Tích truyện Pháp Cú
IV. Phẩm Hoa
1. Ðất Của TâmAi chinh phục đất này...
Thế Tôn nói như trên khi ngài ở Xá-vệ để dạy năm trăm Tỳ-kheo đang phí thì giờ bàn luận về đất.
Một buổi chiều, các Tỳ-kheo trở về Kỳ-viên sau cuộc hành trình khắp xứ với đức Thế Tôn và tụ tập tại giảng đường. Họ bắt đầu bàn về dạng đất khác nhau từ làng này đến làng nọ, tức là bằng phẳng và không bằng phẳng, nhiều bùn, nhiều sỏi, đất sét đen, đất sét đỏ.
Ðức Phật đến, hỏi chuyện và dạy rằng:
- Các Tỳ-kheo! đó là đất ở bên ngoài. Các ông có bổn phận làm sạch mảnh đất tâm bên trong.
Rồi ngài nói Pháp Cú:
(44) Ai chinh phục đất này,
Dạ-ma, thiên giới này,
Ai khéo giảng Pháp cú,
Như người khéo hái hoa?
Dạ-ma, thiên giới này,
Ai khéo giảng Pháp cú,
Như người khéo hái hoa?
(45) Hữu học chinh phục đất,
Dạ-ma, Thiên giới này,
Hữu học giảng Pháp Cú,
Như người khéo hái hoa.
Dạ-ma, Thiên giới này,
Hữu học giảng Pháp Cú,
Như người khéo hái hoa.
2. Một Tỳ Kheo Chứng A-La-Hán
Biết thân như bọt nước...
Ðức Phật dạy câu trên cho một Tỳ-Kheo đang quán chiếu về ảo ảnh khi Ngài ngụ tại Xá-vệ.
Một Tỳ-kheo nhận đề tài thiền quán từ Phật, vào rừng để hành thiền. Dù đã dốc hết sức lực phấn đấu vẫn chưa chứng quả A-la-hán, ông bèn đến Thế Tôn xin để tài thiền quán khác thích hợp hơn.
Trên đường đi ông thấy ảo ảnh, và biết rằng vào mùa nắng ở xa ta thường thấy những hình ảnh trông như thật, nhưng đến gần thì biến mất, cuộc đời này cũng vậy, không thật vì có sanh có diệt. Và chú tâm vào ảo ảnh ông Thiền quán. Trên đường về mệt mỏi, ông tắm trong dòng Aciravatì, rồi ngồi dưới bóng cây trên bờ sông gần một thác nước. Ông nhìn những bọt nước to, nổi lên rồi vỡ toang do sức nước đập mạnh vào đá. Ông nhận ra rằng cuộc đời cũng vậy, sinh rồi diệt, và ông lấy đó làm đề tài thiền quán.
Ðức Thế Tôn ngồi trong hương thất, thấy biết vị Tỳ-kheo như vậy liền bảo:
- Này Tỳ-kheo, đúng vậy. Cuộc đời này cũng giống như bọt nước hoặc ảo ảnh, có sinh và có diệt.
Và ngài nói Pháp cú:
(46) Biết thân như bọt nước,
Ngộ thân là như huyễn,
Bẻ tên hoa của ma,
Thoát tầm mắt thần chết.
Ngộ thân là như huyễn,
Bẻ tên hoa của ma,
Thoát tầm mắt thần chết.
3. Vua Vidùdabha Trả Thù Họ Thích Ca
Người nhặt các loại hoa ...
Thế Tôn dạy câu này ở Xá-vệ do câu chuyện vua Lưu Ly (Vidùdabha) cùng binh lính bị lũ lụt cuốn chết.
Tại Xá-vệ có hoàng tử Ba-tư-nặc con vua Kosala, tại Tỳ-xá-ly có hoàng tử Mahàli thuộc dòng Lệ-xá, tại Câu-thi-na có hoàng tử Bandhuala con vua nước Mallas. Cả ba đều đến một vị thầy lỗi lạc ở thành Hoa Thị để học tập. Tình cờ gặp nhau trong một quán trọ ngoại thành, họ hỏi thăm nhau lý do đến đây, tên tuổi, dòng họ, và sau đó họ kết bạn với nhau. Họ cùng học chung một thấy, chẳng bao lâu sở đắc nhiều học thuật, họ rời thầy cùng lên đường về nhà.
Ông hoàng Ba-tư-nặc đã làm vua cha mãn nguyện với tài nghệ của mình nên được truyền ngôi. Ông hoàng Mahàli thì tận tụy giáo hóa các ông hoàng Lệ-xá đến nỗi mù mắt. Các ông hoàng đồng lòng cấp dưỡng cho ông, và ông tiếp tục dạy năm trăm ông hoàng Lệ-xá nhiều môn học thuật khác nhau. Riêng ông hoàng Bandhuala thì bị các ông hoàng dòng Mallas thách thức bảo chặt những bó tre gồm sáu mươi cây tre, mỗi bó có chèn thêm một thanh sắc vào giữa và được treo lơ lửng trên không. Bandhula nhảy cao tám mươi cubits (khuỷu tay) dùng kiếm chém. Khi chặt đến bó cuối, nghe tiếng sắt lách cách ông không biết tại sao, và khi hiểu tự sự ông quăng kiếm bặt khóc, trách bà con và bạn bè chẳng ai báo cho ông biết, vì nếu biết, ông sẽ có cách chặt mà không làm cho miếng sắt kêu. Xong ông thưa với cha mẹ ông xin giết hết các ông hoàng Mallas, và sẽ thay họ cai trị dân. Cha mẹ ông ngăn cản với lý do là vương quốc phải được cha truyền con nối và dùng mọi cách thuyết phục ông bỏ ý định này. Ông bèn bỏ đi đến Xá-vệ sống với bạn mình.
Vua Ba-tư-nặc nghe tin đón ông vào thành với vinh dự đặc biệt, và tấn phong chức thống lãnh quân đội. Bandhula cho mời cha mẹ đến và ngụ luôn tại Xá-vệ.
Một hôm, vua Ba-tư-nặc đứng trên sân thượng nhìn xuống đường, thấy hàng ngàn Tỳ-kheo đi thọ thực về hướng nhà ông Cấp Cô Ðộc, tiểu Cấp Cô Ðộc, Tỳ-xá-khư và Suppavàsà. Vua ngạc nhiên hỏi và khi biết rằng mỗi ngày có hai ngàn Tỳ-kheo đến nhà ông Cấp Cô Ðộc, năm trăm đến nhà ông Tiểu Cấp Cô Ðộc và cũng khoảng số đó đến nhà của Tỳ-xá-khư và Suppavàsà để nhận cúng đường thức ăn, thuốc men và nhiều thứ khác, vua cũng muốn cúng đường nên đến tinh-xá thỉnh Phật và một ngàn Tỳ-kheo đến hoàng cung thọ thực. Vua dâng cúng bảy ngày và đến ngày cuối đảnh lễ và thỉnh Phật với năm trăm Tỳ-kheo tiếp tục thường xuyên đến thọ thực. Vì chư Phật không bao giờ đến thọ thực thường xuyên một chỗ, nên Thế Tôn cử trưởng lão A-nan dẫn Tăng Chúng.
Trong bảy ngày, nhà vua đích thân sớt bát cho chúng Tăng, không cho phép ai làm thế. Ðến ngày thứ tám vua xao lãng bổn phận. Các Tỳ-kheo đến cung vua thọ trai nghĩ rằng vua không hạ lệnh cho ai làm thế nên không có ai lo chỗ ngồi và phục vụ chúng Tăng. Nhiều vị bỏ đi. Ngày kế tiếp cũng vậy và thêm một số nữa ra đi. Ðến hôm sau nữa, các Tỳ-kheo đi hết trừ Trưởng lão A-nan.
Những người thực sự hằng sống với chánh kiến thì làm chủ được mọi tình huống để giữ vững niềm tin cho thí chủ. Thế Tôn có hai đệ tử tăng nòng cốt là Trưởng lão Xá-lợi-Phất và Mục-kiền-liên, hai ni nồng cốt là Khemà và Liên Hoa Sắc, hai nam cư sĩ nồng cốt trưởng giả Citta và Hatthaka Alavaka, hai nữ cư sĩ nồng cốt Velukantakì, mẹ của ngài Nan-đà và Khujjutarà. Tóm lại, tất cả những môn đệ, bắt đầu với tám vị này, những vị nào đã lập nguyện, đã viên mãn Thập độ Ba-la-mật và như thế là những bậc đại công đức. Trưởng lão A-nan cũng vậy, đã lập nguyện, đã viên mãn Thập độ suốt một trăm ngàn kiếp, và đã là một bậc đại công đức. Do đó Ngài không sờn lòng trước bất cứ cảnh nào, và đã ở lại để giữ tín tâm cho nhà vua. Như vậy, chỉ một mình ngài A-nan được dâng chỗ ngồi và cúng đường.
Mãn giờ thọ trai, vua đến và thấy thức ăn còn nguyên chưa đụng đến, bèn hỏi lý do. Ðược biết các Tỳ-kheo đã về hết, ngoại trừ ngài A-nan, ông giận dữ thấy sự thiệt hại và đến ngay Phật thưa:
- Bạch Thế tôn, con đã chuẩn bị cho năm trăm Tỳ-kheo mà hiện giờ chỉ có một mình ngài A-nan. Thức ăn còn nguyên không ai đụng đến, mà không thấy bóng dáng các Tỳ-kheo tại hoàng cung. Xin Thế tôn cho con biết lý do.
Ðức Phật không quy lỗi cho các Tỳ-kheo, chỉ trả lời:
- Ðại vương, đệ tử của Ta không tin cậy nơi Ðại vương. Ðó là lý do họ không đến.
Rồi Phật dạy các Tỳ-kheo trong những điều kiện nào các Tỳ-kheo không bắt buộc phải đến nhà thí chủ, và điều kiện nào thích đáng để các Tỳ-kheo nên đến, trong bài kinh như sau:
- Này các Tỳ-kheo, một gia đình thí chủ nếu có chín điểm không đủ tư cách thì Tỳ-kheo không nên đến viếng. Như vậy Tỳ-kheo không đến viếng gia đình ấy vì họ không có bổn phận phải đến. Nếu họ có đến thăm thì cũng không có bổn phận phải ngồi lại. Chín điểm ấy là gì? Ðó là:
1) Người trong gia đình không đứng lên đón các Tỳ-kheo một cách vui vẻ.
2) Họ không chào mời các Tỳ-kheo một cách vui vẻ.
3) Họ không mời ngồi một cách vui vẻ.
4) Họ giấu giếm những gì họ có.
5) Có nhiều, cho ít.
6) Có thức ăn thượng hạng, cho thức ăn tồi tàn.
7) Thay vì cúng dường một cách tôn kính, họ cúng dường một cách vô lễ.
8) Họ không ngồi nghe pháp.
9) Họ không nói chuyện với giọng hoan hỷ.
Ngược lại, một gia đình có chín điểm đủ tư cách thì có quyền nhận sự thăm viếng của các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo chưa đến gia đình ấy thì nên đến, đã đến rồi thì nên ngồi. Chín điểm ấy là gì?2) Họ không chào mời các Tỳ-kheo một cách vui vẻ.
3) Họ không mời ngồi một cách vui vẻ.
4) Họ giấu giếm những gì họ có.
5) Có nhiều, cho ít.
6) Có thức ăn thượng hạng, cho thức ăn tồi tàn.
7) Thay vì cúng dường một cách tôn kính, họ cúng dường một cách vô lễ.
8) Họ không ngồi nghe pháp.
9) Họ không nói chuyện với giọng hoan hỷ.
1) Họ đứng lên để gặp các Tỳ-kheo một cách vui vẻ.
2) Họ chào hỏi một cách vui vẻ.
3) Họ mời ngồi một cách vui vẻ.
4) Họ không giấu diếm những gì họ có.
5) Có nhiều, cho nhiều.
6) Có thức ăn thượng hạng, cho thức ăn thượng hạng.
7) Họ không cúng dường một cách vô lễ. Họ cúng dường một cách tôn kính.
8) Họ ngồi nghe pháp.
9) Họ nói chuyện với giọng hoan hỷ.
Phật nói tiếp:2) Họ chào hỏi một cách vui vẻ.
3) Họ mời ngồi một cách vui vẻ.
4) Họ không giấu diếm những gì họ có.
5) Có nhiều, cho nhiều.
6) Có thức ăn thượng hạng, cho thức ăn thượng hạng.
7) Họ không cúng dường một cách vô lễ. Họ cúng dường một cách tôn kính.
8) Họ ngồi nghe pháp.
9) Họ nói chuyện với giọng hoan hỷ.
- Ðại vương, vì lý do này đệ tử của Ta thiếu lòng tin nơi ông, vì lý do này họ đã không đến. Ngay cả những bậc minh triết thuở xưa ở nhằm một nơi không an vui, tin tưởng, dù được phục vụ đầy đủ vẫn bị khổ sở đến lâm trọng bệnh, phải bỏ đến một nơi lòng họ thấy an vui, tin cậy.
Vua hỏi chuyện xảy ra lúc nào, Thề Tôn kể lại:
Chuyện quá khứ:
3A. Kesava, Kappa, Nàrada Và Vua Thành Ba La Nại.
Thuở xưa khi Phạm-ma-đạt cai trị xứ Ba-la-nại có một nhà vua tên Kesava từ bỏ ngai vàng, đi tu cùng với năm trăm tùy tùng sống đời ẩn sĩ. Kappa, người giữ kho báu cho vua cũng đi tu và trở thành đệ tử của vua. Kesava và đoàn tùy tùng ở tám tháng trong xứ Hy-mã-lạp-sơn. Mùa mưa, họ đến thành Ba-la-nại tìm muối, giấm, và vào thành khất thực. Vua Ba-la-nại hân hoan đón họ, được Kesava hứa ở lại suốt bốn tháng mưa. Vua cất nhà trong vườn và sáng chiều lui tới phục vụ.
Những ẩn sĩ đệ tử của Kesava, ở đó được vài ngày thì rất bực mình vì tiếng voi và thú khác nên đến gặp Kesava cằn nhằn và đòi đi về Hy-mã-lạp-sơn. Kesava không thuận vì đã hứa ở lại bốn tháng mưa, nhưng họ vẫn khăng khăng xin đi, viện cớ họ không được thầy họ cho biết trước. Cuối cùng họ xin đến một nơi cách đây không xa, để có thể biết được tin tức vế thầy họ. Rồi họ đảnh lễ Kesava, lên đường, để lại một mình Kesava ở lại trong cung vua. Không bao lâu Kappa cũng bất mãn. Dù vị thầy cố gắng thuyết phục nhiều lần, Kappa cũng bỏ đi và gặp lại những người trước.
Vị thầy nhớ nghĩ liên miên đến các đệ tử của mình. Sau một thời gian, ông nhuốm bệnh vì nội tâm bất an. Vua mời thầy thuốc nhưng không thuyên giảm. Cuối cùng ẩn sĩ Kesava bảo vua nếu muốn cho ông được khỏe thì đưa ông đến các đệ tử. Vua chấp thuận, đặt ẩn sĩ lên giường, sai bốn quan đại thần dẫn đầu bởi Nàrada khiêng ông đến nhóm đệ tử, không quên dặn họ cho vua biết tin ẩn sĩ sống ra sao.
Kappa nghe tin đến gặp ông, và các đệ tử cũng tụ tập lại, dâng thầy nước nóng, nhiều loại trái cây. Ông khỏi bệnh chỉ trong vài ngày, thân thể trở lại màu vàng chói.
Nàrada hỏi ông:
Ngài bỏ vị vua giàu mạnh.
Sẵn lòng đáp đủ nhu cầu.
Ðến Kappa, chốn Rừng sâu.
Thiếu thốn, Ngài sao an ổn?
Sẵn lòng đáp đủ nhu cầu.
Ðến Kappa, chốn Rừng sâu.
Thiếu thốn, Ngài sao an ổn?
- Cây cối đây xanh tươi, êm ả,
Làm lòng ta khoan khoái vô cùng.
Lời Kappa dịu ngọt, khiêm cung.
Ta mãn nguyện, Nàrada ạ.
Làm lòng ta khoan khoái vô cùng.
Lời Kappa dịu ngọt, khiêm cung.
Ta mãn nguyện, Nàrada ạ.
- Gạo nàng hương nấu chung thịt ngọt.
Ngài từng quen vị tột đậm đà.
Nay kê cùng gạo lạt rừng già.
Mùi thanh đạm Ngài Kham có nổi?
Ngài từng quen vị tột đậm đà.
Nay kê cùng gạo lạt rừng già.
Mùi thanh đạm Ngài Kham có nổi?
- Vật thực cho dù ngon dù dở.
Ít oi hay là được phong nhiêu.
Tin tưởng nhau, vui sống thương yêu
Lòng tin tưởng, vị ngon nào sánh nổi?
Thế Tôn kết thúc bài học và hợp nhất.Ít oi hay là được phong nhiêu.
Tin tưởng nhau, vui sống thương yêu
Lòng tin tưởng, vị ngon nào sánh nổi?
- Vua lúc đó là Mục-kiền-liên, Nàrada là Xá-lợi-phất, đệ tử Kappa là A-nan và Ẩn sĩ là Ta. Như thế, Ðại Vương, thuở xưa người trí cũng phải chịu đựng sự đau đớn và cần đến nơi xứng đáng với lòng tin. Ðệ tử của Ta không tin cậy ông, không còn nghi ngờ gì nữa.
(Hết chuyện quá khứ)
Nhà vua vì muốn mua chuộc lại lòng tin của Tăng đoàn nên nghĩ cách là cưới một cô gái thân tộc của Thế Tôn. Như thế các Sa-di và những người tập tu sẽ đến cung vua, vì bây giờ là thân tộc với Thế Tôn.
Vua gởi sứ giả đến. Họ Thích bối rối không biết tính sao vì vua là kẻ thù của họ, nếu từ chối sẽ bị vua phá hoại, hơn nữa vua lại không cùng đẳng cấp.
Vua Thích Mahànàma đề nghị gả con gái của mình tên Vàsabhakhattiyà, là một con của một tỳ thiếp. Sứ giả về thuật lại. Vua hân hoan vì biết Thích Mahànàma là anh em chú bác với Thế Tôn. Vua cử sứ giả đi đón cô gái, không quên dặn dò.
- Những ông hoàng thuộc giai cấp chiến sĩ này rất dối trá, ngươi chỉ đưa cô ta về khi chắc chắn cô ta cùng ngồi ăn với cha.
Mọi việc xong xuôi, và sau đó Vàsabhakhattihà được tấn phong hoàng hậu với năm trăm cung nữ theo hầu. Chẳng bao lâu bà sanh một hoàng nam. Vua vui sướng sai người hầu đem tin đến cho Thái Thái hậu, tức là bà nội vua để xin đặt tên. Thái thái hậu thốt lên:
- Trước khi sanh hoàng nam, hoàng hậu đã được lòng mọi người. Bây giờ chắc vua càng phải "sủng ái" hoàng hậu hơn hết.
Nhưng người hầu này lãng tai, do anh ta nghe lầm chữ "Vallbhà" là sũng ái thành "Vidùdabha" (tức lưu ly) nên về tâu với vua.
- Thái thái hậu bảo đặt tên cho hoàng tử là Lưu Ly.
Vua tuân theo, vì nghĩ rằng đó là một tên rất xưa trong hoàng tộc. Dù còn nhỏ, hoàng tử được ban chức cho thống lãnh quân đội vì vua tin rằng như thế sẽ làm vui lòng Thế tôn.
Hoàng tử lúc bảy tuổi thấy các hoàng tử khác được bà ngoại tặng voi, ngựa và nhiều quà khác, thèm thuồng hỏi mẹ sao mình không có. Hoàng hậu đành trả lời là ông bà ngoại thuộc dòng họ Thích ở xa lắm. Lên mười sáu tuổi chàng lại nói với mẹ muốn đi thăm bên ngoại, bà lại thối thác bảo xa lắm đi làm gì, chàng đòi mãi, cuối cùng bà mẹ xiêu lòng cho đi với đoàn tùy tùng đông đảo và một lá thư dặn dò. Dù vậy, họ Thích vẫn đối xử với chàng lạnh nhạt, họ cho các ông hoàng nhỏ về quê hết nên không ai đến chào kính chàng. Họ giới thiệu với chàng cộc lốc:
- Ðây là ông ngoại bạn, đây là chú bạn.
Ở lại vài ngày, hoàng tử Lưu ly cùng đoàn tùy tùng lên đường trở về. Một tỳ nữ lau chùi chỗ ngồi của chàng tại nhà nghỉ hoàng gia với nước và sữa, đã nói giọng khinh bỉ:
- Ðây là chỗ ngồi của con trai nàng hầu Vàsabhakhattyyà.
Một người lính bỏ quên thanh kiếm trở lại lấy, nghe hết lời cô tỳ nữ. Ðiều tra và biết rằng Vàsabhakhattyyà là con gái của một tỳ nữ của Thích Mahànàma, anh ta loan tin trong quân đội làm náo động mọi người. Hoàng tử Lưu Ly biết chuyện thề rằng: "Bây giờ họ Thích lau chỗ ngồi của ta bằng sữa với nước, khi ta làm vua trong vương quốc của ta, ta sẽ lau chỗ ngồi của ta bằng máu phun ra từ cổ họng họ."
Ðoàn quân về đến Xá-vệ thì tin tức cũng đến tai vua. Tức giận giòng họ Thích, ông truất phế hoàng hậu và hoàng tử, giáng xuống làm người hầu.
Vài ngày sau, Thế Tôn đến hoàng cung, vua bạch lại tự sự. Thế Tôn khuyên vua:
- Ðại vương! họ Thích làm thế không đúng. Muốn gả con cho vua họ phải lựa người cùng đẳng cấp. Nhưng này Ðại vương! Ta cần nói thêm cho ông rõ Vàsabhakhattyyà là con gái của vị vua đã nhận lễ phong vương thuộc giai cấp chiến sĩ, và Vidùdabha cũng là con của vua. Có quan trọng gì gia đình người mẹ? Chỉ có gia đình người cha mới thật là thước đo địa vị xã hội. Minh quân thời xưa vẫn phong hoàng hậu cho một cô gái lượm củi nghèo nàn, và hoàng tử con của cô là vua xứ Ba-la-nại, một thành rộng mười hai dặm, tên vua là Katthavàhana.
Rồi Thế Tôn kể chuyện bổn sanh Katthavàhana. Vua nghe pháp sanh tâm hoan hỷ và phục hồi vương tước cho hoàng hậu và hoàng tử.
Tại Câu-thi-na, cô Mallikà con gái của ông Mallikà, và bà vợ của Bandhula vị thống lãnh quân đội, đã từ lâu hiếm muộn không sinh nở. Bandhula đuổi cô về nhà. Trước khi về cô vào kỳ-viên đảnh lễ Thế Tôn và đứng hầu. Thế Tôn hỏi thăm, cô kể lại và được Ngài khuyên hãy trở lại nhà chồng. Bandhula được nàng thuật lời dạy của đấng thập lực, biết rằng Phật có lý do nào đó nên chấp thuận.
Chẳng bao lâu Mallikà mang thai, và chợt thèm được tắm và uống nước trong hồ sen ở Vệ-xá-ly của các ông hoàng Lệ-xá thường dành cho buổi lễ đăng quang. Bandhula chiều ý lấy cây cung mà một ngàn người mới giương nổi, đặt vợ lên xe và đánh xe từ Xá-vệ đến Vệ-xá-ly, vào thành bằng cổng dành cho ông hoàng Lệ-xá Mahàli. Nghe tiếng xe của Bandhula, Mahàli đang ở trong ngôi nhà sát bên cổng, hiểu ngay là các ông hoàng Lệ-xá sắp bị phiền nhiễu.
Hồ sen được canh gác kỹ lưỡng từ trong lẫn ngoài. Bên trên hồ có giăng một lưới sắt, mắt nhỏ đến nỗi chim bay không lọt. Tướng lãnh Bandhula ngang nhiên xuống xe, tấn công lính canh, đuổi họ chạy rồi xé lưới sắt, xuống hồ sen cùng tắm với vợ. Xong ông ra khỏi thành, theo con đường cũ trở về.
Lính canh báo động cho các ông hoàng Lệ-xá. Họ phẫn nộ mang năm trăm xe đuổi theo, quyết bắt cho kỳ được Bandhula và Mallikà. Nhưng Mahàli ngăn lại vì sợ họ bị giết hết. Mặc, họ vẫn ra đi. Mahàli lại cảnh cáo họ, hãy quay lại khi thấy xe của Bandhula lún xuống đất trên trục xe, nếu họ vẫn chạy tiếp sẽ nghe tiếng sét nổ trước mặt, nếu họ không quay lại sẽ thấy một lỗ hổng trên ách xe của họ, khi đó họ chớ nên đi xa hơn. Mặc, họ vẫn đuổi theo không quay lại.
Mallikà trông thấy xe đuổi phía sau, báo với chồng, Bandhula dặn khi tất cả xe xếp thành hàng chữ nhất thì cho biết. Lúc đó ông trao dây cương cho vợ rồi nâng cung lên, bánh xe của ông liền lún xuống đất đến trục xe. Các ông hoàng vẫn đuổi theo. Ông búng dây cung, tiếng nổ vang lên như sét đánh. Họ vẫn không quay lại. Ông bắn một mũi tên thành một lỗ hổng trước mỗi xe, xuyên qua thắt lưng của năm trăm ông hoàng và chui xuống đất. Các ông hoàng Lệ-xá không biết là mình đã bị bắn, lại cố la to:
- Dừng lại! Dừng lại!
Và họ vẫn tiếp tục đuổi theo. Bandhula dừng xe nói:
- Các anh toàn là người chết. Ta không đánh nhau với người chết!
- Chúng ta là người chết sao?
- Hãy nới lỏng thắt lưng của vị chỉ huy trưởng các anh!
Họ nới lỏng thắt lưng ông hoàng kia. Ngay lúc ấy, ông ta ngả xuống chết.
Bandhula nói:
- Tất cả các anh cùng chung cảnh ngộ. Hãy về nhà giải quyết mọi việc cần thiết, dặn dò vợ con lần cuối, sau đó hãy cởi giáp.
Họ làm theo lời, và cuối cùng những ông hoàng ấy ngã ra chết hết.
Bandhula dẫn Mallikà về xá-vệ.
Mallikà sinh đẻ tất cả mười sáu lần, lần nào cũng sinh đôi. Con của bà đều dũng kiện, sức mạnh phi thường thành đạt nhiều học thuật. Mỗi người có một ngàn tùy tùng. Mỗi khi theo cha đến hoàng cung, sân chánh điện chật ních người của họ.
Có lần trong một vụ án lừa đảo, Bandhula xử lại vụ kiện sáng suốt và công bằng, người chủ thật sự được quyền hợp pháp. Dân chúng hoan hô và tán thán ông. Chuyện đến tai vua, các quan tòa bị cách chức, mọi quyền hành được vua giao lại cho Bandhula. Thấy quyền lợi bị thiệt hại, các quan tòa gây chia rẽ trong hoàng tộc bèn loan tin Bandhula muốn chiếm ngai vàng. Vua tin lời họ, muốn trừ khử Bandhula nên mua chuộc một số người, bảo họ nổi loạn ở biên giới và phái Bandhula đi dẹp loạn, đồng thời ngầm sai một nhóm lính hùng mạnh đi theo ông để chặt đầu ông và ba mươi hai người con mang về. Kết quả xảy ra đúng như vua mong muốn.
Ngày hôm ấy, Mallikà mời hai đại đệ tử của Phật cùng năm trăm Tỳ-kheo đến nhà trai tăng. Bà nhận thư báo hung tin, xem xong thản nhiên cất thư vào túi áo, và tiếp tục thết đãi tăng chúng như không có việc gì xảy ra. Lúc bấy giờ các tỳ nữ đang dâng thức ăn, sẩy tay làm bể hũ mật trước mặt các Trưởng Lão. Ngài xá-lợi-phất khuyên bà đừng quan tâm đến đồ vật vì bản chất của chúng là bể nát. Mallikà rút bức thư trong túi ra thưa:
- Con vừa nhận được tin chồng và các con đều bị chặt đầu, lòng con chẳng hề xao xuyến, huống hồ một cái hũ bể, thưa tôn Giả?
Vị thống soát của niềm tin đọc bài kệ bắt đầu như sau: "Tuổi thọ chúng sanh đây, bao lâu thật khó biết...".
Thuyết pháp xong ngài đứng dậy trở về tinh xá, Mallikà gọi ba mươi hai nàng dâu đến khuyên nhủ:
- Chồng các con không có tội lỗi gì, chỉ lãnh quả báo nghiệp ác đời trước. Ðừng đau buồn, đừng than khóc! Hãy yêu thương, đừng oán giận nhà vua!
Gián điệp của vua nghe được, tâu lại, vua cảm động vô cùng, đến gặp Mallikà xin bà và các con dâu tha thứ, và vua sẽ ban cho bà một ân huệ. Bà nhận lời.. Cúng giỗ cho chồng và các con xong, bà đi tắm rồi đến cung vua xin được ân huệ là trở về quê với các con dâu. Các con dâu về nhà họ, còn bà về nhà mình ở Câu-thi-na. Vua ban chức thống lãnh quân đội cho Dìghakàràyana, một người cháu của Bandhula. Nhưng ông này đi đâu cũng mắng nhiếc vua là đã giết chú của mình.
Kể từ ngày giết oan Bandhula, vua ăn năn đau khổ, lòng bất an và chẳng còn niềm vui nào trong việc an dân trị nước. Thời gian đó đấng Ðạo sư đang ngụ gần ngôi làng nhỏ Ulumpa của họ Thích. Vua cắm trại cách đó không xa. Ông đến tinh xá đảnh lễ Thế Tôn với số ít người hầu thân tín. Vua bước vào hương thất một mình, sau khi giao năm thứ biểu trưng vương vị cho Dìghakàràyana (Kinh Dhammacetiya đã kể như vậy).
Ông này nhận năm món ấy xong liền tôn hoàng tử Lưu Ly lên ngôi, trở về Xá-vệ, chỉ để lại một con ngựa và một tỳ nữ.
Vua thăm hỏi Thế Tôn xong trở ra không thấy quân lính, hỏi tỳ nữ biết tự sự, bèn định cùng với cháu bắt Lưu ly. Ông đi Vương-xá, đến cổng thành trời đã tối. Kiệt sức vì phơi mình ngoài nắng gió, vua Ba-tư-nặc nằm nghỉ trong một quán trọ và tắt thở ngay đêm ấy.
Trời hừng sáng, người ta nghe tiếng đàn bà than khóc:
- Vua của xứ Kosala hỡi! Ngài chỉ còn một mình, mất hết người che chở rồi!
Tân vương thành Vương Xá được họ đến báo tin bèn cử hành tang lễ trọng thể.
Nhớ lại thù xưa, vua Lưu Ly dẫn một đoàn quân ra khỏi thành cốt giết cả dòng họ Thích. Thế Tôn quan sát thế gian vào buổi sáng, thấy thân tộc sắp bị tiêu diệt, có ý muốn bảo vệ. Ngài đi khất thực, trở về nằm nghiêng bên phải như sư tử trong hương thất. Chiều, Ngài bay lên trời và ngồi xuống một gốc cây trơ trọi, ít bóng mát, trong vùng lân cận Ca-tỳ-la-vệ. Cách đó không xa, có một cây đa thật to, bóng mát che rợp, nằm ở bên biên giới của vương quốc Lưu Ly. Vua Lưu Ly ngạc nhiên tại sao Thế Tôn không ngồi dưới bóng mát cây đa khi trời quá nóng bức, bèn hỏi Thế Tôn và được Ngài trả lời:
- Ðừng lo lắng! Ðại vương! Bóng mát của thân bằng quyến thuộc là Ta mát mẻ.
Vua biết ý Thế Tôn muốn che chở dòng họ nên đảnh lễ Ngài, quay về Xá-vệ. Thế Tôn cũng đứng lên bay về Kỳ Viên.
Lòng thù hận học Thích vẫn chưa nguôi ngoai, vua lại ra đi lần thứ hai. Thấy Thế Tôn còn ở chỗ cũ, vua đành quay về. Lần thứ ba cũng vậy. Ðến lần thứ tư, Phật quán sát thấy rõ hành động quá khứ của dòng họ Thích là đã ném thuốc độc xuống sông; biết không thể ngăn chặn được quả báo nên Ngài không đi đến gốc cây trơ trọi nữa. Thế là vua Lưu Ly với binh lực hùng hậu mặc tình tiến tới.
Thân tộc của Thế Tôn giữ giới nên không giết hại kẻ thù mình, họ thà chết hơn đoạt mạng sống kẻ khác. Họ mặc giáp lên đường chiến đấu, hy vọng dùng tài ba của mình khiến kẻ địch bỏ chạy. Những xạ thủ tài giỏi họ Thích khéo léo điều khiển mũi tên bắn xuyên qua khiên và kẽ hở lỗ tai, mà không trúng ai cả. Vua Lưu Ly thấy tên bay không tin rằng họ Thích giữ lời hứa không sát hại kẻ thù, nhưng khi đếm lại số người của mình còn nguyên, ông mới hết nghi ngờ. Tuy vậy ông vẫn ra lệnh bộ hạ giết hết họ Thích, trừ những người theo Thích Mahànamà.
Họ Thích đứng trên đất của mình, không còn biết cách xoay sở nào khác nên một nhóm ngậm lá cỏ trong răng, nhóm khác cầm lau sậy chực sẵn. Khi được hỏi có phải họ Thích Sàkiyas không, thì họ trả lời hoặc không phải Sàka (rau) mà là cỏ, hoặc không phải Sàka (rau) mà là sậy. Nhờ vậy, hai nhóm này thoát chết. Sau, những người cầm lau sậy có tên là Thích-lau. Vì chữ sàka (rau) có âm tương tự chữ Sàkiyas (Thích) nên họ nói trớ để khỏi phạm giới vọng ngữ. Vua Lưu Ly chỉ tha những người đi theo Thích Mahànamà, ngoài ra trừ tiệt hết họ Thích không chừa đứa trẻ nằm nôi. Vua Lưu Ly đã gây ra một dòng sông máu, lau chỗ ngồi của mình bằng máu phun từ cổ họ Thích.
Vua trở về, bắt theo Thích Mahànama. Ðến giờ ăn sáng, vua muốn cùng ăn với ông ngoại Mahànama. Giai cấp chiến sĩ thà chịu chết hơn cùng ăn với con của nô lệ, vì vậy ông từ chối, nhưng lại sợ vua giết mình, tấn thoái lưỡng nan đành chọn tự kết liễu đời mình. Ông viện cớ tay chân lấm bẩn xin đi tắm. Rồi ông xỏa tóc xuống, thắt gút ở đuôi, thóc ngón chân to lớn của ông vào tóc, lao mình xuống nước. Do công đức của ông, long cung bị nóng lên. Long vương ngạc nhiên bèn đến chỗ ông, đặt ông ngồi trên vây và đưa ông đến long cung.Ông ở lại đó mười hai năm. Vua Lưu Ly đợi mãi không thấy ông, cho lệnh rọi đèn xuống hồ tìm, khám xét trong mớ quần áo của bộ hạ ông nhưng không thấy ông đâu cả. Cho rằng ông đã đi, vua Lưu Ly lên đường. Vua đến sông Aciravatì trong đêm và cắm trại ở lại. Ðoàn tùy tùng của vua một số nằm trên bờ trên cát trong lòng sông cạn, một số nằm trên bờ đất cứng. Người nằm trên bờ cát là những người không phạm tội ác đời trước, bị kiến cắn nên lội khỏi bờ cát lên nằm trên bờ đất; còn những người nằm trên bờ đất là những người phạm tội các đời trước, nên khiến lội xuống bờ cát trong lòng sông. Ngay lúc ấy một cơn bão thổi đến, mưa trúc xuống không ngớt. Lũ lụt tràn ngập con sông, cuốn vua Lưu Ly và đoàn tùy tùng xuống biển làm mồi cho cá và rùa.
Dư luận xôn xao về việc họ Thích bị tàn sát và cho đó là bất công. Ðức Phật giải thích là không phải bất công nếu biết nghiệp quá khứ, vì kiếp trước họ đã âm mưu ném thuốc độc xuống sông. Các Tỳ-kheo cũng lại bàn tán trong Pháp đường, Phật liền dạy:
- Các Tỳ-kheo! Trong lúc các chúng sanh này lo thỏa mãn tham vọng của họ, Diêm vương cắt ngắn mạng sống của họ và ném họ vào bốn biển phiền não, giống như lũ lụt cuốn trôi ngôi làng đang say ngũ.
Và Ngài nói Pháp Cú:
(47) Người nhặt các loại hoa,
Ý đắm say, tham nhiễm,
Bị thần chết mang đi,
Như lục trôi làng ngũ.
Ý đắm say, tham nhiễm,
Bị thần chết mang đi,
Như lục trôi làng ngũ.
4. Người Tôn Vinh Chồng
Người nhặt các loại hoa ....
Thế Tôn nói lên câu này lúc ở Xá-vệ, liên quan đến cô Patipùjikà, tức là người tôn vinh chồng.
Ở cõi trời ba mươi ba có một vị trời tên là Màlabhàrì - người mang vòng hoa - vào vườn cảnh cùng với một ngàn thiên nữ. Một nửa số thiên nữ trèo lên cây ném hoa xuống, một nửa ở dưới đất nhặt hoa rơi, trang điểm cho vua trời. Một thiên nữ đang ngồi trên cành cây thì qua đời, thân biến mất như một ánh đèn tắt, và tái sanh trong một gia đình có địa vị tại Xá-vệ. Cô nhớ lại tiền kiếp nên lớn lên thường dâng cúng hương hoa, để cầu nguyện được tái sanh về với người chồng kiếp trước.
Mười sáu tuổi cô được gả chồng. Bất cứ khi nào cúng dường chư Tỳ-kheo thức ăn theo phiếu rút thăm, thức ăn ngày rằm và ba mươi mỗi tháng hay suốt mùa mưa, cô đều nguyện được trở về với người chồng kiếp trước. Các Tỳ-kheo bảo cô luôn tích cực và bận rộn chỉ vì ước muốn đó, và gọi cô là Patipùjikà, người tôn vinh chồng. Cô thường phục vụ tại hội đường, lo nước uống và chỗ ngồi cho các Tỳ-kheo. Mỗi khi có ai muốn cúng dường thức ăn theo phiếu rút thăm, hoặc thức ăn ngày rằm và ba mươi, họ đều đưa đến cho cô để dâng lên Tăng chúng. Phục vụ như thế, cô đã được năm mươi sáu thiện pháp cùng một lúc. Về đời sống gia đình, cô lần lượt sanh được bốn người con.
Một hôm sau khi cúng dường và đảnh lễ các Tỳ-kheo, nghe pháp và thọ trì giới xong, đến chiều tối, cô thình lình mắc bệnh, qua đời và tái sanh về với chồng trước. Suốt thời gian đó các thiên nữ vẫn đang nhặt hoa trang điểm cho vua trời. Màlabhàrì thấy cô hỏi thăm cô đi đâu, cô kể lại đầu đuôi và sống buông lung thay vì bố thí cúng dường, và cứ luân hồi vô số kiếp, không biết đến già và chết. Vua trời tội nghiệp và thay cho thế gian, cứ sống say chết ngủ, không biết đến bao giờ mới thoát khỏi phiền não đau khổ. (Một trăm năm cõi người bằng một ngày đêm cõi trời. Ba mươi ngày đêm cõi trời thành một tháng, mười hai tháng là một năm và một kiếp trời dài một ngàn năm trời, tức ba mươi sáu triệu năm ở cõi người).
Hôm sau các Tỳ-kheo vào làng, đến hội đường không có ai chăm lo, không chỗ ngồi, không nước uống và được biết là Patipùjikà đã qua đời. Tỳ-kheo nào chưa chứng Sơ quả, nhớ lại lần ân cần tiếp đãi của cô, không cầm được nước mắt; còn những Tôn giả đã chứng A-la-hán thì thấm thía pháp vị.
Các Tỳ-kheo sau giờ tiểu thực, thưa hỏi Thế Tôn về cô, và được biết cô đã tái sanh về cõi trời ba mươi ba với người chồng trước đúng theo sở nguyện. Họ ngậm ngùi cho kiếp người quá ngắn ngủi, mới sáng nay dâng thức ăn cho Tăng chúng, chiều đã bệnh và qua đời. Ðức Phật bèn dạy:
- Các Tỳ-kheo! Thế gian này mạng sống của chúng sanh rất ngắn ngủi. Do đó trong khi họ đang còn mong muốn danh lợi thế gian, và tham đắm dục lạc chưa thỏa mãn, thì tử thần đã áp đảo họ mang đi trong tiếng khóc than.
Rồi Thế Tôn nói kệ:
(48) Người nhặt các loại hoa,
Ý đắm say tham nhiễm,
Các dục chưa thỏa mãn,
Ðã bị chết chinh phục.
Ý đắm say tham nhiễm,
Các dục chưa thỏa mãn,
Ðã bị chết chinh phục.
5. Kosiya Keo Kiệt
Như ong đến với hoa ...
Khi ngụ tại Xá-vệ, Thế Tôn dạy câu này, liên quan đến chưởng khố Niggardly Kosiya.
Tại thành phố Jaggery, gần Vương Xá có chưởng khố Niggardly Kosiya tài sản lên đến tám trăm triệu đồng, nhưng chẳng bao giờ bố thí, dù chỉ một giọt dầu nhỏ xíu đủ đọng trên đầu ngọn cỏ, thậm chí còn không dám ăn. Của cải nhiều như thế mà con trai, con gái và cả Tỳ-kheo, Bà-la-môn đều không được hưởng cứ còn nguyên vẹn, giống như một hồ nước bị ma ám.
Sáng sớm đức Phật xuất định Ðại bi Tam-muội, dùng Phật nhãn quán sát hàng tín hữu của Ngài trong khắp vũ trụ, và thấy cách Ngài bốn mươi lăm dặm có vị chưởng khố và bà vợ đủ duyên lành được hóa độ.
Ngày trước đó, chưởng khố đến hoàng cung chầu vua. Trên đường về ông thấy một người nhà quê gần chết đói, đang ăn cái bánh tròn đầy cháo chua. Ông phát đói bụng. Khi về nhà, ông nghĩ nếu nói ra chuyện mình đói người khác cũng đói ăn theo, thì sẽ tốn biết bao, nào mè, mật mía, đường thô và nhiều thứ khác, chi bằng im đi. Ông đi bách bộ, chịu đựng cơn đói. Hàng giờ trôi qua, mặt ông tái mét, càng lúc càng xanh xao vàng vọt, gân nổi khắp người. Cuối cùng hết chịu nổi, ông về phòng, nằm vật xuống ôm chặt thanh giường. Tuy quá đau đớn vì đói, nhưng nghĩ đến của cải bị tốn kém hao phí, ông chẳng dám hé môi.
Vợ ông đến thăm ông, xoa lưng hỏi han:
- Phu chủ, có việc gì vậy?
- Không.
- Nhà vua làm ông buồn bực?
- Không.
- Nếu thế thì ... hay là ông cần gì, thèm gì?
Ông nhảy nhổm vì đúng ngay vết thương lòng. Nhưng lòng tiếc của cũng bừng dậy khiến ông một lần nữa ôm bụng im lặng chịu trận.
Bà vợ, chắc nghĩ rằng mình đoán gần đúng nên năn nỉ tiếp:
- Phu chủ, nói cho tôi nghe đi! Ông thèm món gì?
Chưởng khố chịu hết nổi, thều thào chữ còn chữ mất:
- Ừ, tôi thèm một thứ.
- Thèm gì nào, phu chủ?
- Tôi muốn ăn một cái bánh chiên!
- Ồ! sao không nói sớm? Ông có nghèo túng gì đâu! Tôi đủ sức bao ăn hết cả thành Jaggery.
- Trời! Ai bảo bà lo cho thiên hạ vậy? Họ muốn ăn thì ráng làm ra tiền mà mua chứ?
- Thế thì, tôi chỉ đãi bà con dọc đường này.
- Bà lại phung phí quá!
- Nếu thế thì mình mời trong nhà thôi!
- Tốn kém lắm!
- Ðể tôi nướng đủ cho vợ chồng con cái mính ăn thôi.
- Sao bà tính chi nhiều dữ vậy?
- Ðược rồi, chỉ có tôi với ông ăn nhe!
- Bà cũng cần ăn sao?
- Ðược lắm, một mình ông thôi.
Ðể tránh cặp mắt nhiều người, ông dặn vợ để lại hạt gạo nguyên, chỉ dùng hạt bể, lấy lò than, khuôn nướng bánh, một chút sữa với mật mía, mật ong và đướng thô, rồi leo lên tầng chót tòa nhà bảy tầng nướng bánh, và ông sẽ ngồi ăn tại chỗ. Bà vợ chỉ biết vâng theo.
Sáng sớm, Thế Tôn bảo Trưởng lão Mục-kiều-liên đến thành Jaggery trên tầng thứ bảy nhà chưởng khố để độ ông ta, dạy cho ông biết xả bỏ, rồi đem cả hai ông bà về Kỳ Viên cùng với bánh, sữa, mật, đường bằng thần thông. Phật sẽ cùng năm trăm Tỳ-kheo ngồi trong tinh xá thọ thực bánh chiên.
Chỉ trong khoảnh khắc, Trưởng lão đã đứng lơ lửng giữa trời, trước cửa sổ lầu bảy, hào quang rực rỡ. Chưởng khố trông thấy Ngài, run như cầy sấy. Ông đã trốn lên tận đây cũng vì sợ có người đến khất thực. Vậy mà ông bạn này lại lù lù hiện ra. Không biết rằng Trưởng lão muốn là được, chưởng khố thở phì phò giận dữ, nghe như muối và đường ném vào lửa. Ông quát lên:
- Ông Tỳ-kheo! Ông muốn gì mà đứng lơ lửng trên không vậy? Ông có tới tới lui lui cho đến khi vạch thành một con đường trên trời cũng chẳng được gì đâu!
Trưởng lão vẫn thản nhiên đi tới đi lui trước cửa sổ như trước. Chưởng khố quát tiếp:
- Ông chờ đợi gì mà đi tới đi lui hoài vậy? Ông có ngồi kiết già đi nữa cũng chẳng được gì.
Trưởng lão bắt chân ngồi kiết già.
- Dù ông có đứng trên thành cửa sổ cũng thế thôi.
- Dù ông phun ra khói cũng thế thôi.
Chưởng khố nói thế nào là Trưởng lão làm đúng y. Cho nên, cuối cùng toàn bộ ngôi nhà khói phủ mù mịt. Chưởng khố cảm thấy như mắt bị kim đâm. Sợ cháy nhà, ông ráng nén không dám nói: "Dù ông có phun ra lửa cũng thế thôi." Ông nghĩ thầm: "Ông thầy này bám dai như keo. Nếu không cho cái gì, ổng không chịu đi đâu." Ông đành bảo vợ làm một cái bánh nhỏ để tống khứ trưởng lão. Bà lấy cục bột nhỏ bỏ vào nồi. Bột phồng lên thành cái bánh to đầy tràn cả chảo. Ông vò đầu bứt tai:
- Trời! Bà lấy cục bột lớn quá!
Rồi đích thân ông dích một cục bột nhỏ xíu trên đầu muỗng bỏ vào nồi. Bột lại phình to hơn cái trước. Cứ thế, cái bánh nướng sau to hơn cái trước. Cuối cùng rứt cái bánh ra khỏi rổ, nhưng tất cả dính lại với nhau. Bà cầu cứu ông, nhưng cố hết sức ông cũng không tách ra được. Mồ hôi tuôn khắp mình, ông hết thèm, liền bảo bà đưa hết rổ bánh cho Tỳ-kheo. Trưởng lão thuyết pháp cho hai ông bà, nêu công hạnh của Tam bảo, bắt đầu với câu "Sự bố thí là cách tế lễ chơn chánh nhất". Ngài giải thích phước báo của hạnh bố thí và các công đức khác, rõ ràng như mặt trăng trong bầu trời.
Nghe xong ông phát tín tâm, mời Trưởng lão đến gần, ngồi xuống giướng thọ thực. Mục-kiền-liên bảo ông bà mang bánh đến chỗ Thế Tôn cúng dường. Ngài sẽ mang cả hai đi bằng thần thông. Ðầu cầu thang trong lâu đài sẽ vẫn ở chỗ cũ nhưng chân cầu thang sẽ nằm ngay cổng tinh xá kỳ Viên. Ngài sẽ mang hai ông bà đến Kỳ viên nhanh hơn là đi từ tầng lầu trên xuống tầng lầu dưới.
Chưởng khố đồng ý đề nghị ấy. Trưởng lão bèn để đầu cầu thang yên chỗ cũ và ra lệnh:
- Chân thang hãy nằm tại cổng Kỳ Viên.
Thang hiện ra y như thế. Hai vợ chồng Chưởng khố đến Kỳ Viên bèn đến trước Thế Tôn thưa đã đến giờ thọ trai. Thế Tôn vào phòng ăn, ngồi trên Phật tòa soạn sẵn cùng với Tăng đoàn vây quanh. Chưởng khố dâng nước khai mạc buổi cúng dường Phật và chư Tăng. Bà vợ đặt bánh vào bình bát Như Lai. Thế Tôn lấy vừa đủ dùng, các Tỳ-kheo dùng xong, cả hai ông bà cũng ăn no, nhưng bánh vẫn còn. Sau khi chia bánh cho toàn thể Tỳ-kheo trong tinh xá và cho những người xin ăn đồ thừa, bánh vẫn không giảm. Phật dạy đem bánh ra đổ ngoài cổng Kỳ Viên. Ðến ngày nay chỗ đó có tên là Hang Bánh.
Hai ông bà đến chỗ Thế Tôn, đứng kính cẩn một bên. Thế Tôn hồi hướng công đức, dứt lời cả hai chứng quả Dự lưu. Rồi họ chào Phật, lên cầu thang ở cổng Kỳ Viên và về nhà. Từ đó về sau Chưởng khố dùng gia sản tám trăm triệu đồng dành riêng phục vụ cho Giáo đoàn của Phật.
Chiều hôm sau, các Tỳ-kheo đến pháp đường bàn tán thần thông cùng oai lực của Mục-kiền-liên đã chiêu phục chưởng khố. Phật nghe qua dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Một Tỳ-kheo muốn giáo hóa một gia chủ không làm hại đức tin, không làm hao của cải, không áp chế cũng không làm họ để giảng cho họ hiểu công hạnh của Phật, như con ong đậu trên hoa hút mật. Con ta, Mục-kiên-liên, đúng là một Tỳ-kheo như thế.
Ðể tán thán Trưởng lão Mục-kiền-liên, Phật nói Pháp cú:
(49) Như ong đến với hoa,
Không hại sắc và hương,
Che chở hoa, lấy nhụy,
Bậc thánh đi vào làng.
Ðức Phật nói tiếp về công hạnh của Ngài, và cho biết đây không phải lần đầu mà trong kiếp trước Ngài đã từng cải hóa chưởng khố Niggardly khi thuyết giảng mối tương quan giữa hành nghiệp và quả báo. Và Phật kể lại chuyện Bổn sanh Illìsa.Không hại sắc và hương,
Che chở hoa, lấy nhụy,
Bậc thánh đi vào làng.
Cả hai đều chân vòng kiềng
Cả hai cũng lại khập khiềng què luôn
Nốt ruồi, mắt lác đúc khuôn
Ta không thể nói ai là Illìsa.
Cả hai cũng lại khập khiềng què luôn
Nốt ruồi, mắt lác đúc khuôn
Ta không thể nói ai là Illìsa.
6. Ẩn Sĩ Lõa Thể Pàthika.
Không nên nhìn lỗi người...
Tại Xá-vệ Phật đã dạy câu trên liên quan đến ẩn sĩ lõa thể Pàthika.
Vợ một gia chủ tại Xá-vệ lo cung cấp mọi nhu cầu cho ẩn sĩ lõa thể Pàthika, xem ông như con đẻ của mình. Bà được người láng giềng ca tụng pháp nhũ của Phật nên muốn đến tinh xá nghe Pháp. Nhưng mấy lần đến xin ẩn sĩ đều bị ông khuyên không nên đi. Vì vậy bà định sẽ mời Thế Tôn đến tư gia để thuyết pháp.
Chiều hôm đó, bà cho cậu con trai đến tinh xá để thỉnh Thế Tôn sáng mai. Cậu bé đi ngang qua thất ẩn sĩ chào, bị ông ta bảo đừng đi. Cậu không dám cãi lệnh mẹ sợ bị rầy. Ông ta bèn bảo cậu đừng chỉ cho Thế Tôn đúng đường đi đến nhà mà chỉ giả bộ như nhà cậu ở gần đó. Rồi khi về thì cậu phải chạy thật mau, làm như định đi đường khác. Sau đó, hãy đến gặp ẩn sĩ. Cậu bé vâng lời làm theo. Khi cậu thi hành mọi việc xong xuôi và trở lại nhà ẩn sĩ, ông khen ngợi cậu bé và hứa hẹn sẽ cùng nhau ăn phần dành cúng dường Phật.
Sáng tinh mơ ngày hôm sau, ẩn sĩ đến nhà bà thí chủ, cùng với cậu bé ngồi phòng bên trong. Các người láng giềng trét phụ nhà với phân bò, tô điểm bằng năm thứ hoa, có cả hoa Làja, và soạn sẵn chỗ ngồi thượng hạng cho Thế Tôn. (Những người chưa thân cận với chư Phật không biết cách sửa soạn Phật tòa. Chư Phật cũng không bao giờ cần đến một người dẫn đường. Khi chư Phật giác ngộ dưới cội Bồ-đề, làm rúng động mười ngàn thế giới, mọi con đường đều trở nên rõ ràng đối với các Ngài: đường xuống địa ngục, đường đến cõïi súc sanh, cõïi ngạ quỷ; lên cõi người, cõi trời; đến cõi bất tử, Niết-bàn. Chư Phật không cần phải được chỉ đường đến làng mạc, phố thị hay bất cứ chỗ nào).
Do đó sáng sớm đức Phật cầm bát, đắp y đến thẳng nhà bà thí chủ. Bà ra khỏi nhà một đoạn thật xa để đón Phật, năm vóc gieo xuống kính lẽ và theo Phật về nhà. Bà xối nước lên tay phải của Phật và cúng dường thức ăn hảo hạng cứng và mềm. Bà đỡ lấy bát khi Thế Tôn thọ thực xong, và thỉnh Ngài hồi hương công đức. Bà lắng nghe pháp và tán thán Như lai:
- Hay thay! Hay thay!
Ẩn sĩ ngồi phía sau nghe thế nổi cáu, không nhận bà là đệ tử mình nữa, và đứng dậy ra về, không quên hăm he:
- Ðồ phù thủy! Mi sẽ thiệt hại vì tán thán ông ta.
Sau đó ông ta dùng đủ lời lăng mạ vị tín nữ và Thế Tôn, Rồi bỏ đi. Bàng hoàng vì những lời mắng chửi của ẩn sĩ lõa thể, bà tán tâm, không thể chú ý nghe Thế Tôn thuyết pháp. Bà thú thật với Thế Tôn và được Ngài khuyên:
- Ðừng bận tâm đến lời của kẻ ngoại đạo, không cần chú ý đến một người như thế. Chỉ nên nhìn lỗi mình; đã phạm hay chưa phạm.
Và nói Pháp cú:
(50) Không nên nhìn lỗi người,
Người làm hay không làm,
Nên nhìn tự chính mình,
Có làm hay không làm.
Người làm hay không làm,
Nên nhìn tự chính mình,
Có làm hay không làm.
7. Vua Và Vua Các Vua
Như bông hoa đẹp tươi...
Thế Tôn dạy câu này liên quan đến cư sĩ Chattapàni khi ngài ngụ tại Xá-Vệ.
Cư sĩ Chattapàni ở Xá-vệ làu thông Tam tạng Kinh điển và đã chứng Nhị quả. Một sáng sớm, tuân giữ Bát quan trai giới, đến đảnh lễ Thế Tôn. Ðối với những vị chứng Nhị quả và các Thánh đệ tử của Phật, vì đã thệ nguyện trước, không cần giữ giới Bát quan trai. Những vị ấy, chỉ do công hạnh của đạo quả, sống đời thánh thiện, ăn ngày chỉ một bữa. Do đó, đức Thế Tôn nói: "Ðại Vương! Người thợ gốm Ghatikàra ăn ngày chỉ một bữa, sống đời phạm hạnh, thì đã là người đạo đức, chính thực." Do đó, những vị đã chứng Nhị quả đương nhiên ăn ngày một bữa và sống đời thánh thiện).
Nhưng Chattapàni cũng vẫn giữ giới Bát quan trai. Ông đến đảnh lễ Thế Tôn rồi cung kính ngồi xuống nghe pháp.
Lúc bấy giờ vua Ba-tư-nặc ở Kosala cũng đến để đảnh lễ Thế Tôn, Chattapàni trông thấy thoáng lo nghĩ không biết phải xử sự thế nào. Ông đang ngồi với sự hiện diện của Phật, tức vua của các vua, thì không thể đứng lên chào vua của một nước được. Thế rồi ông quyết định ngồi yên không đứng dậy, dù vua Ba-tư-nặc có bất bình cũng đành chịu. Quả nhiên, vua đảnh lễ Thế Tôn xong cung kính ngồi một bên, mặt không vui. Thế Tôn thấy vậy bèn bảo:
- Ðại vương, cư sĩ Chattapàni là bậc Thiện trí, hiểu biết giáo pháp và thông thuộc Tam tạng kinh điển, bình thản cả lúc thành công hay thất bại.
Vua nghe Ngài ca tụng đức hạnh của ông, lòng dịu lại hết giận.
Sau đó, một hôm, điểm tâm xong, vua đứng trên lầu hoàng cung thấy Chattapàni đi qua sân, tay cầm dù chân mang dép liền ra lệnh gọi ông đến. Ông bỏ dù, cởi dép đến chào vua và cung kính đứng một bên.
Vua hỏi ông:
- Tại sao ông bỏ dù và cởi dép?
Ông đáp:
- Khi thần nghe Ðại Vương cho đòi vào liền để dù và dép qua một bên trước khi đến gặp ngài.
- Thế thì, rõ ràng hôm nay ông mới biết ta là vua?
- Thần luôn luôn biết ngài là vua.
- Sao hôm trước gặp ta chỗ Thế Tôn, ông không đứng dậy?
- Ðại vương! Nếu đứng trước vua của các vua mà thần đứng dậy chào vua một nước thì thiếu cung kính với đấng Thế Tôn. Vì vậy thần đã không đứng dậy.
- Không sao, cái gì đã qua hãy cho qua. Ta nghe nói ông thông thạo những vấn đề liên quan đến đời này và đời sau, và thông thuộc Tam tạng kinh điển, vậy hãy đến cung cấm tụng đọc cho các cung phi.
- Thần không thể làm, Ðại vương!
- Tại sao vậy?
- Hoàng cung là nơi nghiêm mật. Ðúng hay sai đều nghiêm trọng, tâu bệ hạ.
- Ðừng nói thế. Ngày hôm kia, khi gặp ta ông thấy không cần đứng dậy chào mà. Ðừng làm thương tổn vết thương thêm nữa.
- Ðại vương, nếu một gia chủ làm nhiệm vụ của một Tỳ-kheo thì là phạm lỗi nặng. Xin thỉnh một Tỳ-kheo đến giảng kinh.
Vua chấp thuận, ra lệnh bãi hầu. Sau đó, vua sai sứ giả đến bạch với Phật, xin Thế Tôn đến hoàng cung thường xuyên với năm trăm Tỳ-kheo để nói pháp cho hai vương phi là Mallikà và Vàsabhakhattyyà. Vì như Phật không thể đến hoài một chỗ, nên Thế Tôn cử Trưởng lão A-nan đều đặn đến trùng tuyên giáo pháp cho hai bà. Mallikà học rất chăm chỉ, ôn luyện nghiêm túc và chú tâm đến lời giảng, còn Vàsabhakhattyyà thì không được như vậy. Ðược Thế Tôn hỏi thăm, Trưởng lão trình bày sự học của hai bà. Phật dạy:
- Này A-nan! Khi Ta thuyết pháp, ai không thành tâm lắng nghe, học tập, ôn luyện và giảng giải được thì không chút gì lợi lạc, như bông hoa có sắc mà không hương. Nhưng người nào nghe, học, lặp lại và giảng giải được sẽ hưởng nhiều lợi lạc.
Rồi Thế Tôn đọc Pháp cú:
(51) Như bông hoa đẹp tươi,
Có sắc mà không hương,
Cũng vậy, lòi khéo nói,
Không làm không kết quả.
Có sắc mà không hương,
Cũng vậy, lòi khéo nói,
Không làm không kết quả.
(52) Như bông hoa đẹp tươi,
Có sắc lại thêm hương,
Cũng vậy, lòi khéo nói,
Có làm, có kết quả.
Khi Phật kết thúc bài giảng, nhiều người chứng sơ quả, Nhị quả và Tam quả. Hội chúng cũng được nhiều lợi lạc.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.28/8/2016.MHDT.Có sắc lại thêm hương,
Cũng vậy, lòi khéo nói,
Có làm, có kết quả.
No comments:
Post a Comment