TÔN GIÁO CỦA DÂN CHỦ
Thích Châu Viên trích dịch
từ cuốn sách “Đạo Đức Học Phật Giáo” của giáo sư tiến sỹ Phra Dharmakosajarn
Thích Châu Viên trích dịch
từ cuốn sách “Đạo Đức Học Phật Giáo” của giáo sư tiến sỹ Phra Dharmakosajarn
Đầu tiên, nền tảng của quyền tự do hay sự tự do trong đạo Phật được đề cập sớm trước khi mà chúng ta thường hay nhắc đến quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do trao đổi thông tin. Như ngài Walpola Rahula đưa ra lời nhận xét “tự do tư tưởng chỉ xuất hiện trong đạo Phật, mà chưa từng nghe qua một nơi khác trong lịch sử tôn giáo”[2] Thúc đẩy sự tự đo là điều kiện cần thiết trong đạo Phật vì mục đích cao nhất của Phật giáo là Vimutti hay tự do thoát khỏi mọi sự ràng buộc của cuộc sống.
Thứ hai, đức Phật là người thầy đầu tiên đưa ra tiếng nói chống lại chế độ giai cấp mà giai cấp đó chỉ được đặt trên nền tảng đức tin bởi Phạm Thiên (Brahma), người sáng tạo ra con người và làm cho họ bất bình đẳng từ lúc mới sinh ra. Như đức Phật đã từng dạy trong kinh tập (suttanipatā) ‘không phải bởi sinh ra mà một ai trở thành kẻ ruồng bỏ, không phải bởi sinh ra một ai trở thành người tri thức. Mà bởi ngay chính hành động người đó trở thành kẻ ruồng bỏ, và chính ngày hành động người đó trở thành người tri thức”[3] Thêm vào đó để xóa bỏ chế độ giai cấp, đức Phật phản đối việc thực hành phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Ngài cố gắng nâng cao vị thế của người phụ nữ và giúp nhận diện tầm quan trọng của họ trong xã hội. Nhân dịp Đức Vua Ba Tư Nặc (pasenadi) viếng thăm đức Thế Tôn và cằn nhằn với Ngài về việc Hoàng Hậu Mạt Lợi vừa mới hạ sanh một tiểu công chúa. Thế Tôn ai ủi và động viên Đức Vua, “Con gái có thể chứng minh tốt hơn con trai. Cô ấy khi trưởng thành có thể là người phụ nữ khôn ngoan, đạo đức và trở thành một người vợ chung thủy biết tôn trọng mẹ chồng.”[4] và việc thiết lập giáo đoàn Ni chúng là minh chứng nói lên tính bình đẳng của đức Phật đối với phụ nữ.
Thứ ba, nền tảng của tình người được đức Phật nói rất rõ khi ngài khuyên chúng ta nên nuôi dưỡng lòng từ bi và xem chúng sinh như những người thân trong những kiếp trước của ta. Đức Phật dạy rằng “trong vô thỉ kiếp của chuỗi tái sinh (samsara). Khởi điểm của sự tái sinh không biết bắt nguồn từ điểm nào sớm nhất là bởi vì con người bị che lấp bởi sự vô minh và bị trói buộc bởi ái dục. Cho nên, điều đó không dễ gì tìm ra một chúng sinh chưa từng là mẹ là cha, anh, em ruột thịt, con trai, con gái trong chuỗi dài tái sinh này”[5]
Giáo hội tăng già hay hàng chúng tỳ kheo là hiển thị của xã hội dân chủ, là khi mà được được xây dựng trên nền tảng của tự do, bình đẳng, và tình người. Đức Thế Tôn so sánh tăng đoàn của ngài với biển cả bao la, giống như những con sông mạnh mẽ sau khi đổ ra biển cả, không còn ai gọi tên những con sông này nữa, vì tên chúng nay được thay thế bằng tên của biển cả; cũng như thế, khi những người thuộc 4 giai cấp khi xuất gia đi tu trở thành tu sĩ rồi tuân theo giáo pháp và giới luật lập nên bởi như lai, không còn ai gọi tên cũ và giai cấp của những người nầy nữa, vì những tăng sĩ nầy nay được gọi là những con người thuộc dòng họ Đức Phật Thích Ca.[6]
Đức Phật không chỉ định ai là người kế thừa trước khi ngài nhập Niết Bàn. Ngài chỉ đơn giản nói, ‘này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình; hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một ai khác.’[7] Từ đó trở về sau giáo lý và giới luật được chứa đựng trong tam tạng kinh điển (tipitaka) và được thực hiện như là hiến pháp phật giáo trên quy tắc dân chủ trong tăng đoàn.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.8/6/2016.MHDT.
No comments:
Post a Comment