Sunday, 24 August 2014

  Đức Phật Thích Ca Có Phải Là Đức Vô Lượng Thọ Phật?

                                    
                                   
                                     Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà hoàn toàn là hai người khác nhau, trong kinh dạy rất rõ ràng nguồn gốc của hai đức Phật này. Hai vị Phật này là hai nhân vật thật sự không hư dối trước thời kỳ của đức Bảo Tạng Như Lai cách nay vô lượng a tăng kỳ kiếp số. Lúc đó ở cõi Diêm Phù Đề, có cõi tên là San Đề Lam, thọ mạng của con người thời bấy giờ là 84 ngàn tuổi (khởi đầu của kiếp mới, (khởi đầu của một kiếp, con người thọ mạng đến 84.000 ngàn tuổi rồi cứ mỗi một trăm năm con người giảm xuống 1 tuổi và thấp xuống một lóng tay, giảm đến đến 10 tuổi thì dừng (gọi là kiếp giảm), rồi cứ mỗi 1 trăm năm thì con người tăng lên 1 tuổi cho đến 84.000 tuổi (gọi là kiếp tăng) 1 giảm và 1 tăng thì gọi là đại kiếp. Mà thời của cõi nưới San Đề Lam thì cách nay đã trải qua a tăng kỳ kiếp không thể tính đếm).
        Lúc đó đức Bảo Hải có một người con trai, người con này xuất gia thành Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai đầy đủ mười tôn hiệu, quốc vương nước đó tên là Ly Tránh (Vô Tránh Niệm - tức là Vô Lượng Tịnh) Ngài Bảo Hải là đại Thần của vị vua đó, đức Bảo Hải đã trải a tăng kiếp thực hành đạo Vô Thượng, khuyến hóa vô lượng ức do na tha chúng hữu tình phát tâm Bồ đề Vô Thượng trong khắp mười phương. Đức vua Ly Tránh đó cũng phát tâm bồ đề thực hành đạo vô thượng, chọn cõi nước thanh tịnh trang nghiêm, và được đức Bảo Tạng Thế Tôn thọ ký sau này sẽ ở cõi nước An Lạc thành Phật hiệu là A Di Đà. Còn Ngài Bảo Hải thì chọn cõi nước ngũ trược ác thế để giáo hóa chúng hữu tình, khiến họ mau thoát khỏi đau khổ của sinh tử.
        Thật ra, đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn vốn đã thành Phật từ lâu, pháp thân của Ngài chính là Tỳ Lô Giá Na, Báo thân chính là Lô Xá Na. Nhưng vì chúng sinh mê muội không biết cứ mãi nhìn theo con mắt sinh tử cho rằng đức Phật Thích Ca chỉ mới thành Phật cách đây trên 2600 năm. Thật ra đó, chỉ là ứng (hóa) thân Phật. Chúng ta thấy trong Phật giáo có giống như vở tuồng trên sân khấu không? Thật là không khác chút nào. Đạo lý này cần phải nghiên cứu học thật kỷ giáo lý của Phật giáo, thì sẽ không còn một nghi ngờ nào hết. Nhưng đó là một giáo lý của hàng đại thừa Bồ tát, căn cơ như chúng ta sẽ không bao giờ thấu đạt, nhưng nếu Phật hộ trì và gia hộ cho mới có thể kham nổi. Vì là một giáo lý của đại thừa, cho nên chúng ta cũng không cần phải giải mã những nghi ngờ đối với tầm hiểu biết của chúng ta. Do đó, chỉ cần học theo những pháp hợp căn cơ với chúng ta và thực hành nghiêm túc là được.
        Chúng ta có thể thấy, cũng bởi vì có sự khác biệt từ thấp lên cao, mà có người mang thân là Phật tử xuất gia lẫn tại gia, khi thọ giáo những diệu Pháp của đại thừa Phương Đẳng, họ không nhận biết trái lại đem so sánh với các Pháp của các hàng tiểu quả, cho nên sanh tâm phỉ báng là như vậy.
        Nếu đạo hữu muốn hiểu đạo lý này cần phải thực nghiệm và nghiên cứu giáo lý của Phật thật sâu sắc mới hòng hiểu thấu đáo, bên cạnh đó cần phải phát tâm Bồ đề Vô Thượng, nương vào đó mới hòng hiểu được nguồn pháp xuất thế luôn luôn lưu chuyển của chư Phật trong mười Phương. Chúng ta nên nhớ cho thật kỷ rằng, giáo lý của Phật giáo là bao trùm hết chín Pháp giới chúng sinh (1. Bồ tát, 2. Duyên giác, 3. Thanh văn, 4. Trời, 5. Người, 6. Thần, 7. Địa Ngục, 8. Ngạ quỷ và 9. súc sanh) chớ không chỉ dành riêng cho loài người nói chung, ở bản thân của chúng ta nói riêng.
        Trở lại thắc mắc của đạo hữu là đức Phật Thích Ca là đức Phật Vô Lượng Thọ. Đúng vậy, mà không chỉ đức Phật Thích Ca mà đức Phật Dược Sư hay bất luận đức Phật nào trong mười phương thế giới cũng đều là từ Pháp giới tạng thân của đức Vô Lượng Thọ.
        Trên phương diện lịch sử như đã nói ở trên thì hai đức Phật này hoàn toàn khác nhau. Nhưng đối với sự rốt ráo tận cùng viên mãn thì không có một vị Phật nào rời khỏi được pháp giới Tạng Thân A Di Đà Phật. Vì sao? Vì tất cả như dòng nước ở biển, chúng ta đem nước đó đổ vào bất cứ ở đâu cũng đều dung nạp mà không có sự trở ngại nào hết. Tuy nhiên, nếu đem đổ vào ao, hồ rạch v.v... thì lượng nước kia sẽ có sự giới hạn của nó, nhưng tánh của nó hoàn toàn không thay đổi cũng không khác biệt, đó chính là tánh ướt. Cũng vậy, chư Phật thành Phật đều là viên mãn tận cùng và rốt ráo, nhưng có giới hạn là chính là bản nguyện đi vào từng quốc độ khác nhau, để hiện đủ phương tiện, như hiện đản sanh, quanh quầng bên ngũ dục, xuất gia, điều ma, thành đạo rồi nhập Niết bàn. Mọi việc như thế cũng chỉ vì hợp với căn tánh, nghiệp báo của chúng sinh mà hóa hiện, chớ thật sự không có thật, càng không không bị lung chuyển hay rời khỏi tòa Kim Cang nơi Pháp thân thường hằng. Tánh giác không bị cuốn theo vòng nghiệp báo của chúng sinh. Tuy ứng hiện trong khắp mười Phương cõi Phật để hóa độ chúng sinh, nhưng Pháp thân chưa hề lay chuyển, hay có đến có đi, có sanh có diệt. Tất cả những thứ đó giống như trò ảo thuật vậy, bởi vì sao? Vì chúng sinh phiền não, điên đảo, nên mới có thấy các Phật sự như thế. Như người bị bệnh mắt, thấy hoa đớm trong hư không, nhưng đối với người không bị bệnh thì không thấy. Vậy rốt rồi cái nào là đúng, có người thấy hoa đớm trên không, nhưng người không bệnh thì không thấy? Tất cả đều không có, chỉ qua là do tâm khởi vọng tưởng nên sanh ra trăm sai vạn biệt, thường-đoạn, còn-mất, người-chúng sinh v.v... tất cả đều là như hoa đớm trên không không khác.
        Giáo lý của Phật đà thật là quá tuyệt diệu, và có năng lực nhổ tận gốc nguồn cội của sinh tử. Nhưng chúng ta bởi nghiệp nặng, phước mỏng, lại không có trí huệ, chỉ dùng theo cái thấy, nghe phân đoán theo trí thông minh (không phải trí huệ) do tích lũy âm đức từ nhiều đời trước còn sót lại. Rồi sinh ra, nghi ngờ và hủy báng, hiện tượng này thấy rất nhiều trong thời này. Do đó, mà không thể thoát được vòng sinh tử. May thay, đức Phật dạy chúng ta một pháp môn thâu nhiếp hết tất cả để có thể giải thoát được sinh tử ngay trong kiếp này, đức Phật thật quá từ bi.
        Do đó, chúng ta nên thực hành theo những gì chúng ta hiểu thấu đáo và tiến bước tìm hiểu sâu vào giáo lý, không nên đi theo những người tà kiến vô tri, sanh tâm phân biệt pháp này hay hơn pháp kia, cái này không do Phật nói, cái kia không nằm trong giáo lý của Phật giáo v.v....Đã là Phật tử hiểu giáo lý của Phật đà, thì phải biết quý trọng thời gian của mình, đừng để nó trôi qua (rất nhanh) mà hối hận. Hãy cố gắng dụng công chân thật, thành khẩn và tha thiết để sớm được nương vào bản thệ nguyện của chư Phật mà thoát khỏi vòng sinh tử này.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.25/7/2014.

No comments:

Post a Comment