Tuesday, 19 May 2015

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa(Trọn bộ 24 tập)
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
             
--- o0o ---
Tập  5
 
Quyển Thứ 103
Hội thứ nhất


Phẩm
Nhiếp Thọ


Thứ 29 - 5

 


Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này, khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc bố thí Ba la mật đa, bất đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Bởi nơi bố thí Ba la mật đa thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc bốn tĩnh lự, bất đắc bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Bởi nơi bốn tĩnh lự thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc tám giải thoát, bất đắc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Bởi nơi tám giải thoát thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc bốn niệm trụ, bất đắc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Bởi nơi bốn niệm trụ thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng cùng bị hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc không giải thoát môn, bất đắc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Bởi nơi không giải thoát môn thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc năm nhãn, bất đắc sáu thần thông. Bởi nơi năm nhãn thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc Phật mười lực, bất đắc bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Bởi nơi Phật mười lực thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc pháp vô vong thất, bất đắc tánh hằng trụ xả. Bởi nơi pháp vô vong thất thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc nhất thiết trí, bất đắc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Bởi nơi nhất thiết trí thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc tất cả đà la ni môn, bất đắc tất cả tam ma địa môn. Bởi nơi tất cả đà la ni môn thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc Dự lưu, bất đắc Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Bởi nơi Dự lưu thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc Dự lưu hướng Dự lưu quả; bất đắc Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả. Bởi nơi Dự lưu hướng Dự lưu quả thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc Bồ tát Ma ha tát, bất đắc Tam miệu tam Phật đà. Bởi nơi Bồ tát Ma ha tát thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc pháp Bồ tát Ma ha tát, bất đẳng Vô thượng chánh đẳng Bồ đề. Bởi nơi pháp Bồ tát Ma ha tát thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, bất đắc Thanh văn thừa, bất đắc Độc giác thừa, Vô thượng thừa. Bởi nơi Thanh văn thừa thảy vô sở đắc, nên chẳng bị tự hại, chẳng bị hại người, chẳng bị cùng hại.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này khi học Bát nhã Ba la mật đa đại chú vương đây, đối ngã và pháp tuy vô sở đắc, mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quán tâm hành sai khác các hữu tình tùy nghi vì quay xe Vô thượng pháp, khiến nó như thuyết mà hành đều được nhiêu ích. Vì cớ sao? Vì chúng Bồ tát Ma ha tát quá khứ đối Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương đây, tinh siêng tu học, đã chứng được Vô thượng chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp, độ vô lượng chúng. Chúng Bồ tát Ma ha tát vị lai đối Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương đây, tinh siêng tu học, sẽ chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp, độ vô lượng chúng. Hiện có các chúng Bồ tát Ma ha tát hiện tại ở mười phương vô biên thế giới, đối Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương đây, tinh siêng tu học, hiện chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ dề, quay xe diệu pháp, độ vô lượng chúng.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử thiện nữ nhân đối Bát nhã Ba la mật đa, chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, đúng như lý mà suy nghĩ, thơ tả giải nói, rộng khiến lưu khắp. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này tùy chỗ nương ở cõi nước thành ấp, người, chẳng phải người chẳng làm tất cả tai hoạnh tật dịch bị tổn hại được. Sở vì sao? Vì các thiện nam tử thiện nữ nhân này tùy ở chỗ nào là được thế giới Tam thiên đại thiên đây và kỳ dư mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới có bao nhiêu trời Bốn đại vương chúng, trời Ba mươi ba, trời Dạ ma, trời Đổ sử đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh và các long thần, a tố lạc thảy thường đến giữ hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chẳng cho Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương có lưu nạn vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân viết Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương đây, tôn để chỗ thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Dù chẳng lóng nghe thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, cũng chẳng vì người mở chỉ phân biệt; mà ở chỗ quốc ấp vương đô đây, người, chẳng phải người thảy chẳng làm tất cả tai hoạnh tật dịch bị tổn hại. Sở vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương như thế, tùy ở chỗ nào, được thế giới Tam thiên đại thiên đây và kỳ dư mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới có bao nhiêu trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh và các long thần a tố lạc thảy thường đến giữ hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chẳng cho Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương có lưu nạn vậy.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chỉ viết Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương tôn để chỗ thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, hãy được hiện pháp lợi ích như thế, huống năng lóng nghe thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, đúng như lý mà suy nghĩ và rộng vì người mở chỉ phân biệt. Phải biết bọn này công đức vô biên, mau chứng Bồ đề lợi vui tất cả.
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân sợ hãi oan gia, ác thú, tai hoạnh, trù ẻo, tật dịch, thuốc độc, chú thảy nên viết Bát nhã Ba la mật đa đại thần chú vương, tùy phần nhiều ít gói đựng đảy hương để trong ống quí, hoặc đem theo thân cung kính cúng dường, các việc sợ hãi đều tự tiêu trừ vì được trời rồng quỷ thần thường giữ gìn vậy.
Kiều Thi Ca! Thí như có người hoăc loại bàng sanh vào viện cội Bồ đề hoặc đến bên viện kia, người chẳng phải người thảy chẳng năng làm tổn hại được. Sở vì sao? Vì các Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều ngồi chỗ ấy chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Được Bồ đề rồi, ban cho các hữu tình không sợ không hãi, thân tâm an vui. An lập vô lượng vô số hữu tình khiến trụ diệu hạnh người trời tôn quý; an lập vô lượng vô số hữu tình khiến trụ diệu hạnh Tam thừa an vui; an lập vô lượng vô số hữu tình khiến chứng được hoặc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán; an lập vô lượng vô số hữu tình khiến sẽ chứng được Độc giác Bồ đề, hoặc chứng vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Những thắng sự như thế đều do sức oai thần Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên chỗ này tất cả trời, rồng, a tố lạc thảy đều đồng giữ hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Phải biết Bát nhã Ba la mật đa tùy ở chỗ nào cũng lại như thế, tất cả trời, rồng, a tố lạc thảy thường đến giữ hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chẳng cho Bát nhã Ba la mật đa có lưu nạn vậy.
Phải biết chỗ này tức chơn Bảo tháp, tất cả hữu tình đều phải kính lễ, nên đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan cái, các đồ điệu trân kỳ, kỷ nhạc và đèn sáng mà vì cúng dường.


 
 
Hội thứ nhất
Phẩm

So Lường Công Đức
Thứ 30 - 1



Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân viết kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, dùng các thứ trang nghiêm cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan cái, các đồ diệu trân kỳ, kỹ nhạc và đèn sáng mà vì cúng dường. Hoặc các thiện nam tử thiện nữ nhân, sau khi Phật niết bàn xây dựng Bảo tháp bảy báu trang nghiêm, hòm báu đựng chứa Phật thiết lợi la an để trong ấy, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan cái, các đồ diệu trân kỳ, kỹ nhạc và đèn sáng mà vì cúng dường. Hai nhóm phước này nhóm nào nhiều hơn?
Phật nói, Kiều Thi Ca! Ta lại hỏi ngươi nên tùy ý đáp. Nơi ý hiểu sao? Như Lai đã được Nhất thiết trí trí và thân tướng hảo, đối với pháp nào tu học mà được?
Thiên Đế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Như lai đã được Nhất thiết trí trí và thân tướng hảo là đối với Bát nhã Ba la mật đa đây tu học mà được.
Phật bảo: Kiều Thi Ca! Như vậy, như vậy. Như người đã nói, Ta đối với Bát nhã Ba la mật đa tu học nên mới được Nhất thiết trí trí và thân tướng hảo. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Chẳng học Bát nhã Ba la mật đa mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là không có lẽ ấy vậy. Kiều Thi Ca! Chẳng phải được thân tướng hảo mà gọi tên là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chỉ bởi chứng được Nhất thiết trí trí mới gọi tên là Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Kiều Thi Ca! Như Lai đã được Nhất thiết trí trí là do Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu làm nhân, nên mới khởi Phật thân tướng hảo. Chỉ vì làm chỗ nương, nếu chẳng nương dựa Phật thân tướng hảo, Nhất thiết trí trí không do đâu mà chuyển hiện được. Vậy nên Bát nhã Ba la mật đa chính làm nhân sanh Nhất thiết trí trí. Vì muốn khiến trí này hiện tiền nối nhau luôn nên phải tu nhóm Phật thân tướng hảo. Thân tướng hảo đây, nếu chẳng phải biến trí làm chỗ nương ấy, là tất cả trời, rồng, a tố lạc thảy chẳng đáng hết lòng thành kính cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Bởi vì thân tướng hảo cùng Phật biến trí làm chỗ nương dựa nhau, nên các trời, rồng, a tố lạc thảy cung kính cúng dường. Do duyên cớ này nên sau khi Ta Niết bàn các trời, rồng, thần, người, chẳng phải người thảy cung kính cúng dường Thiết lợi la của Ta.
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chỉ đối Bát nhã Ba la mật đa cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, các thiện nam tử thiện nữ nhân này thời là cúng dường Nhất thiết trí trí và chỗ nương dựa là Phật thân tướng hảo cùng với sau khi Phật Niết bàn Thiết lợi la. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Nhất thiết trí trí và thân tướng hảo với Thiết lợi la đều lấy Bát nhã Ba la mật đa làm căn bản vậy.
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chỉ đối Phật thân và Thiết lợi la cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, các thiện nam tử thiện nữ nhân này chẳng phải vì cúng dường Nhất thiết trí trí và Bát nhã Ba la mật đa đây. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì di thể Phật thân chẳng phải làm căn bản Bát nhã Ba la mật đa đây và Nhất thiết trí trí vậy.
Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này, nên các thiện nam tử thiện nữ nhân muốn cúng dường Phật hoặc tâm, hoặc thân, trước phải lóng nghe thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, đúng như lý suy nghĩ, thơ tả giải nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Lại đem các thứ thương diệu, tràng hoa, hương bột, hương xoa thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan cái, các đồ diệu trân kỳ, kỹ nhạc và đèn sáng mà vì cúng dường. Vì lẽ này, vậy nên Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân viết kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, dùng các thứ trang nghiêm cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan cái, các đồ diệu trân kỳ, kỹ nhạc và đèn sáng mà vì cúng dường.
Hoặc các thiện nam tử thiện nữ nhân sau khi Phật Niết bàn. Xây dựng Bảo tháp bảy báu trang sức, hòm báu chứa đựng Thiết lợi la của Phật an để trong ấy, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan cái, các đồ diệu trân kỳ, kỹ nhạc và đèn sáng mà vì cúng dường. Hai nhóm phước này, nhóm trước là nhiều! Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy.
Kiều Thi Ca! Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà hiện ra vậy. Kiều Thi Ca! Chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà hiện ra. Kiều Thi Ca! Khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà hiện ra vậy. Kiều Thi Ca! Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà hiện ra vậy. Kiều Thi Ca! Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà hiện ra vậy. Kiều Thi Ca! Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà hiện ra vậy.
Kiều Thi Ca! Không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Năm nhãn, sáu thần thông, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Nhất thiết trí trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy.
Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát có bao nhiêu thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát có bao nhiêu tộc tánh viên mãn, sắc lực viên mãn, của báu viên mãn, quyến thuộc viên mãn, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà ra vậy.
Kiều Thi Ca! Thế gian có bao mười thiện nghiệp đạo, cúng dường Sa môn, cha mẹ, Sư trưởng, tu thí giới thảy vô lượng pháp lành, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Thế gian có bao đại tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy.
Kiều Thi Ca! Thế gian có bao trời Bốn đại vương chúng, trời Ba mươi ba, trời Dạ ma, trời Đổ sử đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Thế gian có bao trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Thế gian có bao trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy.
Kiều Thi Ca! Tất cả Dự lưu quả Dự lưu, Nhất lai quả Nhất lai, Bất hoàn quả Bất hoàn, A la hán quả A la hán, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Tất cả Độc giác, Độc giác Bồ đề, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Tất cả Bồ tát Ma ha tát, tất cả pháp Bồ tát Ma ha tát đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Chẳng thể nghĩ lường, chẳng thể tuyên nói, Vô thượng, Vô thượng thượng, Vô đẳng, Vô đẳng đẳng. Nhất thiết trí trí, đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà sanh ra vậy.
Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Người châu Thiệm bộ đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, kẻ chẳng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, họ đâu chẳng biết cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, để năng được đại công đức lợi như thế? Phật nói: Kiều Thi Ca! Ta nay hỏi ngươi, tùy ý ngươi đáp. Nơi ý hiểu sao? Trong châu Thiệm bộ có bao nhiêu người trọn nên Phật chứng tịnh, trọn nên Pháp chứng tịnh, trọn nên Tăng chứng tịnh? Có bao nhiêu người đối Phật không nghi, đối Pháp không nghi, đối Tăng không nghi? Có bao nhiêu người đối Phật rốt ráo, đối Pháp rốt ráo, đối Tăng rốt ráo?
Thiên Đế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Trong châu Thiệm bộ có phần ít người trọn nên Phật chứng tịnh, trọn nên Pháp chứng tịnh, trọn nên Tăng chứng tịnh. Có phần ít người đối Phật không nghi, đối Pháp không nghi, đối Tăng không nghi. Có phần ít người đối Phật rốt ráo, đối Pháp rốt ráo, đối Tăng rốt ráo. Phật nói: Kiều Thi Ca! Ta lại hỏi ngươi, tùy ý ngươi đáp, Kiều Thi Ca! Nơi ý hiểu sao? Trong châu Thiệm bộ có bao nhiêu người được ba mươi bảy Bồ đề phần pháp? Có bao nhiêu người được ba môn giải thoát? Có bao nhiêu người được tám giải thoát? Có bao nhiêu người được chín thứ đệ định? Có bao nhiêu người được bốn vô ngại giải? Có bao nhiêu người được sáu thần thông? Có bao nhiêu người dứt hẳn ba gút được quả Dự lưu? Có bao nhiêu người được mỏng tham sân si được quả Nhất lai? Có bao nhiêu người dứt năm gút thuận hạ phần được quả Bất hoàn? Có bao nhiêu người dứt năm gút thuận thượng phần được quả A la hán? Có bao nhiêu người phát tâm định đến Độc giác Bồ đề? Có bao nhiêu người phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Thiên Đế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Trong châu Thiệm bộ có phần ít người được ba mươi bảy Bồ đề phần pháp. Có phần ít người được ba môn giải thoát. Có phần ít người được tám giải thoát. Có phần ít người được chín thứ đệ định. Có phần ít người được bốn vô ngại giải. Có phần ít người được sáu thần thông. Có phần ít người dứt hẳn ba gút được quả Dự lưu. Có phần ít người mỏng tham sân si được quả Nhất lai. Có phần ít người dứt năm gút thuận hạ phần được quả Bất hoàn. Có phần ít người dứt năm gút thượng phần được quả A la hán. Có phần ít người phát tâm định đến Độc giác Bồ đề. Có phần ít người phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Trong châu Thiệm bộ, rất ít phần người trọn nên Phật chứng tịnh, trọn nên Pháp chứng tịnh, trọn nên Tăng chứng tịnh. Càng ít phần người đối Phật không nghi, đối Pháp không nghi, đối Tăng không nghi. Càng ít người đối Phật rốt ráo, đối Pháp rốt ráo, đối Tăng rốt ráo. Càng ít phần người được ba mươi bảy Bồ đề phần pháp. Càng ít phần người được ba môn giải thoát. Càng ít phần người được tám giải thoát. Càng ít phần người được chín thứ đệ định. Càng ít phần người được bốn vô ngại giải. Càng ít phần người được sáu thần thông.
Kiều Thi Ca! Trong châu Thiệm bộ rất ít phần người dứt hẳn ba gút được quả Dự lưu. Càng ít phần người mỏng tham sân si được quả Nhất lai. Càng ít phần người dứt năm gút thuận hạ phần được quả Bất hoàn. Càng ít phần người dứt năm gút thuận thượng phần được quả A la hán. Càng ít phần người phát tâm định đến Độc giác Bồ đề. Càng ít phần người phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Càng ít phần người đã phát tâm rồi, tinh siêng tu tập đến hạnh Bồ đề.
Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Các loại hữu tình trôi lăn sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay, phần nhiều chẳng thấy Phật, chẳng nghe Chánh pháp, chẳng gần gủi Tăng. Chẳng hành bố thí, chẳng hộ tịnh giới, chẳng tu an nhẫn, chẳng khởi tinh tiến, chẳng tập tĩnh lự, chẳng học bát nhã. Chẳng nghe bố thí Ba la mật đa, chẳng tu bố thí Ba la mật đa. Chẳng nghe tịnh giới Ba la mật đa, chẳng tu tịnh giới Ba la mật đa. Chẳng nghe tinh tiến Ba la mật đa, chẳng tu tinh tiến Ba la mật đa. Chẳng nghe tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng tu tĩnh lự Ba la mật đa. Chẳng nghe Bát nhã Ba la mật đa, chẳng tu Bát nhã Ba la mật đa.
Chẳng nghe nội không, chẳng tu nội không. Chẳng nghe ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; chẳng tu ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Chẳng nghe chơn như, chẳng tu chơn như. Chẳng nghe pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; chẳng tu pháp giới cho đến bất tư nghì giới. Chẳng nghe khổ thánh đế, chẳng tu khổ thánh đế. Chẳng nghe tập diệt đạo thánh đế, chẳng tu tập diệt đạo thánh đế.
Chẳng nghe bốn tĩnh lự, chẳng tu bốn tĩnh lự, chẳng nghe bốn vô lượng, bốn vô sắc định; chẳng tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Chẳng nghe tám giải thoát, chẳng tu tám giải thoát. Chẳng nghe tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ; chẳng tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Chẳng nghe bốn niệm trụ, chẳng tu bốn niệm trụ. Chẳng nghe bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; chẳng tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Chẳng nghe không giải thoát môn, chẳng tu không giải thoát môn. Chẳng nghe vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; chẳng tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Chẳng nghe năm nhãn, chẳng tu năm nhãn. Chẳng nghe sáu thần thông, chẳng tu sáu thần thông. Chẳng nghe Phật mười lực, chẳng tu Phật mười lực. Chẳng nghe bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng nghe pháp vô vong thất, chẳng tu pháp vô vong thất. Chẳng nghe tánh hằng trụ xả, chẳng tu tánh hằng trụ xả. Chẳng nghe tất cả đà la ni môn, chẳng tu tất cả đà la ni môn. Chẳng nghe tất cả tam ma địa môn, chẳng tu tất cả tam ma địa môn. Chẳng nghe nhất thiết trí, chẳng tu nhất thiết trí. Chẳng nghe đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; chẳng tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ này nên phải biết nơi trong châu Thiệm bộ đây rất ít phần người trọn nên Phật chứng tịnh, trọn nên Pháp chứng tịnh, trọn nên Tăng chứng tịnh. Càng ít phần người đối Phật không nghi, đối Pháp không nghi, đối Tăng không nghi. Càng ít phần người đối Phật rốt ráo, đối Pháp rốt ráo, đối Tăng rốt ráo. Càng ít phần người được ba mươi bảy Bồ đề phần pháp. Càng ít phần người được ba môn giải thoát. Càng ít phần người được tám giải thoát. Càng ít phần người được chín thứ đệ định. Càng ít phần người được bốn vô ngại giải. Càng ít phần người được sáu thần thông.
Kiều Thi Ca! Phải biết nơi trong châu Thiệm bộ đây, rất ít phần người dứt hẳn ba gút được quả Dự lưu. Càng ít phần người mỏng tham sân si được quả Nhất lai. Càng ít phần người dứt năm gút thuận hạ phần được quả Bất hoàn. Càng ít phần người dứt năm gút thuận thượng phần được quả A la hán. Càng ít phần người phát tâm định đến Độc giác Bồ đề. Càng ít phần người phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Càng ít phần người đã phát tâm rồi tinh siêng tu học hạnh Bồ đề.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Ta nay hỏi ngươi, tùy ý ngươi đáp. Kiều Thi Ca! Nơi ý hiểu sao? Để riêng châu Thiệm bộ ra, có bao nhiêu loài người ở thế giới Tam thiên đại thiên đây, được bao chúng sanh cúng dường cung kính cha mẹ, thầy bạn. Được bao chúng sanh cúng dường cung kính Sa môn, Bà la môn. Được bao chúng sanh hành thí, thọ trai, trì giới. Được bao chúng sanh tu mười thiện nghiệp đạo. Được bao chúng sanh đối trong các dục trụ tưởng nhàm ghét, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui. Được bao chúng sanh tu bốn tĩnh lự, được bao chúng sanh tu bốn vô lượng. Được bao chúng sanh tu bốn vô sắc định. Được bao chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Được bao chúng sanh đối Phật không nghi, đối Pháp không nghi, đối Tăng không nghi. Được bao chúng sanh đối Phật rốt ráo, đối Pháp rốt ráo, đối Tăng rốt ráo. Được bao chúng sanh tu ba mươi bảy Bồ đề phần pháp. Được bao chúng sanh tu ba môn giải thoát. Được bao chúng sanh tu tám giải thoát. Được bao chúng sanh tu chín thứ đệ định. Được bao chùng sanh tu bốn vô ngại giải. Được bao chúng sanh tu sáu thần thông. Được bao chúng sanh dứt hẳn ba gút được quả Dự lưu. Được bao chúng sanh mỏng tham sân si được quả Nhất lai. Được bao chúng sanh dứt năm gút thuận hạ phần được quả Bất hoàn. Được bao chúng sanh dứt năm gút thuận thượng phần được quả A la hán. Được bao chúng sanh phát tâm định đến Độc giác Bồ đề. Được bao chúng sanh phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Được bao chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh siêng tu tập đến hạnh Bồ đề. Được bao chúng sanh luyện mài nuôi lớn tâm đến Bồ đề. Được bao chúng sanh phương tiện khéo léo tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Được bao chúng sanh được trụ bậc Bồ tát Bất thối chuyển. Được bao chúng sanh mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Thiên Đế Thích thưa: Bạch Thế Tôn, Ở thế giới Tam thiên đại thiên đây có ít chúng sanh cúng dường cung kính cha mẹ, thầy bạn. Có ít chúng sanh cúng dường cung kính Sa môn, Bà la môn. Có ít chúng sanh hành thí, thọ trai, trì giới. Có ít chúng sanh tu mười thiện nghiệp đạo. Có ít chúng sanh đối trong các dục trụ tưởng nhàm ghét, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tinh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui. Có ít chúng sanh tu bốn tĩnh lự. Có ít chúng sanh tu bốn vô lượng. Có ít chúng sanh tu bốn vô sắc định. Có ít chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Có ít chúng sanh đối Phật không nghi, đối Pháp không nghi, đối Tăng không nghi. Có ít chúng sanh đối Phật rốt ráo, đối Pháp rốt ráo, đối Tăng rốt ráo. Có ít chúng sanh tu ba mươi bảy Bồ đề phần pháp. Có ít chúng sanh tu ba môn giải thoát. Có ít chúng sanh tu tám giải thoát. Có ít chúng sanh tu chín thứ đệ định. Có ít chúng sanh tu bốn vô ngại giải. Có ít chúng sanh tu sáu thần thông. Có ít chúng sanh dứt hẳn ba gút được quả Dự lưu. Có ít chúng sanh mỏng tham sân si được quả Nhất lai. Có ít chúng sanh dứt năm gút thuận hạ phần được quả Bất hoàn. Có ít chúng sanh dứt năm gút thuận thượng phần được quả A la hán. Có ít chúng sanh phát tâm định đến Độc giác Bồ đề. Có ít chúng sanh phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Có ít chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh tiến tu tập đến hạnh Bồ đề. Có ít chúng sanh luyện mài nuôi lớn tâm đến Bồ đề. Có ít chúng sanh phương tiện khéo léo tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Có ít chúng sanh được trụ Bồ tát Bất thối chuyển. Có ít chúng sanh mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Ở thế gian Tam thiên đại thiên đây, rất ít chúng sanh cúng dường cung kính cha mẹ, thầy bạn. Càng ít chúng sanh cúng dường cung kính Sa môn, Bà la môn. Càng ít chúng sanh hành thí, thọ trai, trì giới. Càng ít chúng sanh tu mười thiện nghiệp đạo. Càng ít chúng sanh đối trong các dục trụ tưởng nhàm ghét, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui. Càng ít chúng sanh tu bốn tĩnh lự. Càng ít chúng sanh tu bốn vô lượng. Càng ít chúng sanh tu bốn vô sắc định. Càng ít chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Càng ít chúng sanh đối Phật không nghi, đối Pháp không nghi, đối Tăng không nghi. Càng ít chúng sanh đối Phật rốt ráo, đối Pháp rốt ráo, đối Tăng rốt ráo. Càng ít chúng sanh tu ba mươi bảy Bồ đề phần pháp. Càng ít chúng sanh tu ba môn giải thoát. Càng ít chúng sanh tu tám giải thoát. Càng ít chúng sanh tu chín thứ đệ định. Càng ít chúng sanh tu bốn vô ngại giải. Càng ít chúng sanh tu sáu thần thông.
Kiều Thi Ca! Ở thế giới Tam thiên đại thiên đây, rất ít chúng sanh dứt hẳn ba gút được quả Dự lưu. Càng ít chúng sanh mỏng tham sân si được quả Nhất lai. Càng ít chúng sanh dứt năm gút thuận hạ phần được quả Bất hoàn. Càng ít chúng sanh dứt năm gút thuận thượng phần được quả A la hán. Càng ít chúng sanh phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Càng ít chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh siêng tu tập đến hạnh Bồ đề. Càng ít chúng sanh luyện mài nuôi lớn tâm đến Bồ đề. Càng ít chúng sanh phương tiện khéo léo tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Càng ít chúng sanh được trụ bậc Bồ tát Bất thối chuyển. Càng ít chúng sanh mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Ta đem Phật nhãn thanh tịnh không ngăn ngại xem xét mười phương thế giới đều như hằng hà sa thảy, tuy có vô lượng vô số vô biên hữu tình phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mới tinh siêng tu tập đến hạnh Bồ đề, nhưng vì xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo, nên hoặc một hoặc hai hoặc ba hữu tình được trụ bậc Bồ tát Bất thối chuyển, còn đa phần lui đọa trong bậc Thanh văn, Độc giác hèn kém. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rất khó thành được! Những hạng ác huệ, biếng lười, tinh tiến hèn kém, thắng giải hèn kém hữu tình hèn kém chẳng thể nào chứng được vậy.
Kiều Thi Ca! Bởi nhân duyên này, nên các thiện nam tử thiện nữ nhân phát tâm định đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tinh siêng tu tập đến hạnh Bồ đề, muốn trụ bậc Bồ tát Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà không bị lưu nạn, nên đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế hằng hằng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu tập, đúng như lý suy nghĩ, ưa vui xin học hỏi với thầy, vui vì kẻ khác mà thuyết. Làm việc này rồi, lại phải thơ tả, dùng các thứ bảo vật đem mà trang nghiêm cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan cái, các đồ điệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc và đèn sáng mà vì cúng dường.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân, đối bao nhiêu các thắng thiện pháp nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng nên lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu tập, đúng như lý mà suy nghĩ, ưa vui xin học hỏi với thầy, vui vì kẻ khác mà thuyết. Những gì là các thắng thiện pháp nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu? Tức là bố thí Ba la mật đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa. Hoặc nội không, hoặc ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Hoặc chơn như, hoặc pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Hoặc khổ thánh đế, hoặc tập diệt đạo thánh đế.
Hoặc bốn tĩnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Hoặc không giải thoát môn, hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Hoặc năm nhãn, hoặc sáu thần thông. Hoặc Phật mười lực, hoặc bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc pháp vô vong thất, hoặc tánh hằng trụ xả. Hoặc tất cả đà la ni môn, hoặc tất cả tam ma địa môn. Hoặc nhất thiết trí, hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Hoặc những bao nhiêu vô lượng vô biên Phật pháp. Đấy gọi là các thắng thiện pháp nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này, đối các uẩn xứ, giới thảy vô lượng pháp môn tùy thuận Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng nên lóng nghe, thọ trì đọc tụng, đúng như lý mà suy nghĩ, chẳng nên chê hủy khiến đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà làm lưu nạn vậy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.19/5/2015.


No comments:

Post a Comment