyển tham sân si thành Giới-Định-Huệ. Phật Đà dạy chúng ta phương pháp để chuyển biến, phương pháp này chúng ta phải ghi nhớ, phải tỉ mỉ mà tư duy, kiến lập tín tâm, bắt tay vào từ bộ Kinh này. Bộ Kinh này phân lượng không nhiều cũng không ít, đối với thời kỳ Mạt Pháp mà nói, rất là khế hợp với căn tánh của chúng ta, cho nên, tôi khuyên các đồng tu phải bắt tay vào từ đọc tụng.
Người xưa có câu: “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự thấy”. Lời nói này cũng ngầm bao gồm đạo lý vi diệu về Giới-Định-Huệ ngay trong đó. Quyển sách này bạn từ đầu đến cuối đọc qua một ngàn lần, bạn thử nghĩ xem, bạn liền có sức định, vì nếu bạn không có sức định thì bạn sẽ không có tâm nhẫn nại này, bạn sẽ không đọc được số lần nhiều đến như vậy. Sau khi bạn đọc qua một ngàn biến, vì sao nói ý nghĩa tự thấy? Tâm của bạn định lại, định rồi thì bạn liền khai ngộ, chỗ nào không hiểu cũng sẽ hiểu, chỗ hiểu được cạn, hiện tại sẽ xem thấy được sâu, thẳng đến sâu rộng không bờ mé. Bạn xem Kinh nghĩa của bộ Kinh này, khi công phu đã tiến thêm một bước, nghĩa lý của mỗi một phẩm đều là vô cùng vô tận, thậm chí mỗi câu, mỗi chữ đều là vô lượng nghĩa, vậy thì bạn thật đã thông rồi. Bạn lại xem qua tất cả Kinh luận mà Thế Tôn đã nói, một chút chướng ngại nhỏ cũng không có. Cho nên, tu học Phật pháp cùng tu học thế gian pháp không như nhau. Giáo học của thế gian pháp chỉ có thể tăng thêm thường thức của chúng ta, không cách gì làm cho chúng ta đạt được định huệ. Định huệ không thể hiện tiền thì quyết định không thể giải quyết được vấn đề. Không những không thể giải quyết được vấn đề, từ hai trăm năm gần đây, sự thật lịch sử nói với chúng ta, thế trí biện thông không có định huệ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.18/5/2015.

No comments:

Post a Comment