Tu hành là làm việc vô sự; chẳng nên có lòng tham, chẳng nên nghĩ tôi phải thế này, thế nọ, như: "Tôi muốn khai ngộ. Tôi muốn đắc thần-thông..." Làm sao có thể lẹ như vậy chứ? Khi hạt nhân được trồng xuống đất, bạn phải chờ nó lớn lên từ từ. Khi đến thời điểm, tự nhiên nó chín muồi!
Phải xem chuyện tu hành là bổn phận cá nhân. Không cần phải tham lam, dần dần, công đức tự nhiên sẽ viên mãn, quả Bồ-đề cũng sẽ thành tựu. Chuyện tu hành đáng lẽ thành công rồi; song, vì bạn tham lam nhiều thứ cho nên kết quả là không "tiêu hóa" được.
Ăn cơm thì phải đút từng miếng một vô miệng; nếu đem cả tô cơm mà dồn hết vô miệng, thì đầy cứng, làm sao nhai được? Nhai không đặng mà nuốt cũng chẳng xong! Ăn cơm là một thí dụ hết sức đơn giản để nói lên vấn đề "tham nhiều thì nhai không nổi" vậy!
Người tu Ðạo, trước tiên phải đừng ích kỷ. Như vậy, chẳng những bảo vệ chính mình mà còn lợi ích cho toàn thế giới. Hãy gạt bỏ chính mình ra ngoài, vất đi. Ðừng nghĩ rằng: "Tôi hay, tôi giỏi như thế này, thế nọ..."; mà phải nhìn toàn bộ đại cuộc.
Kẻ tu Ðạo lúc nào cũng phải treo giữa đôi mày "câu hỏi sanh tử." Lúc nào cũng phải muốn được liễu sanh thoát tử.
Ðối với Pháp Thế-gian, chúng sanh dùng tâm "tham, sân, si" để hành sự. Ðến khi tu, hành Pháp Xuất Thế-gian thì chúng sanh lại cũng dùng tâm "tham, sân, si" này để tu. Khi tu, thì cứ tham khai ngộớmới ngồi Thiền chỉ có hai ngày rưỡi đã muốn ngộ rồi, tu hành chưa tới ba ngày là đã muốn thần-thông, niệm Phật mới mấy bữa mà đã muốn đắc Niệm Phật Tam-muội! Các bạn xem, đúng là "lòng tham không đáy" ớđó đều là biểu hiện của quỷ tham lam!
Tu hành nay tuổi năm mươi,
Mới hay bốn chín năm qua đều lầm!
Những ai có cảm giác hoặc nhận biết được các chuyện sai lầm, tội lỗi mà họ đã gây khi xưa, đều là những người có trí huệ; tương lai họ sẽ có tiền đồ sáng sủa vô biên.
Người nào chẳng biết được những điều sai trái mình đã phạm trước kia, thì người ấy sẽ chỉ hồ đồ, mê muội suốt đời. Cứ mưu đồ hư danh giả dối thì suốt đời sẽ bị "bụi trần" làm cho mê hoặc, mờ mịt. Những kẻ như vậy thật đáng thương thay!
Nếu đã phát nguyện rồi thì tốt nhất là hằng ngày phải đọc lại những lời nguyện ấy, bởi "ôn cố nhi tri tân" ôn chuyện cũ thì sẽ hiểu chuyện mới. Phải xem mình có nhớ là chính mình đã từng phát nguyện gì, cần phải làm những việc gì hay chăng. Như vậy thì nguyện đã phát mới không trở thành trống rỗng, mà mình cũng chẳng lừa dối mình và lừa dối người, và cũng chẳng quên mất những nguyện mình đã lập.
Ðôi khi các bạn nghĩ rằng mình làm chuyện tốt, kỳ thật, không nhất định là tốt. Vì sao? Vì nhân trồng không thanh tịnh! Hễ bạn dùng lòng tham lam mà làm việc, thì đó gọi là "trồng nhân bất tịnh." Bạn dùng tâm háo thắng mà làm việc, thì đó cũng là "trồng nhân bất tịnh."
Vậy thì phải làm sao? Phải làm chuyện vô sự ! Làm việc gì cũng phải coi đó là bổn phận của mình, chẳng nên hướng tâm ra ngoài mà truy cầu, chẳng nên cầu cạnh, mong mỏi gì cả!
Khi tu Thiền-Ðịnh, phải dùng tinh-tấn, nhẫn-nhục lại trợ giúp. Sau đó lại phải bố-thí, trì Giới. Như vậy thì công việc sẽ được hoàn thành.
Tất cả mọi sự khi xưa,
Xem như đã chết theo ngày hôm qua.
Mọi sự từ đây về sau,
Bắt đầu cuộc sống của ngày hôm nay.
Về sau tuyệt đối không tái phạm, như thế mới tiêu trừ hết nghiệp chướng.
Trong lúc tu hành phải luôn nghĩ đến vấn đề sanh, tử, và xem tất cả ma quái là các vị Hộ Pháp đến giúp ta tu Ðạo. Có người chửi rủa, đánh đập taớhọ chính là giúp ta tu Ðạo. Có người nói chuyện thị phi về ta, gây rắc rối cho taớđó cũng là giúp ta tu Ðạo.
Nói tóm lại, điều nghịch ý đến thì hãy thuận theo nó mà nhẫn chịu. Hãy xem nó như là bạn tốt lại giúp ta tu Ðạo; như vậy thì sẽ không có phiền não. Không có phiền não thì trí huệ sẽ nảy sanh. Hễ có được trí huệ chân chánh, thì bấy giờ không ma quái nào có thể làm tâm ta giao động đặng.
Người tu Ðạo phải thanh tịnh, trong sạch như con mắt vậy. Mắt không thể dung chứa một hạt cát nào cả. Bởi hễ trong mắt mà có cát, ắt bạn sẽ cảm thấy xốn xang, khó chịu, quyết phải tìm cách lấy nó ra, nếu không thì thân tâm chẳng an ổn đặng. Việc tu hành cũng y như thế!
"Hạt cát" ám chỉ cái gì? Chính là tâm tham. Hễ có tâm tham thì mọi việc đều biến đổi. Xưa nay mình vốn thanh tịnh; song, khi ý niệm tham lam dấy khởi, thì tác dụng hóa-học lập tức phát sinh, nước trong vắt trở thành vẩn đục. Bấy giờ, nước ấy chẳng làm lợi cho ai, chỉ làm hại chính mình thôi!
Chúng ta tu Ðạo, mục đích chủ yếu là để "liễu thoát sanh tử," chứ chẳng phải để cầu cảm ứng. Các bạn hãy nhớ lấy! Chẳng thể tu hành với mưu đồ tính toán hoặc cầu thành tựu, cầu cảm ứng bởi như vậy là lầm lẫn lớn!
Người xưa học là để "minh lý" hiểu rõ đạo làm người, biết thế nào là lánh ác, làm lành, và học điều hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Người đời nay học là để có được "danh lợi."
Tiếng Trung Hoa, chữ minh lý (©ú²z) và danh lợi (¦W§Q) phát âm giống nhau (ming li); song le, về mặt thực hành thì hai thứ hai nẻo, cách biệt nhau tới mười vạn tám ngàn dặm!
Người học vì danh vì lợi thì chỉ muốn học ngành gì mà có thể kiếm được thật nhiều tiền, như y-khoa, khoa-học, v.v..., và chẳng hề nghĩ rằng: "Tôi phải học để trong tương lai có thể đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Tôi muốn học nghề thầy thuốc để cứu người, giúp đời, tự lợi, lợi tha."
Tánh nhẫn nhục vô cùng quan trọng. Nhẫn nhục tức là bạn nhẫn nại chịu đựng những chuyện bạn không muốn. Thí dụ bạn không muốn bị ai chửi mắng; song, nếu có kẻ chửi mắng bạn thì bạn vẫn vui vẻ. Bạn không thích bị ai đánh; song, nếu có kẻ đánh bạn thì bạn càng phải hoan hỷ. Bạn không muốn bị giết hại vì sinh mạng là quý giá nhất; song, nếu có kẻ giết bạn, thì lúc đó, bạn phải thấy kẻ ấy chân chánh là bậc Thiện-Tri-Thức của bạn, vì y đã kết liễu giùm nghiệp-chướng của đời bạn!
Thế nên, các bạn! Học Phật pháp cần phải đảo ngược lại mà học. Tu đạo cũng phải đảo ngược lại mà tu. Thế nào là "đảo ngược lại?" Tức là chuyện mà bạn không thích, thì bạn cần phải thích nó. Chẳng phải là chuyện gì bạn không thích thì bạn trút lên đầu kẻ khác!
1. Chân: chân thật, không giả dối; làm việc gì cũng phải chân thật.
2. Thành: thành khẩn, thiết tha cung kính, không lười biếng, không cẩu thả.
3. Hằng: hằng thường, bền bỉ, không biến đổi.
Phàm mỗi việc làm, mỗi lời nói, mỗi hành động, đều phải hội đủ ba tâm Chân, Thành, Hằng. Làm bất kỳ công việc gì cũng đều phải có ba tâm này. Như vậy thì tương lai nhất định sẽ thành tựu.
Phước và huệ là do tài bồi, tích tập mà có. Nếu chẳng vun bồi thì thủy chung vẫn không có được phước, huệ.
Phiền não vô biên,
thệ nguyện đoạn.
"Ðoạn trừ phiền-não" là công việc vô cùng cấp bách đối với người tu. Do đó, kẻ có Ðịnh-lực thì gặp bất kỳ cảnh giới gì cũng chẳng sinh phiền-não.
Không có phiền-não thì lòng tư dục sẽ ít đi. Lòng tư dục bắt nguồn từ phiền-não, sinh sản vô-minh; rồi tiếp theo đó là bệnh hoạn phát sinh.
"Không có phiền-não" chẳng có nghĩa là không ai tới phiền nhiễu bạn, mà là tự trong lòng bạn không hề phiền-não. Cho dù có kẻ lại quấy nhiễu, chửi rủa, đánh đập bạn, mà bạn vẫn không sinh phiền-não, thì bạn mới thật sự là có Ðịnh-lực.
Khi Ðức Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn, Ngài dạy Tôn-giả A-Nan: "Hãy lấy Giới làm Thầy!" Ðiều này chứng tỏ tính cách trọng yếu của Giới Luật.
Ða số người đời cho rằng mệnh vận thì đã được an bài:
Mệnh là tám thốn,
Khó cầu một trượng!
Không sai! Song le, điều đó chỉ đúng với những kẻ bình thường, chẳng tu hành; người tu Ðạo thì không thuộc vào số phận đó.
Người tu Ðạo chẳng nên xem Kinh Dịch, coi bói toán, bởi đó thuộc về kẻ tục, người đời. Người tu Ðạo có thể dứt được sanh tử, hà huống những thứ số mạng, bói toán? Cho nên, người tu Ðạo cần phải vượt ra ngoài những thứ đóớkhông cần phải hiểu biết các môn đó!HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/1/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment