Sunday, 24 July 2016

TRUY MÔN CẢNH HUẤN
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu

1.- QUY-SƠN ĐẠI-VIÊN THIỀN-SƯ CẢNH-SÁCH
          Phù, nghiệp hệ thụ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cộng thành. Tuy nãi, tứ đại phù trì, thường tương vi bội. Vô thường, lão, bệnh, bất dữ nhân kỳ, triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Thí như, xuân sương hiểu lộ, thúc hốt tức vô, ngạn thụ tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát-na gian. Chuyển tức tức thị lai sinh, hà nãi yến nhiên không quá?
VĂN CẢNH SÁCH
Của Thiền-Sư Đại-Viên, núi Quy-Sơn (1)
          Ôi, nghiệp ràng buộc, phải nhận thân này, nên chưa thoát khỏi sự vướng bận về hình-hài. Thân này do bẩm-thụ di-thể của cha mẹ và nhờ mọi duyên mà thành. Tuy thân này được bốn đại (2) nâng đỡ, giữ gìn, nhưng, chúng thường chống trái lẫn nhau. Vô thường, lão, bệnh không hẹn cùng ai. Buổi sớm còn, buổi chiều mất, trong giây phút đã chuyển sang đời khác. Ví như, giọt sương mùa xuân, hạt móc ban mai, chốc lát thành không. Ví như, cây mọc trên bờ nước, giây leo trên miệng giếng, đâu được dài lâu! Niệm niệm nhanh chóng, trong một sát-na. Hơi thở chuyển, thành đời sau, sao cứ an nhiên qua ngày một cách rỗng không như vậy?
          Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly. Bất năng an quốc an quốc trị bang, gia-nghiệp đốn quyên kế tự. Miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư. Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức. Quýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly!
          Đối với cha mẹ không cung cấp được những vị ngon ngọt. Đối với sáu bề thân (3) quyết phải bỏ lìa. Đối với đất nước, không giúp giữ việc trị an. Đối với gia- nghiệp, dứt bỏ việc kế-tự. Xa rời làng xóm, cắt tóc theo thầy. Trong tâm, siêng năng về công phu khắc-phục vọng-niệm. Ngoài cảnh, mở rộng về đức-tính không tranh đua. Thoát hẳn trần thế, mong khỏi luân hồi!
          Hà nãi, tai đăng giới phẩm, tiện ngôn ngã thị Tỷ-Khưu. Đàn việt sở tu, khiết dụng thường trụ. Bất giải thổn tư lai xứ, vị ngôn pháp nhĩ hợp cung. Khiết liễu tụ đầu huyên huyên, đãn thuyết nhân gian tạp thoại. Nhiên tắc, nhất kỳ sấn lạc, bất tri lạc thị khổ nhân. Nẵng kiếp tuẫn trần, vị thường phản tỉnh. Thời quang yểm một, tuế nguyệt tha-đà. Thụ dụng ân phiền, thí lợi nung hậu. Động kinh niên tải, bất nghĩ khí ly, tích tụ tư đa, bảo-trì huyễn-chất. Đạo-sư hữu sắc, giới húc Tỷ-Khưu: tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc. Nhân đa ư thử, đam vị bất hưu, nhật vãng nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ. Hậu học vị văn chỉ thú, ưng tu bác vấn tiên tri. Tương vị xuất gia, quý cầu y thực!
          Tại sao, vừa lên giới-phẩm đã cho ta là bậc Tỷ-Khưu! Dùng của đàn-việt, ăn của thường-trụ, không biết suy nghĩ những phẩm vật ấy từ nơi nào đem lại, lại cho rằng, đó là hợp pháp cúng-dường! Khi ăn uống xong, chụm đầu nói chuyện huyên thuyên thuần nói những chuyện nhảm nhí của thế-gian. Như thế, đeo đuổi một kỳ vui sướng, nhưng không biết rằng, vui sướng ấy là nhân khổ cho mai sau. Nhiều kiếp hùa theo trần-cảnh, nay chưa lúc nào tỉnh lại. Thời-quang (4) chìm lặn, năm tháng lần lữa. Thụ dụng quá nhiều, thí lợi đầy dẫy. Trải qua, năm này năm khác, không nghĩ đến việc vứt bỏ, lại còn, chứa góp thêm nhiều, để bảo-trì cái thể-chất giả dối này vậy! Đức Đạo-sư có chỉ thị, răn dạy các vị Tỳ-Khưu rằng: “Tiến đạo, nghiêm thân, ba việc thường dùng hàng ngày (5) không cần đầy đủ”! Người đời, đối với vấn đề ấy, phần nhiều là ham đắm không ngừng. Ngày qua tháng lại, vụt vậy, bạc đầu. Các vị hậu-học chưa nghe được những chỉ-thú của Phật-pháp, cần nên hỏi rộng nơi các bậc tiên-tri. Chả lẽ, cho rằng, người đi xuất-gia, quý cầu việc ăn mặc ư!
          Phật tiên chế luật, khải sáng phát mông. Quỹ tắc, uy nghi tịnh như băng tuyết. Chỉ, trì, tác, phạm, thúc liễm sơ tâm, vi tế điều chương, cách chư ổi tệ. Tỳ-ni pháp tịch tằng vị thao bồi, liễu nghĩa thượng thừa, khởi năng yên biệt. Khả tích, nhất sinh không quá, hậu hối nan truy. Giáo lý vị thường thố hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ.
          Đầu tiên, đức Phật chế ra luật, để mở tỏ cho con người còn mờ tối. Khuôn phép, uy nghi, làm cho trong sạch như băng tuyết. Những pháp: chỉ (ngưng), trì (giữ), tác (làm), và phạm, để giữ gìn (bó buộc) cho kẻ sơ-tâm. Những điều, những chương vi- tế, làm thay đổi những sự xấu xa, hèn kém. Chưa từng tham-dự, gần gũi những nơi giảng pháp, giảng luật, làm sao phân biệt được liễu nghĩa của kinh-giáo thượng-thừa? Đáng tiếc, để cho một đời luống qua, sau ăn năn khó kịp! Giáo-lý chưa từng để dạ, đạo nhiệm mầu, nhân đâu mà khế-ngộ được!
          Cập chí niên cao lạp trưởng, không phúc cao tâm, bất khẳng thân phụ lương bằng, duy tri cứ ngạo. Vị am pháp luật, tập liễm toàn vô. Hoặc đại ngữ cao thanh, xuất ngôn vô độ. Bất kính thượng, trung, hạ tọa, Bà-la-môn tụ hội vô thù. Uyển bát tác thanh, thực tất tiên khởi. Khứ tựu quai dác, tăng-thể toàn vô. Khởi tọa chung chư, động tha tâm niệm. Bất tồn ta ta quỹ tắc, tiểu tiểu uy nghi. Tương hà thúc liễm hậu côn, tân học vô nhân phỏng hiệu. Tài tương giác sát, tiện ngôn ngã thị sơn tăng. Vị văn Phật giáo hành trì, nhất hướng tình tồn thô tháo. Như tư tri kiến, cái vị sở tâm dung nọa, thao thiết nhân tuần. Nhẫm nhiễm nhân gian, toại thành sơ dã. Bất giác, lung chung lão hủ, xúc sự diện tường. Hậu học tư tuân, vô ngôn tiếp dẫn. Túng hữu đàm thuyết, bất thiệp điển chương. Hoặc bị khinh ngôn, tiện trách hậu sinh vô lễ. Sân tâm phẫn khởi, ngôn ngữ cai nhân!
          Đến lúc, tuổi cao, hạ nhiều, bụng rỗng, lòng cao, không chịu gần gũi bạn lành, chỉ biết ngông nghênh, cao ngạo. Chưa quen pháp-luật, không chút ràng buộc. Hoặc cao tiếng, nói to, nói không chừng mực. Không kính bậc thượng, trung, hạ-tọa, không khác gì những người Bà-la-môn tụ họp. Khi ăn, chén bát chạm nhau thành tiếng. Ăn xong, dậy trước. Lui tới trái phép, không còn chi là thể-thống của vị Tăng. Ngồi, dậy lăng xăng, động tâm niệm người khác. Không còn chút síu khuôn phép, không giữ chút síu uy-nghi, đem gì để thúc-liễm cho kẻ hậu-côn và, kẻ tân-học nhân đâu mà bắt chước! Vừa có người định đem lời thức tỉnh, liền nói ngay, ta là bậc sơn-tăng. Chưa nghe biết được sự hành-trì của Phật dạy, một chiều, giữ theo tính tình thô-tháo. Tri kiến như thế, hẳn vì sự lười biếng lúc sơ tâm, ham muốn đủ thứ, nhân đó dần tăng. Lẫn lữa theo đời, trở thành quê-kệch. Không hay, già yếu lẫm-chẫm vụt đến, chạm tới việc như quay mặt vào tường. Kẻ hậu-học thưa hỏi gì, không có lời nào tiếp dẫn. Dù có nói bàn gì, không dính đến sách vở. Hoặc bị những lời khinh chê, liền trách hậu-sinh vô lễ. Tâm sân bốc lên, nói năng trùm người!
          Nhất triêu ngọa tật tại sàng, chúng khổ oanh triền bức bách. Hiểu tịch tư thổn, tâm lý hồi hoàng. Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng. Tòng tư thủy tri hối quá, lâm khát quật tỉnh hề vi! Tự hận tảo bất dự tu, niên vãng đa chư quá cữu. Lâm hành huy hoắc, phạ bố chương hoàng. Hộc xuyên tước phi, thức tâm tùy nghiệp. Như nhân phụ trái, cường giả tiên khiên. Tâm tự đa đoan, trọng xứ thiên trụy! Vô thường sát quỷ, niệm niệm bất đình. Mệnh bất khả diên, thời bất khả đãi. Nhân thiên tam hữu, ưng vị miễn chi. Như thị thụ thân, phi luận kiếp số.
          Một mai, đau nằm trên giường, mọi khổ buộc ràng, bức bách. Sớm chiều suy nghĩ, lòng dạ hồi hộp. Đường trước mờ mịt, chưa biết đi đâu. Từ đây, mới biết hối lỗi, khát rồi, đào giếng làm chi! Tự hận, sớm chẳng dự tu, tuổi chiều, lắm điều tội lỗi! Khi sắp đi sang thế giới khác, tâm hồn tan tác, lo sợ hãi hùng. Lụa thủng, sẻ bay, thức-tâm theo nghiệp. Như người mang nợ, ai mạnh kéo trước. Tơ lòng nhiều mối, chỗ nặng đổ xuống. Vô thường, con quỷ giết người, niệm niệm không ngừng. Mệnh không thể dài, thời không thể đợi. Trời hay người ở trong ba cõi hữu lậu (6) này, chưa ai tránh khỏi việc ấy. Cứ như thế, nhận lấy tấm thân khác, mà kiếp số không thể bàn tính được!
          Cảm thương thán nhã. Ai tai thiết tâm. Khởi khả giam ngôn, đệ tương cảnh sách! Sở hận đồng sinh tượng quý, khứ Thánh thời dao. Phật-pháp sinh sơ, nhân đa giải đãi! Lược thân quản kiến, dĩ hiểu hậu lai. Nhược bất quyên căng, thành nan luân hoán!
          Cảm thương, than thở. Thảm thay, tâm đau như cắt. Nỡ nào buộc miệng, không nói ra những lời cảnh sách cùng nhau! Tủi hận, cùng sinh vào thời tượng-quý, cách Phật đã xa. Phật-pháp lưa thưa, người nhiều lười biếng! Bởi vậy, tôi xin trình bày sự thấy biết sơ lược của tôi, như lấy ống dòm trời, để răn tỉnh kẻ hậu-lai. Nếu ai không loại bỏ được tính kiêu-căng, thực khó đem lại sự thay đổi cho nhau được!
          Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục. Thiệu long Phật-chủng, chấn nhiếp ma quân. Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Nhược bất như thử, lạm xí Tăng luân. Ngôn hành hoang sơ, hư triêm tín thí. Tích niên hành xử, thốn bộ bất di. Hoảng hốt nhất sinh, tương hà bằng thị. Huống nãi, đường đường Tăng tướng, dung mạo khả quan. Giai thị túc thực thiện căn, cảm tư dị báo. Tiện nghĩ, đoan nhiên củng thủ, bất quý thốn âm. Sự nghiệp bất cần, công quả vô nhân khắc tựu. Khởi khả nhất sinh không quá, ức diệc lai nghiệp vô tỳ!
          Ôi, người xuất-gia, cất bước chân đi phải có ý-niệm siêu việt phương sở, tâm hình khác tục. Nối tiếp Phật-chủng một cách rạng rỡ, làm cho ma-quân rúng động, khuất phục. Báo đáp bốn ơn (7), cưú vớt ba cõi. Nếu không được như thế. Chỉ là lạm dự hàng Tăng!. Nói, làm hời hợt, dùng của tín-thí một cách uổng phí! Chỗ hành-xử của những năm xưa, một tấc, một bước không dời đổi. Một đời hoảng hốt, lấy gì nương cậy! Huống là, đường đường Tăng-tướng, dung mạo khả quan, đều do căn lành trồng trước, cảm được quả báo tốt lạ ấy. Thế mà, chỉ nghĩ đến việc ngồi thẳng, khoanh tay, không quý tấc bóng thời-gian. Sự- nghiệp không siêng, công quả nhân đâu thành-tựu. Há để một đời luống qua, cũng không ích gì cho nghiệp ngày sau này vậy!
          Từ thân quyết chí phi truy, ý dục đẳng siêu hà sở? Hiểu tịch tư thổn, khởi khả thiên diên quá thờí! Tâm kỳ Phật pháp đống lương, dụng tác hậu lai quy kính. Thường dĩ như thử, vị năng thiểu phận tương ứng. Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ. Hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn. Viễn hành yếu giả lương bằng, sác sác thanh ư nhĩ mục. Trụ chỉ tất tu trạch bạn, thời thời văn ư vị văn. Cố vân: “Sinh ngã giả phụ mẫu, thành ngã giả bằng hữu”. Thân phụ thiện giả, như vộ trung hành, tuy bất thấp y, thời thời hữu nhuận. Hiệp tập ác giả, trưởng ác tri kiến. Hiểu tịch tạo ác, tức mục giao báo, một hậu trầm luân. Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục! Trung ngôn nghịch nhĩ, khả bất minh tâm giả tai! Tiệm năng tảo tâm dục đức, hối tích thao danh, uẩn tố tinh thần, huyên hiêu chỉ tuyệt!
          Quyết chí, từ người thân, mặc áo thâm (hoại sắc), ý muốn vượt lên nơi nào? Sớm chiều suy nghĩ, đừng để rỗi rãi qua thời! Tâm mong làm rường cột cho Phật- pháp, tác-dụng làm quy-kính cho hậu lai. Thường mong như thế, chưa hẳn đã có thể ứng-hợp phần nhỏ nào trong ý nghĩa xuất-gia! Khi nói ra điều gì phải hợp với sách vở. Khi bàn bạc điều gì, phải dựa vào chỗ nghiên-cứu của người xưa. Là vị Tăng, hình nghi đĩnh-đặc, ý khí cao nhàn! Đi xa cần nhờ bạn lành, luôn luôn làm cho tai, mắt mình trong sạch. Ở đâu cũng cần chọn bạn, thời thời được nghe những điều chưa nghe. Cho nên có chỗ nói rằng: “Sinh ra ta là cha mẹ, tác thành ta là bầu bạn”. Thân người thiện, như người đi trong sương, tuy không ướt áo, nhưng dần dần có thấm. Gần gũi và tập nhiễm người ác, tri kiến ác càng lớn. Sớm chiều tạo ác, bị quả báo ngay trước mắt và, sau khi mất phải bị trầm luân. Một khi mất thân này rồi. Muôn kiếp không trở lại được!
          Nói thẳng trái tai, há không ghi khắc vào tâm vậy thay! Sớm nên rửa tâm, nuôi đức, mờ dấu vết, dấu tên tuổi, chứa góp tinh thần, dứt tuyệt nhộn nhịp!
          Như dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khải ngộ chân-nguyên, bác vấn tiên tri, thân cậïn thiện hữu. Thử tông nan đắc kỳ diệu, thiết tu tử tế dụng tâm. Khả trung đốn ngộ chính nhân, tiện thị xuất trần giai tiệm. Thử tắc, phá tam giới, nhị thập ngũ hữu. Nội, ngoại chư pháp, tận tri bất thực, tòng tâm biến khởi, tất thị giả danh. Bất dụng tương tâm tấu bạc! Đãn tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân. Nhậm tha pháp tính chu lưu, mạc đoạn, mạc tục. Văn thanh kiến sắc, cái thị tầm thường; giá biên, ná biên, ứng dụng bất khuyết. Như tư hành chỉ, thực bất uổng phi pháp phục, diệc nãi thù báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Sinh sinh nhược năng bất thoái, Phật giai quyết định khả kỳ. Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc. Thử chi nhất học, tối diệu tối huyền. Đãn biện khẳng tâm, tất bất tương trám!
          Như muốn tham thiền, học đạo, sớm vượt qua cửa ngõ phương tiện, tâm hợp bờ bến huyền-diệu, xét kỹ cơ duyên tinh-yếu, quyết chọn lý sâu nhiệm để tỏ ngộ nguồn chân, cần phải rộng hỏi bậc biết trước, gần gũi những bạn lành. Nếu còn khó thấy được lý vi-diệu của tông chỉ này, cần phải dụng tâm kỹ càng hơn. Khi trong ấy, khả dĩ, đốn ngộ được chính-nhân, thì đó là thềm bậc xuất trần. Thế là, phá được hai mươi lăm hữu (8) trong ba cõi. Và biết, các pháp trong, ngoài, đều là không thực. Chúng biến khởi từ tâm, đều là giả-danh. Biết vậy, không nên dụng tâm ghé đỗ vào bến nào! Tình không dựa vào vật, vật há ngại người. Pháp-tính tha hồ chu lưu, không dứt, không nối. Nghe tiếng, thấy sắc là việc tầm thường, bên này bên kia, ứng-dụng không thiếu! Hành chỉ như thế, thực không uổng mặc áo pháp, lại còn, đền trả bốn ơn, cứu giúp ba cõi. Đời đời nếu không thoái chuyển, ngôi Phật quyết đạt kỳ vọng. Khi đó, là khách đi lại trong ba cõi, ẩn hiện làm khuôn phép cho người. Đó là một môn học rất diệu, rất huyền. Chỉ cần quyết tâm, quyết không bị lừa gạt!
          Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối điệp. Tinh sưu nghĩa lý, truyền xướng phu dương. Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Thời quang diệc bất hư khí, tất tu dĩ thử phù trì. Trụ chỉ uy nghi, tiện thị Tăng trung pháp-khí.
          Khởi bất kiến ỷ tùng chi cát, thượng tủng thiên tầm. Phụ thác thắng nhân, phương năng quảng ích. Khẩn tu trai giới, mạc mạn khuy du. Thế thế sinh sinh, thù diệu nhân quả.
          Bất khả đẳng nhàn quá nhật, ngột ngột độ thời. Khả tích quang âm, bất cầu thăng tiến! Đồ tiêu thập phương tín thí, diệc nãi cô phụ tứ ân. Tích lũy chuyển thâm, tâm trần dị úng. Xúc đồ thành trệ, nhân sở khinh khi. Cố vân: “Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh khi thoái khuất”!
          Nhược bất như thử, đồ tại truy môn, nhẩm nhiễm nhất sinh, thù vô sở ích!
          Nếu có vị nào còn thuộc vào bậc trung-lưu, chưa thể siêu việt một cách nhanh chóng được, nên lưu tâm vào giáo pháp, ôn tìm kinh sách. Tìm tòi nghĩa lý tinh-vi, truyền xướng Phật pháp rộng rãi. Tiếp dẫn người sau, báo ơn đức Phật. Thời-quang không nên bỏ trống, quyết nên dùng thời-gian ấy làm việc phù trì chính- pháp. Khi trụ, khi chỉ giữ trọn uy-nghi, mới là bậc pháp-khí trong Tăng-đoàn.
          Các vị, há chẳng thấy, giây sắn nương vào cây tùng, leo cao đến nghìn tầm. Nương tựa vào thắng-nhân, mới có thể đem lại sự lợi ích rộng lớn. Phải gấp tu trai giới, chớ có kiêu-mạn, chớ có thiếu sót và vượt bậc. Đời đời kiếp kiếp sẽ được những nhân quả thù-diệu.
          Không nên để rỗi rãi qua ngày, trơ trơ qua thời. Nên tiếc bóng sáng, không cầu tiến lên sao! Tiêu uổng của tín thí mười phương và cũng là cô phụ công ơn của bốn bậc có ơn. Lỗi lầm chứa mãi thành sâu, lòng trần dễ bị ngăn lấp. Chạm tới đường nào cũng thành ngưng đọng và bị người đời khinh khi. Cổ-nhân nói: “Người ta là bậc trượng-phu, ta cũng như thế, không nên tự khinh mà lùi khuất!” Nếu không được như thế, tạm ở chốn truy-môn, lần lữa một đời, thực không ích gì!
          Phục vọng, hưng quyết liệt chi chí, khai đặc đạt chi hoài. Cử thổ khán tha thượng lưu, mạc thiện tùy ư dung bỉ. Kim sinh tiện tu quyết đoán, tưởng liệu bất do biệt nhân. Tức ý vong duyên, bất dữ chư trần tác đối, tâm không cảm tịch, chỉ vị cửu trệ bất thông.
          Thục lãm tư văn, thời thời cảnh sách. Cưỡng tác chủ tể, mạc tuẫn nhân tình. Nghiệp quả sở khiên, thành nan đào tỵ. Thanh hòa hưởng thuận, hình trực ảnh đoan. Nhân quả lịch nhiên, khởi vô ưu cụ.
          Cố kinh vân: “Giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong. Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thụ”. Cố tri, tam giới hình phạt, oanh bạn sát nhân. Nỗ lực cần tu, mạc không quá nhật!
          Thậm tri quá hoạn, phương nãi tương khuyến hành trì. Nguyện bách kiếp thiên sinh, xứ xứ đồng vi pháp-lữ!
          Cúi mong các vị làm nổi bật chí khí quyết-liệt, mở rộng lòng dạ hướng thượng. Làm việc gì phải xem bậc thượng-lưu, đừng chuyên theo người tầm thường thô tục. Đời nay mình phải quyết đoán, định liệu không do người khác. Dứt ý quên duyên, không đối đãi với các cảnh trần. Tâm không cảnh lặng, chỉ vì đọng lâu không thông.
          Các vị, xem kỹ văn này, luôn luôn cảnh sách. Gượng làm chủ-tể, đừng theo tình người. Nghiệp quả kéo lôi, thực khó trốn tránh. Tiếng hòa vang thuận, hình thẳng bóng ngay. Nhân quả rõ ràng, há không lo sợ!
          Cho nên trong kinh có nói: “Giả sử, trăm nghìn kiếp, nghiệp tạo ra không mất. Khi nhân duyên hội-ngộ, quả báo mình tự chịu”. Nên biết, hình phạt trong ba cõi, ràng buộc, giết người. Gắng sức siêng tu, đừng để qua ngày một cách rỗng không vô ích!
          Biết rõ lỗi lầm, nên mới khuyên nhau hành trì. Nguyện trăm kiếp nghìn đời, nơi nơi cùng làm bạn pháp!
Nãi vi minh viết:
Huyễn thân mộng trạch,
Không trung vật sắc.
Tiền tế  vô cùng,
Hậu tế ninh khắc.
Xuất thử một bỉ,
Thăng trầm bì cực.
Vị miễn tam luân,
Hà thời hưu tức.
Tham luyến thế gian,
Ấm duyên thành chất.
Tòng sinh chí lão,
Nhất vô sở đắc.
Căn bản vô minh,
Nhân tư bị hoặc.
Quang âm khả tích,
Sát na bất trắc.
Kim sinh không quá,
Lai thế chất tắc.
Tòng mê chí mê,
Giai nhân lục tặc.
Lục đạo vãng hoàn,
Tam giới bồ bặc.
Tảo phỏng minh sư,
Thân cận cao đức.
Quyết trạch thân tâm,
Khử kỳ kinh cức.
Thế tự phù hư,
Chúng duyên khởi bức.
Nghiên cùng pháp lý,
Dĩ ngộ vi tắc.
Tâm cảnh câu quyên,
Mạc ký mạc ức.
Lục căn di nhiên,
Hành trụ tịch mặc.
Nhất tâm bất sinh,
Vạn pháp câu tức.
 
Liền làm bài minh rằng:
Thân huyễn, nhà mộng,
Vật sắc giữa không.
Thuở trước không cùng,
Thuở sau sao cản.
Sinh đây chết kia,
Lên xuống nhọc mệt.
Chưa khỏi ba vòng (9),
Thời nào ngừng nghỉ?
Tham luyến thế gian,
Ấm, duyên (10) thành chất.
Từ sinh đến già,
Một chút không được.
Căn bản vô minh,
Do đây lầm lạc.
Quang âm đáng tiếc,
Sát na (11) không lường.
Đời nay qua không,
Đời sau ngăn lấp.
Từ mê đến mê,
Đều do sáu giặc (12).
Sáu đạo (13) đi về,
Ba cõi lê lết.
Sớm theo minh-sư,
Gần bậc cao đức.
Quyết chọn thân tâm,
Vứt bỏ gai góc.
Đời tự phù hư (14),
Duyên sao ép được.
Xét cùng pháp-lý,
Ngộ làm quy tắc.
Tâm cảnh đều quên,
Không ghi, không nhớ.
Sáu căn thảnh thơi,
Đi, đứng vẳng lặng.
Nhất tâm không sinh,
Muôn pháp đều dứt.
2.- MINH-GIÁO-TUNG THIỀN-SƯ TÔN TĂNG THIÊN
          Giáo tất tôn Tăng. Hà vị dã? Tăng dã giả, dĩ Phật vi tính, dĩ Như-lai vi gia, dĩ Pháp vi thân, dĩ tuệ vi mệnh, dĩ Thiền-duyệt vi thực. Cố, bất thị tục-nhân, bất doanh thế gia, bất tu hình-hài, bất tham sinh, bất cụ tử, bất nhục ngũ vị. Kỳ phòng thân hữu giới, nhiếp tâm hữu định, biện minh hữu tuệ. Ngữ kỳ giới dã, khiết thanh tam hoặc, như tất thân bất ô. Ngữ kỳ định dã, điềm tư lự chính, thần minh, nhi chung nhật bất loạn. Ngữ kỳ tuệ dã, sùng đức biện hoặc nhi tất nhiên. Dĩ thử tu chi chi vị nhân. Dĩ thử thành chi chi vị quả.
CHƯƠNG: TÔN TĂNG
Của thiền-Sư Minh-Giáo-Tung (15)
          Phật-Giáo quyết định phải tôn-kính Tăng. Sao vậy? Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn. Cho nên, vị Tăng, không nương nhờ vào người trần-tục, không mưu tính gì nơi nhà thế-gian, không sửa sang hình-hài, không tham sống, không sợ chết và không ham đắm năm vị (16) ngon tốt. Vị Tăng ngăn ngừa thân nhờ có giới, thu nhiếp tâm nhờ có định, biện tỏ chân-lý nhờ có tuệ. Nói về giới, làm trong sạch ba hoặc, toàn thân không bị ô nhiễm. Nói về định, suy nghĩ điềm-chính, thần-khí sáng suốt, trọn ngày tâm không tán loạn. Nói về tuệ, ưa chuộng đức thực, biện giải mê lầm, đem lại lẽ tất nhiên của chân-lý. Dùng những pháp đó để tu là “nhân”. Đạt thành những pháp đó là “quả”.
          Kỳ ư vật dã, hữu từ, hữu bi, hữu đại thệ, hữu đại huệ. Từ dã giả, đương dục vạn vật. Bi dã giả, thường dục chửng chúng khổ. Thệ dã giả, thệ dữ thiên hạ kiến chân-đế. Huệ dã giả, huệ quần sinh dĩ chính pháp. Thần nhi thông chi, thiên địa bất năng yểm. Mật nhi hành chi, quỷ thần bất năng trắc.
          Vị Tăng, đối với người và vật, có tâm từ, có tâm bi, có thệ nguyện rộng lớn, có ân huệ bao la. Tâm từ, muốn vạn vật thường an lành. Tâm bi, muốn cứu vớt mọi nỗi khổ. Thệ-nguyện, nguyện cùng mọi người thấy rõ chân-lý cao siêu. Ân-huệ, đem lại ơn lành cho quần sinh bằng chính-pháp. Thần-khí thông suốt, sự vật trong trời đất đều thấy rõ, không thể che dấu được. Làm việc trong vòng ẩn-mật, quỷ thần không sao lường được.
          Kỳ diễn pháp dã, biện thuyết bất trệ. Kỳ hộ pháp dã, phấn bất cố thân. Năng nhẫn, nhân chi bất khả nhẫn. Năng hành, nhân chi bất năng hành. Kỳ chính mệnh dã, cái thực nhi thực bất vi sỉ. Kỳ quả dục dã, phẩn y chuyết bát nhi bất vi bần. Kỳ vô tranh dã, khả nhục nhi bất khả khinh. Kỳ vô oán dã, khả đồng nhi bất khả tổn.
          Vị Tăng, khi diễn giải giáo-pháp, biện thuyết trôi chảy không chút ngưng trệ. Khi phải hộ vệ đạo-pháp, hăng hái không nghĩ đến thân. Nhẫn nhịn những điều người ta không thể nhẫn được. Làm được những việc người ta không thể làm được. Nuôi sống thân-mệnh mình một cách chân-chính bằng sự đi xin ăn mà không cho là xấu hổ. Giữ gìn hạnh ít ham muốn, mặc áo phẩn-tảo, mang bát mẻ vá mà không cho là nghèo. Không ưa tranh cãi, có thể bị nhục nhưng không thể để bị khinh. Không oán hận ai, có thể hòa đồng nhưng không thể để bị tổn đức.
          Dĩ thực tướng đãi vật. Dĩ chí từ tu kỷ. Cố, kỳ ư thiên hạ dã, năng tất hòa, năng phổ kính. Kỳ ngữ vô vọng, cố, kỳ vi tín dã chí. Kỳ pháp vô ngã, cố, kỳ vi nhượng dã thành. Hữu uy khả cảnh, hữu nghi khả tắc. Thiên, nhân vọng nhi nghiễm nhiên. Năng phúc ư thế, năng đạo ư tục. Kỳ vong hình dã, ủy cầm thú nhi bất quái. Kỳ độc tụng dã, mạo hàn thử nhi bất phế.
          Vị Tăng, đem tướng chân thực tiếp đãi người. Lấy hạnh chí-từ tu sửa mình. Cho nên, đối với xã-hội luôn luôn hòa-ái và luôn luôn kính cả. Với lời nói không dối trá, nên đặt sự tin tưởng đến chỗ rất mực. Với sự vật coi vô ngã, nên đặt sự kính nhường hết sức thành thực. Có uy-đức đáng răn sợ, có dung-nghi đang bắt chước. Trời và người chiêm ngưỡng vào, thấy vẻ nghiêm-trang đáng sợ. Luôn luôn đem lại hạnh phúc cho đời và luôn luôn dắt dẫn cho hàng thế-tục. Khi bỏ thân hình mình cho loài cầm thú mà không coi là quái gở. Khi tụng kinh ngồi thiền, gội nắng rét vẫn không bao giờ biếng bỏ.
          Dĩ pháp nhi xuất dã, du nhân gian, biến tụ lạc. Thị danh nhược cốc hưởng, thị lợi nhược du trần, thị vật sắc nhược dương diệm. Hú ẩu bần bệnh, ngõa hợp dư đài nhi bất vi ty. Dĩ đạo nhi xử dã, tuy thâm sơn cùng cốc, thảo kỳ y, mộc kỳ thực, yến nhiên tự đắc. Bất khả dĩ lợi dụ, bất khả dĩ thế khuất. Tạ thiên tử chư hầu nhi bất vi cao. Kỳ độc lập dã, dĩ đạo tự thắng. Tuy hình ảnh tương điếu nhi bất vi cô. Kỳ quần cư dã, dĩ pháp vi thuộc. Hội tứ hải chi nhân nhi bất vi hỗn.
          Đem giáo-pháp ra đời hoằng hóa, trải khắp cả nhân gian và cùng khắp nơi thôn xóm. Coi danh-vọng như tiếng vang qua cửa hang, coi lợi lộc như hạt bụi bay lãng-đãng, coi vật sắc như nắng mùa hè. Ấm áp với sự nghèo, bệnh, chắp vá với những vật thường, mà không cảm là thấp hèn. Xử sự theo đạo-lý, dù ở nơi núi sâu hang cùng, mặc áo cỏ, ăn vỏ cây vẫn an nhiên tự-đắc. Không thể đem lợi lộc dụ dỗ, không thể dùng quyền-thế khuất phục. Tạ từ sự thỉnh mời của thiên-tử, chư hầu mà không lấy thế để cao ngạo. Giữ tinh-thần độc-lập, tự thắng mình bằng đạo. Dù nhìn hình-ảnh coi như đáng thương, nhưng không cho là cô đơn. Khi ở chỗ đông người, lấy đạo-pháp làm quyến-thuộc. Gặp gỡ những người xa lạ từ bốn biển tới vẫn không bị hỗn-tạp.
          Kỳ khả học dã, tuy tam tạng, thập nhị bộ, bách gia dị đạo chi thư, vô bất tri dã. Tha phương thù tục chi ngôn, vô bất thông dã. Tổ thuật kỳ pháp tắc, hữu văn hữu chương dã. Hành kỳ trung đạo, tắc bất không bất hữu dã. Kỳ tuyệt học dã, ly niệm thanh-tịnh, thuần chân nhất như, bất phục hữu sở phân biệt dã.
          Tăng hồ kỳ vi nhân chí, kỳ vi tâm phổ, kỳ vi đức bị, kỳ vi đại đạo, kỳ vi hiền, phi thế chi sở vị hiền dã, kỳ vi thánh, phi thế chi sở vị thánh dã. Xuất thế thù thắng chi hiền thánh dã. Tăng dã, như thử khả bất tôn hồ!
          Về học vấn, vị Tăng, tuy đã lầu thông ba tạng kinh, luật, luận và mười hai bộ phận giáo (17), nhưng các sách của bách gia chư tử và của đạo khác cũng đều biết hết. Những ngôn ngữ, những phong-tục xa lạ của các phương khác cũng đều thông suốt. Luôn luôn noi theo pháp tắc của các bậc xa xưa, có văn có chương. Thực hành theo trung-đạo, không nghiêng về “không” và không nghiêng về “hữu”. Chỗ học tuyệt vời của vị Tăng là “ly niệm thanh tịnh, thuần chân nhất như”  (18) (lìa bỏ vọng-niệm, đạt tới chỗ thanh-tịnh, thuần một màu chân-thật và như nhất), không còn chút phân biệt nào.
          Tăng là con người vượt bậc hơn con người, có tâm rộng rãi, có đức đầy đủ, có đạo lớn lao. Là bậc hiền, nhưng không phải bậc hiền của thế-gian. Là bậc thánh, nhưng không phải là bậc thánh của thế-gian. Là bậc hiền thánh thù-thắng xuất thế-gian.
          Vị Tăng như thế há không tôn kính sao!
3.- CÔ-SƠN VIÊN-PHÁP-SƯ THỊ HỌC-ĐỒ
          Ư hí (ô hô), đại-pháp hạ suy, khứ thánh du viễn. Phi truy tuy chúng, mưu đạo vi hưu. Cạnh thanh lợi vi kỷ năng, thị lưu thông vi nhi hí. Toại sử, pháp môn hãn tịch, giáo võng tương đồi. Thực lại hậu-côn, khắc hạ tư đạo.
LỜI GỢI BẢO HỌC-ĐỒ
Của Viên-Pháp-Sư núi Cô-Sơn (19)
          Than ôi, đại-pháp xuống thấp, cách Thánh càng xa. Người mặc áo hoại sắc tuy đông, nhưng những người lo toan cho đạo càng ít. Đua tranh thanh-danh lợi-dưỡng là khả năng của mình, coi việc lưu thông Phật-pháp là trò đùa của con trẻ. Khiến cho, cửa chính-pháp ít mở ra, lưới giáo-lý hầu mục rách. Thực sự phải nhờ vào những người sau, gánh vác cho công việc của đạo!
          Nhử tào, hư tâm thỉnh pháp, khiết kỷ y sư. Cận kỳ ư lập thân dương danh, viễn ký ư cách phàm thành thánh. Phát huy tượng pháp, xả tử nhi thùy? Cố tu, tu thân tiễn ngôn, thận chung như thủy. Cần nhĩ học vấn, cẩn nhĩ hành tàng. Tỵ ác-hữu như tỵ hổ lang, sự lương bằng như sự phụ-mẫu. Phụng sự tận lễ, vị pháp vong khu. Hữu thiện vô tự căng, khởi quá vụ tốc cải. Thủ nhân nghĩa nhi sác hồ bất đạt, xử bần tiện tắc lạc dĩ vong ưu. Tự nhiên, dữ họa tư vi, dữ phúc tư hội!
          Các ông, để tâm rỗng lặng mà nghe pháp, giữ mình trong sạch mà nương thầy. Kỳ vọng gần là xây dựng cho mình được nổi tiếng, mong mỏi xa là đổi thân phàm thành thân thánh. Phát huy giáo pháp trong đời tượng này, nếu bỏ các ông đi thì còn ai! Cho nên, các ông cần phải sửa mình đúng theo lời nói, phải cẩn-thận, trước sau như một. Siêng năng học vấn, cẩn thận hành-tàng. Tránh né bạn ác như tránh né hùm beo, phụng sự bạn lành như phụng sự cha mẹ. Thờ thầy hết lễ, vì pháp quên mình. Có điều gì tốt không được tự khoe, gây lỗi lầm gì quyết nhanh hối cải. Giữ nhân nghĩa bền chắc, không thể nhổ được, ở trong cảnh nghèo thiếu, vui đạo quên lo. Tự nhiên, họa hoạn lánh đi, phúc lộc đưa tới!
          Khởi giả tướng hình, vấn mệnh siểm cầu vinh đạt chi kỳ, trạch nhật tuyển thời, cẩu miễn bĩ truẫn chi vận. Thử khởi sa-môn chi viễn-thức, thực duy tục-tử chi vọng-tình. Nghi hồ, kiến hiền tư tề, đương nhân bất nhượng. Mộ Tuyết- Sơn chi cầu pháp, học Thiện-Tài chi tầm sư. Danh lợi bất túc động ư hoài, từ sinh bất túc ưu kỳ lự.
          Như thế, há phải nhờ vào việc xem hình tướng, đoán mệnh, nịnh cầu có thời kỳ vinh-đạt, chọn ngày kén giờ, tạm mong khỏi vận hội xui xẻo. Việc đó, há là viễn thức của bậc sa-môn, thực là vọng-tình của người thế-tục. Nên vậy, thấy người hiền phải nghĩ sao bằng, thấy điều nhân không nên từ chối. Mến chuộng việc cầu pháp của ngài Tuyết-Sơn (20), học hỏi việc tìm thầy của ngài Thiện-Tài (21). Danh-lợi không đủ làm lay động nơi lòng dạ của mình, sống chết không đủ làm lo buồn sự tư lự của mình.
          Thảng công thành nhi sự toại, tất tự nhĩ nhi thiệp hà. Bất cô danh nhi danh tự dương, bất triệu chúng nhi chúng tự chí. Trí túc dĩ chiếu hoặc, từ túc dĩ nhiếp nhân. Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ. Sử, chân- phong tức nhi tái chấn, tuệ-cự diệt nhi phục minh. Khả vị đại-trượng-phu yên! Khả vị Như-lai-sứ hỹ!
          Ví, công thành việc được, nên từ gần lần xa. Không mua danh mà danh tự nổi, không mời chúng mà chúng tự tới. Trí-tuệ đủ, soi tỏ mê lầm, lòng từ đủ, tiếp dắt chúng nhân. Khi cùng, làm việc tốt cho riêng một mình, khi đạt làm việc tốt cho cả thiên hạ. Khiến cho, chân-phong bị ngưng nay lại trỗi dậy, đuốc tuệ đã tắt nay lại sáng lên. Như thế, đáng là bậc đại-trượng-phu chăng! Như thế, đáng là sứ-giả Như-lai chăng!
          Khởi đắc thân thê giảng tứ, tích hỗn thường đồ. Tại uế ác tắc vô sở gián nhiên, ư hành giải tắc bất kiến khả úy. Dĩ chí, tích tập thành tính, tự diệt kỳ thân. Thủy giáo, mộ bỉ thượng hiền, chung kiến, luân ư hạ ác. Như tư chi bối, thành khả bi tai! Thi vân: “Mỵ bất hữu sơ, tiễn khắc hữu chung”, tư chi vị hỹ!
          Trung nhân dĩ thượng, khả bất giới dư!
          Há được, thân thể ngồi trong nhà giảng, bóng hình lẫn với bọn thường. Nơi uế ác, không nơi nào bỏ sót, phần giải hành, dù thấy vẫn không kinh. Đến nỗi, tập lâu thành tích, tự diệt thân mình. Trước kia, mến mộ bậc thượng-hiền, sau lại, chìm sâu nơi hạ ác. Những bọn như thế, thực đáng thương thay! Kinh thi nói: “Nếu không có trước, sao lại có sau”. Đúng với ý nghĩa ấy!
          Những người thuộc bậc trung trở lên, há không lấy đó làm răn sao!
          Ức hựu, giới tuệ phân tông, đại tiểu dị học. Tất tự Phật-tâm nhi phái xuất, ý tồn pháp-giới dĩ đồng quy. Ký nhi vị hiểu đại-du, ư thị các quyền sở cứ. Tập kinh luận tắc dĩ giới-học vi khí vật, tông luật-bộ tắc dĩ kinh luận vi bằng hư. Tập đại-pháp giả tắc diệt một tiểu-thừa, thính tiểu-thừa giả tắc khinh hủy đại pháp. Đản kiến nhân-sư thiên tán, toại chấp chi nhi hỗ tương thị phi. Khởi tri Phật-ý thường dung, cẩu đạt chi nhi bất kiến bỉ thử. Ưng đương, hỗ tương thành tế, cộng thục cơ duyên, kỳ do vạn phái triều tông, vô phi đáo hải. Bách quan lỵ sự, hàm viết cần vương. Vị kiến, hộ nhất phái nhi nghĩ tắc chúng lưu, thủ nhất quan nhi dục phế thứ tích.
          Lại nữa, giới và tuệ chia ra từng tông, đại và tiểu có môn học khác. Tất cả đều từ Phật-tâm chia ra, có ý niệm, giữ pháp giới cùng quay về một gốc. Chưa hiểu được kế lớn, đó đều là sự quyền biến có sở cứ. Nhưng, tập kinh luận, cho giới-học là đồ bỏ, chuộng luật-bộ, cho kinh luận là vô bằng. Tập đại-pháp, muốn diệt hẳn tiểu-thừa, nghe tiểu-thừa lại khinh hủy đại-pháp. Thấy thầy nào khen ngợi thiên lệch, liền chấp lấy, gây nên sự thị phi lẫn nhau. Há biết, ý Phật thường dung-thông, nếu đạt tới, sẽ không thấy bỉ, thử. Cần nên giúp nhau đạt thành, cùng tới cơ-duyên thuần-thục. Khi ấy, khác gì muôn nhánh sông triều về gốc, nhánh sông nào cũng tới biển cả. Trăm quan coi việc, đều nói là cần vương (siêng năng giúp việc cho nhà vua). Chưa thấy, giúp một nhánh sông làm ngưng lấp cả mọi dòng nước chảy, giữ một quan-chức lại, làm phế bỏ công lao của nhiều người.
          Nguyên phù, Pháp-vương chi thùy hóa dã, thống nhiếp quần phẩm, các hữu tư tồn. Tiểu luật tỷ lễ hình chi quyền, đại thừa loại quân hành chi nhậm. Doanh phúc như tư ư tào vãn, chế soạn nhược chưởng ư vương ngôn. Tại quốc gia chi bách lại hàm tu, loại ngã giáo chi quần tông cạnh diễn. Quả minh thử chỉ, khởi chấp dị đoan.
          Nguyên là, đấng Pháp-vương đem giáo pháp giáo hóa cho đời, thống nhiếp mọi loại, mong mỗi loại đều được tự chủ và tồn tại. Tiểu-luật ví như cái quyền về lễ hình, đại thừa giống như trách nhiệm về cán cân. Mưu tìm phúc lợi, như coi về việc chuyên chở, chế soạn công hàm, như nắm lời nói của vua. Trong quốc gia thì trăm quan tu sửa, trong giáo ta thì mọi tông tranh diễn. Thực rõ ý ấy, há chấp dị đoan.
          Đương tu, lượng kỷ tài năng, tùy lực diễn bố. Tính mẫn tắc kiêm học vi thiện, thức thiển tắc chuyên môn thị nghi. Nhược nhiên giả, tuy các bá phong-du, nhi cộng thành từ tế. Đồng quy hòa hợp chi hải, cộng tọa giải thoát chi sàng. Phù như thị tắc chân mê-đồ chi chỉ-nam, giáo-môn chi mộc đạc dã. Cư hồ, sư vị lượng vô tàm đức, thú hồ, Phật-quả quyết định bất nghi. Nhữ vô căng phạt tiểu tiểu tri-kiến, thụ lập đại đại ngã-mạn. Khinh vu tiên- giác, huỳnh-hoặc hậu-sinh.
          Tuy vân, thính tầm vị bổ quá cữu, ngôn hoặc hữu trung. Nhữ tào tư chi!
          Cần nên lượng tài-năng mình, tùy sức diễn rộng. Tính tình linh lợi thì kiêm học là tốt, kiến thức nông cạn thì chuyên môn là hợp. Được như thế, tuy mỗi người đem truyền rộng phong-thái của lẽ đạo, theo khả năng của mình, nhưng nó sẽ trở thành luồng gió từ-bi cứu giúp chúng sinh. Cùng suôi về nơi biển cả hòa-hợp, cùng ngồi trên giường tòa giải-thoát. Như thế, thực là kim chỉ nam của đường mê, là mộc đạc (cái mõ gỗ) của giáo-môn. Ở trên ngôi sư, thực không hổ thẹn đức mình, đi đến quả Phật, quyết không ngờ vực chi nữa. Các ông không nên khoe khoang những tri-kiến nhỏ mọn, xây dựng tính ngã-mạn lớn lao, để khinh chê các bậc tiên-giác và lòe bịp những kẻ hậu-sinh!
          Tuy vậy, trong đây, những lời nói trong sự nghe, tìm được, chưa hẳn bổ túc được những lỗi lầm khó tránh. Các ông nên suy nghĩ!
4.- MIỄN HỌC
(THƯỢNG)
          Trung-nhân chi tính, tri vu học nhi hoặc đọa ư học, nãi tác miễn học.
          Ô hô, học bất khả tu-du đãi. Đạo bất khả tu-du ly. Đạo do học nhi minh. Học khả đãi hồ! Thánh hiền chi vực, do đạo nhi chí. Đạo khả ly hồ! Tứ phàm dân chi học bất đãi, khả dĩ chí ư hiền. Hiền nhân chi học bất đãi, khả dĩ chí ư thánh. Nhiễm-Cầu chi học khả dĩ chí ư Nhan-Uyên, nhi bất đãi cụ thể giả, trung- tâm đãi nhĩ. Cố viết: “ Phi bất duyệt tử chi đạo, lực bất túc dã”. Tử viết: “Hoạn lực bất túc giả, trung đạo phế. Kim nhữ họa, Nhan-Uyên chi học khả dĩ ư Phu-tử nhi bất tề ư thánh-sư giả, đoản mệnh tử nhĩ. Như bất tử, an tri kỳ bất như Trọng-Ni tai. Dĩ kỳ học chi bất đãi dã”. Cố viết: “Hữu Nhan-thị-tử hiếu học, bất hạnh đoản mệnh tử hỹ. Kim dã tắc vong”!
VĂN KHUYẾN GẮNG  HỌC
(Bài Trên)
          Tính tình của người bậc trung biết chuyên về viêc học vấn, nhưng sợ họ sa-đọa, nên tôi làm bài văn khuyến gắng học này.
          Than ôi, học không thể chốc lát rồi sinh lười biếng. Đạo không thể chốc lát rồi liền lìa bỏ. Đạo do sự học mà sáng suốt, há nên lười biếng ư! Cõi thánh hiền do đạo mà đến, vậy đạo nên lìa bỏ sao! Thả cho người dân thường gắng học không lười biếng, có thể tiến đến bậc hiền. Người hiền gắng học không lười biếng, có thể tiến tới bậc thánh. Sự học của ông Nhiễm-Cầu có thể tiến bằng ông Nhan-Uyên, nhưng ông không theo kịp một cách cụ thể, trung tâm của vấn đề ấy là lười biếng. Cho nên có chỗ nói rằng: “ Không phải là không thích đạo của bậc thánh, nhưng vì sức không đủ vậy”. Đức Khổng-Tử nói rằng: “Chỉ lo sức không đủ, nửa đường bỏ dở. Nay ông thử hoạch định ra coi: Sở học của ông Nhan-Uyên có thể sánh bằng bậc Phu-tử. Nhưng, ông ấy không bằng bậc thánh-sư, vì ông ấy đoản mệnh. Nếu ông ấy không đoản mệnh, há ông ấy không bằng Trọng-Ni này sao! Vì sự học của ông ấy không lười biếng vậy”. Cho nên có chỗ nói rằng: “Có người họ Nhan ham học, không may chết sớm, nay thời mất vậy!”.
          Hoặc vấn: “Thánh-nhân học da?” – Viết: “Thị hà ngôn dư! Thị hà ngôn dư! Phàm dân dữ hiền do tri học, khởi thánh-nhân đãi ư học da?” Phù, thiên chi cương dã, nhi năng học nhu ư địa, cố, bất can tứ thời yên! Địa chi nhu dã, nhi năng học cương ư thiên, cố, năng xuất kim thạch yên! Dương chi phát sinh dã, nhi diệc học túc sát ư âm, cố, mỹ thảo tự yên! Âm chi túc sát dã, nhi diệc học phát sinh ư đương, cố, tề mạch sinh yên! Phù, vi thiên hồ, địa hồ, đương hồ, âm hồ, giao tương học nhi bất đãi, sở dĩ thành vạn vật. Thiên bất học nhu, tắc vô dĩ phú. Địa bất học cương, tắc vô dĩ tái. Dương bất học âm, tắc vô dĩ khải. Âm bất học đương, tắc vô dĩ bế. Thánh-nhân vô tha dã. Tắc thiên địa âm dương nhi hành giả, tứ giả học bất đãi. Thánh-nhân ố hồ đãi.
          Hoặc có người hỏi rằng: “Thánh nhân còn học ư? – “Hỏi điều ấy làm chi vậy! Hỏi điều ấy làm chi vậy! Người thường và bậc hiền còn biết học, há là bậc thánh-nhân lại lười học ư? Trời cứng mạnh còn học sự nhu hòa của đất, khiến cho bốn mùa không bị can-hệ. Đất còn học sự cứng mạnh của trời, mới sản xuất ra được vàng, đá. Khí dương phát sinh cần học sự nghiêm-ngặt của khí âm, khiến cho thảo mộc lướt qua sự chết. Khí âm nghiêm-ngặt cũng học sự phát sinh của khí dương, khiến cho rau lúa được nẩy nở. Trời, đất, âm, dương học lẫn nhau không lười biếng, nên vạn vật thành. Trời không học nhu hòa thì không che rợp được. Đất không học cứng mạnh thì không gánh chịu được. Dương không học âm thì không mở tỏ được. Âm không học dương thì không ngăn giữ được.Thánh nhân không có gì khác người. Học theo bốn loại: trời, đất, âm, dương ấy một cách không lười biếng mà thôi. Thánh nhân ghét sự lười biếng!
          Hoặc giả, Tị-Tịch viết: “Dư chi cô lậu dã, hạnh tử phát kỳ mông, nguyện văn thánh-nhân chi học”. Trung-Dung-Tử viết: “Phục tọa, ngô ngữ nhữ, Thư bất vân hồ: “Duy cuồng khắc niệm tác thánh, duy thánh võng niệm tác cuồng”. Thị cố thánh-nhân, tháo thứ điên bái, vị thường bất niệm chính-đạo, nhi học chi dã. Phu-tử đại-thánh-nhân dã. Bạt hồ kỳ tụy, xuất hồ kỳ loại. Tự sinh dân dĩ lai, vị hữu như Phu-tử giả! Nhập thái miếu mỗi sự vấn. Tắc thị học ư miếu nhân dã. Tam nhân hành, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi. Tắc thị học ư giai hành dã. Nhập Chu tắc vấn lễ ư Lão-tử. Tắc thị học ư trụ sử dã. Khởi Trọng-Ni chi thánh, bất nhược miếu-nhân, hành-nhân, trụ-sử da! Cái thánh-nhân cụ phù bất niệm chính-đạo nhi học chi, tắc chí ư cuồng dã hỹ! Cố viết: “Tất hữu như Khâu chi trung tín yên. Tất bất như Khâu chi hiếu học dã”.
          Hoặc giả như Tị-Tịch viết rằng: “Tôi là người cô-lậu, may được bậc thánh-nhân mở tỏ sự mê mờ của tôi, tôi nguyện theo cái học của Ngài”. Trung-Dung-Tử cũng viết: “Ông hãy ngồi lại, ta dạy cho ông điều này: kinh thư nói: “Kẻ cuồng dại khắc phục được vọng niệm là bậc thánh. Bậc thánh quên khắc phục vọng niệm là kẻ cuồng dại”. Cho nên, dù gặp khi hoảng hốt, khi nghiêng ngả, bậc thánh nhân vẫn thường không quên chính-đạo để học hỏi. Đức Khổng-phu-tử là bậc đại-thánh-nhân. Ngài là bậc cao tột, vượt ra khỏi đồng đàn, đồng loại. Từ khi có dân- chúng đến nay, chưa có ai hiếu học như đức Phu-tử. Vào nhà thái-miếu, mỗi việc ngài đều hỏi, đó là ngài học những người trong thái-miếu. Ba người cùng đi với nhau, học theo người thiện, đó là học những điều của những người cùng đi. Ngài vào triều đình nhà Chu, hỏi lễ nơi đức Lão-tử, đó là học những điều cột- trụ của lịch-sử vậy. Há, ngài Trọng-Ni là bậc thánh lại không bằng những người trong thái-miếu, những người đi đường, cùng những điều cột-trụ trong lịch-sử sao? Hẳn là, bậc thánh-nhân sợ không niệm được chính-đạo nên phải học, để khỏi đi đến chỗ như kẻ cuồng dại vậy. Cho nên có chỗ nói: “Quyết phải có sự trung-tín như Khổng-Khâu, nhưng, hẳn không bằng sự hiếu học của Khổng-Khâu”!
          - Viết: “Thánh-nhân sinh nhi tri chi hà tất học vị?” – Viết: “Tri nhi học, thánh- nhân dã. Học nhi tri, thường nhân dã”. Tuy thánh-nhân, thường nhân, mạc hữu bất do ư học yên. Khổng-tử viết: “Quân-tử bất khả bất học”. Tử- Lộ viết: “Nam sơn hữu trúc, bất nhu tự trực, chảm nhi dụng chi, đạt hồ tê cách. Dĩ thử ngôn chi, hà học chi hữu?” Khổng-tử viết: “Quát nhi vũ chi, thốc nhi lệ chi, kỳ nhập chi bất diệc thâm hồ!” Tử-Lộ tái bái viết: “Kính thụ giáo hỹ”. Y, Thánh-nhân chi học, vô nãi quát, vũ, thốc, lệ sử thâm nhập hồ! Khởi sinh nhi tri chi giả, ngột nhiên bất học da!
          Có người hỏi rằng: “Bậc thánh-nhân sinh ra đã biết, hà tất còn phải học? – Đáp rằng: “Biết mà còn học là bậc thánh. Học mới biết là người thường. Bậc thánh và người thường, ai cũng do nơi học cả”. Đức Khổng-tử nói rằng: “Người quân tử không thể không học”. Ông Tử-Lộ nói rằng: “Nam-sơn có loại trúc, thân không mềm, mọc thẳng, chặt nó đem về dùng, đạt tới chỗ bền chắc. Đem cây trúc mà ví, đâu cần phải học”? Đức Khổng-tử nói: “Đẽo nhọn, thêm cánh, bịt sắt, mài sắc, đóng vào cái gì lại không sâu, chắc hơn hay sao!” Ông Tử-Lộ nói: “ Con xin kính vâng lời Thầy dạy”. À, cái học của bậc thánh-nhân, tuy đã biết rồi, nhưng còn phải đẽo nhọn, thêm cánh, bịt sắt, mài sắc, khiến cho nó càng thâm nhập thêm. Như vậy, há sinh ra đã biết, ngất ngưởng vậy mà không học nữa ư!
5.- MIỄN HỌC
(HẠ)
          Phù, thánh thả hiền, tất vụ ư học. Thánh hiền dĩ hạ, an hữu bất học, nhi thành nhân tai! Học do ẩm thực, y phục dã. Nhân hữu thánh hồ, hiền hồ, chúng thứ hồ. Tuy tam giả dị, nhi cơ sách thực, khát sách ẩm, hàn sách y, tắc bất dị hồ! Học dã, khởi đắc dị hồ! Duy cầm thú thổ mộc bất tất học dã!
          Ô hô, ngu phu thị ẩm thực nhi bất đãi, mạo hóa lợi nhi bất hưu. Nãi tựu ư học, triêu học nhi tịch đãi giả, hữu hỹ. Phù hữu xuân học, nhi đông đãi giả, hữu hỹ. Phù, cẩu như thị ẩm thực, mạo hóa lợi chi bất tri đãi giả, hà hoạn ư bất vi bác văn hồ, bất vi quân tử hồ? – Viết: thế hữu chí ngu giả, bất biện thúc mạch chi dị, bất tri hàn thử chi biến, khởi linh học da, khởi khả giáo da! – Viết: chí ngu do bất giáo dã, do bất học dã. Cẩu sư giáo chi bất quyện, bỉ tâm chi bất đãi giả, thánh vực khả tê nhi thăng hồ. Hà ưu thúc mạch chi bất biện hồ. Thả ngu giả, khát nhi tri ẩm, cơ nhi tri thực, hàn nhi tri y, ký tri tư tam giả, tắc dữ thảo mộc thù hỹ. Ô hô, bất khả học dã, bất khả giáo dã!
VĂN KHUYÊN GẮNG HỌC
(Bài Dưới)
          Ôi, thánh và hiền quyết định phải chuyên về việc học. Từ bậc thánh hiền trở xuống, có ai không học mà thành người được ư? Học ví như ăn cơm, áo mặc. Loài người có thánh, hiền và những người thường. Tuy ba bậc ấy có khác nhau, nhưng đói tìm thức ăn, khát tìm nước uống, lạnh tìm áo mặc, có gì khác nhau đâu. Há việc học lại khác được chăng. Chỉ có chim muông, cây cỏ không cần học mà thôi! Than ôi, kẻ ngu-phu ham ăn uống không lười biếng, tham hóa-lợi không ngừng nghỉ. Nhưng, nói đến việc học thì có người buổi sớm học, buổi chiều lười, mùa xuân học, mùa đông nghỉ. Nếu như, ham ăn uống, tham hóa-lợi, không biết lười biếng, thì lo gì không làm người nghe rộng, làm bậc quân tử ư? Có người nói: “Ở đời có người chí ngu, không rõ lúa thúc, lúa mạch khác nhau ra sao, không biết lạnh nóng thay đổi ra sao, làm sao khiến người ấy học và làm sao dạy họ được?” Đáp: “Người chí ngu do không dạy, do không học. Nếu thầy giáo không mỏi mệt, tâm người kia không lười biếng thì cõi thánh có thể đi đến và lên tới được. Như vậy, lo gì không biện rõ được lúa thúc, lúa mạch. Vả lại, người ngu, khát biết uống, đói biết ăn, lạnh biết tìm áo. Đã biết được ba vấn đề ấy, tức là đã khác loài thảo mộc rồi, sao lại không thể học được, sao lại không thể dạy được!”
          Nhân chi chí ngu, khởi bất năng nhật ký nhất ngôn da! Tích nhật chí nguyệt, tắc ký tam thập ngôn hỹ. Tích nguyệt chi niên, tắc ký tam bách lục thập ngôn hỹ. Tích chi sổ niên nhi bất đãi giả, bất diệc cơ ư quân tử hồ. Vi ngu, vi tiểu nhân nhi bất biến giả, do bất học nhĩ. Trung-Dung-Tử vị nhiên thán viết: “Ngô thường kiến sỉ, trí chi bất đãi, tài chi bất mẫn, nhi chuyết ư học giả; vị kiến sỉ ẩm thực bất như tha nhân chi đa, nhi chuyết ẩm thực giả. Chuyết ẩm thực tắc vẫn kỳ mệnh, hà tất sỉ ư bất đa da. Chuyết học vấn tắc đồng phù cầm thú thảo mộc, hà tất sỉ tài trí chi bất như tha nhân da. Cẩu sỉ tài trí bất như, tắc bất học, tắc diệc ưng sỉ ẩm thực bất như tha nhân, tắc phế ẩm thực. Dĩ thị quán chi, khởi bất đại ngộ hồ!
          Người chí-ngu, chả lẽ, mỗi ngày không ghi nhớ được một lời nói hay sao? Gom góp từng ngày cho đến hết tháng, đã ghi nhớ được ba mươi lời. Gom góp từng tháng cho đến hết năm, tức là đã ghi nhớ được ba trăm sáu mươi lời. Không lười biếng, chỉ gom góp vài năm, hẳn là đã gần với những người nghe rộng rồi! Lại nữa, mỗi ngày chỉ giữ lấy và vừa học, vừa làm một điều thiện nhỏ, gom góp từng ngày đến hết tháng, thân đã có ba mươi điều thiện. Gom góp từng tháng đến hết năm, tức là thân đã có ba trăm sáu mươi điều thiện. Không lười biếng, gom góp trong vài năm, hẳn là đã gần với bậc quân-tử vậy. Người ngu, kẻ tiểu nhân không thay đổi được, bởi vì họ không chịu học. Trung-Dung-Tử bùi ngùi mà than rằng: “Tôi thường hổ thẹn, trí không kịp người, tài không lanh lẹ, mà lại bỏ dở việc học”! Chưa thấy ai hổ thẹn về việc ăn uống không nhiều bằng người, mà lại ngưng ăn uống. Ngưng ăn uống thì thân-mệnh mất, hà tất lại hổ thẹn không ăn nhiều bằng người. Ngưng học vấn thì cùng như chim muông, cây cỏ, hà tất hổ thẹn là tài trí không bằng người. Nếu biết hổ thẹn là tài trí không bằng người mà không học, thì cũng như người hổ thẹn về việc ăn uống không bằng người rồi bỏ ăn uống. Lấy những việc đó mà xem xét, há chẳng lầm lắm vậy ư!
          Ngô diệc chí ngu dã. Mỗi sủy tài dữ trí bất đãi tha nhân giả viễn hỹ, do tri ẩm thực chi bất khả chuyết, nhi bất cảm đãi ư học dã. hành niên tứ thập hữu tứ hỹ, tuy bệnh thả khốn, nhi thủ vị thường thích quyển. Sở dĩ cụ đồng ư thổ mộc cẩm thú nhĩ. Phi cảm cầu trăn thánh vực dã, diệc phi cầu hồ văn đạt dã. Tuy hoặc bàng dương hộ đình, di do nguyên dã, dĩ tạm di dưỡng, mục quan tâm tư, diệc vị thường cảm phế ư học dã. Do thị, đăng sơn tắc tư học ký cao, lâm thủy tắc tư học kỳ thanh, tọa thạch tắc tư học kỳ kiên, khán tùng tắc tư học kỳ trinh, đối nguyệt tắc tư học kỳ minh. Vạn cảnh vô ngôn nhi thượng khả học. Nhân chi năng ngôn, tuy vạn ác tất hữu nhất thiện dã. Sư nhất thiện dĩ học chi, kỳ thùy viết bất nhiên hồ.
          Tôi cũng là người rất ngu. Mỗi khi tôi so sánh tài và trí của tôi cách người khá xa, không theo kịp được, tôi liền nghĩ rằng, việc ăn uống không thể ngưng được, thì việc học của tôi cũng không dám lười biếng. Năm nay tôi bốn mươi tư tuổi. Tuy đau yếu, mỏi mệt, nhưng tay tôi chưa từng rời quyển sách. Vì tôi sợ rằng, không khéo, tôi sẽ sa xuống cùng với chim muông, cây cỏ vậy. Tôi không dám cầu tới cõi thánh. Tôi cũng không dám cầu là người thông đạt. Tôi chỉ quanh co trong sân cỏ, lẩn thẩn nơi đồng nội, để tạm di dưỡng. Mắt xem, tâm nghĩ, nhưng tôi vẫn chưa từng dám bỏ việc học. Do vậy, khi lên núi, tôi nghĩ đến cái học về cao siêu. Khi xuống nước tôi nghĩ đến cái học về trong sạch. Ngồi trên tảng đá tôi nghĩ đến cái học về bền vững. Xem cây tùng tôi nghĩ đến cái học về trinh-tiết. Ngắm bóng trăng tôi nghĩ cái học về sáng suốt. Vạn cảnh um tùm, mỗi thứ đều có sở trường, đều có thể tìm được thầy ở trong đó mà học. Vạn cảnh không nói, ta còn có thể học được, huống chi, con người hay nói, muôn điều ác phải có một điều thiện. Một điều thiện làm thầy, để cho ta học, ai dám bảo rằng là không được!
          Trung-Dung-Tử viết: “Thế hữu cầu chi nhi hoặc bất đắc giả dã. Thế hữu cầu chi nhi tất đắc giả dã. Cầu chi nhi hoặc bất đắc giả, lợi dã. Cầu chi nhi tất đắc giả, đạo dã. Tiểu nhân chi ư lợi dã. Tuy hoặc vạn cầu nhi vạn bất đắc, nhi cầu chi di dũng. Quân tử chi ư đạo dã, cầu chi tất đắc, nhi vọng đồ hoài khiếp, tự niệm lực bất túc giả. Thử cầu lợi tiểu nhân chi tội nhĩ”. Trọng-Ni viết: “Nhân viễn hồ tai, ngã dục nhân tư nhân chí hỹ”. Ngôn cầu chi nhi tất đắc dã.
          Trung-Dung-Tử nói: “Ở đời, có thứ cầu không được. Ở đời, có thứ cầu quyết được. Cầu không được, là lợi. Cầu quyết được, là đạo. Tiểu-nhân ưa cầu lợi. Tuy vạn lần cầu, vạn lần không được, nhưng sự mong cầu vẫn mạnh. Người quân-tử hướng tâm vào đạo, cầu là quyết được, nhưng, trông vào đường đi, mang lòng khiếp sợ, tự nghĩ sức không đủ, thì đó thuộc về cái tội, như kẻ tiểu-nhân cầu lợi vậy. Ngài Trọng-Ni nói: “Điều nhân rất xa, nhưng, ta muốn làm điều nhân, điều nhân ấy tự đến”. Đó nói là cầu quyết được vậy.
 
 
Chú thích:
1. Đại-Viên Thiền-Sư ở núi Quy-Sơn, tên là Linh-Hựu, sinh ở Trường-Khê, Phúc-Châu. Ngài xuất gia năm 15 tuổi, nghiên cứu giáo lý tại chùa Hưng-Long, Hàng-Châu. Năm 25 tuổi, ngài tham học nơi ngài Bách-Trượng. Sau về dựng chùa tại núi Quy-Sơn. Ngài mất năm 83 tuổi, nhà vua sắc phong cho tên thụy là Đại-viên Thiền-Sư.
2. Bốn đại: Đất, nước, lửa, gió.
3. 6 bề thân tức là cha, mẹ, anh, em, vợ, con...
4. Thời quang là chỉ cho ánh sáng sủa thời gian.
5. Ba việc thường dùng tức là cơm ăn, áo mặc, nơi ở.
6. Ba cõi hữu lậu (tam hữu) tức là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
7. Bốn ơn: ơn cha mẹ, sư trưởng, ơn quốc gia, ơn xã hội và ơn Tam Bảo.
8. 25 hữu tức là 25 cảnh hữu tình. “Hữu” nghĩa là có nhân, có quả. Nơi ấy chúng sinh sinh ra do quả báo của mình. 25 hữu trong ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới): địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, a tu la, Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc câu lư châu, Nam thiệm bộ châu, Tứ thiên vương thiên, Đao lợi thiên, Diệm ma thiên, Đâu suất thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên, Sơ thiền thiên, Đại phạm thiên, Nhị thiền thiên, Tam thiền thiên, Tứ thiền thiên, Vô tưởng thiên, Tịnh cư (A na hàm) thiên, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
9. Ba vòng (tam luân) tức là vòng quanh trong ba cõi: dục giới sắc giới, vô sắc giới. Tam luân còn chỉ cho hoặc, nghiệp, khổ.
10. Ấm duyên
11. Sát na: chỉ cho thời gian rất nhanh.
12. Sáu giặc (lục tặc) chỉ cho 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) dính líu với 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) cướp đoạt mất những cống đức pháp tài.
13. Sáu đạo (lục đạo): Trời, người, a tu la, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
14. Đời tự phù hư: có nghĩa là đời đã có tính chất trôi nổi, giả dối không thực.
15. Ngài Minh-Giáo-Tung tức Phật-Nhật Khế-Tung Thiền-Sư, tự Trọng-Linh, hiệu Tiền-Tử ở Hàng-Châu. Ngài họ Lý ở Đàm-Tân, Đằng-Châu. Ngài nối pháp Động-Sơn, Hiểu-Thông Thiền-Sư, thuộc đời thứ 10 của phái Thanh-Nguyên. Ngài xuất gia năm 7 tuổi, 13 tuổi đắc độ, 19 tuổi đi tham học các nơi. Ngài thường đem theo tượng Quán-Âm và mỗi ngày niệm danh hiệu Bồ tát một vạn lần. Ngài làm bộ luận Nguyên-Giáo để chống lại sự bài bác của Hàn-Dũ. Vua Tống-Nhân-Tôn ban cho ngài bảo hiệu là “Minh-Giáo”.
16. Năm vị: Hương vị trong thức ăn có: mặn, đắng, chua, cay, ngọt. Nhưng 5 vị nơi đây, Thiền-Sư chỉ cho 5 trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc.
17. 12 bộ kinh: Tức là 12 thể loại trong kinh: 1) Tu đa la (Sùtra): Khế kinh hay Trường hàng. 2) Kỳ dạ (Geya): Ứng tụng hay Trùng tụng. 3) Già đà (Gàtha): Phúng tụng hay Cô khởi tụng. 4) Ni đà na (Nidàna): Nhân duyên. 5) Y đế mục đa (Itivrtaka): Bản sự. 6) Xà đa già (Jàtaka): Bản sinh. 7) A tỳ đạt ma (Adbhuta-dharma): Vị tằng hữu. 8) A ba đà na (Avadàna): Thí dụ. 9) Ưu bà đề xá (Upadesa): Luận nghĩa. 10) Ưu đà na (Udàna): Tự thuyết. 11) Tỳ phật lược (Vaipulya): Phương quảng. 12) Hòa già la (Vyàkarana): Thụ ký.
18. Ly niệm thanh tịnh: Chỉ cho bậc A la hán.
19. Cô-Sơn-Viên Pháp-Sư, tức Thích-Trí-Viên, tự Vô-Ngoại, tự hiệu là Trung-Dung-Tử. Ngài tu học nơi Phụng-Tiên, Thanh-Nguyên. Sau ngài ở Tây-Hồ, Cô-Sơn viết sách, tiếp chúng tới học. Ngài viên tịch năm 47 tuổi. Vua Tống-Thần-Tôn ban pháp-thụy cho ngài là “Pháp-Tuệ Đại-Sư”.
20. Tuyết-Sơn cầu pháp: Tiền thân của đức Thích-Tôn, tu hạnh Bồ Tát tại Tuyết Sơn gieo mình cho quỉ la sát ăn để cầu nửa bài kệ.
21. Thiện-Tài tầm sư: Ngài Thiện-Tài cần cầu tham học nơi 53 bậc thiện-tri-thức.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.25/7/2016.MHDT.
 

No comments:

Post a Comment