Không là một đề tài nghiên cứu, biện khảo hay phát hiện mới mẽ gì trong kho tàng Tam Tạng giáo điển Phật giáo; lại không phải một ý niệm từ trong việc học và thẩm thấu được giá trị Phật học. Đây chỉ là những cảm nhận nhỏ bé mang tính chất phiếm luận mà trong một thoáng chốc một vài anh em văn nghệ sĩ Phật giáo chúng tôi chợt nhận, nắm bắt, để rồi ghi lại đôi dòng tản mạn trong bài viết này nhân ngày Đản sanh Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Vì vậy, những con số Phật học được đưa ra dưới đây không phải là sự tổng hợp đầy đủ, rốt ráo mà chỉ là bất chợt - ngẫu hứng với tâm hồn nghệ sĩ. Tuy nhiên qua đó, hy vọng sẽ gợi mở được ít nhiều về những suy tư, trăn trở trong tình trạng văn hóa, văn nghệ Phật Giáo hiện nay. Và bài viết xin được nói nhiều về lãnh vực Văn nghệ Phật Giáo.
Chuyện được bắt đầu từ bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật Thích Ca. Không là sáu hoặc tám vì bởi Ngài là vị Phật thứ bảy thị hiện ở cõi này và tự nguyện trụ tại Ta-bà, đem giáo pháp chứng ngộ tế độ quần sanh (1). Rồi tiếp theo đó, con số bảy còn thể hiện chung quanh cuộc đời Ngài, đặc biệt ở những mốc quan trọng nhất trong quá trình hành đạo và chứng ngộ. Con số bảy từng được thị chứng trước đó rất xa xưa trong vô lượng tiền kiếp, khi Ngài còn là Bồ Tát Hộ Minh, đã được một tiên nữ dâng cúng bảy đóa sen như trao ước cuộc tương duyên tao ngộ, để hôm nay chính vị tiên nữ ấy lại là nàng công chúa Da Du Đà La. Vì vậy, nước mắt luyến ái, tiễn đưa hôm nay không làm nhòa đi hình ảnh và lời nguyện của nàng tiên nữ ngày trước; để nhân gian thấy được rằng con số bảy là con số có hậu một con số tròn trong Phật học và triết học Đông Phương nói chung (2). Ngay cả thần thức chúng sanh cũng qua bảy ngày luân chuyển một lần và phải đợi đến bảy lần (49 ngày) như thế mới ngã ngũ!
Cũng vậy, nhưng con số bảy của thế gian (xin tạm gọi như vậy) lại sinh lắm điều rắc rối. Cũng con số bảy ấy nhưng vì không “có hậu”, không có duyên khởi nên mới sanh chuyện, dù rằng con người đã chọn ngay với nhiều con số khác làm căn bản ngày tháng năm v.v… Do vậy, dù đã chọn nhưng con người vẫn còn băn khoăn, tạm vừa lòng với nó. Nói theo Giáo sư Trần Quốc Vượng trong buổi hội thảo vể Tết Nguyên Đán được tổ chức tại Hà Nội đầu xuân Nhâm Ngọ vừa qua thì đó là “Tương đối thôi!” và Giáo sư nhấn mạnh “Thời đại chúng ta đang sống là thời đại thuyết tương đối của nhà Bác học lừng danh Albert Einstein (1879 – 1955) …”
Khi chỉ về sự ấn định ngày tháng năm hiện hành nói riêng và các quan niệm ý thức thế gian (hay nhiều con số khác) trong Phật học và triết học Đông phương nói chung, nhưng bao hàm vẫn là sự áp đặt để định vị dựa vào quyền lực nhất tự than nó không nói lên ý nghĩa triết học hay khoa học nào hết mà chỉ là con số bảy vị thần trong tín ngưỡng La Mã, Hy Lạp cổ đại. Điều tưởng chừng như chính xác hay khoa học tiến bộ ngày nay vẫn đang đau đầu đi tìm sự … chính xác. Nếu một số tư tưởng cực đoan cho rằng ngày, tháng, năm, tuần hiện hành là sản phẩm “Chân lý” thì ngay chính sự “Chân lý” đó ngày nay gây nên biết bao điều quấy rối cuộc sống (3). Nếu cho rằng dương lịch hiện hành là khoa học chính xác thì tại sao “Bất hợp lý” vẫn còn sợ con số 29 và 30 của tháng hai (28ngày). Trong khi đó Anh chê Phương Đông (chưa kể các lịch khác của từng khu vực hay của riêng quốc gia và tôn giáo) tính theo tuần trăng thì tại sao âm lịch mỗi tháng chỉ dừng lại nếu thiếu có (29 ngày) vẫn bảo toàn được con số tròn của một tháng. Đặc biệt, âm lịch dù thiếu, nhuần…thì sao ngày trăng tròn mỗi tháng (15 – 16) vẫn chính xác, ít ra thì cũng theo ánh … tròn trăng?
Đó là chưa xét đến giữa con số không (0) và con số một (1) cái nào chính xác! Dẫn dụ: năm 2000 vừa qua người ta gọi là “Năm bản lề” của thiên niên kỷ thứ hai và năm 2001 mới là năm đầu của thiên niên kỷ! Ai đúng? Ai sai? Chưa biết nhưng rõ ràng Phật giáo Việt Nam chọn hai ngày sám hối (29 nếu gọi là thiếu) và ngày bố tát 14 mỗi tháng âm lịch hàng tháng lại (đúng vào ngày trăng tròn) rất chính xác.Do đó, xét trên lý thuyết “Tương đối” thì có một sự bù trừ thỏa đáng; Anh chê âm lịch Phương Đông không đúng và nhuần mỗi hai năm nhưng bù lại âm lịch không có ngày dư 31 và ngày thiếu (30 tháng 2) và xem ra ở Phương Đông - đặc biệt Việt Nam chúng ta, nghiên về âm lịch nhiều hơn vì phần lớn thời vụ nông nghiệp dù năm đó có nhuần hay không người nông dân vẫn chỉ tin tưởng vào âm lịch. Thậm chí nếu dựa vào cáo lễ (tang ma…) thì người Việt Nam chúng ta vẫn có cách tính đúng ngày: trong tang tính ngày - giỗ chạp thì tính tháng. Thí dụ, nếu trong ba năm tang chế, người Việt Nam vẫn tính đủ 12 tháng (365 ngày), nếu người mất vào tháng ba âm lịch nhưng tháng tư sắp đến nhuần thì năm sau sẽ cúng “Tiểu tương” vào tháng hai, đến đại tương (tức mãn tang), sau đó ra giỗ tính tháng, nếu năm đó có nhuần 2 tháng hai thì chọn tháng hai đầu. Âm lịch của nước ta hiện đang sử dụng không phải là của Trung Quốc. Âm lịch nước ta tính theo múi giờ thứ 7 của chính nước ta, còn Trung Quốc tính theo múi giờ Bắc Kinh, thứ 8. Nghị quyết Hội đồng chính phủ nước ta ngày 8/8/1967 chính thức xác nhận có âm lịch riêng tính từ ngày 01/01/1968. Đây là loại lịch có cải tiến theo quy tắc nhuận 7 năm trong 19 năm cho phù hợp với 4 mùa hơn nên nó còn được gọi ghép là âm – dương lịch. Đi sâu vào lịch sử đôi lúc chúng ta càng thú vị hơn khi đọc trong “Đại Nam Liệt Truyện Sơ Tập” bắt gặp nhân vật, tiến sĩ Trương Quốc Dụng (1797 – 1864) thời vua Tự Đức triều Nguyễn - người được xem là ông tổ trong các vị tổ khoa làm lịch Việt Nam – khi trông coi Khâm Thiên Giám, ông tham cứu sách Đại lịch tượng khảo đời Khang Hy nhà Thanh và các sách của Phương Tây. Hồi ấy các giáo sĩ Phương Tây so sánh thấy nhật nguyệt thực của ta làm ra chính xác hơn lịch Trung Quốc. Như vậy, âm lịch của chúng ta được tính trên các cơ sở khoa học tự nhiên, thiết thực phục vụ đời sống nhân dân. Trong khi đó dương lịch Thiên chúa giáo hiện đang được thế giới tạm dùng để tính ngày tháng, chúng được dựa vào xác xuất khoa học tự nhiên thì ít mà rất tùy tiện áp đặt, mang nhiều dấu ấn cảm tính cá nhân thì nhiều và rất lộ liễu. Hệ quả là hơn 2.000 năm qua nhiều cuộc cãi vã, không đồng tình xảy ra liên tục, và có nhiều phương pháp đưa ra nhằm khắc phục những yếu kém đó nhưng do “Khống chế” từ phía cực đoan nên vẫn chỉ là “Ý kiến”.
Như đã nói tháng hai là tháng “Không tốt lành” vì là tháng hành hình các tội nhân theo phong tục La Mã, do đó phải bớt đi một ngày để những tháng khác (dù 31 ngày) vẫn được “Chính xác”. Điều dễ hiểu là bởi lịch ấy do Hoàng Đế La Mã Julius Cealius Ceasar làm ra trước công nguyên 46 năm, nên còn gọi là “Lịch Julius”. Khi Giáo Hoàng Gregorios cải cách năm 1852 nên thành lịch Gregorios. Đây là loại lịch được định vị nhờ quyến lực khống chế nên mới tạm ổn, bởi lẽ cách tính xuân phân (chu kỳ 4 mùa) và 365 ngày: 28 ngày cộng với quy ước 31 ngày (1, 3, 5, 7 v.v…) và các tháng chẳn (2, 4, 6 v.v…) có 30 ngày… còn nhiều bất cập. Chưa hết, trước khi Giáo Hoàng Gregorios 3 “Cải cách” thì đã định hình tháng 7, tháng 8 liền kề nhau mà vẫn phải là 31 ngày! Lý do: do hai vị Hoàng Đế La Mã Julius Ceasar và Auguste (63-145 trước công nguyên) vốn là hai anh em và sanh kề nhau trong hai tháng đó, cho nên nếu “Tháng 7 Anh” (tiếng Anh gọi tháng bảy là July) 31 ngày thì “Tháng 8 Em” (tiếng Anh gọi tháng tám là August) cũng phải 31 cho…đề huề! Điều đáng buồn cười nhất là trước đó tất cả, loại lịch này khởi nguyên lại do nhà thiên văn học Sosigenes 3 ở thành Alexandria (Ai Cập) được Julius Ceasar mời sang “Giúp soạn thảo”! Hoàn toàn không mang một dấu ấn Kito giáo nào cả, và việc chọn dương lịch hiện hành để sử dụng chỉ nhằm mục đích thống nhất ngoại giao, do con người chỉ biết tính đến đó. Vì vậy, ngay cả khi đầu óc nô lệ “Mẫu quốc” và xem cái gì của Phương Tây cũng là “Khoa học” – “Căn bản” – “Văn minh” … chính xác hãy còn rơi rớt lại, chưa làm tỉnh táo những cơn “Run sợ” – “Chóa mắt” với Phương Tây, thì họ sẵn sàng nghiêng về đánh đố. Cũng theo giáo sư Trần Quốc Vượng trong cuộc hội thảo đã nêu trên có kể “Vài ý kiến đề nghị Cụ Hồ nên bỏ hẳn âm lịch.Cụ nói ngắn gọn rằng như thế ta bỏ luôn Tết Nguyên Đán sao?” Cụ Hồ sao mà thâm thúy và sâu xa đến vậy, cho nên cũng theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Ngày nay chúng ta còn được ăn Tết Nguyên Đán - Tết dân tộc là nhờ Bác”, quả thật không sai. Theo chúng tôi, cái bản lĩnh dân tộc, tài ba, lỗi lạc – đúng nhuần con Hồng, cháu Lạc dành nói về Cụ Hồ là hoàn toàn chính xác; chính xác hơn ngày tháng dương lịch con người áp đặt lại tăng bội phần ý nghĩa sâu xa. Trở lên, chúng ta thấy, những con số Phật giáo đưa ra đều có xuất xứ, ý nghĩa của nó. Không bâng quơ, huyễn hoặc, thần thánh hóa và nguy hiểm nhất là áp đặt dựa vào sự câu kết. Nếu có áp đặt câu kết thì không có một trang sử suốt gần 3.000 năm qua - kể từ 7 bước chân đầu tiên của Đức Từ Phụ Thích Ca đặt chân xuống cõi này – luôn trong sang, không một vết tỳ nhơ lịch sử nên chưa hề một lần xin lỗi với chính cái thế giới mà Ngài đã thị hiện để “Cứu độ quần sanh” - một thế giới mà (theo nghiên cứu khoa học) đã hiện hữu có tuổi thọ trên 4 tỷ rưỡi năm, và con người đã xuất hiện cách nay khoảng 1 triệu rưỡi năm.
Thế thì ai sản sinh, tạo nên? Nên triết lý Phương Đông đã trả lời thay thuyết duyên sinh của Phật giáo theo một trình tự logic khoa học mà mãi đến hôm nay có dội ngược ánh sang về Phương Tây – cái nơi mà cách nay chưa tròn thế kỷ vẫn còn mang ngọn cờ khai phong thống trị - rằng: chẳng có ai sinh ra cả! Âm dương (lưỡng nghị) sinh tứ tượng, tứ tượng sinh ngũ hành, ngũ hành sinh vạn vật v.v… Từ nơi đó, chúng ta không khỏi nghĩ đến con số bảy của phương pháp Tumo Yoga, theo đó con số bảy này là thứ tự của hệ thống tinh lực thu tóm toàn năng vũ trụ trong thân thể một con người.(4). Vâng! Một thế gian pháp - thế gian giác. Xin tạm gọi như vậy để thông cảm với những sự “Chính xác” mà tương đối. Từ những con số tương đối đó chọn con số bảy trong lĩnh vực âm nhạc, theo chúng tôi có thể là một nỗ lực vươn tới sự hoàn thiện con số bảy trong Phật học và triết học Đông Phương. Như chúng ta biết, âm nhạc Phương Tây dựa vào thang âm và định chuẩn từ bảy nốt nhạc (đô, rê, mi, fa, sol, la, si). Nó “Tương đối” bởi vì nó vẫn chưa chuẩn xác về thang âm cho nên mới có thăng (#) và giáng (b) nhưng ta ghi nhận và dừng lại ở con số bảy ấy để chấp nhận thêm thăng giáng. Còn âm nhạc Đông Phương nói chung và đặc biệt là nhạc dân tộc Việt Nam ta nói riêng dựa theo âm nhạc NGŨ CUNG (hò, xự, xang, xê, cống, lưu) những nhấn của nó bổ sung làm hoàn thiện thêm cũng như thăng- giáng, trưởng thứ của âm nhạc Phương Tây. Tự thân Ngũ Cung cũng đủ nói lên tính triết lý Phương Đông.
Riêng bảy nốt nhạc thang âm – như đã nói nếu như dựa trên nền tảng tương đối (tạm chấp nhận sự hoàn thiện tương đối) cũng lắm lúc văn nghệ sĩ Phật giáo chúng tôi tự đặt ra câu hỏi: tại sao không là 6 hoặc 8 mà bảy? (như câu hỏi bảy bước đi lúc đản sinh của Đức Phật Thích Ca). Đó không phải là đi tìm sự so sánh hay gán ghép, bởi vì như đã thưa phần trên những con số trong Phật học và thế gian là hai thái cực khác nhau cho nên sẽ khập khiễng nếu cố công; và nếu có hay không thì chính những con số thế gian phải dựa – đi tìm con số trong Phật học, có nghĩa là tính chân lý chuẩn xác đã an vị trong các con số Phật học, còn thế gian phải cộng thêm thăng – giáng hoặc nhấn nhá (tương đối cơ mà!). Cho nên tạm chấp nhận tính tương đối của những con số thế gian là để đồng cảm với những suy tư bay bổng của anh em văn nghệ sĩ – trong đó có con số bảy của âm nhạc Phương Tây (đô, rê…). Anh em cho rằng đó là bảy nốt nhạc của bảy vị Phật đã thị hiện mà ở mỗi vị đều có bảy bài thơ kệ thành đạo (thang âm) tuyệt vời cho thế gian. ất nhiên sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ còn các vị Phật khác nữa ra đời, thị hiện, cứu độ quần sanh (như Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật…), anh em cho đó là những thăng – giáng, trưởng thứ bổ sung cho một sự vươn tới ở ý nghĩa tiếp nối, chứ không ở ý nghĩa hoàn thiện vì tự thân vốn đã hoàn thiện (5). Ngược lại, với nền âm nhạc NGŨ ÂM dân tộc, con số ý nghĩa chúng tôi xin phép hẹn ở một bài viết khác, cũng với cách nhìn và suy tư của giới văn nghệ sĩ Phật giáo. Còn ở đây phần tạm kết bài viết chúng tôi muốn gợi nghĩ đến từ con số tròn – chân lý là bảy bước chân Đức Phật đến bảy vị Cổ Phật. Vì là tròn, cũng có ý nghĩa tròn trong chân lý khiến chúng ta nghĩ đến con số sáu (lục đạo). Bởi vì những con số có tính chất định lý Phật học như: Tam Giới – Tam Bảo - Tứ Diệu Đế - Bát Chánh Đạo – Thập Nhị Nhân Duyên…thì những con số Tứ Hoằng Thệ Nguyện – Ngũ Giới - Thập Trai - Thập Thiện… lại nằm ở ý nghĩa dành cho thế gian (thế gian ác). Vì thế nếu vòng luân hồi chữ số sáu (lục đạo) mà không bảy hoặc tám, có lẽ còn một hoặc vài thế giới nào nữa ma mãnh, trà trộn, giấu mình, thiên không ra thiên, người không ra người, A-tu-la - địa ngục - ngạ quỷ - súc sinh, chẳng ra làm sao và hình như cái thế giới đó nó pha trộn tất cả, làm đảo lộn mọi trình tự vốn dĩ người con Phật đều đã phân biệt được.
Chú thích:
1. Bảy vị Phật (Thất cổ Phật) đó là:
- Đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasi)
- Đức Phật Thi Khí (Sikhi)
- Đức Phật Tỳ Xá Phù (Visabhu)
- Đức Phật Câu Lưu Tôn (Krakuechanda)
- Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
- Đức Phật Ca Diếp (Kasyapa)
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni)
Cần nói thêm, Đức Phật Câu Lưu Tôn chính là hiện thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (thứ 7). Từ đó trở xuống thuộc về thời Hiền Kiếp; trở lên thuộc đời quá khứ. Ý nghĩa đản sanh - bước bảy bước cho “Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc” là ở đó.
2. Ở nền triết lý đông phương con số bảy là một con số tròn theo cách nhìn: chính giữa - ở trên -ở dưới – bên phải – bên trái - trước mặt và sau lưng. Có thể gọi đó là “Không gian bảy chiều” mà ngày nay khoa học vi tính chỉ mới biết mon men đến 3 chiều (âm thanh 3 chiều – hình ảnh 3 chiều v.v…)
3. Ngay cả cách tính 12 tháng của một năm cũng vậy, đó là tháng “Của” 12 vị thần trong tín ngưỡng Hy Lạp – La Mã cổ đại, mà dựa vào đó – tháng 2 là tháng của vị thần hủy diệt – ác thần và tháng đó lại là thời gian tử tội được đem đi hành hình nhiều nhất, nên người ta “Muốn” nó qua nhanh, “Ăn gian” một ngày, còn có 28 (!). Riêng con số 365 là con số lịch. Một năm chính xác ở Á Châu, được tính từ ngày 21.03, giữa mùa xuân cho đến 21.03 là mới chỉ đầu xuân. Năm xuân phân có 365, 2422 ngày. Còn quả đất xoay quanh mặt trời (chứ không phải ngược lại lối nghĩ thiển cận thời La Mã cổ đại) 3600 so với các hành tinh khác là 366, 2422 ngày. Các nhà làm lịch thì không chấp nhận số lẻ nên chọn nguyên số 365 làm số “Tròn” và cho đó là ít sai nhất (0.2422). Sai số còn lại họ tích cóp cho đủ để làm năm nhuần. Từ đó, bước qua cách tính bảy ngày của một tuần. Tuy ở đây đã có bàn tay các nhà thiên văn can thiệp nhưng bóng dáng các vị Thần vẫn còn lảng vãng. Vào thời ấy các nhà thiên văn chỉ mới biết có nguyên tố kim loại là vàng - bạc - đồng – chì – kẻm - sắt và thủy ngân, do đó nó cũng được đưa vào bảy ngày như sau:
- Chủ nhật: ngày củ thần mặt trời-ứng với VÀNG.
- Thứ hai : ngày của thần mặt trăng, vị thần canh giấc ngủ cho mọi người-ứng với BẠC.
- Thứ ba : ngày của vị thần chiến tranh (sao Hỏa) - ứng với SẮT.
- Thứ tư : ngày của vị thần thương mại-ứng với nguyên tố THỦY NGÂN; một dạng kim loại di động-SAO THỦY.
- Thứ năm : ngày của vị thần chúa tể (thần của các vị thần) - ứng với KẺM; tượng trưng cho sức mạnh vô địch. Một kim loại không rỉ sét. Nó còn gọi là thần sấm chớp SAO MỘC.
- Thứ sáu : ngày của nữ thần tình yêu-ứng với ĐỒNG, mềm dẻo, phản xạ, lấp lánh, quyến rủ - SAO KIM. Sao này còn được dung cho ký hiệu của ĐỒNG (dung trong ứng dụng sinh học).
- Thứ bảy : ngày của vị thần gây bao đau khổ cho nhân loại - SAO THỔ. Do đó người ta cho nó ứng với kim loại độc hại là CHÌ.
(Theo các tài liệu KHKT và chương trình thiếu nhi đài TNND TP. HCM ngày 05 tháng 01 năm 2001, lúc 11h30 và phát lại lúc 16h cùng ngày).
4. Yoga xuất hiện khởi nguyên từ Ấn Độ cổ xưa trước khi có kinh Vệ Đà của Bà La Môn giáo. Yoga nghĩa đen là cái ách người nông dân thường khoác lên cổ trâu bò trong công việc đồng áng. Với người Yoga là phương thức làm chủ xác thân và tâm linh, tiến đến giác ngộ và hòa hợp vũ trụ. Tumo Yoga (Hỏa tam muội) là phương pháp được Vivekananda - một đạo sĩ Ấn Độ giáo thuộc đầu thế kỷ 20 nêu bật thêm tính năng vốn tiềm ẩn trong chính mỗi con người. Theo đó, hệ thống năm chứa bảy trung tâm tinh của vũ trụ là:
- Trung tâm thứ nhất nằm dưới cuối xương sống. (nơi đây được cho là chỗ trú của con rắn lửa).
- Trung tâm thứ hai nằm ở cuối bụng dưới.
- Trung tâm thứ ba nằm ở sau rốn.
- Trung tâm thứ tư nằm ở chỗ trái tim.
- Trung tâm thứ năm nằm ở nơi yết hầu.
- Trung tâm thứ sáu nằm ở giữa hai lông mày.
- Trung tâm thứ bảy nằm ở hai đỉnh đầu.
Phương pháp này hiện đã được các nhà nghiên cứu Phương Tây thực nghiệm - đặc biệt trạng thái sinh lý, ở một trình độ cao cấp.
5. Các bài kệ thành đạo của bảy vị Phật (như thứ tự ở phần chú thích 1 trên) như sau:
1. Thân tòng vô tướng trung thụ sinh
Do như huyễn, do chư hình tượng
Huyễn nhân tâm thức bản lai vô
Tội phúc giai không vô sở trụ
2. Khởi chư thiện pháp bản thị huyễn
Tạo chư ác nghiệp diệc thị huyễn
Thân như trụ mạt, tâm như phong
Huyễn xuất vô căn vô thực tính.
3. Giả tá tứ đại vi vi thân
Tâm bản vô sinh nhân cảnh hữu
Tiến cảnh nhược vô tâm diệc vô
Tội phúc như huyễn, khởi diệc diệt.
4. Kiến thân vô thực thị Phật thân
Liễu tâm như huyễn thị Phật huyễn
Liễu đặc thân tâm bản tính không
Tư nhân dữ Phật hà thủ biệt.
5. Phật bất kiến thân tri thị Phật
Nhược thực hữu tri, biệt vô Phật
Tri giả năng tri tội tính không
Thân nhiên bất vô ư sinh tử.
6. Nhất thiết chúng sanh tính thanh tịnh
Tòng bản vô sinh, vô khả diệt
Tức thử thân tâm thị huyễn sinh
Huyễn hóa chi trung vô tội phúc
7. Pháp bản, pháp vô pháp
Vô pháp, pháp, diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà đẳng pháp.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.19/1/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment