Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Hằng năm, trong khoảng từ ngày Phật Đản cho tới lễ Vu Lan, là thời gian chư Tăng Ni nhập Hạ, nghĩa là vào mùa Hạ, chư vị tu sĩ ở rải rác tại nhiều địa điểm cùng vân tập về một nơi, thường là một ngôi chùa lớn, để tích cực tu học, không bước chân ra khỏi khuôn viên nhà chùa.
Khởi đầu mỗi khóa Hạ là ngày Phật Đản, nhằm ngày Rằm tháng Tư Âm Lịch và kết thúc vào ngày lễ Vu Lan, nhằm ngày Rằm tháng Bảy Âm Lịch. Thời gian này còn gọi là mùa An Cư kiết Hạ. Tuy chỉ có ba tháng, nhưng là ba tháng tích cực tu học, cho nên nhà Phật tính ba tháng này là một tuổi Hạ.
Để rõ nghĩa vấn đề “tuổi Hạ” này, chúng tôi xin trích dẫn lời dạy của hòa thượng Thích Thiện Siêu như sau:
…”… Ngày Rằm tháng Bảy còn được gọi là ngày Tăng Thọ tuế. Thọ tuế là nhận tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh ra đủ năm 12 tháng thì mới gọi là tròn một tuổi. Nhưng trong luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật không tính tuổi theo năm tháng kiểu thế gian trên — mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15 tháng Tư đến 15 tháng Bảy âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ Cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ.
Cho nên chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị Tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp. Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi hạ là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày rằm Tự tứ, tức là rằm tháng 7, sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, đúng theo Luật Phật chế, 20 tuổi thì được thọ giới Tỷ-kheo, nhưng vì thiếu duyên, có vị 25 tuổi mới thọ giới Tỷ-kheo và sau khi thọ giới mỗi năm đều có kiết hạ. Nếu vị ấy viên tịch vào tuổi 70, thì vị ấy được 45 tuổi hạ và 70 tuổi đời. Nếu một vị Tỷ-kheo thọ giới rồi mà không an cư lần nào cả thì coi như vị ấy hoàn toàn không có tuổi hạ, khác với cha mẹ sinh ta ra, dù ta có làm hay không làm gì đi nữa, hoặc giả có ngủ cả năm đi nữa thì tròn một năm cũng vẫn được tính tuổi từng năm một.
Trái lại, vị Tỷ-kheo thì phải có kiết giới an cư thì mới nhận tuổi, còn không an cư, thì không tính hạ lạp, cũng gọi là giới lạp, pháp lạp…”…
Thưa quý thính giả,
Truyền thống an cư kiết hạ này bắt nguồn từ thời đức Phật tại thế. Vào thời đó, chư tăng Ni không nấu ăn, mà mỗi buổi sáng, chư vị cùng nhau ôm bình bát đi khất thực đủ cho bữa trưa, gọi là Ngọ Trai. Ngoài việc đó, tất cả thời giờ đều tận dụng vào việc hành Thiền, thanh lọc thân tâm với mục tiêu giải thoát.
Nhà Phật coi sự khất thực như thế là việc tốt cho cả giới tu sĩ và dân chúng. Đối với tu sĩ thì việc khất thực chỉ đủ ăn từng ngày sẽ khiến cho quý vị ấy xả bỏ thói quen tích lũy, nguồn gốc của tâm Tham, lại dùng được tất cả thời gian trong cuộc đời để miệt mài tu tập, không bị chia trí.
Đối với dân chúng thì sự kiện cúng dường chư Tăng Ni sẽ tạo thói quen tốt cho hạnh tu bố thí, xả bỏ.
Thế nhưng tại Ấn Độ vào mùa Hạ thì lại mưa nhiều, nên khí hậu và đất đai rất ấm thấp. Do đó, côn trùng sinh trưởng khắp mặt đất. Vì lòng từ bi tỏa rộng tới cả muôn loài chúng sinh, đức Phật muốn tránh mọi sự đau đớn, nên Ngài chế ra khoảng thời gian chuyên tâm tu học trong một địa điểm, gọi là an cư kiết Hạ,để tu sĩ không đi ra ngoài, không giẫm đạp lên các sinh vật nhỏ bé bò lê la dưới đất.
Vào thời đó, thực phẩm của chư Tăng Ni hoàn toàn trông vào sự khất thực hằng ngày. Nay vì phải ở lại trong chùa, không thể đi ra ngoài khất thực, nên dân chúng thân hành mang phẩm vật lên chùa để cúng dường chư vị Tăng Ni, trong tinh thần tứ chúng đệ tử Phật hỗ trợ lẫn nhau, chư Tăng Ni bố thí các lời dạy gọi là Pháp thí và dân chúng bố thí phẩm vật để chư vị thọ dụng gọi là Tài thí. Sự bố thí này được dùng bằng từ ngữ cung kính gọi là cúng dường.
Truyền thống đó vẫn được tứ chúng Phật tử gìn giữ và thực hành suốt chiều dài của lịch sử Phật giáo từ trên hai ngàn rưởi năm nay.
Để quý thính giả có thêm tài liệu về tinh thần liên đới trách nhiệm giữa tứ chúng đệ tử của đức Phật, là chư Tăng, chư Ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ, chúng tôi xin kính gửi tới quý vị một bài phân tích rất minh bạch của Ni Sư Thubten Chodron, trích từ cuốn Buddhism for Beginners.
Ni sư là người Hoa Kỳ, đã viết nhiều sách giảng dạy Phật pháp như Open Heart & Clear Mind, How to Free Your Mind, Taming the Monkey Mind, Cultivating a Compassionate Heart, Blossoms of the Dharma, vân vân….
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về cuốn sách này như sau:
“Cuốn Buddhism for Beginners được viết cho người muốn tìm hiểu những điều căn bản nhất của đạo Phật, và cách ứng dụng những điều căn bản đó vào đời sống hằng ngày. Nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho độc giả”.
Câu hỏi trong cuốn sách là:
- Xin cho biết về sự liên hệ giữa chư Tăng Ni và các cư sĩ Phật giáo?
Ni Sư Thubten Chodron đáp:
- Như đức Phật đã quy định, bổn phận của chư Tăng, Ni, là giữ gìn trọn vẹn giới luật đã nguyện hứa, đồng thời học và thực hành Phật pháp, rồi đem sự hiểu biết đó hướng dẫn lại cho Phật tử tu hành.
Về phần giới cư sĩ Phật tử thì cung cấp những sự cần thiết cho đời sống của người tu sĩ, như nơi cư trú, y phục, thực phẩm và thuốc men. Sự phân nhiệm này có mục đích dành cho giới tu sĩ có nhiều thì giờ để chuyên tâm học hỏi và hành thiền, để họ mau tiến bộ trên đường tu tập, để rồi qua sự tiến bộ của họ, sự truyền dạy giáo pháp lại cho giới cư sĩ cũng đạt được nhiều hiệu quả.
Mối quan hệ này đã lưu truyền trong khắp các truyền thống Phật giáo, dù khác hình thức.
Tại các tu viện Thiền Tông ở Trung Hoa, làm lụng ngoài đồng được coi là một phần của việc tu hành, chư Tăng, Ni phải làm ruộng, học giáo lý và tu tập thiền.
Tại Thái Lan thì lại khác, vì lời hứa khi thọ giới là không cất giữ tiền bạc được thi hành triệt để, nên cư sĩ Phật tử không những chỉ cung cấp tứ sự cúng dường gồm nơi ở, y phục, thực phẩm và thuốc men, mà còn nhận lãnh luôn cả những việc lao động khác trong tu viện, để giúp chư tăng ni chuyên tâm tu hành.
Tại Châu Á, chư Tăng, Ni thường được giới cư sĩ Phật tử kính trọng và săn sóc chu đáo, vì Phật tử tại những nơi đó vốn có truyền thống tôn quý Phật pháp. Dù là vậy, tu sĩ nên tự coi mình như những người phục vụ, để không trở thành kiêu ngạo khi được Phật tử cung kính cúng dường. Nếu tu sĩ lại nổi lên tâm kiêu ngạo khi hưởng sự cung kính, thì đường tu của chính họ lại bị thoái hóa.
Tại phương Tây thì mối quan hệ giữa giới tu hành và giới cư sĩ vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng dân chủ, và ít phân chia giai cấp, vốn sẵn có trong bản chất của các xã hội Tây Phương. Như thế cũng có điều lợi, mà cũng có điều bất lợi. Thí dụ, người tu sĩ Tây Phương không luôn luôn được tu viện, hoặc nơi họ cư ngụ, cung cấp đầy đủ về mặt tài chính, cho các chi phí trong đời sống. Kết quả là có những Tăng Ni phải kiếm thêm việc làm bên ngoài, để có đủ tiền chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết của bản thân. Có người kiếm đủ sống qua ngày, nhưng khi ốm đau, hoặc muốn đi tầm sư học đạo, hoặc tham dự những khóa thiền thất, thì họ sẽ gặp khó khăn về chuyện tiền bạc….”…
Thưa quý thính giả,
Như thế, truyền thống cúng dường vốn là một tập tục rất quan trọng và tốt đẹp của nhà Phật. Cúng dường cũng chính là bố thí, chỉ khác nhau ở danh xưng. Về sự khác trong danh xưng và ý nghĩa sâu xa của bố thí, chúng tôi xin kính gửi tới quý thính giả một bài pháp của thượng tọa Thích Nhất Chân, phân tích rõ ràng như sau:
… »… Cúng dường và bố thí vốn cùng một nghĩa “cho“. Cái gì của mình mà có thể đem ra “cho” người khác, thì gọi là “cho“.
Cũng cùng một nghĩa, song tùy theo trường hợp hay hoàn cảnh mà nghĩa “cho” này có những tên gọi khác nhau. Thông thường thì chỉ gọi là “cho“, trường hợp khác thì gọi là “tặng“, đôi khi gọi là “biếu“. Riêng danh từ “bố thí” được dùng để chỉ trường hợp “cho” những người bần cùng nghèo khổ. Và trường hợp khi một người Phật tử đem những gì của mình ra “cho” Tam Bảo, vốn là nơi nương tựa của mình, thì gọi là “cúng dường“.
Còn nghĩa “tặng” là “cho” giữa những người ngang hàng với nhau, “cho” để kết tình thân hay cốt để gây một ấn tượng tình cảm tốt đẹp mà thôi, thì gọi là “tặng“.
Trong thế gian không có nghĩa “cúng dường“, song có nghĩa “bố thí“. Tuy nhiên nghĩa “bố thí” trong Ðạo không giống với nghĩa “bố thí” của thế gian.
Ðạo pháp không nhìn “bố thí” theo chiều hướng “kẻ cả” hay “ra ân” mà theo một chiều hướng tâm linh rất thâm sâu, bao gồm nhiều ý nghĩa của Ðạo. Chúng ta hãy khảo sát một cách tổng quát về nghĩa Ðạo của bố thí như sau :
Bố thí gồm có ba thành phần chính : một là người cho, hai là vật để cho và ba là người nhận. Thiếu một trong ba thành phần này thì pháp bố thí sẽ không thành lập được. Trong ấy, vật để cho là mối liên kết giữa người cho và kẻ nhận. Vật này trước hết phải thuộc quyền sở hữu của người cho. Đem cho một vật không phải của mình, thì không thành nghĩa bố thí được. Sau khi cho, vật ấy thuộc về người nhận, và người cho không còn quyền hạn gì đối với vật ấy nữa.
Cho như thế có nghĩa là “xả bỏ” các sở hữu của mình, xả bỏ những gì mà mình có.
Tại sao lại phải xả bỏ các sở hữu của mình ?
Con đường giải thoát trong Ðạo Phật cho thấy rằng sự hiện hữu của mỗi hữu tình chúng ta là một sự ràng buộc trói chặt chằng chịt vào nhau.
Cái tâm thức mà là chúng ta một khi đã trói dính vào thân này, thời phải trói dính vào quần áo, nhà cửa, đồ ăn thức uống v.v… để nuôi dưỡng và duy trì thân này.
Một khi tâm thức ấy đã trói chặt vào thân ấy và cho đó là Tôi, thì nó sẽ trói chặt luôn vào vợ tôi, con tôi, nhà cửa gia sản của tôi, bạn bè thân quyến của tôi…
Khi Ðạo pháp nói rằng chúng ta bị trói dính vào luân hồi biến chuyển đau khổ, chúng ta không được giải thoát, tức có nghĩa là chúng ta, hay đúng hơn cái tâm thức mà là chúng ta, bị trói chặt vào thân này và các sở hữu khác của nó.
Thế nên giải thoát có nghĩa là cởi tâm thức ra khỏi các trói chặt của thân và các sở hữu. Tâm thức tự trói mình vào các thứ ấy bằng tâm ái luyến, nên chính tâm thức cũng phải tự cởi mình ra bằng tâm thoát ly hay tâm xả bỏ các pháp sở hữu ấy….. »…
Thưa quý thính giả,
Trong một bài trước, chúng tôi đã trình với quý vị rằng “… các vị Sư trong nhà Phật được tôn là Trưởng Tử Như Lai, là con lớn của đức Phật — với ý nghĩa về mặt tinh thần – có nhiệm vụ dìu dắt các em ra khỏi bến mê.
Trưởng Tử Như Lai là người noi theo gương giáo hóa chúng sinh của đức Phật, làm công việc đức Phật ủy thác, là Đạo Sư. Cho nên chúng tôi đã thưa rằng từ ngữ Sư trong nhà Phật rất cao quý. Sư là Thày dạy đạo, đưa chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử, chấm dứt trôi nổi trong vòng luân hồi. Vì sứ mạng cao quý như thế cho nên trong đạo Phật, địa vị của Tăng Ni được coi rất trọng. Nhiệm vụ của Phật tử, gọi là cận sự, tức cư sĩ, là phải cung kính cúng dường chư Tăng Ni 4 món cần thiết trong đời sống, gọi là “Tứ sự cúng dường” gồm y phục, thực phẩm, nơi ở và thuốc men.
Tại sao lại phải đặc biệt cung kính khi cúng dường?
Đó là để tỏ rõ lòng tôn kính vị Sư, bậc Thày dẫn dắt ra khỏi bến mê, bước lên bờ giác, chấm dứt mọi nỗi đau khổ. Cho nên đôi khi chúng ta trông thấy trong những buổi lễ dâng y, hoặc trai tăng, thí chủ dâng lễ vật đồng thời còn xụp lạy những Tăng Ni thọ nhận, cũng là vì theo truyền thống cung kính cúng dường.
Chung quanh vấn đề “xụp lạy giữa người và người” này, đã nảy sinh ra một số suy nghĩ lấn cấn, có lẽ chúng ta cũng nên biết tới.
Giới chủ trương duy trì sự “người lạy người” thì cho là lạy như thế để mài tâm, xả bỏ sự kiêu ngạo, rèn luyện đức khiêm cung.
Giới không đồng ý thì cho rằng lạy trong trường hợp này là Phật tử lạy các vị Sư, cho là lạy sẽ được phước. Như thế thì không có sự “mài tâm” trong đây, mà là một dấu hiệu của tâm Tham tiềm ẩn. Sự kiện lạy một vị trung gian tâm linh, vốn là biểu tượng của thế giới huyền bí, ở một vị trí có thể ban phúc giáng họa, thì không thể làm cho người lạy trở thành khiêm cung, mà có lẽ chỉ tăng trưởng nỗi sợ sệt, hoặc lòng ham muốn được phước mà thôi.
Nhìn những cụ già mái tóc bạc phơ, quỳ ngoài sân xì xụp lạy để tác bạch lên chư Tăng Ni ngồi bên dẫy bàn ăn trong buổi lễ cúng dường Trai Tăng, người ngoài cuộc cảm thấy trong lòng sao mà bất nhẫn quá.
Những quang cảnh giống như đang sống trở lại thời phong kiến ấy liệu sẽ có ảnh hưởng vào tâm trí giới trẻ, khiến cho họ cảm thấy xa lạ với sinh hoạt của nhà chùa chăng?
Nhân đây, chúng tôi xin kính gửi tới quý thính giả một câu chuyện thiền nói về thái độ của kẻ cho và người nhận, trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, Paul Reps dịch sang Anh Ngữ, câu chuyện như sau:
“Vào thời đại Kiếm Thương, trong thời gian làm trụ trì tại thiền viện Engaku thuộc tỉnh Kamakura, (một trong số những thiền viện quan trọng nhất thuộc hệ thống thiền viện của Nhật Bản, nơi có quả đại hồng chung Ôgune danh tiếng cao 2 mét rưỡi), thiền sư Seisetsu yêu cầu được cung cấp một khu vực lớn hơn, vì nơi ông đang giảng dạy có quá đông người theo học nên rất chật chội.
Một thương gia ở Edo tên là Umezu Seibei quyết định cúng dường 500 đồng tiền vàng ryo để xây trường học mới rộng rãi và tiện nghi hơn. Ông ta đem số tiền vàng tới đưa cho thiền sư Seisetsu. Thiền sư thản nhiên nói gọn lỏn:
- Được rồi, tôi sẽ nhận.
Thương gia Umezu đưa ra túi tiền vàng mà trong lòng rất lấy làm bất mãn trước thái độ của thiền sư. Ông ta nghĩ thầm: ”Chỉ với 3 đồng tiền vàng này, một người có thể sống trọn một năm, thế mà một lúc đưa ra tặng tới 500 đồng mà không nhận được một lời cảm ơn”. Bực mình, ông ta lên tiếng nhắc:
- Trong cái túi có 500 đồng tiền vàng ryo đấy.
Thiền sư trả lời:
- Ông đã nói điều đó với tôi rồi mà.
Umezu nói:
- Dù tôi là một thương gia giầu có, nhưng 500 đồng ryo là một số tiền lớn.
Thiền sư Seisetsu hỏi:
- Thế ông muốn tôi cảm ơn ông hả?
Umezu trả lời:
- Đó là việc ông nên làm.
Thiền sư hỏi lại:
- Ủa, sao lại là tôi? Người đem cho phải cảm ơn chứ? “
Thưa quý thính giả,
Có câu: “Kẻ “cho” “được hưởng ” nhiều hơn người nhận”. Đúng là như vậy. Người nhận chỉ được chút vật chất. Người cho được toàn bộ niềm vui về tinh thần, được hưởng dư âm của niềm an lạc về hành động cao quý của mình.
Thế nên, như vị thiền sư đã nói, “người đem cho” phải cảm ơn “người nhận”. Đúng vậy, vì “người nhận” đã trải phước điền, là ruộng phước, để “người đem cho” trồng cây phước.
Nhưng một sự cung kính cúi đầu, một lời cảm ơn nhau cũng tạm coi như là đủ, chúng ta thử xét lại xem có cần thiết phải xì xụp lạy như đám vua quan lễ lạy nhau trong thời buổi phong kiến lạc hậu khi xưa chăng?HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.25/5/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
Hằng năm, trong khoảng từ ngày Phật Đản cho tới lễ Vu Lan, là thời gian chư Tăng Ni nhập Hạ, nghĩa là vào mùa Hạ, chư vị tu sĩ ở rải rác tại nhiều địa điểm cùng vân tập về một nơi, thường là một ngôi chùa lớn, để tích cực tu học, không bước chân ra khỏi khuôn viên nhà chùa.
Khởi đầu mỗi khóa Hạ là ngày Phật Đản, nhằm ngày Rằm tháng Tư Âm Lịch và kết thúc vào ngày lễ Vu Lan, nhằm ngày Rằm tháng Bảy Âm Lịch. Thời gian này còn gọi là mùa An Cư kiết Hạ. Tuy chỉ có ba tháng, nhưng là ba tháng tích cực tu học, cho nên nhà Phật tính ba tháng này là một tuổi Hạ.
Để rõ nghĩa vấn đề “tuổi Hạ” này, chúng tôi xin trích dẫn lời dạy của hòa thượng Thích Thiện Siêu như sau:
…”… Ngày Rằm tháng Bảy còn được gọi là ngày Tăng Thọ tuế. Thọ tuế là nhận tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh ra đủ năm 12 tháng thì mới gọi là tròn một tuổi. Nhưng trong luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật không tính tuổi theo năm tháng kiểu thế gian trên — mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15 tháng Tư đến 15 tháng Bảy âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ Cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ.
Cho nên chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị Tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp. Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi hạ là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày rằm Tự tứ, tức là rằm tháng 7, sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, đúng theo Luật Phật chế, 20 tuổi thì được thọ giới Tỷ-kheo, nhưng vì thiếu duyên, có vị 25 tuổi mới thọ giới Tỷ-kheo và sau khi thọ giới mỗi năm đều có kiết hạ. Nếu vị ấy viên tịch vào tuổi 70, thì vị ấy được 45 tuổi hạ và 70 tuổi đời. Nếu một vị Tỷ-kheo thọ giới rồi mà không an cư lần nào cả thì coi như vị ấy hoàn toàn không có tuổi hạ, khác với cha mẹ sinh ta ra, dù ta có làm hay không làm gì đi nữa, hoặc giả có ngủ cả năm đi nữa thì tròn một năm cũng vẫn được tính tuổi từng năm một.
Trái lại, vị Tỷ-kheo thì phải có kiết giới an cư thì mới nhận tuổi, còn không an cư, thì không tính hạ lạp, cũng gọi là giới lạp, pháp lạp…”…
Thưa quý thính giả,
Truyền thống an cư kiết hạ này bắt nguồn từ thời đức Phật tại thế. Vào thời đó, chư tăng Ni không nấu ăn, mà mỗi buổi sáng, chư vị cùng nhau ôm bình bát đi khất thực đủ cho bữa trưa, gọi là Ngọ Trai. Ngoài việc đó, tất cả thời giờ đều tận dụng vào việc hành Thiền, thanh lọc thân tâm với mục tiêu giải thoát.
Nhà Phật coi sự khất thực như thế là việc tốt cho cả giới tu sĩ và dân chúng. Đối với tu sĩ thì việc khất thực chỉ đủ ăn từng ngày sẽ khiến cho quý vị ấy xả bỏ thói quen tích lũy, nguồn gốc của tâm Tham, lại dùng được tất cả thời gian trong cuộc đời để miệt mài tu tập, không bị chia trí.
Đối với dân chúng thì sự kiện cúng dường chư Tăng Ni sẽ tạo thói quen tốt cho hạnh tu bố thí, xả bỏ.
Thế nhưng tại Ấn Độ vào mùa Hạ thì lại mưa nhiều, nên khí hậu và đất đai rất ấm thấp. Do đó, côn trùng sinh trưởng khắp mặt đất. Vì lòng từ bi tỏa rộng tới cả muôn loài chúng sinh, đức Phật muốn tránh mọi sự đau đớn, nên Ngài chế ra khoảng thời gian chuyên tâm tu học trong một địa điểm, gọi là an cư kiết Hạ,để tu sĩ không đi ra ngoài, không giẫm đạp lên các sinh vật nhỏ bé bò lê la dưới đất.
Vào thời đó, thực phẩm của chư Tăng Ni hoàn toàn trông vào sự khất thực hằng ngày. Nay vì phải ở lại trong chùa, không thể đi ra ngoài khất thực, nên dân chúng thân hành mang phẩm vật lên chùa để cúng dường chư vị Tăng Ni, trong tinh thần tứ chúng đệ tử Phật hỗ trợ lẫn nhau, chư Tăng Ni bố thí các lời dạy gọi là Pháp thí và dân chúng bố thí phẩm vật để chư vị thọ dụng gọi là Tài thí. Sự bố thí này được dùng bằng từ ngữ cung kính gọi là cúng dường.
Truyền thống đó vẫn được tứ chúng Phật tử gìn giữ và thực hành suốt chiều dài của lịch sử Phật giáo từ trên hai ngàn rưởi năm nay.
Để quý thính giả có thêm tài liệu về tinh thần liên đới trách nhiệm giữa tứ chúng đệ tử của đức Phật, là chư Tăng, chư Ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ, chúng tôi xin kính gửi tới quý vị một bài phân tích rất minh bạch của Ni Sư Thubten Chodron, trích từ cuốn Buddhism for Beginners.
Ni sư là người Hoa Kỳ, đã viết nhiều sách giảng dạy Phật pháp như Open Heart & Clear Mind, How to Free Your Mind, Taming the Monkey Mind, Cultivating a Compassionate Heart, Blossoms of the Dharma, vân vân….
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về cuốn sách này như sau:
“Cuốn Buddhism for Beginners được viết cho người muốn tìm hiểu những điều căn bản nhất của đạo Phật, và cách ứng dụng những điều căn bản đó vào đời sống hằng ngày. Nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho độc giả”.
Câu hỏi trong cuốn sách là:
- Xin cho biết về sự liên hệ giữa chư Tăng Ni và các cư sĩ Phật giáo?
Ni Sư Thubten Chodron đáp:
- Như đức Phật đã quy định, bổn phận của chư Tăng, Ni, là giữ gìn trọn vẹn giới luật đã nguyện hứa, đồng thời học và thực hành Phật pháp, rồi đem sự hiểu biết đó hướng dẫn lại cho Phật tử tu hành.
Về phần giới cư sĩ Phật tử thì cung cấp những sự cần thiết cho đời sống của người tu sĩ, như nơi cư trú, y phục, thực phẩm và thuốc men. Sự phân nhiệm này có mục đích dành cho giới tu sĩ có nhiều thì giờ để chuyên tâm học hỏi và hành thiền, để họ mau tiến bộ trên đường tu tập, để rồi qua sự tiến bộ của họ, sự truyền dạy giáo pháp lại cho giới cư sĩ cũng đạt được nhiều hiệu quả.
Mối quan hệ này đã lưu truyền trong khắp các truyền thống Phật giáo, dù khác hình thức.
Tại các tu viện Thiền Tông ở Trung Hoa, làm lụng ngoài đồng được coi là một phần của việc tu hành, chư Tăng, Ni phải làm ruộng, học giáo lý và tu tập thiền.
Tại Thái Lan thì lại khác, vì lời hứa khi thọ giới là không cất giữ tiền bạc được thi hành triệt để, nên cư sĩ Phật tử không những chỉ cung cấp tứ sự cúng dường gồm nơi ở, y phục, thực phẩm và thuốc men, mà còn nhận lãnh luôn cả những việc lao động khác trong tu viện, để giúp chư tăng ni chuyên tâm tu hành.
Tại Châu Á, chư Tăng, Ni thường được giới cư sĩ Phật tử kính trọng và săn sóc chu đáo, vì Phật tử tại những nơi đó vốn có truyền thống tôn quý Phật pháp. Dù là vậy, tu sĩ nên tự coi mình như những người phục vụ, để không trở thành kiêu ngạo khi được Phật tử cung kính cúng dường. Nếu tu sĩ lại nổi lên tâm kiêu ngạo khi hưởng sự cung kính, thì đường tu của chính họ lại bị thoái hóa.
Tại phương Tây thì mối quan hệ giữa giới tu hành và giới cư sĩ vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng dân chủ, và ít phân chia giai cấp, vốn sẵn có trong bản chất của các xã hội Tây Phương. Như thế cũng có điều lợi, mà cũng có điều bất lợi. Thí dụ, người tu sĩ Tây Phương không luôn luôn được tu viện, hoặc nơi họ cư ngụ, cung cấp đầy đủ về mặt tài chính, cho các chi phí trong đời sống. Kết quả là có những Tăng Ni phải kiếm thêm việc làm bên ngoài, để có đủ tiền chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết của bản thân. Có người kiếm đủ sống qua ngày, nhưng khi ốm đau, hoặc muốn đi tầm sư học đạo, hoặc tham dự những khóa thiền thất, thì họ sẽ gặp khó khăn về chuyện tiền bạc….”…
Thưa quý thính giả,
Như thế, truyền thống cúng dường vốn là một tập tục rất quan trọng và tốt đẹp của nhà Phật. Cúng dường cũng chính là bố thí, chỉ khác nhau ở danh xưng. Về sự khác trong danh xưng và ý nghĩa sâu xa của bố thí, chúng tôi xin kính gửi tới quý thính giả một bài pháp của thượng tọa Thích Nhất Chân, phân tích rõ ràng như sau:
… »… Cúng dường và bố thí vốn cùng một nghĩa “cho“. Cái gì của mình mà có thể đem ra “cho” người khác, thì gọi là “cho“.
Cũng cùng một nghĩa, song tùy theo trường hợp hay hoàn cảnh mà nghĩa “cho” này có những tên gọi khác nhau. Thông thường thì chỉ gọi là “cho“, trường hợp khác thì gọi là “tặng“, đôi khi gọi là “biếu“. Riêng danh từ “bố thí” được dùng để chỉ trường hợp “cho” những người bần cùng nghèo khổ. Và trường hợp khi một người Phật tử đem những gì của mình ra “cho” Tam Bảo, vốn là nơi nương tựa của mình, thì gọi là “cúng dường“.
Còn nghĩa “tặng” là “cho” giữa những người ngang hàng với nhau, “cho” để kết tình thân hay cốt để gây một ấn tượng tình cảm tốt đẹp mà thôi, thì gọi là “tặng“.
Trong thế gian không có nghĩa “cúng dường“, song có nghĩa “bố thí“. Tuy nhiên nghĩa “bố thí” trong Ðạo không giống với nghĩa “bố thí” của thế gian.
Ðạo pháp không nhìn “bố thí” theo chiều hướng “kẻ cả” hay “ra ân” mà theo một chiều hướng tâm linh rất thâm sâu, bao gồm nhiều ý nghĩa của Ðạo. Chúng ta hãy khảo sát một cách tổng quát về nghĩa Ðạo của bố thí như sau :
Bố thí gồm có ba thành phần chính : một là người cho, hai là vật để cho và ba là người nhận. Thiếu một trong ba thành phần này thì pháp bố thí sẽ không thành lập được. Trong ấy, vật để cho là mối liên kết giữa người cho và kẻ nhận. Vật này trước hết phải thuộc quyền sở hữu của người cho. Đem cho một vật không phải của mình, thì không thành nghĩa bố thí được. Sau khi cho, vật ấy thuộc về người nhận, và người cho không còn quyền hạn gì đối với vật ấy nữa.
Cho như thế có nghĩa là “xả bỏ” các sở hữu của mình, xả bỏ những gì mà mình có.
Tại sao lại phải xả bỏ các sở hữu của mình ?
Con đường giải thoát trong Ðạo Phật cho thấy rằng sự hiện hữu của mỗi hữu tình chúng ta là một sự ràng buộc trói chặt chằng chịt vào nhau.
Cái tâm thức mà là chúng ta một khi đã trói dính vào thân này, thời phải trói dính vào quần áo, nhà cửa, đồ ăn thức uống v.v… để nuôi dưỡng và duy trì thân này.
Một khi tâm thức ấy đã trói chặt vào thân ấy và cho đó là Tôi, thì nó sẽ trói chặt luôn vào vợ tôi, con tôi, nhà cửa gia sản của tôi, bạn bè thân quyến của tôi…
Khi Ðạo pháp nói rằng chúng ta bị trói dính vào luân hồi biến chuyển đau khổ, chúng ta không được giải thoát, tức có nghĩa là chúng ta, hay đúng hơn cái tâm thức mà là chúng ta, bị trói chặt vào thân này và các sở hữu khác của nó.
Thế nên giải thoát có nghĩa là cởi tâm thức ra khỏi các trói chặt của thân và các sở hữu. Tâm thức tự trói mình vào các thứ ấy bằng tâm ái luyến, nên chính tâm thức cũng phải tự cởi mình ra bằng tâm thoát ly hay tâm xả bỏ các pháp sở hữu ấy….. »…
Thưa quý thính giả,
Trong một bài trước, chúng tôi đã trình với quý vị rằng “… các vị Sư trong nhà Phật được tôn là Trưởng Tử Như Lai, là con lớn của đức Phật — với ý nghĩa về mặt tinh thần – có nhiệm vụ dìu dắt các em ra khỏi bến mê.
Trưởng Tử Như Lai là người noi theo gương giáo hóa chúng sinh của đức Phật, làm công việc đức Phật ủy thác, là Đạo Sư. Cho nên chúng tôi đã thưa rằng từ ngữ Sư trong nhà Phật rất cao quý. Sư là Thày dạy đạo, đưa chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử, chấm dứt trôi nổi trong vòng luân hồi. Vì sứ mạng cao quý như thế cho nên trong đạo Phật, địa vị của Tăng Ni được coi rất trọng. Nhiệm vụ của Phật tử, gọi là cận sự, tức cư sĩ, là phải cung kính cúng dường chư Tăng Ni 4 món cần thiết trong đời sống, gọi là “Tứ sự cúng dường” gồm y phục, thực phẩm, nơi ở và thuốc men.
Tại sao lại phải đặc biệt cung kính khi cúng dường?
Đó là để tỏ rõ lòng tôn kính vị Sư, bậc Thày dẫn dắt ra khỏi bến mê, bước lên bờ giác, chấm dứt mọi nỗi đau khổ. Cho nên đôi khi chúng ta trông thấy trong những buổi lễ dâng y, hoặc trai tăng, thí chủ dâng lễ vật đồng thời còn xụp lạy những Tăng Ni thọ nhận, cũng là vì theo truyền thống cung kính cúng dường.
Chung quanh vấn đề “xụp lạy giữa người và người” này, đã nảy sinh ra một số suy nghĩ lấn cấn, có lẽ chúng ta cũng nên biết tới.
Giới chủ trương duy trì sự “người lạy người” thì cho là lạy như thế để mài tâm, xả bỏ sự kiêu ngạo, rèn luyện đức khiêm cung.
Giới không đồng ý thì cho rằng lạy trong trường hợp này là Phật tử lạy các vị Sư, cho là lạy sẽ được phước. Như thế thì không có sự “mài tâm” trong đây, mà là một dấu hiệu của tâm Tham tiềm ẩn. Sự kiện lạy một vị trung gian tâm linh, vốn là biểu tượng của thế giới huyền bí, ở một vị trí có thể ban phúc giáng họa, thì không thể làm cho người lạy trở thành khiêm cung, mà có lẽ chỉ tăng trưởng nỗi sợ sệt, hoặc lòng ham muốn được phước mà thôi.
Nhìn những cụ già mái tóc bạc phơ, quỳ ngoài sân xì xụp lạy để tác bạch lên chư Tăng Ni ngồi bên dẫy bàn ăn trong buổi lễ cúng dường Trai Tăng, người ngoài cuộc cảm thấy trong lòng sao mà bất nhẫn quá.
Những quang cảnh giống như đang sống trở lại thời phong kiến ấy liệu sẽ có ảnh hưởng vào tâm trí giới trẻ, khiến cho họ cảm thấy xa lạ với sinh hoạt của nhà chùa chăng?
Nhân đây, chúng tôi xin kính gửi tới quý thính giả một câu chuyện thiền nói về thái độ của kẻ cho và người nhận, trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, Paul Reps dịch sang Anh Ngữ, câu chuyện như sau:
“Vào thời đại Kiếm Thương, trong thời gian làm trụ trì tại thiền viện Engaku thuộc tỉnh Kamakura, (một trong số những thiền viện quan trọng nhất thuộc hệ thống thiền viện của Nhật Bản, nơi có quả đại hồng chung Ôgune danh tiếng cao 2 mét rưỡi), thiền sư Seisetsu yêu cầu được cung cấp một khu vực lớn hơn, vì nơi ông đang giảng dạy có quá đông người theo học nên rất chật chội.
Một thương gia ở Edo tên là Umezu Seibei quyết định cúng dường 500 đồng tiền vàng ryo để xây trường học mới rộng rãi và tiện nghi hơn. Ông ta đem số tiền vàng tới đưa cho thiền sư Seisetsu. Thiền sư thản nhiên nói gọn lỏn:
- Được rồi, tôi sẽ nhận.
Thương gia Umezu đưa ra túi tiền vàng mà trong lòng rất lấy làm bất mãn trước thái độ của thiền sư. Ông ta nghĩ thầm: ”Chỉ với 3 đồng tiền vàng này, một người có thể sống trọn một năm, thế mà một lúc đưa ra tặng tới 500 đồng mà không nhận được một lời cảm ơn”. Bực mình, ông ta lên tiếng nhắc:
- Trong cái túi có 500 đồng tiền vàng ryo đấy.
Thiền sư trả lời:
- Ông đã nói điều đó với tôi rồi mà.
Umezu nói:
- Dù tôi là một thương gia giầu có, nhưng 500 đồng ryo là một số tiền lớn.
Thiền sư Seisetsu hỏi:
- Thế ông muốn tôi cảm ơn ông hả?
Umezu trả lời:
- Đó là việc ông nên làm.
Thiền sư hỏi lại:
- Ủa, sao lại là tôi? Người đem cho phải cảm ơn chứ? “
Thưa quý thính giả,
Có câu: “Kẻ “cho” “được hưởng ” nhiều hơn người nhận”. Đúng là như vậy. Người nhận chỉ được chút vật chất. Người cho được toàn bộ niềm vui về tinh thần, được hưởng dư âm của niềm an lạc về hành động cao quý của mình.
Thế nên, như vị thiền sư đã nói, “người đem cho” phải cảm ơn “người nhận”. Đúng vậy, vì “người nhận” đã trải phước điền, là ruộng phước, để “người đem cho” trồng cây phước.
Nhưng một sự cung kính cúi đầu, một lời cảm ơn nhau cũng tạm coi như là đủ, chúng ta thử xét lại xem có cần thiết phải xì xụp lạy như đám vua quan lễ lạy nhau trong thời buổi phong kiến lạc hậu khi xưa chăng?HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.25/5/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment