1. Hoàng hậu Mada nằm mộng thọ thai
Hoàng hậu Mada (Maya), vợ vua Tịnh Phạn (Suddhodana), trong lúc ngủ đã mơ thấy một con voi chiến màu trắng có sáu chiếc ngà, từ ngọn núi vàng theo luồng ánh sáng bay xuống gần bà, tặng cho bà một đóa hoa sen. Sau đó, bà liền thụ thai.
2. Thái tử đản sanh bảy bước hoa sen nở
Vào đêm trăng tròn tháng 4 năm 625 trước công nguyên, Đức Phật đản sinh tại vườn Lâm-Tì-Ni.
Sau khi sinh ra, ngài bước bảy bước, mỗi bước xuất hiện một đóa sen nâng gót tịnh (còn gọi là bộ sinh liên). Ngài tuyên bố: “Thiên thượng thiên hạ. Duy ngã độc tôn”
3. Lễ đặt tên Thái tử và lời tiên tri chấn động
Trong lễ đặt tên cho Thái tử, Tiên A Tư Đà (còn gọi là ẩn sĩ Kaladevila), một trong những vị ẩn sĩ danh tiếng nhất lúc bấy giờ xin phép được vào diện kiến dung nhan Ngài, vừa nhìn thấy Thái tử, A Tư Đà liền quỳ xuống vái lạy và tiên đoán sau này Thái tử sẽ xuất gia tu hành và trở thành bậc Chánh đẳng giác, độ thoát chúng sinh.
4. Thái tử trổ tài văn võ, kết hôn với công chúa Da Du Đà La
Trong cuộc thi kén phò mã, Ngài đã nâng được cây cung nặng nhất vương và thuần phục con ngựa hoang Kiền Trắc. Được công chúa Da Du Đà La ưng chọn làm chồng.
5. Chứng kiến 4 tướng khổ của đời người.
Một hôm Thái tử dạo chơi ở bốn cổng thành và chứng kiến 4 cảnh đời đó là tuổi già, bệnh tật, chết chóc và tu hành.
6. Nửa đêm từ biệt vợ con, rời cung xuất gia
Sống với Da Du Đà La được 13 năm và có một hoàng nam là La-Hầu-La. Đêm hôm đó, sau bữa tiệc rượu, Thái tử ngắm vợ con lần cuối rồi lên ngựa Kiền Trắc vượt sông Anoma.
7. Kiếm huệ xuống tóc, ngộ Trung Đạo, xả bỏ khổ hạnh.
Ngài dùng kiếm cắt tóc của mình, tỏ ý định kiên quyết xuất gia. Tháo tất cả phục sức quý hiếm trên người giao cho người hầu Sa Nặc và bảo hắn trở về. Năm đó Thái tử vừa tròn 29 tuổi.
8. Ngộ Trung Đạo, xả bỏ khổ hạnh.
Ngài theo học đạo với hai vị đạo sư nổi tiếng bấy giờ là A-la-lã và Uất-đầu-lam-phất, nhưng Ngài nhận ra những cách tu hành ép xác của hai vị đạo sư và 5 anh em Kiều-Trần-Như không đưa con người ta tới giác ngộ và giải thoát. Khi nghe tiếng đàn của Phạm Thiên, Ngài ngộ ra con đường Trung Đạo, vì thế Ngài bắt đầu ăn uống trở lại. Điều này làm anh em Kiều-Trần-Như bỏ đi.
9. Mục nữ cúng dường
Nàng Sujata dâng cho Ngài bát cháo sữa, sau khi dùng bữa xong, ngài ném bát xuống sông phát nguyện “Thề nếu chứng đạo, bát này xin trôi ngược dòng”. Sau đó Ngài bắt đầu thiền định.
10. Quán tưởng duyên khởi. Long Vương hộ pháp.
Trong những ngày Ngài ngồi thiền, Ma vương cùng các công chúa liên tục quấy rối, nhưng Ngài đã chiến thắng những u mê ham muốn của trần thế.
Vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch năm 588 trước công nguyên, vào lúc bình minh khi sao Mai vừa mọc, Ngài phá tan được màn vô minh, giác ngộ Tứ đế, đó là Khổ đế (nỗi khổ), Tập đế (nguyên nhân khổ), Diệt đế (diệt khổ), Đạo đế (con đường diệt khổ).
11.Ma Vương đầu hàng. Chứng Vô Thượng Chánh Giác.
Vậy là sau 49 ngày thiền định, Ngài đã giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35, trở thành Đức Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Thế tôn.
12. Tại Lộc Uyển sơ Chuyển Pháp Luân độ 5 Tỳ-kheo
Tại Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-La-Nại, Đức Phật bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là “Chuyển Pháp Luân”, 5 anh em nhà Kiều-Trần-Như trở thành 5 đệ tử đầu tiên (còn gọi là Tỳ-kheo)
13. Phạm Thiên thỉnh Phật Chuyển Pháp Luân
Hai thương buôn Tapussa và Bhallika là hai người quy y Nhị Bảo.
Đức Phật thuyết pháp cho công tử Yasa, sau đó Ngài cho Yasa và 54 người bạn của công tử xuất gia. Cùng với 5 anh em Kiều-Trần-Như là 60 vị đệ tử A-La-Hán đầu tiên.
Cha mẹ, vợ của Yasa là những người quy y Tam Bảo.
14. Độ hơn ngàn đệ tử
Ðức Phật giảng bài Kinh Lửa Cháy cho anh em Ma-Ha Ca-Diếp cùng với hơn 1000 đệ tử của họ, sau đó họ trở thành đệ tử của Ðức Phật và đắc quả A-la-hán.
15. Đức Phật về cung thăm người thân
Đức Phật đến xứ Ma-kiệt-đà thuyết pháp độ sanh, Ngài ở tại tịnh xá Trúc Lâm. Biết tin ấy, vua Tịnh Phạn truyền sứ giả thỉnh Ngài trở về, nhưng 9 sứ giả đi đều không trở về mà xin ở lại thọ giới xuất gia.
Lần thứ 10, công chúa Da Du Đà La đã xin vua cha cho hoàng nam La-Hầu-La đi gặp và xin gia tài của Đức Phật.
La Hầu La sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp đã xin được xuất gia, nhập vào Tăng đoàn.
Vua Tịnh Phạn buồn khổ, sau đó vua yêu cầu Đức Phật không cho phép giới tử xuất gia mà chưa được cha mẹ đồng ý. Đức Phật nhận lời.
16. Dưới gốc cây Bồ Đề thuyết pháp cho chư thiên
Rất nhiều người đã được nghe Đức Phật thuyết pháp và xin gia nhập Tăng đoàn.
17. Đức Phật nhập Niết Bàn dưới hai cây SALA
Sau khi thuyết pháp độ đời 45 năm, ngày rằm tháng 4, năm 543 trước Tây lịch, đức Phật thị hiện nhập Niết-bàn ở rừng cây sa-la gần thành Câu-thi-na, hưởng thọ 80 tuổi.
18. Cuộc đời vĩ đại của Đức Phật.
Mặc dù cuộc đời Đức Thích Ca Mâu Ni có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận Đức Phật là một nhân vật lịch sử và là người đã khai sáng Phật giáo.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.21/6/2016.MHDT.
No comments:
Post a Comment